a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

HỐI MUỘN...





VÒNG OAN NGHIỆT



CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ


Cuối năm lớp 9 tôi  bắt đầu biết mộng mơ ngoài cửa lớp, thích đọc thơ tình, nghe nhạc buồn, yêu màu tím, thích đi lang thang đường Giao Hạ sau giờ tan học, thích uống sâm bổ lượng dưới chân cầu Bon buổi trưa,  thích ngồi cà phê quán Trang buổi tối... Nói chung cái thời vàng son con gái thì thích đủ thứ mà không biết chắc mình thích nhất cái gì! 

Tình cờ đọc bài thơ “Pleiku có gì lạ” của anh chàng lính nào đó đóng quân trên phố núi heo hút, “
Nếu em hỏi Pleiku có gì lạ, anh kể em nghe những buổi chiều vàng, mà nhiều đêm anh nằm chờ trời sáng, để nhìn mặt trời trên đỉnh sương tan... hai ngón tay vàng khè cay đắng, anh uống cà phê như uống cô đơn”. Thời chinh chiến đánh nhau ì xèo, sống chết không biết lúc nào nên cô nữ sinh dễ mũi lòng trước nỗi buồn nhè nhẹ của chàng lính trẻ, thế là tôi viết thư làm quen với mấy dòng theo kiểu tìm bạn bốn phương đẹp xấu tùy người đối diện dù biết mình có chiều cao khiêm tốn, thân hình hơi bé bự, và nụ cười răng thỏ.

Thư qua thư lại đâu cả năm trời, thật tình tôi cũng không biết gì để tám ngoài chuyện trời trăng mây nước, “hôm nay bé đi học, sáng sớm trời mờ mờ sương, bé đi ngang qua con đường Giao Hạ thấy hoa bằng lăng nở tím, bé chợt nhớ anh” chời ơi cải lương hết biết!! Nhưng anh chàng thì rất chân tình, thư nào cũng dài mười mấy trang giấy học trò kể lể nỗi niềm tâm sự của lính nơi tiền đồn xa xôi, và dĩ nhiên là luôn kèm theo đôi vần thơ làm tim tôi nhúc nhích “Em có về qua con đường Giao Hạ, ngắt dùm anh đôi cánh lá me xanhviết yêu thương trãi đầy trên trang lá..”. Không biết tôi tả con đường Giao Hạ ở Sóc Trăng ra sao mà anh chàng tưởng tượng nó thành con đường Duy Tân cây dài bóng mát tuốt trên Sài Gòn có lá me bay bay, nhưng không sao, đường nào cũng đẹp cũng thơ trong tuổi học trò.

Và dĩ nhiên tôi cũng đâu dấu kín mối tình lãng mạn người yêu của lính này với đám bạn nghịch ngợm, những lá thư được chuyền tay nhau đọc rồi cười khúc khích, có đứa còn thuộc thơ chàng hơn là thuộc bài trong lớp, có đứa ái mộ xin làm em gái hậu phương.

Mùa Noel năm đó chàng có mấy ngày phép để bay về gặp bé, dù hơi run nhưng phải đối diện sự thật thôi, hên là thời gian này Ba Má tôi đi vắng, tôi bèn rủ mấy đứa bạn tới nhà bày đặt nấu nướng ăn reveilloncho có vẻ trịnh trọng ấm cúng với đèn cầy lung linh và bình bông bụp, bông giấy màu sắc tá lã (nhà có gì bứt nấy mà). Tôi và lũ bạn hồi hộp chờ đến giờ hoàng đạo, tôi hình dung một chàng lãng tử khoác áotrây di, dáng cao lớn hiên ngang với đôi giày đinh bết bùn đất hành quân.

Rồi nhà thơ cũng xuất hiện trong bóng đêm mờ ảo, tôi thì thào “chời ơi sao mà lùn tịt vầy nè” nhưng nhỏ Huỳnh đã nháy mắt với tôi, “suỵt để đón khách đã”, thật tình chàng cũng dễ thương với giọng Huế nhỏ nhẹ và đôi mắt ướt buồn. Cả bọn hào hứng nhập tiệc vì .. quá đói. Thật là một đêm Giáng sinh đầy ấn tượng!

Mặc dù chiều cao của chàng không tăng nhưng tình yêu của chàng thì mỗi ngày mỗi lớn, những bài thơ vượt không gian cách trở để bay vào cặp tôi trĩu nặng, đến nỗi tôi phải tự hỏi lòng mình đã thật sự yêu chưa hay chỉ là những xao xuyến đầu đời của tưổi mới lớn?

Mùa hè 74 trong một chuyến về phép, chàng nhất định vào nhà gặp Ba Má tôi để bàn chuyện cưới xin, phượng đỏ có chàng tới hỏi thiệt sao? Ba tôi thì ưng bụng cái thằng hiền lành, nhưng Má tôi lại nhất quyết nói  không, bà bảo tôi còn nhỏ phải xong chuyện học hành, vả lại anh lính tráng rày đây mai đó... lấy chồng chiến binh mấy người đi trở lại, tuy bà không nói ra nhưng tôi biết Má sợ út cưng của Má lấy chồng khổ sớm. Anh buồn hiu ra về, tôi tưởng cuộc tình đầy thơ đầy nhạc suốt hai năm ba tháng mười bảy ngày của tôi tới đây là chết ngắt khi tôi thấy Má mình có lý!

Vậy mà anh cũng nán lại Sóc Trăng suốt mấy ngày phép đó, chỉ để hẹn nhau ở đầu đường Giao Hạ rồi đi uống cà phê, hay ăn mì ở mấy tiệm vắng trong chợ (sợ Má thấy), bên anh tôi vẫn cố nói cười ríu rít hồn nhiên cho nguôi ngoai nỗi hụt hẩng trong trái tim chàng. Một lần hai đứa đang ăn kem vui vẻ, bổng anh nắm chặt tay tôi hỏi “bé có yêu anh không? Dạ có, vậy bé có chịu trốn nhà theo anh không?” Tôi như sắp khóc “dạ không”. Anh có đem theo cây súng, bây giờ anh bắn bé chết và anh tự tử theo, vậy bé có còn yêu anh không?” Tôi hốt hoảng bật khóc “dạ không” một cách cương quyết trong khi  anh cười phá lên.

Có thể anh đang thử lòng tôi mà cũng có thể tình yêu của tôi chưa đến độ chín rục để chuẩn bị cho cuộc sống lứa đôi mật ngọt, tôi thấy áy náy như mình có lỗi trong cuộc tình tan này, biết sao giờ?

Thời gian còn lại tối nào anh cũng đi ngang hẽm nhà tôi huýt sáo bài “Hạ trắng” vu vơ như một ám hiệu để tôi bước ra sân cho anh ném bài thơ bay vèo qua hàng rào bông bụp, hên là cổng rào đã khép chớ con Mực mà nhào ra thì chắc anh phải chích ngừa..

Những bài thơ được viết nắn nót trên tờ giấy bạc gói thuốc lá, nhưng tôi nhớ hoài lời thơ cuối cùng này.

 Tặng em khoảnh khắc thời gian
Nhớ về Giao Hạ hai hàng cây xanh
Xây bao nhiêu mộng không thành
Tình yêu em vẫn mong manh tình buồn
Tặng em khoảnh khắc vô thường
Ai se duyên phận đôi đường hợp tan 
Thức giấc giữa ánh trăng vàng
Gửi cho em chút bẽ bàng tình xưa
Cho dù nắng cho dù mưa
Cho dù đứng giữa đôi bờ âm dương
Vì đời một gió hai sương
Người đâu lúc ghét lúc thương vô cùng
Thương người nước mắt rưng rưng
Thương ta thân phận tưng bừng cuộc chơi
Mai sau tắt ánh sao trời
Tặng cho em cả một đời hư vô.

Hai đứa chia tay lặng lẽ, tôi khóc thút thít cả tuần mà không hiểu sao mình khóc, mới yêu chút xíu thôi mà, nếu nói như Má tôi chuyện vợ chồng phải có duyên nợ thì cũng đành thôi, tôi nghĩ chẳng bao giờ ta gặp nhau lần nữa, Pleiku xa xôi nắng gió.

Rồi tàn cuộc chiến, chắc số phận anh cũng như bao người lính khác phải vào tù, tôi cũng có chồng sau đó ít lâu, trong dịp lên Đàlạt chờ sinh đứa con đầu lòng, tôi tìm thăm nhà o dượng của anh, nghe kể Ba Mạ anh mất sớm ngoài Huế, mấy anh em phải vào đây sống với người thân, nên ở Đà Lạt anh có nhiều kỷ niệm.

Ngôi nhà nhỏ trên đồi và bên bếp lửa ấm cúng, tôi lại ngỡ ngàng nghe chuyện của anh, người phụ nữ dí dí que cũi trong lò than như đang nén  sự tấm tức về nỗi buồn của mình “anh ấy vẫn còn yêu chị, anh ấy đã làm biết bao nhiêu bài thơ cất trong ngăn kéo mà em vô tình đọc được, anh ấy còn dành đặt tên con bé là Trần thị Giao Hạ, em biết ngay anh ấy chỉ nghĩ tới chị mà thôi..” Ôi cái anh chàng này! Tôi kêu lên khi nắm đôi tay thô ráp nhọc nhằn của Thu chia sẻ, lấy chồng nhà thơ thật bất hạnh, tình yêu anh ấy đã làm tổn thương trái tim người vợ trẻ như Thu “chuyện qua lâu rồi Thu ơi, bây giờ mình đã có chồng và sắp sinh con, mình cũng quên đi những lãng mạn thời còn trẻ, mình xin lỗi đã làm Thu buồn, thật tình mình không nghĩ là anh ấy tệ như vậy”. Tôi an ủi Thu và lại thấy mình như người có lỗi!

Tình yêu thật kỳ lạ, nó không thể giống như một cái bánh to để chia đều sự ngọt ngào cho những người mình thương mến, mà chỉ là cục kẹo nhỏ để dành tặng riêng cho ai đó thôi, nên kẻ đến sau thường bị nghe bài “anh còn nợ em” hổng biết khi nào mới trả dứt.

Hơn bốn mươi năm trôi qua, Love Story của tôi là một kỷ niệm đẹp đáng nhớ đời, lúc còn ở Sài Gòn thỉnh thoảng tôi gặp anh,  như hai người bạn thân thiết lâu ngày, chúng tôi kể nhau nghe những buồn vui được mất trong cuộc sống thăng trầm của mình, Thu đã ly dị sau đó vài năm, anh cưới thêm bà vợ nữa cho đời bớt buồn, con bé Giao Hạ đã mất trong một tai nạn năm nó 16 tuổi khiến anh như bị điên, suốt ngày lang thang trong rừng thông trên Blao, anh nuôi ong lấy mật mà sao đời anh cay đắng quá. Anh lại tiếp tục làm thơ tình khi bà vợ sau bỏ anh để lấy tay Giám đốc giàu sụ… Thơ anh lại chất đầy ngăn tủ mà không có ai lén coi để biết anh viết gì trong đó.

Rồi tôi theo chồng xa xứ, trước ngày đi anh còn nhắn vào phone tôi hai câu thơ “ngỡ rằng ong bướm đã say, em qua bến lạ còn quay quắt buồn”. Mãi cho đến bây giờ ngồi nghĩ lại, không biết ngày xưa mình có yêu anh nhiều như anh đã yêu mình không, hay chỉ là thoáng bâng khuâng của mối tình đầu. Ôi “mối tình đầu của tôi, là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp.”

Bây giờ hai đứa đều già theo năm tháng, ở bên kia nửa vòng trái đất, anh đang thoi thóp từng ngày đếm bước thời gian, không biết anh có còn nguồn thơ để tặng người phụ nữ nào yêu anh tình cuối?  Nhưng trong trái tim tôi mối tình đầu của năm 17 tuổi vẫn luôn tươi trẻ, hồn nhiên và tinh khôi như ngày nào.

Ngọc Ánh

TÂM TRẠNG



ẢNH : HOÀNG VIỆT ĐÀ LẠT - LỮNG LỜ TRÔI



Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Món ngon cuối tuần: Đậm đà món thịt gà nấu đông

Không chỉ có thịt lợn, rất nhiều người sử dụng thịt gà để nấu đông. Cùng học cách chế biến món thịt gà nấu đông cho cả nhà thưởng thức bạn nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
Gà nấu đông rất ngon và bổ dưỡng.
- cho 5 người ăn:
½ con gà (khoảng 800gr)
150gr bì heo (nếu không dùng bì heo, có thể thay bằng 4 - 5 lá gelatine)
1 củ cà rốt, tỉa hoa
20gr nấm hương
30gr mộc nhĩ
Tiêu, gia vị, hạt nêm
Cách làm :
Bước 1:
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ gốc, thái chỉ.
Cà rốt tỉa hoa.
Bước 2:
Gà chặt miếng vừa ăn. Nếu không thích xương, bạn có thể rút bỏ xương.
Bì heo thái miếng nhỏ (nếu dùng gelatine thì ngâm gelatine vào nước lạnh chừng 15 phút rồi vớt ra).
Bước 3:
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi (trừ cà rốt), nêm gia vị, mắm, tiêu vừa ăn, đảo sơ cho ngấm mắm muối.
Bước 4:
Đổ nước ngập thịt, nấu chừng 30 phút, thêm cà rốt, nấu thêm chừng 10 phút, hoặc tới khi thịt vừa nhừ thì tắt bếp.
Nếu dùng gelatine, tới bước này, cho gelatine đã ngâm nước từ trước, cho vào nồi, đảo đều.
Múc ra bát, để nguội rồi cho vào tủ lạnh. Món này ăn kèm với hành muối sẽ rất ngon.
Cách 2
Nguyên liệu:
Món ăn này được rất nhiều người yêu thích.
Thịt gà
Mộc nhĩ
Nấm hương
Muối, gia vị, hạt tiêu.
Cách làm:
Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch và ngâm với nước cho nở. Sau đó cắt chân và thái mộc nhĩ thành dạng sợi, nấm hương để nguyên cả cái.
Gà xát muối, rửa sạch sẽ và lọc xương để riêng, sau đó thái thành từng miếng vừa ăn, ướp cùng một thìa cafe gia vị và hạt tiêu cho thơm. Phần xương đã lọc bạn đem ninh để lấy nước dùng.
Gà sau khi ướp bạn cho vào nồi xào cho săn lại, nêm gia vị cho vừa ăn và cho mộc nhĩ, nấm hướng vào đảo đều.
Đổ phần nước dùng vừa ninh vào nồi gà đã xào, lượng nước vừa đủ và đun nhỏ lửa để gà chín mềm. Nước sôi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Có thể thêm 1 ít chân gà hoặc miếng bì lợn để gà dễ đông. Gà sau khi chín mềm múc ra bát cho nguội hoặc cho vào tủ lạnh sẽ nhanh đông hơn.
Chúc các bạn thành công!

Món ngon ký ức: Đu đủ trộn 'cây nhà lá vườn'

Tôi còn nhớ như in món rau trộn của má. Gọi là rau trộn nhưng thực ra thành phần chính không phải là rau mà lại là đu đủ.
Đu đủ vừa chín tới, hái gọt vỏ rửa sạch, băm thành từng cọng
Má nói làm rau trộn phải là đu đủ xanh, hoặc nếu có loại đu đủ hườm. Lấy đu đủ gọt bỏ vỏ, má lại dùng dao băm nhuyễn dọc theo chiều dài trái rồi lật nghiêng lưỡi dao thái từng lát dọc, thế là từng cọng đu đủ trắng vàng xen lẫn chẳng mấy chốc mà đầy rổ.
Băm xong, má đem ngâm nước muối, xả nhiều lần cho sạch mủ rồi nấu nước luộc chín. Má nói, để có món rau trộn ngon phải chú ý nhứt ở khâu luộc, luộc sao cho cọng đu đủ vừa chín tới là được. Luộc chín, má vớt ra một cái rổ nan tre, đợi ráo hết nước và nguội. Trong lúc chờ đợi đu đủ nguội, má tranh thủ bỏ muối hầm rang đậu phụng. Rang làm sao cho đậu chín vàng, không cháy sém. Đậu nguội rồi, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, sau đó đem đậu bỏ vào cối hay tô chén giã cho thật nhỏ.
Tiếp theo má dùng tay vắt phần đu đủ đã luộc lúc nãy cho khô rồi để thành từng vắt trong đĩa. Bước tiếp là rũ những vắt đu đủ rời ra, nêm vào ít muối hầm và ít bột ngọt rồi dùng đũa trộn đều sao cho gia vị thấm đều, tan bám theo cọng đu đủ mới ngon. Khâu tiếp theo là cho phần đậu phụng vừa giã nhuyễn đó vào, tiếp tục trộn một lần nữa sao cho đu đủ và đậu phụng thấm tháp mới thôi. Để tạo mùi thơm và sắc màu, má hái một nắm rau húng lủi rửa sạch, ráo nước, xắt nhỏ đều rồi trộn chung vào. Thế là cả nhà đã có một phần rau trộn ngon tuyệt. Và cũng có lẽ người làm phải trộn nhiều lần nên món này có tên là rau trộn.
Đu đủ luộc chín vắt khô, đậu phụng rang giã nhỏ cùng rau thơm để làm món rau trộn
Có lẽ người làm phải trộn nhiều lần nên món này có tên là rau trộn
Rau trộn đã xong cho ra đĩa
Ăn rau trộn ngon phải có bánh tráng nướng và chém mắm ngon
Ăn rau trộn muốn ngon nhất thiết phải có bánh tráng nướng và chén nước mắm chấm đậm đà tròn vị. Gắp đũa rau trộn bỏ vào chén, thêm tí nước mắm, tiếp tục trộn đều rồi dùng bánh tráng nướng xúc thì khỏi phải chê. Cảm giác khi ăn món này là vừa thưởng thức cái mềm ngọt vị đu đủ, vừa thơm béo bùi của đậu phụng rang, của rau thơm và bánh tráng. Món này cuốn cùng bánh tráng nhúng nước chấm mắm cũng hết ý. Ngon đến nỗi cả nhà ngồi ăn đến no mà không biết ngán, ăn mãi rồi nhớ và lưu mãi vào trong ký ức đến tận bây giờ.
Bài, ảnh: Mỹ Tuyết

Gà sốt mật ong là một món ngon hợp với khẩu vị nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi vị ngọt mềm đậm đà tuyệt ngon của nó!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm gà sốt mật ong:
1kg đùi tỏi gà (hoặc cánh gà)
1 muỗng canh dầu ăn
3 muỗng canh bơ
2 muỗng canh tương ớt
2 muỗng canh mật ong
1 muỗng canh rượu trắng
1 muỗng café nước tương
½ muỗng café muối
Tiêu, rau ngò…
Trong một nồi lớn, bạn cho gà vào ướp cùng với muối, tiêu và dầu ăn. Có thể dùng dao khứa vào thớ thịt để gia vị được ngấm đều.
Đặt thịt gà lên khay nướng đã lót giấy nến hoặc giấy bạc. Cho vào lò nướng ở 180 độ C trong vòng 50 phút. Trong quá trình nướng nhớ mở lò để trở mặt gà một lần nhé!
Khi thịt gà đã chín thì đưa ra khỏi lò. Bây giờ bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun chảy sau đó thêm tương ớt, mật ong, rượu trắng, nước tương và muối vào đun lửa liu riu nhỏ.
Lúc này cho gà vào đảo với hỗn hợp sốt mật ong thật nhanh tay, chỉ khoảng 40-60s thôi là tắt lửa nhé!
Đặt gà ra đĩa và trang trí với rau ngò. Lúc này món gà sốt mật ong của chúng ta đã có thể thưởng thức ngay rồi đấy!
Gà sốt mật ong là một món ngon hợp với khẩu vị nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy rằng phải mất 1 tiếng đồng hồ để hoàn thành nhưng giai đoạn chế biến lại nhanh và dễ vô cùng vì chỉ tốn nhiều thời gian ở giai đoạn làm chín gà ở trong lò nướng thôi! Chắc chắn, món ăn này sẽ giúp mâm cơm gia đình bạn thêm phần vui vẻ và ấm cúng đấy!
Chúc các bạn thành công với món gà sốt mật ong này nhé!
(Nguồn: theworksoflife)

Mẹo chọn cà chua, cà tím ngon cho các bà nội trợ

Cách chọn cà chua và cà tím sạch và ngon là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tham khảo các mẹo hay dưới đây nhé.
Cách chọn cà chua tươi ngon
1. Chọn quả cà chua có vỏ đỏ, căng mọng, chắc tay
Khi đi chợ chọn mua cà chua, các bạn nên chọn những quà cà chua chín tự nhiên thay vì chín rấm, chín bằng ngâm hóa chất. Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả cà chua căng mọng. Để ý kỹ sẽ thấy những chấm nhũ lấm tấm ở thịt quả cà chua qua vỏ.
Khi đi chợ chọn mua cà chua, các bạn nên chọn những quà cà chua chín tự nhiên thay vì chín rấm, chín bằng ngâm hóa chất.
Chọn những quả đỏ hồng, cầm chắc tay không chín quá cũng không xanh quá
Nếu có thể hãy bổ quả cà chua ra hạt trắng màu vàng thì ngon hơn trắng xanh. Ruột cà chua chín đỏ, mềm và có nhiều bột chứ không phải ruột có nhiều màu xanh
2. Chọn quả cà chua có cuống tươi xanh
Ngoài ra chúng ta cũng có thể quan sát kỹ phần cuống của quả chua khi mua. Nếu cuống còn tươi còn nhựa thì chứng tỏ mới hái :v nếu cuống dễ tách khỏi vỏ là cà đã hái lâu.
Cách bảo quản cà chua
- Cà chua là loại quả rất khó để được lâu vì nó có vỏ mỏng và nhiều nước. Muốn bảo quản tốt, bạn nên để cà chua ở nơi khô ráo thoáng mát, nên để ở nhiệt độ phòng, tránh để trong túi nilon vì nó rất kín và hấp hơi. Như vậy cà chua sẽ để được từ 2 – 3 ngày.
Bạn nên để cà chua ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Nếu muốn cà chua chín nhanh hơn thì bảo cà chua vào túi với 1 quả táo.
- Bạn cũng không nên bảo quả cà chua trong tủ lạnh vì cà chua sẽ bị mềm, nhanh hỏng, mất dần chất dinh dưỡng tự nhiên, khi nấu không còn mùi vị vốn có.
Cách chọn cà tím ngon
Khi mua cà tím nên chú ý đến phần núm của quả cà để xác định độ tươi.
Quả cà không tươi khi chế biến sẽ không được ngọt thơm, còn quả cà già lại chứa nhiều hạt và làm giảm chất lượng món ăn .
Do đó, khi mua cà tím nên chú ý đến phần núm của quả cà để xác định độ tươi.
Nếu vùng màu trắng giữa núm và vỏ của quả cà nối liền nhau là quả cà tươi, non và ngon.
Nếu quả cà sờ thấy cứng, màu sắc chuyển từ tím hồng sang tím nhạt là quả già, không nên chọn mua.

Cách chọn đu đủ sạch, chín tự nhiên

Các bà các mẹ nội trợ cần “tinh mắt” để nhận biết quả đu đủ sạch, chín tự nhiên qua những dấu hiệu bên ngoài như màu sắc, vỏ, cuống và cả khi gọt vỏ quả đu đủ.
Quả đu đủ chín cây có quanh năm, vì vậy, người tiêu dùng rất khó nhận biết khi nào thì nên ăn loại quả này. Không những thế hiện trên thị trường xuất hiện loại đu đủ xanh sau khi hái chỉ cần 'hô biến' với một chút thuốc vào cuống là quả thành màu vàng ươm trông như đu đủ chín tự nhiên.
Để phân biệt đu đủ chín tự nhiên và đu đủ tiêm hóa chất, các bà các mẹ cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Đu đủ chín bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã. Còn đu đủ chín tự nhiên hay bị rám, thối và lên men nhiều chỗ.
- Theo kinh nghiệm của nhiều người, các nhà vườn thường tiêm hóa chất cho đu đủ vào mùa mưa bão khi quả chưa kịp chín để tránh thua lỗ hoặc vào những ngày lễ tết , ngày rằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Vì thế, chị em nội trợ nên cẩn thận khi mua đu đủ vào những ngày này.
- Khi mua đu đủ các bà các mẹ nên để ý đến lớp vỏ bên ngoài. Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sang màu vàng. Còn quả chín không dùng hóa chất có một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, vỏ không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh.
- Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.
- Đặc biệt, quả đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được “độ” qua hóa chất.
- Khi gọt vỏ, đu đủ chín bằng hóa chất có màu đỏ rất bắt mắt, nhưng lại không mềm, ăn có vị nhạt hoặc gần như không có mùi vị. Ngược lại, đu đủ “sạch” cầm nặng tay, ít hạt, thịt dày, có vị ngọt của đường tự nhiên, miếng mềm và không còn nhựa, có vị thơm đặc trưng. Ngoài ra còn xúc được bằng thìa.
Cách chọn đu đủ ngon
- Chọn quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính thì ăn vừa ngọt lại thơm ngon, ít hột, thịt dày.
- Nên tránh mua đu đủ nếu trời mưa trước đó một vài ngày vì đu đủ ăn sẽ nhạt.
- Đu đủ ngon nhất là loại đu đủ hai da: vỏ ngoài vàng có lốm đốm xanh nhỏ li ti, quả thuôn dài là đặc ruột.
- Nếu mua đu đủ về làm gỏi, bạn nên chọn đu đủ mỏ vịt, trái mới hái, thịt còn cứng. Nếu trái hái để lâu, thịt mềm khi bào sợi đu đủ không giòn.
- Nếu chọn đu đủ để nấu: bạn nên chọn loại đu đủ vừa chín, vì đu đủ quá chín, sau khi nấu sẽ bị nhừ nát, làm cho nước bị đục, không còn đẹp và trong.

Canh khoai môn nấu thịt viên nóng hổi

Món canh khoai môn nấu thịt viên mới lạ với vị thơm ngon kích thích vị giác của bạn.
Nguyên liệu:
- Khoai môn: 1 củ cỡ vừa
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Thịt lợn xay hoặc băm: 150 g
- Hành, mùi: 1 ít
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: Dầu ăn, bột canh, bột nêm, mì chính
Cách làm:
Bước 1: Khoai môn, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa vừa ăn. Hành, mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Ướp thịt đã băm với ½ thìa bột nêm, hành khô băm nhỏ.
Bước 3: Viên tròn thành từng viên nhỏ
Bước 4: Phi thơm hành băm với chút dầu ăn, cho khoai môn, cà rốt vào xào sơ. Đổ 1 bát nước vừa đủ vào đun sôi. Nêm chút gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Canh sôi, hạ bớt lửa, hớt bọt bỏ đi, thả từng viên thịt viên vào đun khoảng 4-5 phút tới khi thịt viên chín, nổi lên. Đun thêm khoảng 1-2 phút nữa. Thêm hành hoa, mùi tàu, tắt bếp nêm 1 thìa mì chính.
Bước 6: Múc canh ra bát tô trang trí vài cọng mùi lên. Canh khoai môn thịt viên vừa ngọt thanh, từng miếng khoai bở tơi ăn rất tốn cơm nhé.
Chúc bạn thành công với món canh khoai nấu thịt viên!
Theo Hương Quý