Có 2 vợ chồng cãi nhau, chồng hét lên:
- Cô đi đi , mang theo tất cả những gì là của cô.Vợ vừa khóc vừa thu xếp quần áo và lấy một bao tải lớn úp vào người chồng bảo:
- Anh chui vào đây!
Chồng hoảng quá:
- Cô làm gì vậy?
Vợ thẳng giọng nói:
- Anh cũng là của tôi.
Người chồng đột nhiên rơi nước mắt ôm lấy vợ mình ...
Trong những phút cãi nhau các bạn nên nhớ "có người buông thì cũng phải có người giữ lại"
Đó mới là tình, là nghĩa, là của cuộc đời của nhau!
Sưu tầm
Có lần tôi hỏi bà nội:
- Tại sao thời nay đôi lứa yêu nhau lại khác thời xưa quá vậy bà ?
Bây giờ xu hướng “yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm” có vẻ thịnh hành quá ạ
Bà nội tôi chậm rãi trả lời:
- Vì tư tưởng của chúng mày khác ông bà nhiều quá.
Ngày xưa cái gì hư thì người ta sửa rồi dùng lại. Đến khi không còn sửa được nữa mới thôi. Có cái nồi cơm điện, bà xài hơn 10 năm, đến khi hỏng hẳn - lại lấy lõi nồi rửa rau, đựng đồ đạc, dùng xong vẫn chà rửa như mới.
Còn chúng mày 1 năm mua hai cái nồi, mua vì kiểu mới, vì khuyến mãi, vì nhanh chán ... Cái cũ để đấy, bụi đóng cả mảng rồi chê bai vứt đi
Ngày xưa muốn hẹn hò nhau cũng khó, không phải gọi điện thoại rồi đi ngay được. Phải qua nhà xin phép người lớn, ban đầu là ngồi trò chuyện ở nhà, thầy bu đi ra đi vào ngó nghiêng.
Thân quen lắm rồi thì mới được người lớn gật đầu cho đi chơi riêng. Mà toàn vào chỗ đông người, đến cái nắm tay cũng ngại.
Nhớ nhung quá thì viết thư, gần thì ba ngày, xa thì cả tuần mới nhận được. Cầm thư trên tay mà tiếc không nỡ xé, tỉ mỉ bóc ra.
Giữ từ cái phong bì đến con tem, thư đọc xong cất dưới gối, nâng niu như báu vật.
Ừ thì ngày xưa cũng có lúc người ta mâu thuẫn, mất lòng nhau chứ. Nhưng rồi họ biết điểm dừng, biết tha thứ, biết cái gì nặng cái gì nhẹ để tránh tổn thương nhau.
Đến với nhau khó quá nên phải trân trọng.
Giờ thì cái gì cũng nhanh: yêu nhanh, cưới nhanh, chán nhau cũng nhanh lắm.
Ngày xưa bà được dạy rất nhiều về hy sinh.
Đàn ông vất vả ở ngoài thì đàn bà cực nhọc trong bếp.
Được dạy muốn nhận lại phải cho đi, muốn người thương mình thì mình phải thương người trước - có nhân mới có quả.
Bây giờ chúng mày thiệt lạ, bà cứ nghe dặn nhau phải thương bản thân, phải ích kỉ, người cho mình càng nhiều tiền thì càng thương mình...
Nó thực dụng quá.
Tình cảm mà thực dụng thì sòng phẳng, chóng tan .
Cái gì có giá cụ thể - thì đâu quý bằng cái vô giá !
Không biết ông bà ngày xưa dại - hay chúng mày bây giờ dại…
Nhưng tình cảm ấy mà, dù là tình thân hay tình yêu - con cứ tin - ông trời công bằng lắm.
Hễ mình hết lòng thì người hết dạ.
Dù sau này họ không tốt với mình - thì rồi cũng sẽ có người khác bù vào.
Phải tin đã, rồi sống đúng làm đúng. Có cái gì không cần bỏ công mà nhận được đâu con. ”
Rồi bà chầm chậm đứng dậy, thắp một nén hương lên bàn thờ ông.
Khói hương cay cay, thơm nồng nàn, bà lẩm nhẩm nói chuyện với di ảnh của ông, ánh mắt trìu mến lắm.
Tình yêu trong căn nhà này vẫn vậy – dù một người đã rời đi...
Nguồn: Sưu tầm
Tình cảm mà thực dụng thì sòng phẳng, chóng tan .
Cái gì có giá cụ thể - thì đâu quý bằng cái vô giá !
Không biết ông bà ngày xưa dại - hay chúng mày bây giờ dại…
Nhưng tình cảm ấy mà, dù là tình thân hay tình yêu - con cứ tin - ông trời công bằng lắm.
Hễ mình hết lòng thì người hết dạ.
Dù sau này họ không tốt với mình - thì rồi cũng sẽ có người khác bù vào.
Phải tin đã, rồi sống đúng làm đúng. Có cái gì không cần bỏ công mà nhận được đâu con. ”
Rồi bà chầm chậm đứng dậy, thắp một nén hương lên bàn thờ ông.
Khói hương cay cay, thơm nồng nàn, bà lẩm nhẩm nói chuyện với di ảnh của ông, ánh mắt trìu mến lắm.
Tình yêu trong căn nhà này vẫn vậy – dù một người đã rời đi...
Nguồn: Sưu tầm
Sáng sớm, khi ánh nắng dịu dàng trải dài trên phố, một ông cụ hơn tám mươi tuổi đón một chiếc taxi “Làm ơn đưa tôi đến viện dưỡng lão,” ông nói với người tài xế.
Chiếc xe lăn bánh, không gian im lặng bị phá vỡ bởi giọng nói của người tài xế trẻ: “Ông đi thăm ai ở đó vậy?”
Ông cụ nhẹ nhàng đáp: “Tôi đến để ăn sáng với vợ tôi.”
“Bà ấy sống ở viện dưỡng lão lâu chưa?”
“Cũng đã một thời gian rồi,” ông cụ dừng lại, ánh mắt thoáng buồn. “Bà ấy mắc bệnh Alzheimer. Từ năm năm trước, bà ấy đã không còn nhận ra tôi nữa.”
Người tài xế thoáng bối rối: “Vậy... nếu bà ấy không nhận ra ông, sao ông vẫn đến đó mỗi ngày?”
Ông cụ khẽ cười, ánh mắt ánh lên vẻ ấm áp: “Bà ấy không biết tôi là ai, nhưng tôi thì biết bà ấy là ai.”
Người tài xế im lặng, cảm thấy câu trả lời của ông cụ vừa đơn giản lại vừa sâu sắc đến lạ thường.
Một đỗi sau, ông cụ nhẹ nhàng giục: “Cháu có thể chạy nhanh hơn chút không? Tôi không muốn bị trễ bữa sáng với bà ấy.”
Người tài xế vừa tăng tốc vừa hỏi: “Bà ấy có lo lắng nếu ông đến muộn không?”
Ông cụ mỉm cười hiền hậu: “Bà ấy không còn nhớ tôi là ai, nhưng điều đó không quan trọng. Tôi vẫn muốn bên cạnh bà ấy, như những ngày chúng tôi còn trẻ, cùng ăn sáng và đọc sách cho bà ấy nghe. Đó là cách tôi thể hiện tình yêu và sự chung thủy của mình.”
Chiếc xe dừng lại trước viện dưỡng lão. Ông cụ nhanh nhẹn trả tiền, rồi vội vã bước đi với dáng vẻ dứt khoát .
Nhìn theo bóng dáng ông cụ, người tài xế bỗng thấy tim mình nghẹn lại. Một tình yêu không cần điều kiện, không cần hồi đáp, chỉ đơn thuần là sự hiện diện – bởi ông cụ không chỉ yêu người vợ của mình, mà còn tôn vinh những ký ức mà họ đã từng có.
Sưu tầm
Có một người nọ ở Nhật Bản vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường để một tấm gỗ ở giữa, 2 bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng. Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có 1 chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào vào tường bởi 1 chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong.
Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh. Trời ạ! Đây có lẽ là chiếc đinh được đóng khi treo tranh khoảng 5 năm trước. Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ?
Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống được trọn 5 năm! Sống được 5 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải?
Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì 5 năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn gì. Anh muốn nghiên cứu tìm hiểu xem sao. Một lát sau, không biết từ đầu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn. Ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt 5 năm qua. Anh ấy chứng kiến cảnh tượng đó xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.
Các bạn ạ, cùng với sự phổ cập của internet, máy tính, điện thoại di động...trong xã hội con người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, các cổng thông tin đại chúng…ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau?
Cho nên nếu được đừng bao giờ từ bỏ những người mà chúng ta yêu thương nhé!
(Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)
MỘT NGÀY, MỘT NĂM VÀ ĐỜI NGƯỜI…
Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.
Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu.
Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.
Luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng, trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại ...
Vì một khi đã lướt qua , thì khó có thể gặp lại.
Sau 20 tuổi, thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.
Sau 30 tuổi, thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao.
Sau 40 tuổi, thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.
Sau 50 tuổi, thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang.
Sau 60 tuổi, thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.
Sau 70 tuổi, thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi.
Sau 80 tuổi, thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.
Sau 90 tuổi, thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện ấy nữa.
Sau 100 tuổi, thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì.
......
Trước hay sau, trẻ hay già, giàu hay nghèo, sang hay hèn , quan hay dân dù bất cứ ai đều giống nhau ở điểm cuối con đường ..... cát bụi!
Hãy sống và giữ cho mình thứ tồn tại bất biến ; niềm tin, tình người và nhân nghĩa.!!!!!
SƯU TẦM
THI TÂM NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét