a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

7 công dụng của quả nhãn mà bạn không nên bỏ qua



Nhãn là một thức quà thơm ngon, bổ dưỡng mà thiên nhiên mùa hè ưu ái dành tặng cho mọi người. Đây là loại quả có thể dùng tươi hoặc chế biến thành các sản phẩm khác như long nhãn sấy khô, chè long nhãn… Và hầu hết các cách dùng này đều mang lại lợi ích cho sức khoẻ.
Nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan, thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae, được trồng ở nhiều vùng của nước ta nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên. Mùa quả thường vào khoảng tháng 7 – 8 dương lịch. Quả có vị ngọt mang nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ gồm các vitamin A, C; vi chất như sắt, magie, kẽm, kali, phospho, đường sacaroza, glucoza.
Quả nhãn có nhiều dưỡng chất tốt chơ sức khoẻ. (Ảnh: cafef.vn)
Quả nhãn vị ngọt, dễ ăn, nhiều dưỡng chất có công dụng gì tốt cho sức khoẻ?
1. Bổ sung vitamin C
Nhãn là trái cây giàu vitamin C. Trong 100g cùi nhãn có chứa 84 mg dưỡng chất này, cung cấp 93% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày cho nam giới và 100% nhu cầu của nữ giới. Vitamin C trong nhãn tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại cảm cúm, cảm lạnh; giúp hỗ trợ hấp thụ sắt.
2. Ngăn ngừa thiếu máu
Ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ thể. Với mỗi phần 100 g nhãn khô chứa khoảng 5 mg sắt, tương đương 62% nhu cầu hàng ngày cho nam và 28% cho nữ. Ngoài ra, nhãn còn giúp cải thiện lưu thông máu và tăng sự đồng hoá sắt trong cơ thể. Điều này sẽ ngăn ngừa việc thiếu máu do thiếu sắt.
Ăn nhãn tăng sự đồng hoá sắt trong cơ thể. (Ảnh: alamipedia.com)
3. Điều trị các vấn đề về thần kinh
Nhãn có tác dụng đặc biệt lên hệ thần kinh và được khuyến cáo là thực phẩm chống trầm cảm. Chúng tạo nên một hiệu ứng thư giãn cho các dây thần kinh, tăng cường chức năng thần kinh, giảm kích ứng và giảm mệt mỏi. Từ đó có tác dụng đối với bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm.
4. Tăng mức năng lượng
Nhãn là thực phẩm tăng cường năng lượng tốt nhờ lượng cacbohydrat dồi dào. Theo y học cổ truyền, đây là một loại thuốc bổ khí, có tác dụng điều trị mất ngủ, mất trí nhớ, giảm lo âu.
5. Chữa lành vết thương
Nhãn giúp chữa lành vết thương và tăng cường tuổi thọ. Các chất chống oxy hoá trong quả nhãn như polyphenol, có tác dụng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào và giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Nhãn giúp chữa lành vết thương, tăng cường tuổi thọ. (Ảnh: EcologíaVerde)
6. Cải thiện sức khoẻ làn da
Long nhãn chứa các chất đặc tính chống oxy hoá, vitamin C… giảm thiểu việc lột da và nứt da, cải thiện tông màu da, đặc biệt ở vùng mắt.
7. Ngăn ngừa các vấn đề về mắt
Riboflavin (vitamin B2) thì nam giới cần 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg. Không hấp thụ đầy đủ ribofalvin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. 100 g nhãn tươi cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg.
Ngoài ra, quả nhãn còn được bào chế ra các vị thuốc quý như long nhãn (áo hạt phơi hay sấy khô của quả nhãn) và hạt nhãn.
Vị thuốc long nhãn
Long nhãn được bào chế từ những loại nhãn quả to, cùi dày, mọng nước và ngọt. Do đó nhãn lồng là ưu tiên số một để chế vị thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Long nhãn có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ huyết, an thần, ích trí, bổ tỳ, kiện vị. Dùng trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, suy nhược cơ thể, đoản hơi, mất ngủ, trí nhớ suy giảm, lo nghĩ mà dẫn tới hồi hộp, tim đập dồn dập, chán ăn, tiêu hoá kém.
Long nhãn bổ huyết, an thần, ích trí. (Ảnh: longnhanbamai.com)
Chữa các chứng do lo nghĩ quá độ, buồn bực, không ngủ, hay quên:Long nhãn, táo nhân (sao vàng), hoàng kỳ chích mật, phục thần mỗi vị 4g, hồng táo (táo tàu đỏ) 1 quả, 3 lát gừng. Sắc lên uống nóng, 3 lần/ngày.
Chữa các triệu chứng kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm: Cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước bỏ bã, thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn, đun nóng để hoà tan. Uống vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
Vị thuốc từ hạt nhãn
Hạt nhãn có chứa tinh bột, saponin, tanin và chất béo; có tác dụng kháng khuẩn, làm se vết thương nhanh.
Dùng khi có mụn nhọt chốc lở, ngứa kẽ ngón chân, bị vết thương nhẹ do vật sắc gây ra: Lấy hạt nhãn, bỏ phần vỏ đen, thái mỏng, phơi khô, tán bột, rắc vào vết thương ngày 3 lần.
Hạt nhãn có thể làm lành vết thương nhanh. (Ảnh: sohu.com)
Lưu ý khi ăn nhãn và dùng long nhãn
Gây nóng trong
Ăn quá nhiều nhãn vào mùa hè có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong, hàm lượng đường nhiều trong quả cũng là nguyên nhân dễ nổi mụn trứng cá.
Tăng đường huyết
Lượng đường trong quả nhãn là rất cao. Ăn nhiều một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhãn.
Mộc Chi

Thải độc cho ngũ tạng nhờ thực phẩm quen thuộc cùng với 1 động tác đơn giản


Muốn cơ thể luôn khoẻ mạnh và trẻ lâu thì ngũ tạng cần được đặc biệt quan tâm và chăm sóc. Và đôi khi chỉ với một vài loại thực phẩm hằng ngày và một động tác đơn giản cũng có tác dụng rất hữu hiệu trong việc thải độc dưỡng tạng.
Ngũ tạng có thể được coi là nơi bắt nguồn của vạn bệnh, ngũ tạng bao gồm các cơ quan: tim, gan, phổi, tỳ (lách), thận. Mỗi ngày cơ thể chúng ta hằng ngày tiếp xúc với vô vàn các tác nhân gây độc hại lên cơ thể, và ngũ tạng chính là cơ quan trực tiếp biến đổi các chất độc hại này và đào thải chúng ra bên ngoài giúp cho cơ thể không bị nhiễm độc. Tuy nhiên trong quá trình thải độc cho cơ thể thì chính chúng lại là những cơ quan bị nhiễm độc nhiều nhất.
Vậy để những cơ quan này hoạt động tốt, giúp cơ thể khoẻ mạnh thì cần cần biết thải độc và được dưỡng tốt. Vài loại thực phẩm đơn giản và một động tác nhanh gọn dưới đây bạn có thể áp dụng để giúp cho ngũ tạng luôn khoẻ mạnh.
1. Thải độc cho thận
Để giúp thận thải độc tốt, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm và chăm sóc thận qua huyệt Thái khê.
Đồ ăn giúp thải độc cho thận
Ảnh: soha.vn
Thực phẩm giúp thận thải độc nhanh bao gồm các loại thực phẩm chứa nhiều nước như bí xanh, chanh, củ rền và các loại nước ép như nước ép táo, cà rốt, nước chanh… Hàm lượng nước cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp kích thích thận bài tiết nước tiểu, từ đó giúp đẩy các chất độc ra ngoài.
Huyệt giải độc thận: huyệt Thái Khê
Theo quan niệm của Đông y, thận gan đồng nguyên (cùng một nguồn gốc), gan thuộc hành mộc, thận thuộc hành thủy, thủy có thể bao bọc mộc. Huyệt Thái khê là huyệt gốc của kinh thận, day bấm huyệt này có tác dụng tốt trong việc bổ dưỡng nguyên khí cho thận. Nếu day bấm thường xuyên huyệt Thái khê và huyệt Thái xung có thể giúp cho thận và gan được chăm sóc hiệu quả.
Vị trí: Huyệt Thái khê nằm ở mặt trong bàn chân, phía sau mắt cá chân, ở vùng lõm phía dưới gần với gót chân.
Huyệt Thái khê. (Ảnh: baomoi.com)
Cách bấm: Dùng ngón tay xác định đúng vị trí của huyệt, sau đó day bấm huyệt đều tay trong khoảng 2-3 phút, động tác mềm mại, nhịp nhàng.
Thời điểm bài độc tốt nhất cho thận
Thời điểm bài độc tốt nhất của thận là 5~7 giờ sáng. Thận là cơ quan cuối cùng giúp đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn bộ chất độc đều tập chung ở thận, vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để “rửa” thận.
2. Thải độc gan
Ăn thực phẩm có màu xanh
Theo thuyết ngũ hành của đông y, thực phẩm màu xanh giúp thông khí trong gan, có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.
Chuyên gia đông y khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.
Kỳ tử giúp tăng chức năng gan
Kỳ tử. (Ảnh: degroot-inc.com)
Quả tử kỳ là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y kỳ tử vừa giúp giải độc gan, vừa nâng cao khả năng phòng chống độc của gan, vừa tăng cường sự chịu đựng của gan.
Khi gan chứa quá nhiều chất độc, ăn quả tử kỳ sẽ giúp giảm nhanh độc tố ra ngoài cơ thể. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1 nắm nhỏ.
Huyệt thải độc gan: Huyệt Thái xung
Trong Đông y, huyệt Thái xung được xem là huyệt gốc của kinh Gan tạng, là nơi khí gan hội tụ. Bấm huyệt Thái xung là cách giúp gan tăng cường nguyên khí, khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn
Vị trí: Huyệt Thái xung nằm ở mặt trên bàn chân, vị trí ở chỗ lõm giữa xương ngón chân cái và ngón chân thứ 2, nơi tiếp xúc với các động mạch, để bàn chân nằm hay dựng đứng đều có thể sờ nắn và day bấm huyệt dễ dàng.
Huyệt Thái xung. (Ảnh: Soha)
Bạn có thể ngồi hoặc nằm, giơ bàn chân lên, bàn tay ôm lấy bàn chân và các ngón tay có thể đè ấn vào huyệt Thái xung theo cách mà bạn thấy thuận tiện nhất. Tốt nhất là dùng ngón cái day bấm đều tay trong khoảng từ 2-3 phút.
3. Thải độc tim
Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc 
Ảnh: Health wisdom
Thực phẩm tốt nhất giúp thải độc cho tim là tâm sen. Tâm sen có vị đắng giúp làm tiêu tan hoả khí trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương khí trong cơ thể, vì thế tâm sen được coi là thực phẩm giải độc tốt nhất cho tim.
Để nâng cao tác dụng thải độc của tâm sen, ngoài dùng tâm sen pha trà, có thể thêm ít lá trúc hoặc cam thảo tươi.
Huyệt vị giúp thải độc tim: là huyệt Thiếu phủ
Huyệt Thiếu phủ thuộc huyệt của kinh Tâm, thuộc hành Hỏa, chuyên chủ trị lòng bàn tay nóng, hồi hộp, thấp tim, tiểu dầm, tiểu không thông, nhịp tim không đều. Bấm huyệt này có thể dùng lực một chút cũng không sao, làm lần lượt với tay trái và tay phải.
Huyệt nằm trong lòng bàn tay, vị trí ở giữa xương ngón thứ 4, thứ 5, khi nắm tay lại nó sẽ là vị trí giữa của ngón tay út và ngón áp út.
Đậu xanh giúp lợi tiểu, giải độc: Đậu xanh giúp lợi tiểu, thanh nhiệt vì thế giúp thải độc cho tim, nhưng đậu xanh phải ăn ở dạng lỏng như nước tương hoặc canh đậu xanh thì mới có tác dụng tốt nhất.
Thời điểm tốt nhất để thải độc tim
Thời điểm tốt nhất là buổi trưa từ 11 – 13 giờ là thời điểm tốt nhất. Những thực phẩm tốt cho tim và giúp thải độc bao gồm phục linh, các loại hạt khô như lạc, macca, hạnh nhân v.v., đỗ tương, vừng đen, táo đỏ, hạt sen v.v.
4. Thải độc tì (lá lách)
Ăn đồ chua giúp thải độc tì
Ảnh: kyluc.vn
Các loại thực phẩm chua như ô mai, giấm là những thực phẩm có tác dụng rất tốt giúp hóa giải các chất độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của tì, và có tác dụng kháng độc cho tỳ.
Huyệt vị giúp thải độc tì
Huyệt vị giúp thải độc Tỳ là huyệt Thương Khâu, huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân.
Huyệt Thương khâu. (Ảnh: khoahocdoisong)
Huyệt có tác dụng kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ, chuyên trụ chỉ các chứng cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.
Cách làm: dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.
Thời điểm bài độc tì tốt nhất
Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn ăn vào nếu không được tiêu hóa hoặc hấp thụ ngay sẽ tiết độc và được tích tụ lại.
Để tốt cho tì, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ rất có hiệu quả kiện tì, bài độc.
5. Thải độc cho phổi
Phổi xem như cái máy hút bụi của cơ thể, hứng chịu không khí ô nhiễm, môi trường bụi bặm và khói xe, khói thuốc. Phổi rất dễ bị tổn thương, lại có khả năng đề kháng kém nhất nên khả năng phổi nhiễm độc và sinh bệnh rất cao. Không khí ô nhiễm, kéo vào trong buồng phổi bụi bẩn, chất độc trong không khí, kim loại nặng, vi khuẩn, mầm bệnh… Phổi không được làm sạch, có khả năng dẫn đến ung thư.
Củ cải là thức ăn bài độc cho phổi
Ảnh: alodokter
Theo Đông y, màu trắng trong ngũ hành thuộc kim, nhập vào phổi, thiên về ích khí, hành khí. Chính vì vậy, tăng cường ăn củ cải có thể giúp phổi được thanh lọc và tiêu trừ mệt mỏi. Củ cải cũng là thực phẩm rất lành tính, ít chất béo, không lo tăng cân và có tác dụng tốt đối với các vấn đề tim mạch.
Huyệt vị giúp bài độc phổi
Huyệt vị tốt cho phổi là huyệt Hợp Cốc, huyệt nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.
Huyệt Hợp cốc.
Mát xa huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.
Với những người thường xuyên hút thuốc và làm việc trong môi trường độc hại nên chú ý quan tâm tới huyệt này để thải độc cho phổi.
Cách làm: Có thể dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn mạnh. Hoặc dùng ngón tay cái ấn vào vị trí huyệt vị này  3 – 5 phút là được
Bài tiết mồ hôi giúp giải độc
Một cơ quan bài tiết độc tố cho cơ thể cực tốt mà ít người nghĩ đến chính là da. Cơ thể thải độc qua da bằng cách tiết mồ hôi thông qua các lỗ chân lông. 
Để tăng cường lượng mồ hồi tiết qua da, ngoài việc vận động còn có thể tắm bằng nước nóng để ra nhiều mồ hôi. Cho vào nước tắm ít gừng tươi và tinh dầu bạc hà sẽ giúp bài tiết nhiều mồ hôi hơn, thải các chất độc nằm sâu trong cơ thể ra ngoài.
Hít thở sâu
Mỗi khi hít ra thở vào, trong phổi vẫn có một chút khí không được đẩy ra ngoài, những khí tồn đọng này cũng chính là một loại độc tố đối với nguồn không khí mới, nhiều chất dinh dưỡng được hít vào cơ thể. Chỉ với một vài cái hít thở sâu sẽ giúp loại bỏ bớt các khí tồn đọng này.
Thời điểm bài độc cho phổi tốt nhất là vào 7-9 giờ sáng. Thời điểm này rất tốt để thải độc thông qua vận động. Vào thời điểm phổi đang sung sức nhất, bạn có thể đi bộ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của phổi.
Bảng giờ thải độc của cơ thể
Minh Nguyên t/h

Không có nhận xét nào: