a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

SINH SẢN VÔ TÍNH VÀ ĐẠO PHẬT

khi nhan ban vo tinh

Hai chú khỉ Zhong Zhong (7 tuần tuổi) và Hua Hua (8 tuần tuổi) 
được nhân bản vô tính

Trong báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Cell ngày 24-1 vừa qua, nhà khoa học Trung Quốc Muming Poo và các cộng sự cho biết họ đã thành công khi cho ra đời 2 chú khỉ cái macaque bằng phương pháp sinh sản vô tính

Như vậy, sau 20 năm kể từ khi chú cừu Dolly ra đời năm 1996, các nhà khoa học đã cho ra đời bằng phương pháp này các loài động vật có vú như: chó, mèo, heo, bò, ngựa... Thậm chí cả phôi thai người. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa thể áp dụng kỹ thuật nhân bản sinh sản vô tính với bộ linh trưởng, một loài thuộc khỉ, vượn và con ngườicho đến khi các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc công bố kết quả trên.

Với sự kiện này, ông Poo cho rằng việc nhân bản con người là hoàn toàn có thể thực hiện được về mặt lý thuyết, khiến dư luận quan ngạiPhật giáo quan niệm như thế nào về vấn đề này như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu lại bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách: "Sinh sản vô tính và Đạo Phật" dưới đây để độc giả quan tâm cùng tham khảo.

"Gần đây, một công ty tại Mỹ vừa thông báo đã thành công trong việc tạo phôi người nhân bản đầu tiên (human cloning). Với thành công này người ta hy vọng đi một bước dài trong việc tạo các tế bào gốc của con người

Công ty nọ cho hay, họ chỉ muốn sử dụng thành tựu này để chữa bệnh chứ không nhằm mục đích tạo nên một con người được nhân bản. Sau khi tin này được thông báo, một loạt thành tựu tương tự cũng được công bố, chủ yếu cũng nhắm đến việc chữa bệnh cho con người. Dù thế, mọi nơi trên thế giới đều lên tiếng phản đối, cho rằng việc tạo phôi người nhân bản là đi ngược lại "các nguyên tắc đạo đức", dù chỉ sử dụng nó vì những lý do nhân đạo. Người ta tin rằng, không sớm thì muộn, con người nhân bảnthông qua kỹ thuật sinh sản vô tính sẽ hình thành. 

Trong lịch sử khoa học, hầu như chưa có một bước đột phá nào gây nhiều phản ứng và tranh cãi như sự việc này. Nhiều người nghĩ ngay đến một viễn cảnh “rùng rợn”, trong đó con người được chế tạo như những món hàng giống hệt nhau chạy ra từ một băng chuyền công nghiệp. Ngược lại cũng có nhiều người vội nghĩ tới tự nhân bản chính mình để sống đời này qua kiếp khác. Có kẻ thành tâm nghĩ tới khả năng sao chép những thiên tài của loài người để họ tiếp tục phục vụ cho nhân loại hàng trăm năm sau đó. Cũng có người chủ trương nhân bản con người chỉ để có một "kho" lưu chứa phụ tùng thay thế tim óc và các bộ phận, một khi chúng bị tai nạn hay bệnh tật hủy phá. 

Tất cả những điều kể trên không còn là chuyện khoa học giả tưởng trong thế kỷ 21 của chúng ta. Những điều đó có lẽ sẽ dần dần được thực hiệnchính thức hay không chính thứcLý do giản đơn là lĩnh vực sinh học này quá hấp dẫnkích thích đầu óc con người vốn say mê nghiên cứu những điều mới mẻ. Ngoài ra nó sẽ mang nguồn lợi tài chánh vô tận cho những kẻ đi tiên phong và đây sẽ là động lực chủ chốt. 

Ngành sinh học của thế kỷ 21 đang đứng trước một quá trình phát triển kỳ diệu. Trong thế kỷ 20, ngành vật lý cũng có một giai đoạn tương tự. Với sự phát hiện của thuyết tương đối trong những năm đầu và thuyết lượng tử trong khoảng những năm 30, thế kỷ 20 đã làm một cuộc cách mạng trong ngành vật lý, đã thống nhất nhiều khái niệm tưởng chừng như độc lập với nhau, để đưa vật lý của thế kỷ thứ 19 từ một mức độ “trung bình” của con người đến mức bao quát, gồm chứa cả những thế giới cực nhỏ của các hạt cơ bản đến những phạm vi cực đại của các thiên hà. Quan trọng nhất là nền vật lý hiện đại đã đưa thẳng con người đi đến cửa ngõ của triết học, trong đó nhiều nhà vật lý khẳng định thế giới vật chất dường như không phải là một đối tượng "độc lập tự nó" mà là sự cảm nhận của con người về một thực tại khác. Thế giới vật chất chỉ là dạng xuất hiện của thực tại đó trong ý thức quán chiếu của con người. Vì lẽ đó, sự phát triển của ngành vật lý trong thế kỷ 21 sẽ mang nhiều tính chất "tâm linh" mà sự đồng qui của nó với triết học phương Đông, nhất là với Phật giáo, đã được nhiều người thừa nhận1

Khi những đối tượng nghiên cứu thuộc phạm vi "vô sinh" như vật chất mà đã dẫn đến những vấn đề thuộc về vai trò của "ý thức" thì ta có thể dễ dàng nhận thấy ngành sinh học còn đặt những câu hỏi thiết thân hơn nữa với triết học. Sự sống do đâu mà có, con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu - đó là những câu hỏi xưa nay của nhân loại trong triết học và ngày nay bỗng nhiên trở thành then chốt trong sinh học. Sự khám phá ra bộ gen người (Genom) hứa hẹn một điều rất thú vị. Với Genom, người ta nghĩ rằng đã tìm ra được tất cả những chữ cái và sẽ đọc được cuốn sách về sự sống, được viết nên bằng những chữ cái đó. Nhiều người vội cho rằng Genom là nguồn gốc của sự sống cũng như các hạt cơ bản là nguồn gốc của mọi vật chất trong ngành vật lý của thế kỷ trước. Thế nhưng nếu trong ngành vật lý đã có một sự bừng tỉnh lớn lao rằng, hạt cơ bản xem ra cũng chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác, chúng xuất hiện tùy theo cách quan sát của con người, thì trong ngành sinh vật người ta chưa biết Genom là nguồn gốc của mọi sự sống hay bản thân Genom cũng chỉ là dấu vết của một thực tại khác. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ trả lời câu hỏi đó và nhiều nền triết học phương Đông có thể có những giải đáp quan trọng. 

Một hệ quả của sự thành tựu trong ngành sinh vật hiện nay là khả năng nhân bản của con người bằng cách sử dụng gen người, cho nó tự phân chia, không cần đến sự thụ tinh thông thường. Đó là lý do mà sự sinh sản đó được mệnh danh là "vô tính". Mặc dù hiện nay người ta chỉ nhân bản các động vật như bò, trừu nhưng khả năng nhân bản con người là hầu như chắc chắn trong tương lai không xa. Câu hỏi đầu tiên và then chốt được đặt ra là, con người được nhân bản đó là "ai", nó là một hay khác với con người "bản chính". Người ta phải đối xử thế nào, nếu một ngày nọ có một Hitler đi dạo trên đường phố Paris? 

Không phải chỉ hình ảnh Hitler mới làm ta thấy "rùng rợn" mà chỉ hình dung về một con người bình thường thứ hai giống như bản chính như hai giọt nước đủ gây hãi hùng trong chúng ta. Tôn Hành Giả thổi sợi lông biến thành hàng ngàn con khỉ khác chỉ gây thú vị trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân nhưng tốt hơn nó nên dừng tại đó. Vì lẽ đó mà nhiều nơi trên thế giới đều chống lại chuyện nhân bản con người. Thế nhưng ngoài sự sợ hãi chung chung, có hai loại tư tưởng chính trong việc phản đối. Một là, tư tưởng thần học cho rằng chỉ có Thượng Đế hay Chúa mới làm chủ được sự sống, con người không được phép giành lấy quyền sáng tạo sự sống của Chúa. Hai là, tư tưởng duy vật cho rằng, con người nhân bản là một, là đồng nhất với con người bản chính, vì tâm thức là sản phẩm của cơ thể. Có kẻ trong giới đó cho rằng cơ thể "tiết" ra tâm thức cũng như não tiết ra tư tưởng, như gan tiết ra mật. Vì thế tâm thức con người bản sao sẽ là một với con người bản chính. Đáng sợ thay! Vì thế mà nếu có nhân bản thì không ai sáng tạo Hitler cho mang họa mà người ta sẽ tạo ra một Einstein để mọi người được nhờ. Cũng vì nghĩ thế mà nhiều người muốn nhân bản chính mình vì "mình" sẽ được sống ngàn năm. 



Con người nhân bản là "ai"? Đó là một câu hỏi không đơn giản. Người viết bài này tự tìm cách trả lời bằng cách lục lại kinh sách của thánh nhân và biết trước rằng vấn đề này có lẽ sẽ không bao giờ có một lời giải chung quyết. 

- Này A Nan, ta đã nói, có Thức mới có Danh Sắc. Nói như thế tức là: nếu Thức không lọt vào lòng mẹ, thì trong bụng người mẹ đó có Danh Sắc sinh ra chăng? 

-Bạch Thế Tôn, không. (Trường Bộ Kinh, 15). 

"Danh Sắc" là từ chỉ chung là hai yếu tố tâm lý và vật lý mà nếu nói chi tiết chính là ngũ uẩnDanh Sắc là yếu tố thứ tư trong mười hai nhân duyên và do yếu tố thứ ba, Thức, sinh ra. Không có Thức thì không có Danh Sắc. Một bào thai muốn thành hình thì phải cần "tinh cha huyết mẹ" làm cơ sở vật chất và một Thức sẵn sàng tham dự vào đời sống tương lai. 

"Cha mẹ giao hợp với nhau và người mẹ đã đến thời, nhưng nếu không có một thức sẵn sàng gia nhập thì không có thai nhi" (Trung Bộ Kinh, 38). 

Như thế tinh cha huyết mẹ chỉ là cái khung vật chất để Thức có thể nương tựa. Còn Thức nào sẽ "tham dự" vào đó và tại sao nó tham dự là một vấn đề nằm ngoài khả năng suy luận của người bình thường. Thế thì thai nhi là "ai"? Ta có thể hiểu một cách sơ sài Thức đó là một nguồn năng lực có tính cá thể và có đủ "nhân duyên" với cha mẹ để "đợi" thời điểm đó mà tham gia vào và trở thành thai nhi. Điều quan trọng nhất có lẽ là giữa nghiệp lực của cha mẹ và của Thức phải có một mối quan hệ rất sâu xa vì Thức sẽ lấy máu mủ của cha mẹ làm cơ thể của mình và lớn lên trong môi trường sống do cha mẹ tạo ra. 

Vì lẽ đó mà trong quan điểm của đạo Phật, việc sinh con đẻ cái là một quá trình kỳ diệu của nghiệp lực. Đó không hề là một chuyện tầm thường, càng không phải là một điều tình cờ, kết quả vô ý thức của hành động tính dụcThai nhi không phải do cha mẹ sinh ra mà thông qua cha mẹ để đến với thế giới con ngườiThai nhi không phải là một tờ giấy trắng để cha mẹ có thể vẽ lên đó những gì mình muốn mà nó đã mang kinh nghiệm và năng lực của một quá khứ vô thủy. Vì thế con cái có thể « già giặn » hơn cha mẹ rất nhiều. Nó cần tinh huyết và sự nuôi dưỡng của cha mẹ vì giữa ba con người đó có một mối liên hệ về nghiệp mà thường cả ba đều không biết và chỉ có thánh nhân như Phật mới thấy rõ. 

Trong kinh sách đạo Phật, nhất là trong "Tử thư Tây Tạng" 2 , ta còn tìm thấy những mô tả cảnh tượng lúc Thức bị nghiệp lực lôi kéo vào bụng mẹ và những gì mà nó cảm nhận trong lúc Thức gia nhập vào thân thể thai nhi. Thế nhưng những điều này không phải là đối tượng của bài này. Điều cần xác nhận nơi đây là, một thai nhi chỉ thành hình khi có Thức gia nhập và máu huyết của cha mẹ chỉ là phần sắc thể của sinh vật. 

Xuất phát từ điều đó, ta hãy thử xét điều gì xảy ra khi phôi người nhân bản hình thành và nếu tế bào tí hon đó phát triển thành người thật thì nó có quan hệ thế nào với con người bản chính. Như đã nói ở trên, sự hình thành thai nhi trong điều kiện bình thường vốn đã hết sức kỳ diệu và cơ chế đích thực của nó nằm ngoài khả năng tư duy của chúng ta. Vì thế dùng tư duy để tìm hiểu quá trình của sự nhân bản con người - một vấn đề hoàn toàn mới mà kinh sách chưa hề đề cập đến - lại càng là một điều bất khả. Bài này chỉ có chút hy vọng tìm hiểu vài khía cạnh thuộc về phạm vi suy luận của câu hỏi lớn này. 

Trước hết có lẽ cần quan niệm rằng, động tác của nhà sinh vật khi đưa gen người vào một trứng có thể được xem là hành động "tạo cơ sở vật chất" cho một sinh vật. Dù đây là thành tựu to lớn của ngành sinh vật nhưng về ý nghĩa thì đây "chỉ" là hành động thay tinh cha huyết mẹ của thai nhi thông thường bằng một gen người có sẵn. Thế nhưng, muốn nó trở thành sinh vật - dù đó là thú vật, phôi người để trở thành các tế bào chuyên môn hay thậm chí thành một con người bản sao - thì ngoài các điều kiện môi trường của phòng thí nghiệm, nhất thiết phải có một Thức "chịu" tham gia. Nếu dùng từ "nhân duyên" để soi sáng thì "duyên" là các điều kiện và khả năng kỹ thuật của nhà sinh vật, còn "nhân" chính là một Thức sẵn sàng gia nhập. Nơi đây khả năng lý luận của chúng ta đã bị chận đứng vì không ai biết rõ Thức tái sinh nơi đây là gì, nhưng xem ra không phải dễ tìm được một Thức như thế vì chỉ sáng tạo con cừu Dolly thôi mà người ta phải thử gần 300 lần nhân bản. Người ta cho rằng xác suất để thành hìnhmột con người nhân bản sẽ khó hơn gấp bội lần, thai nhi sẽ sớm chết trong bụng mẹ. 


Từ một góc nhìn khác, kinh sách đạo Phật cho ta biết rằng, nghiệp lực của Thức tái sinh sẽ "lựa chọn" cha mẹ và hoàn cảnh sống, từ đó mà chịu hay không chịu tham gia vào một "cơ sở vật chất" - tức là tinh cha huyết mẹ trong trường hợp thông thường và gen người được cấy vào trứng trong trường hợp nhân bản. Mặt khác, Thức, tức là năng lực sống mang tính cá thể, vốn tràn đầy trong đại thiên thế giới, nên ở đâu cũng có sự sống xuất hiện, nơi nào có điều kiện sống là có sinh vật. Đạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thếcho đến thú vật và con người, đến các loài khác mà con ngườikhông thể trông thấy. Vì thế mà sinh vật có thiên hình vạn trạng, được sinh ra trong bốn cách, loài sinh con, loài sinh trứng, loài sinh trong chỗ ẩm ướt và loài hóa sinh

Như thế thì ta không lấy làm lạ nếu có những sinh vật sẽ phát sinh từ phép nhân bản, dù sinh vật đó là loài thú hay chỉ những tế bào có tính chuyên môn mà con người hiện đang hy vọng dùng để chữa bệnh. Và nếu ngày nào đó có cả một con người hẳn hoi sinh ra từ sự nhân bản thì ngoài cái rùng mình sợ hãiban đầu, ta cần xem đó là một con người bình thường như chúng ta. Đó là một người mà tinh cha huyết mẹ đã được thay bằng bộ gen của người bản chính và, đây là điều quan trọng nhất, đã có một Thức tái sinh tham gia vào sự sáng tạo này, cũng như một Thức đã gia nhập vào bụng mẹ lúc tượng hình thai nhi. Thế nên, người trả lời được thai nhi là «ai» thì sẽ trả lời được con người nhân bản là ai. Hai câu hỏi đó chỉ là một và trong chúng ta xem ra ít có người biết câu giải đáp

Con người bản sao sẽ rất giống với con người bản chính vì cùng một bộ gen, nhưng tâm thức người đó không phải là tâm thức của con người bản chính. Nó cũng có một quá khứ xa xôi riêng biệt của nó với tất cả những năng lực và kinh nghiệm mang theo. Thế nhưng giữa nó và con người bản chính hẳn phải có một nghiệp lực vô cùng kỳ lạ vì nó sẽ giống với người đó một cách khủng khiếp, giống hơn hẳn hai trẻ sinh đôi cùng một trứng. Giữa hai con người, nơi đây ta tạm gọi là bản sao và bản chính, phải có một mối liên hệ về nghiệp mà tư duy chúng ta không bao giờ tiếp cận nổi. 

Khác với quan niệm thần họcđạo Phật không thấy có một ai nắm quyền làm chủ sự sống mà sự sống là khả năng nội tại nằm trong mỗi sinh vật. Khác với quan niệm duy vậtđạo Phật thấy Thức tái sinh là năng lực chủ động tạo tác thân người và cơ thể chỉ là phương tiện cho tâm thức nương tựa và thực hiện trách nhiệm của mình, cho dù nó thực hiện một cách có ý thức hay vô ý thức. «Tâm dẫn đầu các pháp» 3, dù «pháp» ở đây là một thai nhi hình thành trong tình trạng bình thường hay thông qua một thủ thuật của con người

Đến đây độc giả sẽ có người sốt ruột hỏi, thế thì đạo Phật cho phép hay không cho phép thi hành phương pháp nhân bản. Bài này không dám có tham vọng trả lời một câu hỏi đạo đức như thế, nó chỉ muốn nêu lên vài khía cạnh hẳn còn sơ sài của vấn đề. Thế nhưng thông qua những suy nghĩ trên đây, một yếu tố khác hiện ra rõ nét. Đó là việc sinh con đẻ cái trong tình trạng bình thường không hề là một chuyện tầm thường. Đó là sự hiện hành của một mối nghiệp lực sâu xa, là sự sáng tạo một sinh vật với thể chất và tâm thức, một bên là của cha mẹ, một bên là của sinh vật mới, hòa quyện với nhau trong một thể Danh Sắc thiêng liêng không gì sánh được. 

Nếu con người biết kính sợ trước tác động huyền diệu của nghiệp lực, biết cẩn trọng với một thai nhi được tạo hình trong điều kiện bình thường thì con người được quyền bắt tay làm những thủ thuật để sinh vật mới mẻ ra đời. Nếu con người chưa hiểu ngộ những điều đó, chưa vươn tới mức đạo lý đó, chưa biết quí trọng sự sống, dù của sinh vật bé nhỏ nhất, thì tốt hơn hãy thối lui, hãy học lại những bài học vỡ lòng về đạo đức".

Nguyễn Tường Bách (2-12-2001) 


Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê… cả đất nước


Chỉ với 70.000 EUR , bạn có thể sở hữu trọn vẹn đất nước này trong một đêm.
Công quốc Liechtenstein là một trong những đất nước nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 160 km², dân số 32.000 người. Tọa lạc tại vùng đất Trung Âu xinh đẹp, Liechtenstein là một trong những điểm đến lý tưởng được dân du lịch thế giới yêu thích. Dù rằng người ta chỉ cần lái xe 30 phút là đi hết… một vòng đất nước.

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 1

Công quốc Liechtenstein xinh đẹp với diện tích chỉ vỏn vẹn 160 km²
Từ tháng 4 năm 2011, chính phủ Liechtenstein đã đề ra phương án cho thuê đất nước với giá 70.000 EUR/đêm (~1,9 tỷ đồng). Ngoài ra, họ còn cho phép người thuê dẫn theo một đoàn 150 khách.

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 2

Do nằm giữa hai nước Thụy Sĩ và Áo nên Liechtenstein sở hữu vẻ đẹp trù phú của cả hai quốc gia
Trong thời gian hợp đồng thuê có hiệu lực, 110 viên cảnh sát của Liechtenstein sẽ hoàn toàn nghe theo lệnh của người thuê. Có điều, bạn phải xếp hàng và đặt hẹn trước.

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 3

Chỉ với 70.000 EUR, bạn có thể sở hữu trọn vẹn đất nước này trong một đêm
Do nằm giữa hai nước Thụy Sĩ và Áo nên Liechtenstein sở hữu vẻ đẹp trù phú của cả hai quốc gia. Đây cũng là đất nước duy nhất sở hữu hai lãnh thổ cùng lúc. Liechtenstein tọa lạc tại khu thung lũng bên sông Rhine – con sông có vẻ đẹp đã đi vào thơ ca châu Âu suốt nhiều năm qua. Con sông này cũng là biên giới ngăn cách phía tây Liechtenstein và Thụy Sĩ.Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 4

Tòa nhà chính phủ siêu “mini” ở Liechtenstein
Phía đông Liechtenstein giáp với biên giới Áo, chỉ cách nhau dãy núi Anpơ. Chỉ có 1/3 lãnh thổ phía tây của quốc gia này nằm trong thung lũng, còn lại đều là đồi núi. Ở đây chỉ có một hồ nước tự nhiên duy nhất là hồ Gampriner Seele.
Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 5

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 6
Những điểm du lịch tuyệt đẹp ở đất nước làm giàu chủ yếu nhờ ngành du lịch
Người dân ở đây nói tiếng Đức và sử dụng đồng Franc Thụy Sĩ làm đơn vị tiền tệ chính. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng Liechtenstein cho thuê cả đất nước vì họ không có tiền, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Đây là một đất nước giàu có với GDP bình quân đầu người đạt 60.000 EUR .

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 7

Liechtenstein còn được mệnh danh là vương quốc tem
Người dân sống chủ yếu nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bao gồm mở điểm tham quan các danh lam thắng cảnh và kinh doanh bưu thiếp, tem thư.

Quốc gia này kiếm tiền bằng cách cho thuê... cả đất nước - Ảnh 8

Là một đất nước giàu có, thật dễ hiểu khi Liechtenstein có bán cả những sản phẩm hàng hiệu đẳng cấp thế giơí , bao gồm mở điểm tham quan các danh lam thắng cảnh và kinh doanh bưu thiếp, tem thư.
Ngoài ra, ở đây cũng có nhiều hoạt động ngoài trời thú vị như trượt tuyết, vi vu ngắm cảnh bằng xe đạp. Đặc biệt, ở Liechtenstein cũng không hề thiếu các sản phẩm hàng hiệu đẳng cấp thế giới.
 (Theo sohu.com)


NHẠT NHÒA & PHÔI PHAI




ĐẤP MỐI SẦU XƯA




Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

PHÂN ƯU ANH ÔNG VĂN TÍNH HD64




TÂM SỰ NGÀY VỀ HƯU…



Thông thường khi ta có tuổi hay hồi tưởng về những kỷ niệm thời ấu thơ hay nhắc lại những kỷ niệm đẹp dưới mái trường yêu quý, nhắc lại tình bạn, tình thầy trò, tình đồng môn, v.v…Viết mãi rồi cũng hết đề tài hay lập đi lập lại những đề tài cũ làm độc giả cảm thấy nhàm vì thế trước khi gát kiếm về hưu tôi muốn viết lên vài tâm sự để mong chia sẻ cùng quý vị.

Ngày xưa người Việt mình sống đến 60 tuổi được xem là đã già.

Bạn bè cùng lứa với tôi ngày nay đã trên 60, có người đã về hưu kẻ khác đang sửa soạn lên dự án cho ngày hưu trí quan trọng...

Ở xứ tạm dung này mùa đông dài đăng đẳng hơn 6 tháng. Tuyết trắng mang màu ảm đạm phủ kín sân nhà hơn năm tháng làm cho cuộc sống người già hẩm hiu hơn ở Việt Nam hay Nam Mỹ.

Tôi còn nhớ những ngày cuối cùng trước khi gát kiếm về hưu, mỗi đêm nằm trên giường tôi hơi bị trằn trọc khó ngủ. Nghĩ lại mới đó mà đã 40 năm cặm cuội làm việc đầy căng thẳng nhưng có biết bao kỷ niệm, kiến thức học hỏi. Mỗi đêm trước khi ngủ phải nhớ để đồng hồ báo thức 6 giờ sáng hầu mong có đủ thì giờ sửa xoạn áo quần thẳng tắp mà kịp bắt xe bus vào sở làm. Vào sở mở máy pc sắp xếp đâu vào đó rồi thủng thẳng đến máy cà phê trò chuyện thời sự với các đồng nghiệp khác nhau và một ngày căng thẳng, đôi khi thú vị bắt đầu. Công việc, họp hành, tranh cãi và tiếp xúc với đồng nghiệp diễn ra hằng ngày như vậy đã hơn 40 năm. Rồi ngày mai khi về hưu, mỗi sáng thức dậy ta sẽ không còn thấy những cảnh quen thuộc ấy diễn ra nữa. Một cuộc sống mới bắt đầu…

Mỗi khi vào viện dưỡng lão thăm bố mẹ thấy mà thương cho các cụ. Nhìn các cụ thui thủi sống cô đơn một mình trong các viện, có cụ đi tới đi lui nhìn người ta ra vào mà không hiểu họ làm gì, có cụ ngồi một mình xem ti vi, còn các cụ khác mang gậy đi từ đầu hành lang đến cuối dẫy hành lang để khuây khỏa vì không đi được ngoài vườn vào mùa đông phủ đầy tuyết trắng. Những cụ còn sức khỏe và minh mẫn hơn thì dọc Ipad xem tin tức, trao đổi email hay vào Youtube/Twitter...

Trái với người già bên Việt Nam sống chung vui vẻ trong cùng mái ấm gia đình với con cháu đầy đàng. Ăn uống luôn được người thân quan tâm chiếu cố. Ra đường người già ở VN được kính trọng – kính lão đắc thọ nên các cụ ít bị tủi thân. Đi đâu người ta cũng nễ nang. Các quyết định quan trọng trong gia đình đều nằm trong tay các cụ. Trong khi đó các cụ trong viện dưỡng lão ở bắc Mỹ chỉ được con cháu mỗi tuần đến thăm một lần là may lắm rồi. Ăn uống thì các cụ không hài lòng cho lắm vì là thức ăn tây phương không thể so sánh với phở, cơm xườn bì, bún riêu, bún bò huế hay chả giò của VN mình. Còn các viện dưỡng lão dành riêng cho người Á châu thì thức ăn bị ban quản trị cắt xén nên cũng kém ngon nhạt nhẽo và thiếu chất đạm cho các cụ. Nói chung người già VN mình đều bị hụt hẫng đủ thứ - từ tinh thần đến thể xác.

Ở bắc Mỹ này tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời, ăn uống kém ngon, thị lực yếu kém mà còn phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra. Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, hay lú lẫn (dementia) hay mất trí nhớ (Alzheimer), sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Nghỉ hưu thường được nhiều người xem là bước ngoặt của cuộc đời. Dự lường những biến đổi tâm lý có thể diễn ra như sốc vì có cảm giác mình không còn giá trị, lo lắng vì nghĩ không được người khác tôn trọng…, nhiều người đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình các kế hoạch từ công việc đến sức khỏe.

Đa số những người về hưu sẽ có cảm giác buồn chán và tâm lý hụt hẫng khi “bỗng dưng quá nhàn”. Mặc dù sự gia tăng tuổi tác có thể gây ra các khó khăn cho thị lực nhưng các chuyên gia khuyến khích người già đừng từ bỏ việc đọc và học cách thích ứng với hoàn cảnh mới. Vậy chính xác điều gì diễn ra trong não khi chúng ta đọc?

“Bộ não luôn tạo mới các nút giao giữa các tế bào thần kinh nhờ những kích thích như đọc sách”, chuyên gia y tế và là chủ tịch Hội Lão khoa Đức, ông Manfred Gogol giải thích. Một nghiên cứu mới của châu Âu đã phát hiện ra rằng, sức khỏe của một người cải thiện đáng kể sau khi họ nghỉ hưu, do họ có giấc ngủ tốt hơn, tập thể dục nhiều hơn và ít căng thẳng hơn. Theo kết quả của nghiên cứu này, người về hưu nếu có thể, khoảng 40 phút của giấc ngủ mỗi đêm và có 10% khả năng tập luyện thường xuyên.

Điều này làm tăng sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, giảm 25% đến gặp bác sĩ so với những người vẫn đang làm việc ở tuổi đó. Vì thế ông Gogol đề nghị đọc những cuốn sách có nội dung thực sự hấp dẫn chính người đọc. Nếu một cuốn tiểu thuyết quá dài gây mệt mỏi thì hãy thử đọc những truyện ngắn, các bài viết về xã hội…

Khả năng chuyển đổi từ ngữ sang những hình ảnh tinh thần là rất tốt cho hoạt động nhận thức. Đọc cũng giúp cải thiện vốn từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ và khả năng tập trung, theo chuyên gia Simone Helck, tổ chức thúc đẩy và phát triển chiến lược chăm sóc người cao tuổi Deutsche Kuratorium Altershilfe (Đức).

Có lần tôi đọc được trên mạng một câu chuyện thú vị nhưng không kém phần thực tế về một cụ bà người Mỹ tên Elizabeth Toth khoảng 68 tuổi chọn cách về hưu đặc biệt bằng du thuyền. Bà kể rằng bên Mỹ muốn được một cuộc sống hưu trí thoải mái phải tốn 6,000 đô mỗi tháng (bà này thuộc hạng khá giả đây) cho Viện Dưỡng Lão (VDL) hạng sang, tương đương 200 đô mỗi ngày. Bà chọn du thuyền Princess cruise để dưỡng hưu vì hãng này có giá đặt biệt cho những người senior, tức trên 65. Giá trung bình của cruise là 170 đô mỗi ngày cộng với tips cho nhân viên phục là 12 đô mỗi ngày. Tính ra vẫn còn rẽ hơn viện dưỡng lão 200 đô/ngày. Mỗi ngày bà ăn uống thoải mái, được gặp nhiều bạn mới và nhân viên lịch sự trẻ trung hết mình phục vụ bà. Mỗi đêm bà được xem những show khác nhau hay được nhân viên mời nhảy đầm khuây khỏa. Mỗi ngày bà đi viếng 1 địa điểm trên thế giới chứ không như trong VDL quanh năm bà sẽ chỉ thấy toàn 4 bức tường và những khuôn mặt già xấu xí. Ăn uống trong VDL thì gần như ăn chay chán ngáy, menu ít thay đổi ngày nào như ngày nấy. Kể ra cũng thú vị với lối sống hưu trên du thuyền, nếu còn sức khỏe và sự tự chủ. Trên thuyền cũng có dịch vụ y tế với bác sỹ. Nhân viên dọn dẹp phòng 2 lần mỗi ngày trong khi VDL họ chỉ dọn dẹp mỗi 2 tuần hay mỗi tháng một lần. Bà này cứ sau mỗi 2 tuần lại mua tiếp back-to-back trip khác với giá khuyến mãi (discount) để tiếp tục hành trình mà không cần xuống tàu. Như thế lúc nào bà cũng trên thuyền, ở cùng 1 phòng và mỗi 2 tuần tàu đổi hành trình đến những quốc gia khác nhau và bà Elizabeth có dịp viếng thăm hầu như khắp năm châu.

Thông thường người có tuổi ở hải ngoại hay bị mắc phải 3 cao và 1 thấp.
Ba cao là – cao huyết áp (high blood pressure), cao đường (diabetes) và cao mở (cholesterol). Hơn nữa các cụ hay bị chứng loãng xương, xương khớp bị phong thấp (arthritis). Các bác sỹ khuyên người già nên tập luyện thể xác và ăn uống lành mạnh để có cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Thông thường các cụ buồn chán hụt hẫn vì thiếu sự chăm sóc của con cháu, ăn uống không ngon miệng chán đời vì 3 cái thiếu sau đây:

Cái thiếu thứ nhất là thiếu vận động - Độ tuổi 55-65 thường có những thay đổi lớn về thể trạng, quá trình lão hóa diễn ra khá nhanh, cần tăng cường vận động nhẹ nhàng để giảm quá trình này. Chú ý, không nên vận động quá mạnh, cần tạo sự cân bằng giữa động và tĩnh thông qua các hoạt động hàng ngày như sinh hoạt câu lạc bộ, tập dưỡng sinh, chăm sóc vườn hoa cây cảnh… Bên cạnh đó, cần đảm bảo cân bằng trong tư duy, tránh hưng phấn và ức chế quá mức, không nên để tư duy nghỉ ngơi quá lâu, tức là tâm phải tĩnh tại, phải ổn định. Để tránh sự nhàm chán, lời khuyên cho người về hưu là nên đa dạng loại hình hoạt động trong nhà cũng như ở ngoài trời, hoạt động tinh thần, hay vận động cơ thể, hoạt động tập thể hoặc cá nhân phù hợp với sở thích và khả năng của mình nhất, để khỏi có những ngày ngồi không khi cuộc sống thay đổi.

Theo các nhà tâm lý thì khi phụ nữ đến tuổi về hưu, nội tiết tố suy giảm cùng lúc với những diễn biến âm thầm trong cơ thể khiến cho họ phải đối mặt với các bệnh: tim mạch, loãng xương, tiểu đường... Còn nam giới khi về hưu, ngoài hói đầu, bụng phệ, cơ bắp mềm nhão thì có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao, xương khớp... Để tránh bệnh tật cũng như tổn thương về tâm lý, mọi người nên lên chương trình tiền về hưu, nghĩa là bàn giao công việc từ từ để không bị hụt hẫng và chuẩn bị chương trình, kế hoạch sau khi về hưu, gồm: Thời gian, kinh tế, các hoạt động và mối quan hệ dự kiến thay thế công việc và quan hệ đồng nghiệp..., chẳng hạn như  du lịch, làm từ thiện, chăm sóc con cháu, làm vườn ngắm cảnh, nghiên cứu trên mạng, hoạt động nghệ thuật, tham gia các lớp thiền, Yoga hay Càn Khôn Thập Linh, v.v...

Ở tỉnh nhỏ Brossard chúng tôi đang cư ngụ, các bạn già về hưu hẹn nhau đi bộ mỗi sáng lúc 8 giờ bằng cách tụ ở một điểm họp cố định trong shopping Champlain Mall hay trong canteen của Costco. Sau đó mọi người cùng nhau đi bộ 1 tiếng đồng hồ quanh quẩn trong shopping mall lớn vào mùa đông để tránh té gẫy xương hay đi bộ quanh thành phố vào mùa hè. Cố gắng đi bộ từ 5 đến 10 ngàn bước mỗi ngày tùy khả năng sức lực mỗi người rồi trở lại canteen ăn điểm tâm sáng nhẹ với croissant và một ly café nóng. Từng ngần khuôn mặt ấy (khoảng trên dưới 20 người) gặp nhau hằng ngày, kẻ nói nhiều người nói ít, nhiều khi có chút đụng chạm tự ái lẫn nhau vì không ai cũng có cùng quan điểm hay địa vị trong xã hội cả. Nhưng chúng tôi cũng cố gắng hòa giải nếu có thể giữa anh em với nhau để mong có bầu không khí thân mật và bớt căn thẳng. Tán ngẫu chán rồi về nhà nghỉ ngơi và lo cho việc riêng từng người như dọn dẹp nhà cửa, đọc email, facebook, sơn sửa nhà cửa hay làm vườn, v.v.v... Mỗi tối từ 7 giờ đến 9 giờ mọi người có thể đến một trường trung học Antoine-Brossard với hơn 6 bàn ping pong để giải trí và có dịp trò chuyện cho hết ngày. Họ tổ chức 2 buổi chơi tennis mỗi tuần cho các vị chơi tennis.

Cái thiếu thứ hai là thiếu bạn – người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chổ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghĩ là: “Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng bạn bè rất quan trong đời sống hàng ngày của con người từ khi đứa bé vào đời đến cụ già lú lẩn. Cuộc sống tuổi già thật đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gỡ bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nữa. Tình bạn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng được trân trọng. Một người có thể có rất nhiều bạn tuy nhiên không phải ai cũng có một người bạn thân hay một tình bạn chân thành. Đôi khi sự bận rộn của cuộc sống cuốn chúng ta vào khiến con người dần trở nên lãnh cảm. Tuy nhiên, trong một giây phút nào đó, khi người ta cảm thấy cô đơn, trống trải họ mới thấy việc có một người bạn bên cạnh ý nghĩa đến nhường nào. Đó là người hiểu về quá khứ của ta, tin tưởng vào tương lai của ta và chấp nhận con người hiện tại của ta. Sự tồn tại của một người bạn không phải là luôn nhìn thấy bằng mắt mà là luôn cảm nhận bằng trái tim. Trong sự cô đơn, trong đau ốm, trong bối rối – nhận thức về tình bạn khiến ta có thể bước tiếp, thậm chí ngay cả khi bạn ta bất lực không thể giúp ta. Họ ở đó là đủ rồi. Tình bạn không phai nhạt bởi không gian hay thời gian, bởi sự giam cầm của chiến tranh, bởi khổ đau hay sự im lặng. Chính trong những thứ đó mà nó bắt rễ sâu nhất. Chính từ những thứ đó mà nó nở hoa. Các cụ còn đầu óc minh mẫn hơn có thể xem phim trong Youtube, tìm tin tức trên mạng. Ở Bắc Mỹ có nhiều câu lạc bộ của những tỉnh lớn thường đặt gần trung tâm hay chợ búa để các cụ đến dùng Internet miễn phí hay câu mạng miễn phí (free WiFi) để vào Facebook, Youtube, Google, v.v...

Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rỗi đi làm những việc từ thiện xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già. Internet giúp các cụ có thêm kiến thức về chính trị đời sống hằng ngày, kinh tế thế giới, v.v... 31% cụ thường sử dụng Facebook và trong nhóm nầy có 73% dùng trang Facebook để liên lạc với thân nhân và dung Facetime để gọi điện thoại cho con cháu.Riêng đối với người cao tuổi tại Hoa Kỳ, The Nielson Company cho biết số người già senior sử dụng Internet đã tăng 55% từ 11.3 triệu cụ. Đến cuối năm 2004 lên 17.5 triệu. Số giờ các cụ ngồi gõ internet cũng tăng 11% trong khoảng thời gian 5 năm nói trên nghĩa là từ khoảng 52 giờ trong một tháng lên trên 58 giờ /tháng.

Hiệp hội người hưu trí Hoa Kỳ (AARP) cho biết có lối 40% những người trên 50 tuổi nói rằng họ rất thoải mái mỗi khi sử dụng internet đặc biệt là các mạng xã hội chẳng hạn như Facebook, Linked In, và Twitter. Tại sao facebook lại thông dụng thế? Trên thế giới hiện có 300 triệu người sử dụng. Đây là nơi hẹn hò thường xuyên của dân internaute. Họ trao đổi tin tức, tâm sự, hình ảnh, v.v…Sau khi viễn du tiên cảnh, chủ compte facebook để lại cho gia đình cũng như bạn bè cả khối hình ảnh và kỷ niệm còn ghi trong trang mạng xã hội nầy. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, facebook gom góp những điểm chánh yếu và làm một profile (hồ sơ-tiểu sử) của người dung qua. Lúc đó chỉ có những bạn của facebook mới có thể mở và gởi message của họ vào trong đó. Những thông tin quá nhạy cảm, như địa chỉ và tình trạng statut gia đình đều bị rút bỏ. Bạn bè và thân nhân không thể vào xem những message quá riêng tư của người khuất bóng.

Trong tương lai gần Internet sẽ làm thay đổi nếp sống và nền kinh tế thế giới như việc mua sắm online hầu như tất cả chẳng hạn như đặt vé máy bay, mua tour du lịch, xem thời tiết khí tượng khắp thế giới, xem phim và tivi miễn phí. Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.

Ngoài món ăn tinh thần Internet các cụ còn thiếu cái thứ ba làthiếu… ăn.
Khi ta còn nghèo thì lo ăn no mặc ấm. Đến khi ta khá giả hơn thì cố ăn ngon mặc đẹp. Đến lúc có tuổi thì ăn chơi mặc kệ và đến khi không còn răng nữa thì ăn chay mặc niệm…chú ý nhu cầu dinh dưỡng người già là rất cần thiết. Theo đó, trong chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi, phải đảm bảo sự hợp lý giữa các loại thức ăn. Các nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng phải cân bằng với đạm, chất xơ. Không nên dùng quá tỷ lệ một dưỡng chất nào đó. Ngoài ra, đừng vì lo ngại người già ăn nhiều sẽ gặp nhiều bệnh mà quá kiêng khem, dẫn đến thiếu chất, cơ thể sẽ mệt mỏi.

Như vậy, sự cân bằng mọi mặt đời sống sau khi về hưu là rất quan trọng. Người già nên lưu ý tránh những áp lực của cuộc sống, đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường các mối quan hệ và sinh hoạt tại cộng đồng nhằm đảm bảo tâm sinh lý, sống khỏe, sống có ích.
Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già. Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại.

Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, du lịch ngắn tập thể, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.

Chỉ vỏn vẹn trong ba tháng hè năm 2017 tôi biết được có 4 người quen đã ra đi vĩnh viễn. Anh bạn BS Lê Phước Hoàng mà chúng tôi vừa ngồi ăn và nhậu cùng chung bàn 6 tháng trước đó tức ngày 31 tháng 12 2016 đã qua đời vì bệnh tim và đột quị cùng lúc vào giữa tháng 5 năm 2017 ở cái tuổi 72. Anh của bạn tennis tôi là BS Thành Quang Lân, một nhân vật khá nổi tiếng ở Montreal mắc bệnh ung thư phổi cũng vừa qua đời vào cuối tháng 6 ở tuổi 68. Đầu tháng 7 ông cụ bố của anh bạn thân Taberd tên N. N Thuần vừa qua đời ở cái tuồi rồng vàng 92. Và gần đây ngày 9 tháng 7 một anh bạn học kỹ sư trên tôi 4 lớp tên D. Tâm Chí cũng qua đời vì bệnh tim mạch trong lúc làm việc tại tỉnh Youngdé thuộc Cameroun ở cái tuổi 66. Điều này làm chúng tôi suy ngẫm vô cùng và như một cú sốc. Cuộc đời sao ngắn ngủi quá.

Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong sân trường khuôn viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già!

Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nữa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xảy ra trong đời sống.

Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm “Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…

Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái. Ta vẫn biết khi ta ra đời, ta đâu có mang nó đến và khi ra đi, chúng ta cũng không mang nó theo. Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình. Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống.

Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú .

Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình

Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẻ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu.

Lắm lúc ngẩm nghĩ lúc nào về hưu mới đúng lúc, ta sẽ ở đâu và vợ chồng tôi sẽ ăn uống ra sao thì tôi thở dài ngao ngán. Vào Nhà Già ở suy cho cùng cũng là một giải pháp tốt nhất. Thực ra Nhà Già ở Canada thật sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi, nhân viên phục vụ tử tế, không có gì đáng phàn nàn.

Cuộc sống tự nó là điều kỳ diệu. Lúc mầm non son trẻ luôn vươn lên để sống là kỳ diệu. Lúc già kiệt lú lẫn yên phận cũng là kỳ diệu. Chúng ta cố sống một cách nhân tâm để đừng hổ thẹn với đời và cũng đừng quá bi quan vì tuổi già. Chúng ta không mãi duy trì được hình thức bên ngoài tốt đẹp, nhưng có thể giữ ấm trái tim với đồng loại cho đến lúc ngừng nghỉ.

Tôi bổng nhớ lại có một danh nhân nào đó đã nói “Lúc ta sinh ra thì khóc oe oe và mọi người chung quanh ta cười mừng tươi rói. Khi ta ra đi vĩnh viễn, miệng ta mĩm cười thì mọi người xung quanh đang khóc mướt...”

Nguyễn Hồng Phúc
January 2018

Montréal, Canada