a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ



Nằm trong bộ sưu tập Đèn dầu Việt Nam, Ánh sáng muôn dân quy tụ hơn 600 chiếc đèn cổ trưng bày tại Nhà truyền thống – Tổng giáo phận Sài Gòn, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM.
Chuyên đề Đèn dầu Việt Nam với bộ sưu tập Ánh sáng muôn dân quy tụ đến 650 chiếc đèn cổ độc đáo, đa dạng. Đây là những hiện vật quý giá được Cha Giuse Nguyễn Hữu Triết tìm kiếm, lưu giữ trong suốt 24 năm. Ngoài ra còn có hiện vật còn của 10 nhà sưu tập đến từ nhiều tỉnh thành trên đất nước.
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Bộ sưu tập “Ánh sáng muôn dân” quy tụ đến 650 chiếc đèn cổ.
Đèn cổ được trưng bày xuất hiện ở các thời kỳ khác nhau từ trước Công nguyên và trải dài cho đến trước năm 1975. Bộ sưu tập ấn tượng bởi sự phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu như đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh…
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
BST đèn cổ đa dạng về chất liệu, kiểu dáng.
Ánh sáng muôn dân không chỉ giúp người yêu thích đèn dầu có thể chiêm ngưỡng mà còn giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự phát triển văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ.
Bộ sưu tập đang được trưng bày tại Nhà truyền thống – Tổng Giáo phận Tp.HCM (số 6 Tôn Đức Thắng, quận 1). Khách tham quan có thể đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu cổ vật hoàn toàn miễn phí, từ 8 – 11 giờ và 14 -16 giờ mỗi ngày, từ đây cho đến hết ngày 6/1/2019.
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Chiếc đèn làm bằng đất nung có nguồn gốc từ thời Đông Sơn đã tồn tại từ thế kỷ V trước Công nguyên.
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Chiếc đèn cổ hình ếch có từ thời nhà Trần (thế kỷ XIV).
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Đèn soi câu – đồng bằng sông Cửu Long năm 1950 – 1960.
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Mỗi chiếc đèn đều thể hiện nét nền văn hóa của mỗi thời đại.
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Bên cạnh những chiếc đèn dầu cổ có nguồn gốc Việt Nam, bộ sưu tập còn trưng bày nhiều chiếc đèn cổ có xuất xứ từ Ấn Độ, châu Âu…
Ngược dòng lịch sử qua hơn 600 chiếc đèn cổ
Du khách nước ngoài thích thú ngắm nhìn những cổ vật quý hiếm.
Nguyễn Hiệp

Kỳ lạ loài chim sống dựa vào núi lửa

Núi lửa được ví như hoạt động tự nhiên nguy hiểm con người không ai dám đến gần nhưng có một loài chim lại dựa vào nó để ấp trứng, trang tin Listverse.com của Anh số ra đầu tháng 7-2018 cập nhật.
Chim “núi lửa” (The Volcano Bird) là tên gọi nói về một loài chim sống quanh núi lửa, điều này cho thấy núi lửa không hoàn toàn là công cụ hủy diệt. Chúng có tên Maleo, dùng năng lượng địa nhiệt để ấp trứng, mới nở đã bay. Trong mùa sinh sản, Maleo tìm đến làm tổ ngay bên cạnh núi lửa, đặc biệt trứng của chúng rất lớn, to gấp 5 lần trứng gà trong khi đó con cái kích thước chỉ bằng một con vịt nhỏ và không có khả năng tự ấp trứng.
Kỳ lạ loài chim sống dựa vào núi lửa - Ảnh 0
 Chim Maleo
Chim Maleo
Maleo (tên khoa học Macrocephalon maleo) thuộc họ Megapodiidae, chi Macrocephalon. Đây là loài chim đặc hữu của đảo Sulawesi, Indonexia. Chim dài 55–60 cm, màu đen và phần bụng dưới màu sáng. Trên đỉnh đầu chúng có một khối u nhú trông như vương miện màu đen. Bàn chân xanh xám có bốn móng vuốt dài và nhọn, cách nhau bằng một màng chân. Chim non có đầu lớn màu nâu và màu nhạt hơn với chỏm đen nâu ngắn, riêng lưng lại có màu vàng.
Không giống như nhiều loài chim khác, Maleo không dùng thân nhiệt để ấp trứng mà tận dụng các yếu tố tự nhiên. Tuy sống ở đồi núi nhưng tổ của Maleo lại được làm ở những vùng đất cát, đất gần núi lửa hoặc ở những bờ biển có nhiều ánh nắng Mặt trời để lấy nhiệt từ đất và nắng để ấp trứng (khoảng 33 độ C). Khi tìm thấy vị trí thuận lợi, con cái bắt đầu đẻ trứng, trứng được xếp theo phương thẳng đứng trong lỗ, cách xếp trứng như vậy để sau khi nở, chim non có thể chui lên qua lớp cát và bay ngay được.
Sau khi ra đời chim non hoàn toàn sống độc lập, tự tìm thức ăn, tự bảo vệ mình khỏi các loài ăn thịt như thằn lằn, trăn, lợn và mèo rừng…. Khoảng 2-3 tháng sau, cặp chim bố mẹ lại quay trở lại khu tổ cũ để sửa sang lại tổ và tiếp tục đẻ trứng. Quá trình đào tổ, đẻ trứng, lấp trứng và bỏ đi như thế cứ tái diễn ở mỗi cặp chim bố mẹ ở cùng một địa điểm tới hàng chục lần.
Chim Maleo đã được đưa vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, chủ yếu là do nạn cháy rừng và săn bắt của con người nên Indonesia đã lập một khu bảo tồn và chăm sóc loài chim này, thậm chí còn thuê người dân địa phương để trông nom.Tính đển năm 2005, chỉ còn khoảng 4.000-7.000 cặp chim Maleo sinh sản tồn tại trong tự nhiên và đang có chiều hướng giảm mạnh. Năm 2009, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Mỹ đã làm việc với chính quyền địa phương mua 36 hecta ở Indonesia để bảo tồn loài chim nói trên.
 Chim Maleo thường làm tổ và đẻ trứng nhiều lần bên cạnh núi lửa
Chim Maleo thường làm tổ và đẻ trứng nhiều lần bên cạnh núi lửa
KHẮC HÙNG (Theo Listverse.com- 7/2018)

Phép lạ trong vụ cháy Thánh đường: Mọi thứ thiêu rụi chỉ trừ khuôn mặt các vị thánh Kito


Các tín đồ mộ đạo được dịp gia tăng tín tâm vào Thiên Chúa trước sự kiện một nhà thờ ở Serbia bị thiêu rụi chỉ trừ gương mặt của các vị thánh Kito.
Theo trang express.co.uk của Anh, vụ hỏa hoạn xảy ra tại tu viện Saint Elijah ở làng Kacapun, thành phố Vladicin Han, phía Nam Serbia vào hồi tháng 5 gây thiệt hại to lớn.
Bất chấp sự có mặt kịp thời của lính cứu hỏa, đám cháy vẫn kịp gây hư hại đáng kể cho thánh đường lâu đời nhất ở miền Nam Serbia, có niên đại từ thế kỷ 13 này, nhiều biểu tượng tôn giáo trên mái bị cháy trơ trụi.
Quang cảnh vụ cháy (Ảnh: Kurir)
Tuy nhiên, có một điều khiến các tín đồ cảm thấy tuyệt vời hơn cả, đó là mặc dù thảm kịch đã thiêu rụi tất cả, nhưng các gương mặt của hình tượng chúa Jesus, Thánh John the Baptist và Thánh Peter vẫn còn nguyên vẹn.
Theo lẽ thường những nhà thờ chính thống đều có hình tượng của các vị thánh và những người được mục sư ban phước lành dưới dạng tranh vẽ hoặc hình ảnh, để cho toàn thể hội thánh có thể nhìn thấy.
Một người dân kể với truyền thông địa phương rằng : “Đó chính là vầng hào quang của Thiên Chúa với những người thờ phượng Ngài”.
Một bức họa Thánh trong nhà thờ (Ảnh: Maranatha)
Nhưng những người khác lại có một lời giải thích thực tế hơn. Họ nói: “Hầu hết hình tượng của những vị thánh được làm bằng vàng 24K, mà vàng thì không bị đốt cháy. Điều này đã xảy ra trước đó và giờ lại xuất hiện thêm một lần nữa”.
Tuy nhiên, những người này cũng không thể lý giải được vì sao phần khuôn mặt còn nguyên trong khi phần thân làm từ cùng chất liệu vẫn bị cháy?
Sự kiện này cũng khiến người ta liên tưởng đến một hiện tượng tương tự xuất hiện trong thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản hồi năm 2011. Bất chấp đợt sóng thần cao từ 10-37 mét đánh vào bờ, các bức tượng Phật Di Lặc, Thổ Địa và Địa Tạng Vương Bồ Tát vẫn đứng vững vàng đống hoang tàn đổ nát xung quanh.
Bức tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng thẳng vững chãi trong đống hoang tàn đổ nát – hậu quả khủng khiếp từ trận động đất và sóng thần thế kỷ. (Ảnh: npr.org)
Nhiều người Nhật cũng tin đây là sự triển hiện uy lực của Thần Phật. Người Nhật tôn sùng đạo Phật và họ hiểu rằng các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, tai ương… đều xuất phát từ việc con người trong đời này hoặc đời trước đã từng làm nhiều việc xấu và tích tụ rất nhiều nghiệp lực. Khi người ta gặp phải các hoàn cảnh khó khăn, đó thường là lúc người ta hoàn trả các món nợ trước đây. Nạn đó là nạn của con người chứ không phải của Thần Phật nên những bức tượng linh thiêng kia vẫn đứng vững vàng trước những cơn sóng quét qua. Sâu xa hơn, mỗi người chúng ta hãy cố gắng luôn giữ thiện niệm và chính tín, đó là cách tốt nhất để được bình an và luôn đứng vững trước sóng gió cuộc đời.
Hoài Anh

Không có nhận xét nào: