a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

8 bí quyết dưỡng thận tuyệt vời



Theo Trung Y, thận hư là căn nguyên của bệnh tật trong người, thận khí đủ, bách bệnh trừ. Tuy nhiên, người ngày nay bị đủ thứ bệnh thận, sỏi thận, suy thận đến mức phải chạy thận, thay thận… Tất cả là vì không biết phép dưỡng thận.
Trong thân thể con người thì thận phải là âm, trái là dương. Thận trái kiểm soát chức năng của lục phủ, thận phải cai quản sự vận hành của ngũ tạng. Việc dưỡng thận kỳ thực không khó, lại cũng chẳng tốn tiền, chỉ cần nhớ đến là làm được.
1. Úp tay bổ thận
Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt. Dù là buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm trên giường, thì kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.
2. Chà xát thắt lưng
Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng.
3. Ngâm chân
Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng Tuyền lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.

Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt Dũng Tuyền (Ảnh: Internet)
Huyệt Thận Du: lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh Môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận Du (Ảnh: Internet)
4. Luyện đầu ngón tay út

5. Ấn huyệt Thái Khê
Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Chẳng hạn như đầu ngón út phải có liên kết với thận. Đầu ngón út trái có liên thông với bàng quang. Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa…
Huyệt Thái khê ở tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót (Ảnh: Internet)
Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các bệnh thận, đặc biệt là đối với bệnh thận mạn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy chướng là vừa.
6. Ấn huyệt Quan Nguyên
Huyệt Quan Nguyên nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay (Ảnh: Internet)
Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.
7. Xoa bóp lỗ tai
Thận khai khiếu ra tai, cho nên thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận. Khi xoa bóp, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó mới nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.
8. Tập luyện khí công
Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.
Khi dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Chỗ nào tắc nghẽn, chỗ đó có thể phát viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…). Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành cho cơ thể. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uổng đủ nước lọc, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.
Minh Hải

Vô tình biết được bí kíp trị đau răng của Đông y


Thông thường, đau răng quá thì chúng ta đi khám nha sĩ rồi nhổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông y, như vậy có thể là đã “nhổ oan”, có thể bạn chỉ cần bấm huyệt là đã khỏi rồi.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn, một bác sĩ Đông y nổi tiếng tại Đài Loan, từng kể một câu chuyện rằng vào khoảng 40 năm trước khi ông còn đang học châm cứu, một ngày nọ có một người bạn học đột nhiên nói với ông: “Tôi nói này, vừa rồi tôi học được một vài huyệt và đã chữa khỏi bệnh đau răng của mình rồi!”
Thì ra là người này tình cờ đọc được trong sách viết rằng “huyệt Tam Gian” có thể chữa đau răng nên đã thử châm vào huyệt này. Huyệt Tam Gian nằm ở trên kinh Đại Trường, người này bị đau răng vừa vặn là do vấn đề ở kinh Đại Trường, thế là “mèo mù vớ cá rán”, nhờ vậy mà chữa khỏi.
%image_alt%
(ảnh: BigStockphoto.com)
Đông y cho rằng đau răng có nhiều nguyên nhân, nếu tìm được nguyên nhân và kinh mạch thì có thể chữa khỏi được. Nói đến đây, có rất nhiều người bị đau răng, nhưng không phải ai cũng tìm đến Đông y. Thật ra Đông y có một số cách chẩn đoán bệnh đau răng rất hay.
Đau răng chia làm hai dạng là đau nướu và đau răng. Đông y cho rằng răng có liên quan đến thận, thận có vấn đề thì mới bị đau răng. Bởi vì răng đại diện cho xương cốt, thận chủ cốt, răng cũng là cốt. Còn đau nướu là do hai loại “dương minh”, đau nướu dưới là Thủ Dương Minh, tức kinh Đại Trường có vấn đề, đau nướu trên là Túc Dương Minh, tức vấn đề ở dạ dày.

Đông y chữa đau răng, đau nướu thế nào?

%image_alt%
Huyệt Tam Gian
Đau răng phải bổ thận. Khi răng dài ra, bắt đầu hoạt động có nghĩa là thận đã rất mệt mỏi rồi. Có thể dùng một số cách dưới đây để bổ thận.
  • Có thể dùng nước cốt tật lê để pha nước súc miệng.
  • Muối chữa thận. Súc miệng bằng nước nuối pha từ thanh diêm có thể chữa đau răng. Chà thanh diêm lên răng còn có thể làm chắc răng. Rất nhiều loại bột đánh răng trên thị trường đều có thành phần là thanh diêm.
  • Hạt tiêu có tác dụng gây tê, dùng răng bị đau cắn một hạt tiêu mà giữ nguyên ở đó sẽ làm tê, mất cảm giác đau.
  • Hẹ cũng có thể bổ thận. Nếu đau răng hoặc thận không ổn, hãy ăn nhiều hẹ.
Có thể dùng ấm phong tán
Nướu không sưng nhưng lại đau, nếu khi uống nước ấm mà cảm thấy dễ chịu thì là bị hàn nha thống. Có thể dùng ấm phong tán như khương hoạt, ma hoàng, xuyên phụ tử, một nửa dùng để súc miệng, nửa còn lại dùng để uống.
Hỏa thống đa phần là do dạ dày nóng gây ra. Sưng nướu, khi gặp nóng, răng sẽ rất đau, gặp mát thì cơn đau sẽ dịu lại, nhưng gặp lạnh thì lại bắt đầu đau. Có thể dùng thuốc thanh nhiệt tả hỏa. Có thể ép lô hội lấy nước cốt rồi ngâm nước súc miệng.

Đau răng có phải nhổ răng hay không?

%image_alt%
Nhổ răng này sẽ ảnh hưởng đến răng khác (Ảnh: Internet)
Răng đau quá, rốt cuộc là có nên nhổ hay không? Mỗi bác sĩ có ý kiến riêng. Hồ Nãi Văn thở dài, sau khi ông nhổ xong mấy cái răng thì mới phát hiện ra nếu cái răng đầu tiên mà ông kiên trì không nhổ, bồi bổ cho nó, đến nay chắc là còn giữ lại được nhiều răng hơn rồi.

Minh Ngọc
Ông nói, giả sử nhổ một cái răng ở hàm trên bên trái thì bên phải sẽ thiếu mất một cái đối xứng, khi nhai sẽ không cân bằng nữa, vậy thì cái răng bên phải sẽ bắt đầu bị hỏng. Và sau khi nhổ cái răng phía trên bên phải, răng bên dưới không bị cản lại sẽ bắt đầu cao lên, ép những cái răng khác. Thế là lại bắt đầu đau, lại muốn nhổ, cuối cùng càng lúc càng nhổ nhiều. Vì vậy nếu có điều kiện thì BS. Hồ Nãi Văn khuyên vẫn nên bồi bổ răng thì hơn.

Không có nhận xét nào: