a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Ai tuyệt đối không được ăn mứt dừa?

Mứt dừa là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng không phải ai cũng ăn được.
Ai tuyệt đối không được ăn mứt dừa? - Ảnh 1
Trao đổi với PV, BS Lê Thị Hải, nguyên GĐ Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, mứt dừa ngoài ngọt còn chứa rất nhiều chất béo. Do đó, những người mắc các bệnh sau tuyệt đối không nên ăn mứt dừa.
Người thừa cân, béo phì
Trong mứt dừa chừa nhiều chất béo và đường nên người thừa cân, béo phì tuyệt đối không nên ăn. Nếu ăn mứt dừa sẽ gây hại cho sức khỏe, không kiểm soát được cân nặng, sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Người mắc bệnh tiểu đường
Mứt là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như đường bột, protein. Tuy nhiên, mứ thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao.
Người đang muốn ăn kiêng
Mứt dừa béo và nhiều đường không thích hợp với người muốn ăn kiêng.
Người mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch
Người có tiền sử cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch cũng nên tránh xa món mứt dừa.
Người già, trẻ nhỏ
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em để thay thế các thực phẩm khác.
Phụ nữ mang thai
Bà bầu có thể ăn mứt dừa nhưng chỉ nên dùng để nhâm nhi trong lúc trò chuyện tiếp khách, không nên ăn quá đà vì nếu ăn nhiều mứt phụ nữ mang thai sẽ tăng cân nhanh nhưng không có dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng. Hơn nữa, ăn mứt dừa nhiều khiến mẹ bầu ăn mất ngon trong bữa chính (là bữa ăn có đủ dưỡng chất) hoặc bỏ đi một vài bữa phụ nên càng không tốt cho thai nhi.
Người bị tiêu chảy
Ăn nhiều mứt dừa chứa nhiều chất béo và đường nên không thích hợp đối với người bị tiêu chảy.
Người bị đầy bụng, tiêu hóa kém
Ăn nhiều mứt dừa dễ sinh đầy bụng, rất khó tiêu nên sẽ giảm mất cảm giác đói. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn vào trong 2 bữa ăn chính.

Thích thú với hàng loạt công dụng sức khỏe từ hạt dưa

Hạt dưa giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp.
Hạt dưa lấy từ quả dưa hấu. Người ta chọn giống rỗng ruột nhưng có nhiều hạt để trồng. Đất trồng thích hợp là loại đất cát phù sa hoặc đất thịt pha cát. Thường trồng vào tháng 2-3 đến tháng 8-9 thì thu hoạch.
Chọn những trái dưa chín đỏ, bổ làm đôi rồi móc ruột dưa cho vào chậu nước để bóp nát hết ruột dưa. Sau đó dùng rỗ thưa để gạn lấy hạt to, chắc, đem phơi nắng cho khô rồi đem rửa lại một lần nữa cho sạch lớp nhựa bọc ngoài vỏ hạt. Phơi thêm một nắng nữa cho khô đều.
Thích thú với hàng loạt công dụng sức khỏe từ hạt dưa - Ảnh 1
Không chỉ là đồ ăn vặt được ưa chuộng mà hạt dưa còn có công dụng thần kỳ cho sức khỏe
Ngày nay, người ta thường dùng hạt dưa là món ăn vặt cho ngày Tết, không chỉ được nhiều gia đình ưa chuộng mà hạt dưa còn có công dụng thần kỳ cho sức khỏe, các bạn nên lưu ý nhé!
Giàu protein
Hạt dưa rất giàu protein, một lon hạt dưa chứa khoảng 30,6g (tương đương 61%) hàm lượng protein cần thiết mỗi ngày. Protein trong hạt dưa còn bao gồm nhiều axit amin, một trong số đó là arginine giúp điều hòa huyết áp, điều trị các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra hạt dưa còn chứa các axit amin khác như tryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp.
Nhiều vitamin nhóm B
Hạt dưa là một trong những loại hạt chứa nhiều vitamin nhóm B. Vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hỗ trợ các chức năng quan trọng khác của cơ thể.
Vitamin B phổ biến nhất trong hạt dưa là vitamin B3, còn được gọi là niacin. Trong một lon hạt dưa có chứa 3,8mg niacin (tức 19% hàm lượng cần thiết trong ngày). Niacin có chức năng duy trì hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và sức khỏe của da.
Ngoài ra, hạt dưa còn có các loại vitamin B quan trọng khác như folate, thiamin, riboflavin, vitamin B6...
Dồi dào khoáng chất
Magiê là nguyên tố phổ biến nhất có trong hạt dưa, giúp điều hòa huyết áp và quá trình trao đổi carbonhydrate. Trong một lon hạt dưa, magiê chiếm khoảng 556mg (cung cấp 139% giá trị dinh dưỡng cần thiết trong ngày).
Ngoài ra, hạt dưa còn chứa các nguyên tố quan trọng khác như phospho, sắt, kali, natri, đồng, mangan và kẽm.
Giàu chất béo có lợi
Một trong những dưỡng chất bất ngờ nhất từ hạt dưa đó là chất béo có lợi. Một lon hạt dưa khô có tới 51g chất béo, mà 11g trong này là chất béo hòa tan. Ngoài ra, còn có chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa liên kết và omega-6.
Các loại chất béo này giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành. Ngoài ra, omega-6 còn giúp tránh huyết áp cao.

Bài thuốc hay trị cao huyết áp từ tỏi và đậu trắng

Tỏi và đậu trắng không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mỗi gia đình, mà khi kết hợp lại với nhau, nó có thể trở thành bài thuốc trị cao huyết áp hiệu quả.
Tỏi là gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình và nay, công dụng của nó không chỉ gói gọn trong bàn ăn, ngăn bếp mà còn được tận dụng trong lĩnh vực y học.
Bài thuốc hay trị cao huyết áp từ tỏi và đậu trắng - Ảnh 1
Tỏi và đậu trắng giúp trị cao huyết áp
Được biết, tỏi vị thuốc này là nguyên liệu chính trong điều trị căn bệnh cao huyết áp, rất nhiều người đã kiểm soát được chỉ số huyết áp ở mức bình thường chỉ với vài thao tác sơ chế tại nhà cùng với tỏi như rượu, siro, trà tỏi hoặc tỏi ngâm giấm, đường…
Trong khi đó, đậu trắng được biết đến như một loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, ăn đậu trắng còn có tác dụng ngăn chặn axit amin amylase gây ức chế sự hấp thu carbonhydrate.
Tuy nhiên, tỏi và đậu trắng khi kết hợp lại với nhau có thể điều trị cao huyết áp hiệu quả. Bài thuốc này có từ rất lâu đời và được tìm thấy trong cuốn sách “Thọ Khang Trang Thặng Thư”. Nhưng để phát huy được hiệu quả toàn diện, bạn cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên.
Nguyên liệu:
- 100gr tỏi.
- 100gr đậu trắng hay còn gọi là đậu mắc cua
- 2 lít nước sạch.
Thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái thành những miếng mỏng.
- Đậu trắng rửa sạch, không cần phải ngâm nước trước khi nấu.
- Sau đó, cho tất cả vào nồi có chuẩn bị sẵn 2 lít nước. Đậy kín nắp, nấu sôi, canh sao cho lượng nước bên trong còn khoảng 250ml. Lọc lấy nước, chia đều uống nhiều lần trong ngày, ăn đậu và bỏ tỏi.
Thực hiện mỗi tháng 1 lần, đều đặn trong hàng tháng sẽ cho kết quả giảm chỉ số huyết áp rất hiệu quả.
Theo Sức khỏe gia đình

Không có nhận xét nào: