a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ..

 Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

 Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi.

 Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

 Nguyên tắc thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe quý hơn vàng.

 Chúc cộng đồng dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và phồn vinh !

 Bài viết của Bác sỹ Henry Pham


Gỗ trong suốt sẽ được dùng để thay cho kính trong tương lai

Cụ thể, trước đây, để làm ra gỗ trong suốt, người ta thường ngâm gỗ vào các thùng Natri Clorit (NaClO2) - hợp chất thường được tìm thấy trong các chất tẩy trắng

Chất này có tác dụng loại bỏ 1 thành phần nằm trong cấu trúc của gỗ được gọi làlignin. Quy trình này có vài nhược điểm: tiêu tốn nhiều hóa chất, tạo ra nhiều chất thải lỏng khó tái chế và khiến cho gỗ bị yếu đi, không còn khỏe nữa.

Trong tương lai, gỗ trong suốt có thể thay thế kính.

Trước vấn đề này, Liangbing Hu tại Đại học Maryland và các cộng sự của ông đã đưa ra một phương pháp điều chỉnh lignin thay vì loại bỏ hoàn toàn. Quá trình này nhanh hơn và sử dụng ít vật liệu hơn so

với quy trình loại bỏ lignin tiêu chuẩn, đồng thời giúp gỗ chắc hơn.

Ý tưởng này xuất phát từ một nghiên cứu gần đây, cho thấy chúng ta có thể làm lignin trở nên mất tác dụng bằng cách loại bỏ các thành phần tạo nên màu sắc cho chúng. Trong thử nghiệm, các nhà khoa học quét lên gỗ một chất khử trùng gọi làhydrogen peroxide, sau đó cho đèn UV chiếu vào, mô phỏng ánh sáng tự nhiên mặt trời.

Sau khi ngâm gỗ trong etanol để loại bỏ phần cặn bẩn còn sót lại, họ lấp đầy các lỗ rỗng trên gỗ bằng epoxy trong suốt. Thành phầm cuối cùng đó chính là những miếng gỗ cho phép hơn 90% ánh sáng truyền qua, đồng thời cứng hơn gấp 50 lần so với gỗ trong suốt được tạo ra từ phương pháp truyền thống.

Sưu Tầm

Chảo chống dính có độc hại như tin đồn ?

Một số bài báo trên mạng kêu gọi tẩy chay chảo chống dính để xài chảo loại khác, vì khi chiên xào, chảo chống phóng thích ra chất độc gây ung thư vào thực phẩm.

Sự thật thế nào?

Chảo chống dính là chảo được phủ một lớp chống dính, để khi chiên xào, đồ ăn không dính vào chảo, dù sử dụng ít dầu mỡ. Có nhiều loại chất phủ chống dính, như phủ bằng lớp gốm, silicon, nhôm anod hóa. Nhưng loại chất phủ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thị trường là chảo phủ lớp chống dính teflon.

Bài này chỉ đề cập đến chảo teflon là loại đang bị dèm pha nhiều nhất.

Teflon trơ trơ với mọi thứ

Teflon là tên thương mại của loại nhựa chứa fluor, tên đầy đủ là Polytetrafluorethylene, gọi tắt là PTFE.

Nhựa Teflon thuộc loại siêu bền. Nhúng vào các loại acid cực mạnh, thậm chí dữ dằn như nước cường toan cũng chẳng ăn thua gì. Dầu giấm muối ăn chỉ là chuyện nhỏ.

Chiên thịt rán cá cũng không nhằm nhò gì…

Khả năng chịu nhiệt của teflon cũng rất tuyệt vời, trên 300 độ C, trong khi nhiệt độ chiên xào chỉ cỡ 180-200 độ.

Teflon trơ trơ với mọi thứ, ngay cả lớp teflon bị trày xước, tróc vảy, lỡ nuốt cũng không gây nguy hiểm vì không được hấp thu khi đi qua đường ruột.

Do đó không tích tụ trong cơ thể và bị đào thải ra ngoài.

Vì sao bị đồn gây ung thư?

Bản thân chất teflon không bị nghi ngờ gây ra ung thư, nhưng tội lỗi được quy cho chất acid perfluorooctanoic acid (PFOA).

Chất PFOA này được dùng như chất nhũ tương hóa khi sản xuất teflon. Mặc dù PFOA bị đốt cháy trong khi sản xuất, nhưng có thể còn lẫn một lượng rất nhỏ trong teflon.

Theo Hội Ung Thư Hoa Kỳ - American Cancer Society, khi cho súc vật phơi nhiễm với chất PFOA ở liều cao thì thấy gia tăng rủi ro khối u ở gan, tinh hoàn, tuyến vú và tụy tạng (*).

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế - The International Agency for Research on Cancer -IARC dựa trên bằng chứng thử trên súc vật đã phân loại chất PFOA vào nhóm chất “có thể gây ung thư cho người” (Group 2 B).

Chất PFOA không chỉ dùng để chế tạo teflon mà còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như vải sợi và thảm.

Điều người ta e ngại là việc sử dụng PFOA, không chỉ vì rủi ro sức khỏe mà còn gây ô nhiễm môi trường.

PFOA bị cảnh báo. Chảo phủ teflon do dư lượng teflon nên bị vạ lây, bị mang tiếng là gây ra ung thư luôn.  Nhưng dư lượng PFOA trong teflon phủ trên chảo chống chống dính quá nhỏ, được xem là không đáng kể và không áp đặt rủi ro nào trên sức khỏe người dùng do PFOA. E ngại nếu có, chỉ ở những ngành công nghiệp khác dùng PFOA như nguyên liệu mà thôi.

Cho đến nay, các cơ quan an toàn trên thế giới vẫn chưa có cảnh báo về chảo chống dính sử dụng lớp phủ teflon.

Đừng để chảo quá nóng

Teflon phân hủy ở nhiệt độ khoảng trên 350 độ C và bị triệu chứng giống như cúm - flu-like symptoms do hít khói phân hủy từ nhựa teflon.

Như đã nói ở trên, nhiệt độ chiên ngập dầu cũng chỉ khoảng 200 độ C. Do đó, lớp teflon phủ trên chảo chỉ có thể phân hủy khi để chảo trên lửa mà “quên” cho thức ăn vào để chiên xào.

Teflon được phun trên bề mặt chảo thành nhiều lớp khác nhau và chất lượng chảo chống dính trên thị trường tùy thuộc lớp phun này nhiều hay ít.

Lớp phủ quá mỏng dễ bị trầy trụa và bong tróc hơn.

* Tóm lại, dùng chảo chống dính teflon không có gì là độc hại ung thư như tin đồn.

         Vấn đề là đừng để chảo quá nóng thôi!

 

(*) Teflon and Perfluorooctanoic Acid (PFOA)

–  https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/teflon-and-perfluorooctanoic-acid-pfoa.html

 

Vũ Thê Thành

 








  •  

Không có nhận xét nào: