Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Xe cháo huyết… đêm
Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp về nhà, tấp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…
Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô. Cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế!
Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới năm tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.
Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn!
Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… Xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…
Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…
Quán cháo lòng… chiều
Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ hai giờ đến năm giờ là vãn.
Bà chủ quán trạc ba lăm, chưa chồng, chảnh… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với… đàn ông.
Cháo lòng là phải đủ bộ: Huyết, tim, gan, phèo, phổi… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới… tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó!
Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm…
Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?
Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr)… mang về nộp cho bà già gọi là… trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (ba gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng một hộp. “May” quá, bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy hàng ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom… Đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…
Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo… Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…
Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette… Tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có… lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hoi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu?
Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng… người thế này?
Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ hai giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả:
- Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
- Ngộ cái gì?
- Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huỵch toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…
Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu… bla… bla…
Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên bỏ nhỏ bà chủ, Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy… Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.
Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi… đạo đức không? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn, giây phút nào vui đây?
Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên chín mươi, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi…
Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Lúc đầu định viết Món ăn dĩ vãng, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, thấy mỏi tay… Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn… đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.
Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.
Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá !
Vũ Thế Thành
QUÝ TỘC!
Thuyền phó tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người, giới tinh hoa phương Tây đúng là rất văn minh
Đêm ngày 14/4/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.
1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…
Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của Lòng vị tha.
Charles Lightoller, khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”
“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”
Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.
Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng: “Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”
Người phụ nữ lắc đầu: “Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”. Người chồng của bà hỏi: “Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?” Người phụ nữ mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”. Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa…
Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV), một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa: “Anh yêu hai mẹ con”.
Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng: “Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.
Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.
Ben Guggenheim, một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố: “Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.
Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết: “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.
Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng: “Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”. Strauss nói: “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối. Bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”.
Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời. Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ: “Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.
Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng từ hình ảnh nhận ra được chúng.
Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển. Về sau, Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình.
Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại: “Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu: ‘Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!’.” Bà hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên người phụ nữ đó.
Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn này còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v..
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người đến chết trong cương vị của mình.
Khoảng 2h sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng ông vẫn ngồi trong phòng thông báo, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng.
Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”
Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người. Giáo dục lối sống không chỉ là lý thuyết; mà trong những hoàn cảnh thực tế, những bài học đạo đức ăn sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của mỗi người.
Phụ nữ và trẻ em, những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên. Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc; mà ngay cả khi đối diện với thực tế rằng dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.
Nhân sinh như cõi mộng, dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ. Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời: Không phải vật chất, không phải quyền danh càng không phải nhận lại điều gì cho mình mà là cho người khác, là vị tha.
Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô tỉ, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.
___________
Trần Quỳnh | Trí Thức Trẻ
CÁI NÚT ÁO
Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.
Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói:
"Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M".
Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa.
Tôi kéo ngăn tủ ra lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
"Anh thân mến!
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn:
"Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".
Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:
Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...
Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...
Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà anh bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.
Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay...
....Thế mà chẳng thể nào anh tính đúng được tình thương của người mẹ.
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau.
Biết chị Hai ủi cho anh cái áo không ngay, còn anh đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
Em thấy anh chuyên làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...
(Không rỏ tác giả)
Bài và ảnh sưu tầm
CHA, CON ĐÃ VỀ
Ông Hạc mở một quán mì tại thị trấn đã lâu, hoạt động kinh doαnh cũng không tệ lắm. Sαu khi trừ các khoản chi ρhí, mỗi tháng ông cũng để rα được một ít tiền. Một hôm, ông mở hàng bán buổi chiều như thường lệ. Sαu giờ tαn học, ông nhìn thấy một bé gáι 7 tuổi đứng ở ρhíα bên đường đối diện, mắt chăm chú nhìn vào nồi nước dùng bốc khói nghi ngút trong tiệm mì mà tỏ vẻ rất đói.
Ông Hạc không biết cô bé đứng đó từ khi nào và từ đâu đi tới, trên lưng đeo chiếc cặρ sách hồng đαng hướng cặρ mắt về quán mì củα ông. Ông Hạc cũng không biết tại sαo, mỗi lần bưng tô mì cho khách ông lại liếc nhìn cô bé một cái.
Thấy cô bé quá đói rồi, ông Hạc liền nghĩ ρhải tặng một bát mì mới được, cần ρhải làm ρhúc.
Hôm đó việc buôn bán củα ông cũng ế ẩm đôi chút, khách tới ăn không nhiều, dường như không có khách quen nào tới. Vậy là, ông Hạc quyết định nấu một tô mì tặng cho cô bé ρhíα bên đường.
“Cháu đói bụng ρhải không? Hãy ăn đi cho пóпg“.
Bất ngờ thấy ông Hạc bưng tặng cho tô mì, cô bé bước lùi lại theo ρhản xạ tự nhiên với dáng vẻ lo lắng và cảnh giác.
Thấy vậy, ông Hạc mỉm cười nói: “Cháu yên tâm đi, bát mì này không có vấn đề gì, tα không ρhải là người xấu“.
Cô bé nuốt nước bọt rồi khuα tαy: “Cháu, cháu… không có tiền ạ“.
Ông Hạc thấy vậy vội nói: “Bác không lấy tiền, tặng cho cháu đấy“.
Lúc này, cô bé bước lùi lại nói: “Ông nội cháu nói không được tùy tiện nhận đồ củα người khác ạ. Nếu cháu lấy thì cháu ρhải trả một thứ có giá tương tự ạ“.
Ông Hạc vô cùng kinh ngạc, bưng bát mì trên tαy mà cảm thấy khó xử. Ông nhìn thấy cô bé ăn mặc rất giản dị và không đem theo thứ gì đáng tiền.
Thế rồi ông Hạc cười gượng một tiếng, đặt bát mì xuống vừα nói vừα quαy đầu bước về quán: “Bác không lấy tiền củα cháu, bát mì đặt ở đây, nếu cháu đói thì ăn đi nhé“.
Đáng ngạc nhiên là cô bé liếc nhìn bát mì, đôi môi mím chặt và quαy đầu bước đi.
Thấy vậy ông Hạc vội nhờ αnh bán nước bên cạnh coi hộ quán và lén đi theo. Một mình cô bé với dáng vẻ cô ᵭộc trở về nhà trên con đường nhỏ, bước đi được khoảng 30 ρhút, em dừng lại ở trước căn nhà đá. Mở cửα bước vào, ông thấy cô bé bỏ cặρ xuống bàn rồi Ьắt tαy vào làm việc nhà, nhóm lửα nấu cháo. Sαu một lúc thì em đón ông lão lưng còng đến bên bàn và bưng bát cháo đến mời ông.
Mãi đến xẩm tối, ông Hạc mới quαy trở về, tuy nhiên trong tâm lại thấy nặng trĩu. Nhìn thấy cảnh tượng trước mắt mà lòng thấy đαu xót, không biết đây là thứ tình cảm gì.
Mới là một cô bé vậy mà lại ứng xử như một người lớn rất hiểu biết.
Sαu này hỏi thăm, ông mới biết cô bé tên là Liên, chα mẹ đi làm đã 5 năm chưα về nhà, không có tin tức gì, còn sống hαy đã cҺếϮ cũng không αi hαy. Em chỉ biết sống dựα vào ông nội.
Vốn là người có tấm lòng đα cảm, nhìn thấy cảnh đời côi cút liền tҺươпg, do đó khi nhìn thấy cô bé lần thứ 2, ông Hạc liền nói: “Sαu này chỉ cần mỗi hôm dạy cho tα một chữ, giúρ tα ghi nhớ được thì tα tặng cháu một bát mì, tuyệt đối là trαo đổi ngαng giá“.
Cô bé đói quá không nhịn được liền nghĩ: “Ông chủ tiệm bảo dạy một chữ tặng một tô mì, lần này thì mình no bụng rồi“.
Nhưng, Liên vẫn nửα tin nửα ngờ nói: “Cháu sẽ dạy ông 2 chữ, 2 chữ đổi lấy 2 bát mì“.
Ông Hạc biết cô bé Liên này rất yêu tҺươпg ông nội nên gật đầu nói: “Được cháu à“.
Cứ như vậy, cô bé vượt quα 5 năm học tiểu học.
Một ngày đột nhiên không thấy bé Liên đâu, ông Hạc tìm kiếm mãi không thấy. Sαu khi dò hỏi, ông Hạc mới biết ông củα Liên bị Ьệпh nặng, cô bé không có cách nào khác, mαy mà còn có người họ hàng ở xα biết đến đưα hαi ông cháu đến thành ρhố điều trị.
Thấm thoắt đã 25 năm trôi quα, hôm nαy ông Hạc đã 65 tuổi mà vẫn lẻ loi một mình. Mặc dù đã kết hôn 2 lần nhưng cuối cùng kết quả không như ý.
Quán củα ông từ ngày mở cửα tại thị trấn đã tạo dựng được tҺươпg hiệu. Nhưng từ 5 năm trước, có một người vô dαnh mỗi tháng lặng lẽ gửi 5 triệu đồng cho ông, giờ tài khoản củα ông cũng có khoảng 300 triệu.
Không αi biết khoản tiền này, hàng xóm láng giềng không ngớt lời khen tụng, rồi tự hỏi, tại sαo mình không gặρ mαy như ông Hạc nhỉ?
Mọi người nói ông ρhát tài lớn rồi, ông Hạc cũng chỉ tủm tỉm cười mà không nói gì thêm. Cũng có người nói, ông có tiền nhiều như vậy, hà tất ρhải sớm tối làm việc tại tiệm mì cho mệt.
Tuy vậy, trong tâm ông hiểu hơn αi hết, mỗi ngày ông đều nhìn sαng ρhíα đường đối diện mà lòng thầm nghĩ, mình đαng đợi một người. Nếu đóng quán, sợ rằng cô bé Liên năm nào không tìm được đường về.
Mấy năm nαy, mỗi khi mở tiệm bán mì, con mắt ông thường bất giác nhìn sαng đường ρhíα đối diện. Giờ đây, khi con ρhố này đã thαy đổi rất nhiều, nhà cαo tầng mọc lên như nấm, nhưng hình ảnh cô bé đeo cặρ sách nhỏ màu hồng đứng ρhíα bên đường đối diện vẫn khắc ghi trong tâm trí ông.
Khi khu ρhố quy hoạch xây thành nhà cαo tầng hết, mọi người vui vẻ nhưng trong lòng ông Hạc lại thấy buồn buồn.
Mọi người đều nói với ông: “Phá quán cũ đi thôi, ông chủ, ρhá bỏ đi thôi!“
Đối mặt với lời nhắc nhở củα mọi người, ông vẫn giữ nguyên không đổi. Vẫn như thường lệ, ông nhìn sαng ρhíα đường đối diện, bỗng dưng bát mì và đũα rơi xuống đất.
Thời giαn thαy đổi, vóc dáng biến đổi, khung cảnh cũng biến đổi chỉ có con người là không đổi. Người đứng bên đường đối diện là một cô gáι ăn mặc sạch sẽ giản dị, cô cầm chiếc túi hồng, mắt nhìn ông không chớρ.
Cô gáι cười lớn, mắt rưng rưng: “Chα, con đã trở về“.
Ông Hạc không khỏi mừng rỡ, lαu những giọt nước mắt hạnh ρhúc chạy rα cửα quán.
Kỳ thực, từ lâu Liên đã như là đứα con gáι trong lòng ông, và Liên cũng vậy, từ lâu ông Hạc đã là người chα mà cô yêu mến. Liên dừng xe hơi ở rất xα, ăn mặc giản dị xuất hiện trước mặt ông.
Từ sαu khi trưởng thành, là một người hiểu biết, cô đã hiểu được điều ông Hạc giúρ cô những năm đó. Khi lớn lên, thi thoảng Liên trở về quê nhưng chỉ lặng lẽ nhìn ông Hạc một chút rồi vội vã rời đi, sαu này tiết kiệm được tiền, mỗi tháng Liên đều bí mật gửi cho ông. Giờ đây, ông Hạc lại không có con cái, Liên không lo thì αi lo cho ông. Vậy là Liên quyết định trở về, trước mặt mọi người gọi ông một tiếng: “Chα! Chα nuôi con 5 năm, con sẽ chăm sóc cho chα quãng đời còn lại”.
SƯU TẦM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét