Nếu có lúc bạn cảm thấy mình vô dụng, thì hãy nhớ đến cây cầu này ở Honduras. Nó sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần ngay lập tức!
Cây cầu hiện đại “từng“ vô dụng nhất thế giới: Đó là cây cầu Choluteca, hay còn gọi là Puente Sol Naciente (Cây cầu mặt trời mọc), ở Choluteca, Honduras.
Nó không hề có đường đến, và cũng không hề có đường đi. Nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua. KẾ BÊN! Trơ trọi, lạnh lẽo, vô dụng! (như hình)
Không hề có một lỗi kĩ thuật nào trong tính toán của kỹ sư cả, tất cả đều hoàn hảo. Mặt khác, nó còn là cây cầu hiện đại nhất thời đó, cũng như cây cầu lớn nhất được người Nhật xây dựng ở Mỹ Latin với chiều dài 484m.
Cây cầu được khởi công xây dựng vào năm 1996 để bắc qua con sông Choluteca ở Honduras. Phải nói qua là Honduras là một vùng đất khốc liệt nổi tiếng với những cơn bão tàn bạo, nên điều kiện đầu tiên để xây cây cầu là nó phải đứng vững trước thời tiết khắc nghiệt đó.
Một nhà thầu Nhật Bản đã chấp nhận thử thách này. Và vào năm 1998, cây cầu Choluteca hiện đại được hoàn thành, trở thành một thành tựu về kĩ thuật xây dựng thời đó. Nó trở thành niềm tự hào của cả Honduras, cũng như niềm vui của người dân quanh đó khi có thể dễ dàng đi qua con sông nhờ vào cây cầu hiện đại này mà không phải lo lắng.
Nhưng, chỉ vài tháng sau khi cây cầu được khánh thành thì một cơn bão ập đến: Cơn bão Mitch lịch sử. Mưa liên tiếp, ồ ạt và dồn dập trong 4 ngày 4 đêm, lượng nước mưa lên đến 1905mm. Khu vực đó bị phá hủy, tất cả đều bị lũ cuốn trôi: Nhà cửa, của cải, làng mạc, ngay cả đường đi cũng bị cuốn đi. Tuy vậy lại có một thứ duy nhất còn nguyên vẹn: Cây cầu Choluteca.
Cơn bão đi qua http://kh.xn--nmg.ng/ khiếp đến đến nỗi làm thay đổi cả dòng chảy của của con sông bên dưới, làm nó chệch hướng đi, và chảy sang một hướng khác, ở KẾ BÊN cây cầu.
Từ đó cây cầu bị cô lập, không có đường đến, và cũng không có đường đi, không bắc qua được con sông cần bắc, cây cầu không đi đến đâu cả. Tất cả chỉ vì: Hiện đại và kiên cố quá! Đúng là hoàn hảo quá cũng là một cái tội…
Vậy nên mới thấy, mọi thứ thật vô thường, bất kể điều gì cũng phải chịu sự điều khiển của thời gian thôi.
Ta tập trung quá nhiều vào giải pháp hoàn hảo cho vấn đề mà quên rằng chính vấn đề cũng sẽ thay đổi. Định nghĩa sự thành công hay là thất bại của bạn, cũng chỉ là hạt cát bay trong cơn gió thời gian, rồi nó sẽ là cát biển hay là cát sa mạc?
Thế giới thay đổi, thời thế thay đổi, và quan trọng là bạn có thể thay đổi để thích ứng hay không?
P/s: Cầu Choluteca trở nên “vô dụng” và dần dần bị rơi vào quên lãng khiến không ít người tiếc nuối. Cho đến năm 2003, cầu đã được nối lại với đường cao tốc.
Nguồn: Cafebiz.vn
Kiến trúc của lâu đài là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố phòng thủ thời trung cổ và sự thanh nhã của thời kỳ Phục Hưng, phản ánh sự phát triển của thiết kế Ý qua các thế kỷ. Những bức tường đá vững chắc, các tháp phòng thủ, và các bờ kè hùng vĩ gợi lên cảm giác về sức mạnh và quyền lực, trong khi các phòng nội thất được trang trí công phu thể hiện sự xa hoa và tinh tế.
Trong suốt lịch sử của mình, lâu đài Savoia đã chứng kiến nhiều âm mưu chính trị, các buổi lễ hoàng gia, và những khoảnh khắc văn hóa quan trọng. Nó đã trở thành biểu tượng của sự giàu có và ảnh hưởng của triều đại Savoia, thu hút các nghệ sĩ, học giả và nhân vật quan trọng từ khắp châu Âu.
Ngày nay, lâu đài Savoia là điểm đến du lịch phổ biến, mời gọi du khách khám phá di sản phong phú và kiến trúc ấn tượng của nó. Các tour du lịch có hướng dẫn cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử của lâu đài, hé lộ những câu chuyện về sự vinh quang hoàng gia và di sản lâu dài của Nhà Savoia. Được bao quanh bởi rừng cây tươi tốt và núi non hùng vĩ, lâu đài vẫn là biểu tượng hấp dẫn của di sản văn hóa phong phú và di sản hoàng gia của Ý.
Không cần trát vữa, cầu dẫn nước khổng lồ trụ vững hơn 2000 năm tuổi
Suốt 2000 năm qua, cầu dẫn nước Segovia (Tây Ban Nha) vẫn sừng sững đứng giữa trung tâm thành phố cùng tên, trở thành một trong những kỳ quan xây dựng tiêu biểu nhất của người La Mã cổ đại.
2.000 năm tuổi vẫn trụ vững
Cầu dẫn nước Segovia cao 28m, dài 813m, tọa lạc giữa trung tâm đô thị cổ Segovia, nằm cách thủ đô Madrid của Tây Ban Nha khoảng 100km về phía tây bắc.
Vào thế kỷ I sau Công nguyên, cũng là thời kỳ Segovia trở thành một trong những thị trấn quan trọng nhất của đế chế La Mã, người La Mã đã xây dựng công trình thủy lợi khổng lồ này để dẫn nước từ sông Frío cách đó 17km đến thành phố.
Trong đó, một kênh ngầm sẽ dẫn nước từ núi đến một bể chứa lớn được gọi là El Caserón (tạm dịch: nhà lớn), sau đó chảy đến một tháp nước gọi là Casa de Aguas (tạm dịch: ngôi nhà của nước).
Tại đây, đất cát có trong nước sẽ lắng xuống đáy theo cách tự nhiên, sau đó nước tiếp tục hành trình đi qua cây cầu dẫn nước dài 813m, vượt qua quảng trường Plaza de Díaz Sanz nằm giữa trung tâm thành phố với kết cấu vòm đôi cao hơn 28m, được chống đỡ bởi 128 cột trụ bằng đá.
Khoảng 20.400 khối đá granit đã được sử dụng để xây dựng công trình kỳ vĩ này. Trong đó khối đá nặng nhất có khối lượng 2 tấn, còn lại chủ yếu các khối đá 1 tấn. Người La Mã đã sử dụng cần cẩu bằng gỗ để nâng những khối đá này lên độ cao gần 30m.
Không cần trát vữa
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là toàn bộ khối đá xây nên công trình kỳ vĩ này chỉ được xếp chồng lên nhau, không sử dụng vữa hay bất kỳ vật liệu gì để liên kết.
Theo tờ Amusing Planet, lý do xây cầu không dùng đến vữa có thể do khu vực này thiếu đá vôi để làm xi măng. Thế nhưng vì không sử dụng xi măng nên tuổi thọ công trình được nâng cao, có thể linh hoạt chịu đựng được những trận động đất nhỏ.
Dưới thời La Mã, 3 vòm cầu cao nhất được gắn biển hiệu bằng đồng, khắc tên người xây dựng và thời gian xây dựng công trình. Ngày nay 2 trong số 3 tấm biển vẫn có thể nhìn thấy ở hai đầu cầu dẫn nước. Một vị trí từng là nơi đặt ảnh của anh hùng thần thánh Hy Lạp Heracles nhưng nay đặt ảnh Đức Trinh nữ, còn bức ảnh cũ đã bị thất lạc.
Dù vậy, các chữ trên cầu đã bị xói mòn nên các nhà khảo cổ học chỉ có thể dựa vào các bằng chứng, xác định thời điểm xây dựng công trình trên vào thời kỳ Hoàng đế La Mã Trajan hoặc Hoàng đế Hadrian, tức là khoảng thế kỷ I sau Công nguyên.
Vào thế kỷ XI, cuộc xâm lược của Yahya ibn Ismail Al-Mamun đã phá hủy khoảng 36 vòm của cầu dẫn nước. Một số khối đá sau đó được sử dụng để xây dựng lại lâu đài Vua Alfonso VI.
Sang đến thế kỷ XV, các phần cầu dẫn nước bị hư hỏng được xây dựng lại với phương châm hàng đầu là giữ nguyên bản nét kiến trúc gốc ban đầu. Đầu thế kỷ XIX, tất cả các tòa nhà kế bên cầu dẫn nước đều bị phá dỡ để dễ dàng sửa chữa và tăng cường kết cấu cho công trình.
Cầu dẫn nước Segovia đã được UNESCO công nhận là di sản kiến trúc thế giới năm 1985, là một trong những công trình từ thời La Mã được bảo tồn tốt nhất.
Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều đoạn trên cầu bị xói mòn, hư hỏng, ô nhiễm từ xe cộ khiến các khối đá bị yếu đi và nứt vỡ, gây ra rò rỉ nước từ trên cao. Từ năm 2006, cây cầu này đã được liệt vào danh sách giám sát bảo tồn của Tổ chức Di tích Thế giới (WMF).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét