a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Học cách ngủ để dưỡng sinh đơn giản của cổ nhân. P 1&2



Từ xa xưa, giấc ngủ luôn được các chuyên gia dưỡng sinh coi trọng. Danh y nổi tiếng thời Chiến Quốc Văn Chí từng nói với Tề Uy Vương rằng: “Đạo dưỡng sinh của tôi đặt giấc ngủ ở vị trí cao nhất, người và động vật chỉ có ngủ mới lớn lên, bởi nó giúp Tỳ Vị tiêu hóa thức ăn, đây là thứ bổ nhất trong dưỡng sinh, một người nếu không ngủ 1 buổi tối thì mất 100 ngày cũng không thể hồi phục sức khỏe bị tổn hại“.
Ngủ có tác dụng rất lớn trong dưỡng sinh, dưỡng chính là dùng rất nhiều tế bào khỏe mạnh thay thế tế bào yếu kém, hư hại, nếu 1 đêm không ngủ tức là không đổi tế bào mới. Nếu nói ban ngày có 1 triệu tế bào chết đi, ban đêm chỉ bù lại được 500 ngàn tế bào, như vậy cơ thể của bạn sẽ bị thiếu hụt, lâu dần bạn liền rỗng như củ cải bị xốp. Kỳ thực, người hiện đại đang ngày càng gặp phải vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ, càng nên chú trọng ngủ để dưỡng sinh, nên học hỏi kinh nghiệm của người xưa, để giúp bản thân sống khỏe sống thọ.
1. Ngủ không nằm thẳng, không trùm đầu, không quay hướng bắc
Trong Luận ngữ hương đảng có câu: “Tẩm bất hoành thi” nghĩa là: Ngủ không nằm thẳng. ‘Thi’ ở đây để chỉ là nằm ngửa mặt lên hướng lên giống như thi thể. Cũng chính là muốn nói tư thế ngủ đó không tốt cho sức khỏe, không thuận lợi. Khổng Tử dạy rằng nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như việc duy trì tư thế ngay thẳng trong ngày.
Theo Đông y, tư thế cơ thể không chỉ đóng một vai trò thể chất quan trọng mà còn phản ánh nội tâm bên trong. Chẳng thế mà người xưa có câu thành ngữ: “Lập như tùng, tọa như chung, hành như phong, ngọa như cung”. Nghĩa là: Đứng (thẳng) như cây tùng, ngồi (vững) như cái chuông, đi (nhẹ) như gió, nằm (cong) như cánh cung. Nhìn nhận từ góc độ y học hiện đại, nói như vậy có đạo lý. Các nghiên cứu đều phát hiện, trong các tư thế ngủ, ngủ ngửa mặt làm mức độ thả lỏng của cơ thể là kém nhất, từ đó tay dễ đặt lên ngực, bụng gây hại cho sức khỏe và gây ra các cơn ác mộng.
Cổ nhân khuyên rằng, ngủ không nên trùm đầu. (Ảnh: tw.aboluowang)
Một điều quan trọng hơn, nằm ngửa khi ngủ dễ gây ra chứng tạm ngừng thở, thậm chí nước bọt có thể chảy vào cơ quan, dẫn tới thức ăn có thể bị trào ngược và gây nghẹt thở. Do đó, cổ nhân coi đây là tư thế ‘hoành thi’ cũng không quá đáng.
Ngủ không trùm đầu xuất phát từ ‘Thiên kim yếu phương’.Nguyên nhân vì đầu là nơi hội tụ của rất nhiều kinh lạc của toàn thân, giúp khí huyết vận hành lưu thông. Che kín đầu khi ngủ vừa ảnh hưởng tới sự vận hành của khí huyết, vừa có thể dẫn tới toát mồ hôi đầu, từ đó làm các bệnh về ngoại tà thừa cơ mà vào.
Ngủ không quay đầu về hướng bắc nguyên là câu nói xuất phát từ “Lão lão hằng ngôn”? Tại sao lại như vậy? Rất đơn giản vì Đông y quan niệm phía bắc thuộc âm. Phần đầu là nơi tụ hội nhiều khí dương, khi ngủ quay đầu về hướng này, dễ bị âm khí quấy nhiễu. Nhất là mùa thu và đông, tà khí phong hàn dễ từ phương bắc mà tới. Nếu khi ngủ gió lạnh xâm nhập vào đầu, dễ gây ra đau và ảnh hưởng tới lưu thông khí huyết toàn thân.
2. Xuân hạ ngủ quay hướng đông, thu đông quay hướng tây
Đầu là nơi hội tụ của rất nhiều kinh mạch, và khí được tiếp nhận sẽ từ đầu lan xuống toàn bộ cơ thể như vòi hoa sen. Quay hướng đầu khi ngủ thực sự là một vấn đề đáng chú ý.
Dược vương Tôn Tư Mạc cho rằng: Phàm nhân ngọa, xuân hạ hướng đông, thu đông hướng tây, nghĩa là: Người bình thường, mùa xuân và hè khi ngủ nên quay đầu về hướng đông, thu và đông nên quay về hướng tây. Tức là quay về hướng đông khi ngủ vào xuân và hạ để đón nhận dương khí, quay về phía tây vào mùa thu và đông để ổn định âm khí.
Nếu bạn đang gặp rắc rối hoặc cần bổ sung dương khí, chỉ cần duy trì tư thế quay đầu về phía đông khi ngủ. Đây là phương pháp ngủ dưỡng sinh hiệu quả. 
Xuân hạ ngủ nên quay đầu hướng đông, thu đông nên quay đầu hướng tây. (Ảnh: tw.aboluowang)
3. Phương pháp ngủ
Phương pháp ngủ đã được nghiên cứu và thảo luận từ thời cổ đại. Vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh, đại y học gia Tào Đình Đồng đã tổng kết một cách hệ thống phương pháp ‘Thao Tung nhị pháp’, được lưu truyền tới ngày nay.
“Thao” là điều cần trước tiên, ý niệm cần dẫn động đầu tiên, sau đó dùng mũi hít thở nhẹ nhàng đếm số lần, và từ từ thu khí về trong đan điền. Lặp lại nhiều lần như vậy cho tới khi tâm thái nhẹ nhàng và dần dần đi vào giấc mộng.
“Tung” lại ngược lại với Thao, mặc kệ tâm trạng tư tưởng suy nghĩ tới nơi xa xăm, vô định thậm chí tới quên bản thân mình đang ở đâu, cũng có thể dần dần đi vào giấc ngủ.
Cả hai phương pháp đều không được quá gấp gáp, vội vàng. Điều quan trọng nhất cần tĩnh tâm, thả lỏng và buông bỏ hết những phiền muộn xung quanh.
4. Tư thế ngủ
Người cổ đại xưa rất chú ý tới tư thế ngủ. Phật giáo quy định ngủ nên nằm nghiêng bên phải, tên của nó là “giấc ngủ may mắn”, cũng có tính khoa học đạo lý, bởi vì trái tim con người nằm ở phía bên trái, nếu nằm nghiêng bên trái, có thể gây áp lực lên trái tim.
(Còn tiếp)
Kiên Định
Theo kknews.cc

Học cách ngủ để dưỡng sinh đơn giản của cổ nhân: 10 điều cấm kỵ khi ngủ (Phần 2)


Một giấc ngủ ngon luôn được các nhà dưỡng sinh coi trọng. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể lấy lại năng lượng sau một ngày dài làm việc mà còn thực sự là thời gian để cơ thể có thể thải độc hiệu quả.
Phần trước đã giới thiệu cho các độc giả về tư thế ngủ, phương pháp ngủ… thích hợp trong dưỡng sinh. Trong bài này sẽ đưa ra 10 điều cấm kỵ khi ngủ để các bạn có thể giữ cho mình một giấc ngủ trọn vẹn.
1. Không nên thường xuyên nằm ngửa khi ngủ
Người xưa rất chú ý tới tư thế ngủ.(Ảnh: tw.aboluowang)
Cổ nhân nói: “Thụy bất yếm xúc, giác bất yếm thư”, nghĩa là: Khi ngủ thân cong gập gối để sinh lực không bị tản mất; khi thức nên thư giãn hoạt động, để khí huyết lưu thông. Nếu nằm ngửa thân thể sẽ căng thẳng, cơ bắp không thể thả lỏng, tay dễ đặt lên ngực, dễ sinh ác mộng và ảnh hưởng tới nhịp thở cũng như nhịp tim. Do đó, ngoài những người mắc bệnh đặc biệt cần nằm ngửa, không nên ngủ ở tư thế này lâu dài, thời gian ngắn thì vô hại.
2. Đi ngủ không lo âu
Hãy đảm bảo bản thân cần tập trung yên tĩnh khi đi ngủ, không lo nghĩ về bất cứ việc gì. Người xưa nói: “Tiên thụy tâm, hậu thụy thân” nghĩa là trước tiên cần để tâm nghỉ ngơi sau đó mới tới thân thể ngủ. Đây là một bí mật quan trọng của giấc ngủ.
Ngủ không nên lo âu suy nghĩ. (Ảnh: read01.com)
Nếu bạn luôn suy nghĩ về các công việc trong ngày hoặc những việc xảy ra trong quá khứ, hay lo lắng cho tương lai, thậm chí lo nghĩ phiền muộn, sẽ không chỉ mất ngủ mà còn tổn hại cho thân thể nhiều hơn lo nghĩ vào ban ngày.
3. Không tức giận trước khi ngủ
Trong Tố Vấn, thiên Cử thống luận có câu: “Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn, ưu tắc khí kết”. Nghĩa là, bách bệnh của con người đều sinh ra bởi khí, phẫn nộ thì khí thăng (lên), vui thì khí hòa hoãn, đau buồn thì khí tiêu tan, sợ thì khí hạ (hãm), kinh hãi thì khí loạn. Bất kỳ sự biến đổi nào về cảm xúc đều có thể dẫn tới khí bị đảo loạn, từ đó gây mất ngủ và bệnh tật. Do đó, không chỉ không thể tức giận trước khi đi ngủ, còn nên tự kiềm chế bản thân xuất ra những cảm xúc thái quá.
4. Không nên ăn trước khi đi ngủ
Ăn trước khi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và làm tổn thương cơ thể. Nếu cảm thấy đói trước khi đi ngủ, hãy nghỉ ngơi sau khi ăn một lúc rồi mới nên lên giường. Người xưa nói: “Sáng nên ăn sớm, bữa trưa nên ăn no, bữa tối nên ăn ít”. Đây thực sự là một kinh nghiệm dưỡng sinh cần lưu ý.
5. Ngủ không nên nói chuyện
Đông y quan niệm, Phế được coi là nơi màu mỡ nhất của ngũ tạng, đóng vai trò chính trong việc phát âm thanh, khi nằm xuống, Phế thu liễm lại, lúc này phát ra ngôn ngữ dễ hao tổn Phế khí, cũng giống như chuông và khánh, không treo lên không thể phát ra tiếng. Ngoài ra, trước khi ngủ nói chuyện sẽ làm tinh thần phấn khích, sôi nổi từ đó ảnh hưởng tới giấc ngủ và dễ dẫn tới mất ngủ.
6. Nằm ngủ không nên đối đầu với đèn
Ngủ đối đầu với đèn sẽ làm tâm trí không thể ổn định, không dễ ngủ.
Ngủ không nên đối đầu với đèn/ (Ảnh: read01.com)
7. Không nên mở miệng khi ngủ
Theo Dược vương Tôn Tư Mạc, ngủ ngậm mồm là phương pháp tốt nhất để bảo tồn nguyên khí. Mở miệng hô hấp có rất nhiều điều không tốt, không những không vệ sinh mà còn làm Phế tạng dễ bị không khí lạnh và bụi bẩn gây kích ứng, khí lạnh cũng dễ đi vào dạ dày gây bệnh.
8. Không nên che mặt khi ngủ
Che mặt khi ngủ sẽ làm việc hô hấp trở nên khó khăn, hơn nữa còn làm bản thân tự hít nhiều khí carbon dioxide mình tự thở ra, nên không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy trong Tam tẩu ca có viết: “Đêm ngủ không nên trùm kín đầu”, điều này cho thấy người xưa rất chú trọng phương pháp dưỡng sinh này.
9. Chỗ ngủ không nên thông gió
Cổ nhân tin rằng, gió là nguyên nhân sinh bách bệnh, dễ di chuyển và biến hóa khôn lường, sau khi cơ thể ở trạng thái ngủ, khả năng thích ứng với những thay đổi của thời tiết giảm xuống, nên dễ bị phong tà xâm nhập. Theo Tỏa toái lục, chỗ ngủ không nên thông gió, e rằng dễ bị trúng gió đau đầu, lưng bị gió lạnh thì ho vai bị gió lạnh thì đau cánh tay. Nên điều dưỡng hài hòa, dù mùa hè nắng gắt cũng nên như vậy.
10. Đầu không nên quay vào bếp lửa khi ngủ
Tỏa toái lục có viết: “Khi ngủ đầu không nên quay vào gần lửa, vì có thể làm tổn thương não”.
Kiên Định
Theo kknews.cc

Không có nhận xét nào: