a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

CHÂN DUNG "KẺ XÂM LƯỢC" - Bùi Đức Thịnh


MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái! 

MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.

Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.


Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.

Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. 

Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài”.

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được”.

 Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản./-

Sưu Tầm

Điều bí ẩn về tên gọi 'lạ lùng' của Cố đô Huế.

Trong tiếng Việt, 'Huế' thực sự là một cái tên khá 'lạ'. Nguồn gốc tên gọi Cố đô Huế đến nay vẫn chưa được giải đáp thấu đáo.


Nhắc đến địa danh Huế, hầu hết người Việt sẽ nghĩ đến Cố đô cổ kính của triều Nguyễn còn người nước ngoài sẽ hình dung về một Di sản thế giới với các cung điện, lăng tẩm tuyệt đẹp ở Việt Nam. Nhưng nguồn gốc tên gọi Cố đô Huế đến nay vẫn là một ẩn số. Ảnh: Non nước xứ Huế.


Trong tiếng Việt, “Huế” thực sự là một cái tên khá "lạ", vì nó không xuất hiện trong kho từ vựng vô cùng phong phú của người Việt. Các nhà sử học cũng chưa thể khẳng định địa danh "Huế" đã chính thức xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ lúc nào. Ảnh: Cầu Trường Tiền ở Huế.


Văn bản lâu đời nhất có nhắc đến cái tên “Huế” là bài văn Nôm "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" do vua Lê Thánh Tông (1442-1497) biên soạn. Đó là câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then". Ảnh: Chùa Thiên Mụ ở Huế.


Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đã từng đến kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng chữ Latinh hoàn chỉnh là “Húe”. Ảnh: Lăng Tự Đức ở Huế.


Vào năm 1787, Le Floch de la Carrìere đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế cũng được ghi là “Húe”. Ảnh: Điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế.


Vào đầu thời thuộc địa, “Húe” trở thành tên gọi chính thức của kinh đô nhà Nguyễn trên các văn bản hành chính của người Pháp. Các vua Nguyễn vẫn gọi kinh đô của mình là Phú Xuân, còn “Huế” chỉ là tên gọi dân gian mà dân chúng sử dụng. Ảnh: Trường Quốc học Huế.


Do muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chính quyền thực dân đã tác động vào triều đình để vua Thành Thái ban chỉ dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Húe) vào ngày 12/7/1899, với ranh giới được xác gồm Kinh thành và các vùng phụ cận. Ảnh: Cung An Định ở Huế.


Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y và địa danh Huế trở thành địa danh chính thức kể từ đó cho đến tận ngày nay. Vậy cái tên “Huế” có nguồn gốc từ đâu? Ảnh: Nhà ga Huế.


Theo một giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình, từ “Huế” là biến thể của từ “Hóa” trong tên gọi Thuận Hóa, vùng đất được vương quốc Chăm Pa chuyển giao cho nhà Trần đầu thế kỷ 14. Phủ Thuận Hóa có phạm vi từ Nam Quảng Trị đến Quảng Nam ngày nay. Ảnh: Hổ quyền ở Huế.


Để lý giải vì sao “Hóa” được đọc chệch thành “Huế”, có lẽ phải có nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm tiếng địa phương khu vực Thừa Thiên - Huế. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng triều đình đã cho đổi tên “Hóa” thành “Huế” do vấn đề húy kỵ... Ảnh: Văn Miếu Huế.

Quốc Lê



























 

Không có nhận xét nào: