a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Chả tôm bọc sả nướng chảo thơm lừng gian bếp

Món ăn ngon mịn, phảng phất mùi sả luôn làm hài lòng bất cứ ai thưởng thức.

Chạo tôm thơm ngon
Chả gà chiên thập cẩm lạ miệng
Xôi chả mực vừa lạ vừa ngon
Chả cá viên sốt mayonnaise chiên xù
Nguyên liệu:
- 500gr tôm tươi, bóc vỏ, bỏ chỉ 
- 1 trái ớt sừng; 2 củ hành tím; 2 tép tỏi.
- Gia vị: 1 muỗng cà phê nghệ; 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê dầu hào.
- 50ml dầu ăn
- 8-10 khúc sả
Thực hiện:
Bước 1: Ớt sừng cắt khúc nhỏ, bỏ hạt. Sau đó cho ớt, hành tím, tỏi, gừng, nghệ và dầu ăn vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Bước 2: Tôm rửa sạch, cho vào ngăn đá tủ lạnh 40 phút. Sau đó lấy ra cho vào máy xay 2 phút.
Tiếp theo cho hỗn hợp gia vị ở bước 1 và các gia vị còn lại vào xay 3 phút nữa là được. Lấy tôm xay ra tô.
Bước 3: Thoa 1 chút dầu lên tay. Lấy 1 ít chả tôm bọc quanh khúc sả.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho chút xíu dầu, dầu hơi nóng xếp những chạo tôm bọc sả lên chảo nướng/ chiên cháy cạnh.
Xếp chạo tôm bọc sả ra dĩa, trang trí dưa leo, xà lách.
Món này ăn kèm với tương ớt rất ngon và đưa cơm.
Chúc các bạn thành công với cách chế biến tôm bọc sả nướng chảo thơm phức nhé!

Món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta. Canh cua đồng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa...

Cua đồng là món ăn bổ dưỡng, dân giã ở các vùng quê và thành thị nước ta. Canh cua đồng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng. Trong Đông y, cua đồng còn là vị thuốc có trị nhiệt tà, thông kinh mạch, mạnh gân xương...
Thịt cua đồng giàu protid, lipid, canxi, phospho, sắt, các vitamin B1, B2, B6 và PP; ngoài ra còn có melatonin. Mai cua còn có chất chitin. Vị mặn tanh, tính hàn, hơi độc, cua đồng có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương, trị nhiệt tà trong lồng ngực, thông kinh mạch làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải độc thức ăn, liền gân thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống các vật kết đọng trong người, phá chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc chấn thương, sốt rét. Dùng 100-200g mỗi ngày bằng cách cua sống; tán bột, rang, nấu canh.
Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh có cua đồng
Trị còi xương trẻ em: cua đồng 100g rửa sạch, bỏ yếm, mai, chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô và vàng. Xay giã nhỏ mịn, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1-2 thìa nhỏ bột (5-10g) pha với bột gạo, đun chín.
Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, rau đay 100g, mồng tơi 100g, mướp hương 1-2 quả. Cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.
Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: cua đồng 2-5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa tụ máu: mai cua và chân cua 30g, xuyên khung 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 16g, tục đoạn 18g, thổ phục linh 20g, ngưu tất nam 16g, rễ bưởi bung 16g, đinh lăng 16g, quế tâm 8g, cam thảo 10g. Mai và chân cua sao vàng, cho sắc cùng với dược liệu. Uống trong ngày.
Chữa viêm thận cấp: cua đồng 200-250g, vỏ rễ dâu tươi 50-100g. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch; vỏ rễ dâu rửa sạch thái đoạn; tất cả giã nát, lọc lấy nước, đun sôi để uống trong ngày.
Trị sưng tấy: mai cua 10g, vảy tê tê 10g, gai bồ kết 10g. Mai cua sao vàng, vảy tê tê sao cát cho phồng, gai bồ kết phơi sấy khô. Các vị tán bột; chia uống 2 lần trong ngày, uống với rượu.
Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn; rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2-3 ngày.
Kiêng kỵ: Không dùng loại cua dưới bụng có lông, lưng có chấm sao, chân có khoang. Không được uống nước cua chưa chín do ký sinh trùng sán lá (Paragonimus) thường sống bám trên cua; nếu ký sinh ở ruột sẽ gây đau bụng, tiêu chảy..., nếu chúng ký sinh ở phổi gây tức ngực khó thở, nóng sốt, nổi mề đay..., sống ở gan gây áp-xe gan và ở não sẽ gây các cơn động kinh... Không dùng cho phụ nữ có thai; không uống nước trà hay ăn hồng khi dùng cua.
TS. Nguyễn Đức Quang

Kim chi giá đỗ giòn giòn cay cay cực ngon

Bên cạnh những món ăn đầy dầu mỡ, có ngay bát kim chi giá đỗ thì đỡ ngấy biết chừng nào. Còn chần chừ gì nữa, xắn tay áo vào bếp trổ tài cho cả nhà thưởng thức.

Tuy chỉ là món ăn kèm nhưng chắc chắn bữa cơm nhà bạn sẽ thêm màu sắc và khác lạ hơn hẳn với bát kim chi giá đỗ muối xổi kiểu Hàn này.
Nguyên liệu
+ 300 gr giá đỗ
+ 1/2 thìa nhỏ muối
+ 1 thìa nhỏ bột ớt
+ 1 thìa nhỏ tỏi băm
+ 2 thìa nhỏ dầu vừng
+ 1 thìa canh xì dầu dùng để nấu súp của Hàn Quốc (bạn có thể tìm mua ở cửa hàng bán đồ Hàn)
+ Hành lá.
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu:
- Giá đỗ ngâm và rửa sạch, bỏ rễ. Chần giá đỗ qua nước sôi cho mềm và sạch khuẩn.
- Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
- Ớt tươi bỏ hạt rồi thái nhỏ.
Các bước thực hiện:
- Cho vào giá đỗ 1/2 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ tỏi băm, hành, ớt.
- Cho tiếp 2 thìa nhỏ dầu vừng, 1 thìa canh xì dầu dùng để nấu súp của Hàn Quốc vào âu giá đỗ.
- Cuối cùng trộn đều các nguyên liệu lại với nhau, để yên khoảng 15-30 phút cho ngấm gia vị rồi có thể dùng được.
Lưu ý:
- Khi chần giá đỗ qua nước sôi để sạch khuẩn thì bạn đừng chần quá lâu nhé vì làm thế sẽ làm cho giá nhừ.
- Khi trộn đều tất cả nguyên liệu, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các mối nguy hoặc bạn có thể dùng bao tay nilon chuyên dùng cho nhà bếp để trộn đều nguyên liệu nhé.
Chúc các bạn thành công với món kim chi giá đỗ vừa dễ làm vừa hấp dẫn này!
Theo TNAG

Không có nhận xét nào: