a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối đơn giản và thơm ngon

Cách gói bánh chưng bằng lá chuối vừa đơn giản vừa ngon lại giúp bạn tiết kiệm tiền mua nguyên liệu gói bánh chưng trong dịp Tết.

Nguyên liệu:
- 1 kg gạo nếp
- 400gr đỗ xanh
- 500 gr thịt ba chỉ
- Một bó lá chuối tươi, không nát, rách.
- Một bó lá nếp (lá dứa)
- Lạt chẻ mỏng hay nếu không có, bạn có thể sử dụng dây nilon cũng được nhé.
Gói bánh chưng bằng lá chuối rất đơn giản mà ngon.
Cách làm:
Bước 1: Gạo nếp bạn chọn loại gạo nếp cái hoa vàng với những hạt nếp to, tròn sẽ giúp món bánh chưng của bạn dẻo và thơm hơn.Thêm một bí quyết nữa là bạn dùng lá nếp để ngâm gạo gói bánh chưng. Với cách gói bánh chưng bằng lá chuối, lá nếp sẽ góp phần làm tăng độ thơm của phần gạo của bánh.
Bạn thái nhỏ lá nếp, cho vào máy xay sinh tố xay, lọc lấy nước cốt, trộn với nước thường và một chút muối để ngâm gạo nếp. Ngâm gạo trong vòng 8 tiếng để gạo dền khi luộc bánh. Với thủ thuật ngâm gạo nếp với lá nếp, gạo sẽ rất thơm và xanh!
Bước 2: Đỗ xanh bạn cũng ngâm trong vòng 8 tiếng. Nếu bạn chọn loại đỗ xanh chưa cà vỏ, bạn nhớ đãi thật sạch! Sau khi ngâm gạo và đỗ xong, bạn vo sạch rồi để ráo nước!
Ngoài ra, phần thịt bạn chọn để làm nhân bánh chưng cũng cần chọn kĩ lưỡng! Thịt ba chỉ phải tươi ngon, phần thịt mỡ và thịt nạc xen kẽ đều nhau, không chọn phần thịt quá nhiều nạc sẽ khiến bánh bị khô. Phần mỡ sẽ giúp bánh được thơm và béo ngậy hơn. Thịt ba chỉ cắt thành những miếng to, dài, và hơi dày một chút.
Ướp thịt với gia vị và tiêu, bột canh để thịt đậm đà hơn. Không ướp mắm vào thịt vì bánh dễ bị ôi thiu, không để bánh chưng được lâu! Tiêu bạn có thể giã nhỏ và để dành chút tiêu giã dập. Khi ăn bánh chưng, phần tiêu giã dập sẽ khiến bạn thích thú khi thưởng thức.
Lá chuối lau sạch, thật nhẹ nhàng để tránh lá chuối bị rách.
Bước 3: Bắt đầu gói bánh chưng bằng lá chuối.
Nguyên liệu để gói bánh chưng.
Dùng khuôn để gói để chiếc bánh vuông vắn, đẹp mắt.
Bạn nhớ nắn chỉnh cho bánh chưng phẳng phiu.
Bước 4: Bạn đổ 1 lớp gạo nếp lên gần bằng nửa chiều cao của khuôn, rồi đổ 1 chén đậu xanh vào giữa bánh, trải cho đậu xanh đều ra, cho nhân thịt vào, lại đổ thêm 1 lớp đậu nữa sao cho trải đều và phủ kín phần nhân. Cuối cùng ta đổ tiếp gạo nếp vào điền đầy bánh, thêm một tấm lá chuối phủ lên mặt bánh rồi gập lá chuối lại và cột dây lại là xong.
Bạn nhớ nắn chỉnh cho bánh chưng phẳng phiu và vuông vắn nhé!
Bước 5: Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể buộc thêm 2 dây ngang và 2 dây dọc nữa để bánh tránh bị xổ ra khi luộc nhé! Vậy là chiếc bánh chưng với cách gói bánh chưng bằng lá chuối của chúng ta đã hoàn thành rồi. Bạn áp dụng tương tự để gói thêm các chiếc bánh khác nữa nhé! Và chuẩn bị đem bánh chưng đi luộc thôi nào.
Bước 6: Để luộc bánh chưng xanh hơn, bạn lấy lá chuối thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, xay sơ qua rồi đổ vào nồi nước nếu không các bạn lót một ít lá chuối vụn ở dưới đáy nồi cũng được, với cách này bánh sẽ rất xanh.
Xếp bánh ngay ngắn vào trong nồi rồi đổ nước ngập bánh. Rồi nhóm lửa lên đun khoảng 8 – 10 tiếng là được. Các bạn chú ý khi bánh chưng sôi thì nước sẽ cạn nên các bạn phải đun thêm 1 nồi nước sôi dùng để châm nước (Trong cách gói bánh chưng bằng lá chuối các bạn tuyệt đối được để nồi cạn nước, mực nước luôn luôn ngập bánh và không được châm bằng nước lạnh). Nếu châm thêm nước bằng nước lạnh bánh sẽ bị trương lên, gạo không chín đó nhé!
Bánh chưng gói bằng lá chuối có màu xanh rất tự nhiên.
Sau khoảng 10 tiếng thì bánh chín tắt bếp ta không nên vớt bánh ra ngay mà để khoảng 2 giờ cho nước ấm ấm rồi vớt ra. Rửa sạch cặn bẩn bám bên ngoài. Để bánh chắc hơn, khi luộc xong bạn nhớ dùng vật nặng để ép cho ra hết nước trong bánh và bánh dẽ đẹp.
Ép chừng vài giờ đồng hồ là được.
Cách gói bánh chưng bằng lá chuối cũng rất tiết kiệm.
Chúc các bạn thành công!
Cách gói bánh chưng gấc đỏ cho Tết may mắn
Hi vọng rằng màu đỏ tươi của món bánh chưng gấc sẽ đem lại may mắn cho gia đình bạn trong năm mới.

Cách làm hoa mai, hoa đào bằng vải voan trang trí Tết

Làm hoa mai, đào bằng vải voan cực đơn giản mà tạo ra những bông hoa đẹp y như thật. Cùng học cách làm những bông hoa xinh đẹp bằng vải đón Tết.

Nguyên liệu làm hoa mai
Mô tả ảnh.
- Vải voan
- Nhụy
- Kẻm xi màu vàng
- Keo sáp
- Nụ hoa giả
- Chậu + thân mai giả
Cách làm hoa mai vải voan:
Hoa mai là biểu tượng ngày tết của người dân miền Nam.
Quấn cánh mai, bạn dùng nắp hồ làm khuôn.
Bóp cánh cho thon như hình.
Bọc cánh mai, đặt nhụy dùng chỉ quấn chắc.
Cánh thứ đặt chồng qua cánh thứ nhất, quấn chỉ chặc từng cánh.
Tiếp tục thế đến cánh thứ 5 quấn chỉ nhiều vòng.
Quấn sáp nâu che chỉ.
Các hoa hoàn thành.
Nếu hoa búp như hình dưới.
Nếu bạn muốn hoa mai nở nhiều cánh, bạn bắt thêm 5 cánh xen kẽ.
Quấn nhị hoa vào bông hoa và cành.
Hoa mai nở hoàn chỉnh.
Cách làm hoa đào Nguyên liệu làm hoa đào
Cách làm hoa đào bằng vải xoan đơn giản mà tạo ra những bông hoa đào đẹp y như thật.
- Vải voan màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt
- Nhụy hoa giả bằng ngựa
- Tăm bông, băng dính thô màu nâu
- 2 lõi cuộn chỉ kích thước khác nhau
- Chỉ - Kìm, kéo
- Dây đồng
- Keo sữa
- Cành giả
Thân cây có thể làm bằng kẽm bó lại và quấn vải voan nâu hay giấy nhăn màu nâu bên ngoài. Nếu và giấy nhăn phết lên 1 lớp keo sữa pha nước để được hiệu ứng nhăn của thân cây.
Cách làm:
1. Cắt những đoạn dây đồng nhỏ rồi bạn uốn dây đồng thành một hình tròn nhỏ quanh lõi tròn rồi xoắn lại đầu dây thừa để làm khung cho các cánh hoa.
Cách làm hoa đào bằng vải xoan không quá phức tạp nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện tỉ mỉ từng chút một.
Phủ vải voan lên từng khung cánh, sau đó dùng đây chỉ để cố định vải lại. Với mỗi bông hoa đào cần 5 cánh hoa.
2. Cắt một đoạn dây đồng khác để làm thành từng bông hoa một. Bạn xiên dây đồng vào phần nhụy hoa.
3. Thêm lần lượt 5 cánh hoa xen kẽ nhau để tạo thành bông hoa. Sau khi thêm từng cánh, bạn lại dùng chỉ cố định cánh vào cành hoa nhé. Lấy băng dính màu nâu quấn xung quanh làm phần cuống hoa, kéo băng dính dài xuống một chút để che đi phần dây đồng thừa.
4. Khi đã thêm đủ 5 cánh, bạn khéo léo uốn từng cong từng cánh ra ngoài để tạo hình rõ ràng cho bông hoa nhé.
5. Để làm nụ hoa đào, bạn dùng một chiếc tăm bông. Lấy bải voan quấn xung quanh một đầu bông rồi bạn lại lấy vải xoan trùm vào đầu bông vừa quấn và dùng chỉ cố định lại cho chắc. Tiếp đó, bạn dùng băng dính nâu để làm phần cuống nụ hoa, quấn băng dính dài xuống để che đi phần dây đồng phía dưới.
6. Gắn lần lượt từng bông hoa và nụ hoa vào cành hoa đào giả. Dùng băng dính nâu để cố định từng bông hoa nhé. Bạn quấn thêm băng dính nâu xuống cả phần cành hoa để trông tự nhiên nhất.
Làm hoa đào bằng vải voan trang trí nhà ngày Tết cũng thú vị.
7. Tiếp tục gắn hoa và nụ để tạo thành một cành hoa đào hoàn chỉnh.
Chúc các bạn thành công!


Mực nướng chảo cay cho ngày lạnh

Có nhiều thời gian, chị em hãy làm thử món mực nướng chảo cay, nóng hổi cho cả nhà thưởng thức nhé!

Cách làm mực nướng chảo cay không khó nhé!
Nguyên liệu:
- 2 con mực to
- 3 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc
- 2 muỗng canh nước tương
- 1 muỗng canh giấm
- 2 muỗng canh mật ong
- 1 muỗng cà phê dầu mè
- Gia vị: 1/4 muỗng cà phê muối; 1/2 muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng cà phê mù tạt (Không có thì bỏ qua)
- Mè rang vàng
- Hành lá thái nhỏ
Thực hiện:
Bước 1: Các gia vị (trừ mè và hành lá) cho hết vào 1 cái chén trộn đều.
Bước 2: Mực rửa sạch. Lấy giấy thấm khô. Dùng dao khứa 1 mặt còn 1 mặt để nguyên.
Bước 3: Sau đó cho 1/3 gia vị vào mực ướp.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu, dầu hơi nóng cho mực vào nướng với lửa hơi cao. Nhớ trở mực thường xuyên và cho thêm hơn 1/3 gia vị vào tiếp túc nướng. Mực rất mau chín vì vậy bạn đừng nướng lâu quá mực sẽ bị dai.
Trình bày: Cho 1 ít xà lách ra dĩa, sau đó gắp mực cho lên trên cho hết phần sốt còn lại lênmực nướng chảo cay. Trang trí hành lá và mè rang vàng cho hấp dẫn.
Món mực vừa cay, vừa mềm cuốn với rau xà lách và cơm ăn đúng kiểu Hàn Quốc.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với mực nướng chảo, cay cay hấp dẫn trong ngày lạnh!

Không có nhận xét nào: