a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

THẦY CŨ


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, thực vật và ngoài trời
1- Mười một tuổi, tôi bắt đầu vào lớp đệ thất, đó là năm đầu tiên của bậc trung học. Tuổi này vẫn còn tính trẻ con nên đám học sinh thích những trò chơi của thời tiểu học trong giờ ra chơi. Có lúc chúng tôi còn chơi trò cút bắt, chạy giỡn khắp sân trường. Lên trung học, mỗi môn học chỉ học với một thầy hay cô. Những ngày đầu vào lớp đệ thất trường Hoàng Diệu, học sinh chúng tôi rất bở ngỡ. Khác hoàn toàn với lúc còn ở bậc tiểu học, chỉ học với thầy hay cô dạy đủ các môn
Trong suốt quãng đời đi học hình ảnh của các thầy luôn đọng lại trong tâm trí của người học trò, dẫu qua thời gian vẫn không thể phai nhạt. Thầy là người dìu dắt, không những truyền kiến thức còn dạy các em sống tốt với đời. Lứa học sinh chúng tôi rời khỏi mái trường trung học lâu lắm rồi. Thật không thể ngờ thời gian trôi nhanh như vậy, mới ngày nào còn là cậu học trò bé nhỏ nay tóc người nào cũng đã điểm sương. Nhớ về trường cũ chỉ còn hoài niệm về thời gian hoa mộng. Mỗi lần nhớ đến lòng bùi ngùi khi quãng đời đẹp nhất trôi đi không bao giờ quay lại nữa!
2- Người thầy đầu tiên vào lớp chúng tôi là thầy dạy môn sử. Thầy Mai Văn Kiêm là người nhiều tuổi nhất trường. Thầy nói chuyện rất ngọt ngào với học trò và gọi học trò là con. Xem ra, tuổi của thầy còn lớn hơn cha của các bạn trong lớp. Những bài giảng của thầy được học trò chăm chú lắng nghe. Cả lớp im phăng phắc. Ở bậc tiểu học, môn sử chỉ học các sự kiện lớn. Lên trung học học sinh được học theo thứ tự thời gian của từng thời kỳ. Thầy tôi giảng bài quá hay, không có lý do nào để chúng tôi không yêu môn này cả.
Sau khi ra trường, học sinh cũ phần đông không còn ở Sóc Trăng nên ít có thông tin về ngôi trường cũ. Mãi sau này, tôi mới hay thầy đã mất. Chúng tôi vô cùng nhớ một người thầy mẫu mực, đáng kính. Bạn cũ hay tin ai cũng tiếc khi thầy mất không đến được để đốt một nén nhang tưởng nhớ. Chúng tôi luôn nhớ khuôn mặt nghiêm nghị của thầy nhưng rất yêu thương học trò. Bóng dáng già nua của thầy đã nằm sâu trong trí nhớ của những học trò ở tỉnh lẻ.



3- Năm 2012, thầy Nguyễn Văn Tòng trở về Sóc Trăng nhân ngày hội trường. Học trò cũ gặp lại thầy, ai cũng xúc động khi thấy thầy đi đứng khó khăn phải chống nạng. Thầy ôn tồn, “Có lẽ lần này là lần chót thầy về thăm trường cũ gặp lại đồng nghiệp và học trò. Sức khỏe thầy bây giờ quá yếu, không còn cơ hội trở về nữa các em ạ!”
Thầy trò gặp gỡ chưa lâu, sau nghe tin thầy mất. Thế là từ đây học trò đã vĩnh viễn xa thầy.Tôi cứ ân hận mãi, biết trước hôm đó là lần cuối gặp thầy nhưng không có dịp để được chuyện trò với thầy nhiều hơn. Mới đó thầy đã đi xa nhưng đối với những học trò hình ảnh người thầy học cũ không phai mờ trong ký ức.
Ước gì cho tôi được sống lại một ngày học trò của ngày xưa cũ. Ở đó, có lòng yêu thương của các thầy cô đã dành tất cả cho các em. Dưới mái trường thân yêu có biết bao kỷ niệm êm đềm sẽ không bao giờ tìm lại được. Nỗi lo canh cánh trong tâm trí tôi…Rồi một ngày nào đó, tôi và các bạn sẽ không còn người thầy nào cả trên cõi đời. Chuyện sinh tử thật khắc nghiệt, đâu ai tránh khỏi. Bởi vậy, chúng ta nên yêu thương nhau khi còn sống trong cuộc đời ngắn ngủi này.
4- Tuổi mười một của chúng tôi qua thật nhanh. Mới ngày nào vào trường còn rất trẻ, tương lai phơi phới nhưng nay ai cũng chớm già. Kỳ lạ thay trong những lần họp mặt anh chị em nói cười tíu tít rất hồn nhiên tính cách còn rất trẻ, giống như thời còn đi học. Ngôi trường yêu dấu của tôi vẫn còn đó, có biết bao kỷ niệm êm đềm trong thời gian đi học mà chúng tôi đã gắn bó ở nơi đây. Thời gian cứ lặng lẽ êm đềm trôi đi. Nửa thế kỷ xem ra rất dài đối với một đời người nhưng hôm nay thầy trò vẫn còn có được phút giây có bên nhau như thế này quả là rất hạnh phúc. Tôi ngồi đây hồi tưởng lại ngày xưa.Tôi nhớ về những người thầy kính yêu, bạn bè thân mến đã bỏ mái trường xưa, đi mãi không về.

Tuấn Ba

Không có nhận xét nào: