Từ cognac tới whisky và tất cả các loại rượu mạnh khác, sau khi vô chai chẳng những sẽ không ngon hơn mà còn có thể bị lạt đi, thậm chí bị hư.
Trích :
Theo luật định, rượu cognac phải được ủ trong thùng gỗ sồi tối thiểu 5 năm. Càng ủ lâu càng ngon, nhưng không phải là bất tận. Tác giả
Alec Waugh
– người đã tới tận Cognac để thăm viếng các hãng rượu và đích thân tìm hiểu
– viết rằng cognac đạt tới mức ngon nhất khi được ủ trong thùng từ
25 tới 50 năm, tùy theo loại nho và điều kiện ủ.
Tới đây, LNĐ xin nhấn mạnh một lần nữa để đánh tan những huyền thoại đại để như “uống rượu sâm-banh lấy từ xác tàu Titanic”: trừ rượu vang đỏ và một vài loại vang trắng sẽ phát triển (develop) thêm, tức là sẽ ngon hơn sau khi vô chai, còn lại tất cả các loại rượu khác – từ bia cho tới liqueur, từ cognac tới whisky và tất cả các loại rượu mạnh khác, sau khi vô chai chẳng những sẽ không ngon hơn mà còn có thể bị lạt đi, thậm chí bị hư nếu để quá lâu hoặc giữ không đúng cách. Riêng rượu sâm-banh là loại rượu sau khi vô chai mới tự tạo ra chất ga (sủi bọt), khi được bán cho người tiêu thụ là đã hoàn tất quá trình này rồi, có để lâu thêm cũng thế mà thôi.
Trở lại với cognac, sau khi được ủ tối thiểu 5 năm, rượu sẽ được pha trộn (blend) trước khi vô chai. Cũng nên biết, tất cả mọi loại rượu cognac đều là rượu pha trộn. Nghệ thuật và bí quyết của mỗi hãng chính là ở khâu pha trộn này. Các chuyên gia phải ngắm sắc, ngửi hương, nếm vị của từng đợt rượu của mỗi mùa (vintage) để pha trộn sao cho rượu vô chai năm nào cũng có cùng sắc hương vị truyền thống của hãng. Chính vì thế trên nhãn chai rượu cognac chỉ ghi thứ hạng của rượu chứ không ghi mùa nho như rượu vang.
Thú và nguyên tắc thưởng thức COGNAC - TVTS (tvtsonline.com.au)
Vậy nay
ra hải ngoại, tiền bạc thoải mái, không lên cấp thì thôi chứ chẳng nên xuống
cấp bằng cách uống V.S.
Trich :
– Mặc dù
cognac có từ hạng V.S. tới hạng X., trước năm 1975 ở VN đa số chúng ta chỉ biết
V.S.O.P. hoặc cao cấp hơn là Napoleon hay Cordon Bleu. Ra hải ngoại
mới biết dưới V.S.O.P. còn có hai hạng dở hơn và trên còn nhiều hạng xịn hơn.
Suy ra trước năm 1975, dân Mít nhà mình đã chơi bảnh hơn một số dân Tây (những
người uống V.S. hoặc V.S.O.), vậy nay ra hải ngoại, tiền bạc thoải mái,
không lên cấp thì thôi chứ chẳng nên xuống cấp bằng cách uống V.S.
Trường hợp mới “nhập môn” và bắt đầu bằng cách uống V.S. thì không sao, nhưng khi đi hỏi vợ cho con, để chứng tỏ “lòng thành” phải chơi một cặp từ hạng V.S.O.P. trở lên. Nếu không, thà đi whisky xịn (Dimple, Chivas Reagal, Johnnie Walker nhãn đen…) để không ai có thể bắt bẻ, hơn là đi cognac V.S., lỡ bên đàng gái có kẻ là dân uống cognac thứ thiệt, rỉ tai anh sui tương lai thì thật là mất điểm!
Sưu Tầm
Ghé thăm 'vương quốc' xe cổ bị lãng quên trong rừng.
Nằm trong khu rừng ở bang Georgia, Mỹ, bãi xe ô tô phế thải Old Car City có hơn 4.000 chiếc xe. Vương quốc' xe cổ này khiến nhiều du khách thích thú khi có một số mẫu xe hiếm có.
Sóng quái vật thách thức những kẻ bạo gan bờ biển Bồ Đào Nha
- Những con sóng vào mùa đông ở bờ biển Nazare, Bồ Đào Nha ví như "quái vật với nhiều đặc điểm hung dữ và trở thành nơi lướt sóng của nhiều "kẻ bạo gan".
- Thị trấn ven biển và khu nghỉ mát Nazare, trên bờ biển phía tây Bồ Đào Nha vẫn đông đúc trong suốt mùa hè. Rất nhiều du khách yêu thích đổ xô đến bãi biển đầy cát trắng trải dài thoải mái để thư giãn, bơi lội, lướt sóng.
Con sóng khổng lồ.
Trái ngược với khung cảnh đó, khi mùa đông đến, chỉ những người tìm kiếm cảm giác hồi hộp, mạo hiểm mới ở lại bờ biển. Lý do là vì vào thời điểm này, các bãi biển trở nên nguy hiểm hơn, xuất hiện nhiều hơn những con sóng khổng lồ cao tới 30 mét thường xuyên ghé tới dọc bờ biển đầy đá. Nhiều người gọi những con sóng là "quái vật" vì thực sự hung dữ, tiềm tàng nguy hiểm.
Nhiều vận động viên lướt sóng mê sự mạo hiểm thử tại Nazare.
Tuy nhiên, Nazare thu hút nhiều người đam mê môn thể theo lướt sóng lớn từ khắp nơi trên thế giới. Vùng biển Nazare đặc biệt gây chú ý vào tháng 11/2011, khi vận động viên lướt sóng người Hawaii Garrett McNamara đã phá kỷ lục khi lướt qua con sóng khổng lồ cao 23 mét.
Tháng 1/2013, Garrett McNamara tiếp tục trở lại và phá kỷ lục của chính mình khi thành công với con sóng ước tính cao khoảng 30 mét.
Cuối tháng 10/2013, vận động viên lướt sóng lớn của Brazil Carlos Burle đã chinh phục một con sóng thậm chí còn lớn hơn. Nazare sớm trở thành địa điểm huyền thoại trong làng lướt sóng thế giới.
Do nằm ở vị trí địa lý hiếm có, nhiều con sóng lớn kỷ lục đã xuất hiện tại Nazare.
Vào tháng 1/2018, một trong những con sóng lớn nhất từng thấy ở Nazare có biệt danh là "Big Mama" xuất hiện với chiều cao lên tới 35 mét.
Làm thế nào có nhiều con sóng lớn kỷ lục xuất hiện đều đặn vào mùa đông ở Nazare đến vậy?
Câu trả lời nằm ở vị trí địa lý hiếm có của Nazare. Ngay ngoài khơi bờ biển Nazare là một khe núi dưới nước lớn nhất ở châu Âu, chạy dài khoảng hơn 201 km. Tại điểm sâu nhất, vị trí hẻm cách bề mặt khoảng 4,8 km, từ vị trí này hẻm núi tăng độ cao đột ngột từ 30 đến gần 46 mét, tạo thành bức tường dốc chắn ngang đáy biển, cũng là nơi những con sóng lớn hình thành và chồm lên dữ dội hơn.
Với địa hình đặc biệt như trên, những cơn bão lớn mùa đông có cơ hội tập trung năng lượng tại con hẻm lớn này, sau đó khuếch tán thành những con sóng có cường độ lớn dồn dập đổ vào bờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét