a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Phát hiện quái vật ăn thịt chưa từng biết trên Trái đất

 

Các nhà cổ sinh vật học từ đại học Southampton đã phát hiện dấu vết của 2 loài quái vật ăn thịt chưa từng được biết đến trên đảo Wight, phía nam nước Anh.

Đảo Wight nằm cách bờ biển Hampshire từ 3 đến 7 km, là một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch. Đặc biệt hàng trăm triệu năm trước đây, nó từng là nơi cư trú của nhiều loài khủng long với số lượng lớn hóa thạch còn được lưu giữ cho tới ngày nay.

Theo các nhà cổ sinh vật học từ đại học Southampton, các mảnh hóa thạch hộp sọ và xương đuôi vừa tiếp tục được phát hiện thêm có niên đại cách đây khoảng 125 triệu năm, thuộc về 2 loài khủng long ăn thịt chưa từng được biết đến.

Hai loài khủng long mới phát hiện lần lượt được đặt tên là Ceratosuchops inferodios nghĩa là "diệc địa ngục có sừng, mặt cá sấu" và Riparovenator milnerae mang nghĩa "Thợ săn bờ sông".


Cả hai đều là hiện thân của các loài khủng long Spinosaurid ban đầu, họ hàng của loài Spinosaurus lưỡng cư mặt cá sấu kỳ lạ.

Trước đó, một loài Spinosaurid từng được tìm thấy ở Anh là loài săn mồi có móng vuốt lớn Baryonyx, phát hiện ở Surrey vào năm 1983. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học 2 hộp sọ loài mới là khác nhau và khác với Baryonyx.

Điều này chứng tỏ Vương quốc Anh sở hữu sự đa dạng các loài khủng long Spinosaurid hơn so với hiểu biết trước đây.

Được biết, Ceratosuchops inferodios có phong cách săn mồi tương tự loài diệc ngày nay và đặc trưng bởi khuôn mặt giống như cá sấu, cùng một chiếc sừng ngắn trên đầu.

Diệc chủ yếu sử dụng chiếc mỏ dài để bắt sinh vật thủy sinh xung quanh rìa của các dòng nước. "Diệc địa ngục có sừng" cũng vậy nhưng có chế độ ăn linh hoạt hơn. Với chiếc miệng khổng lồ và bộ hàm rắn chắc chúng có thể săn cả các loài động vật lớn trên cạn.

"Ceratosuchops inferodios thường lội xuống các vùng nước nông để bắt cá, rùa và cá sấu non, đồng thời có thể săn động vật có vú và các loài khủng long khác trên cạn. Giống như diệc, chúng nhanh nhẹn và có thể dễ dàng hạ gục con mồi", đồng tác giả nghiên cứu David Hone, Giảng viên tại Đại học Queen Mary của Anh, cho biết.

Loài khủng long còn lại được gọi là Riparovenator milnerae, có nghĩa "thợ săn bờ sông Milner". Milner ở đây không phải tên của một con sông mà để tưởng nhớ nhà cổ sinh vật học người Anh mới qua đời Angela Milner.

Cả hai loài khủng long đều dài tới khoảng 9m và có hộp sọ dài 1m. Chúng có thể có phong cách săn mồi khác nhau, điều này cho phép 2 loài tìm thấy nhiều thức ăn hơn trong cùng một môi trường săn mồi.

Chúng được xếp vào họ Đại long xương gai (Spinosauridae) trong lớp Khủng long chân thú (Theropoda). Hóa thạch Spinosauridae ngày nay được phát hiện trên khắp thế giới nhưng chúng có thể đã tiến hóa ở châu Âu trước khi di cư đến những khu vực khác.

Thùy Dung (T.H)

Giật mình loài cá nhỏ nhắn nhưng nguy hiểm bậc nhất thế gian.

Loài cá này có cơ thể dài, hàm răng dài, hẹp và sắc nhọn như lưỡi cưa. Nó có thể phóng mạnh, gây chấn thương cho động vật khác hoặc con người nên được xếp vào một trong những loài cá nguy hiểm nhất thế giới.

Cá nhái hay còn gọi là cá nhói, có tên khoa học là Belonidae, tên tiếng Anh là Needlefish. Thoạt nhìn chúng có vẻ nhỏ nhắn, mảnh mai nhưng đây lại là loài cá nguy hiểm nhất thế giới đối với con người.

Đã có rất nhiều cái chết liên quan đến cá nhái được ghi nhận. Cá nhái là một loài ăn thịt, có đặc điểm nổi bật nhất là chiếc mỏ dài, hẹp đầy những chiếc răng nhọn như răng cưa.

Nhưng đó không phải là những chiếc răng khiến bạn lo lắng vì chúng chỉ dùng để bắt cá nhỏ. Điều nguy hiểm nhất là sự kết hợp của chiếc mỏ dài cực kỳ nhọn và tốc độ đáng kinh ngạc của cá nhái.

Cá nhái thường bơi sát mặt nước và thích nhảy qua chướng ngại vật như thuyền cạn hơn là bơi vòng quanh. Chúng nhảy với tốc độ lên tới 60 km/h và chiếc mỏ dài có thể đâm vào người, chướng ngại vật cản trở gây ra vết thương nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong.

Đối với cư dân trên đảo ở Thái Bình Dương, loài cá này thể hiện sự nguy hiểm còn hơn cả cá mập, chúng thường xuyên xuất hiện ở khu vực rạn san hô.

Cá nhái trở nên hung dữ, có xu hướng bay lên khỏi mặt nước với tốc độ cao là những phản ứng tự nhiên khi đối mặt với các chướng ngại vật cản đường, các kích thích khác nhau như ánh đèn vào ban đêm.

Những người đánh cá và thợ lặn ban đêm ở các khu vực trên Thái Bình Dương đã phải hứng chịu dựng nhiều "cuộc tấn công" từ đàn cá nhái liên tục nhảy về phía nguồn sáng.

Cá nhái sinh sản thông qua giao phối và đẻ trứng. Cá đực thường cưỡi cá cái trên những con sóng khi chúng giao phối.

Năm ngoái, một cậu bé Indonesia trong chuyến đi đánh cá cùng gia đình bị cá nhái đâm xuyên qua cổ. May mắn cho cậu bé khi được đưa đến bệnh viện kịp thời và được cứu sống.

Năm 2018, một con cá nhái đã gây ra cái chết cho một học viên lực lượng đặc biệt của Hải quân Thái Lan. Năm 1977, một bé trai 10 tuổi người Hawaii đi đánh cá ban đêm với cha tại vịnh Hanamaulu, Kaua'I đã bị cá nhái nhảy khỏi mặt nước đâm xuyên vào mắt và não.

Trường hợp khác là cậu bé 16 tuổi người Việt Nam vào năm 2007, bị cá nhái đâm xuyên tim khi đang lặn biển mò hải sâm vào ban đêm tại vịnh Hạ Long.

Nếu bạn đang ở vùng nước mà cá nhái đang bơi lội gần đó, hãy rời khỏi khu vực đó hoặc phải cực kỳ cẩn thận, vì bạn không bao giờ biết khi nào "ngọn giáo sống" có thể nhảy ra khỏi mặt nước và tấn công vào bạn.


Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Michelin lần đầu ra mắt ..

Công ty Michelin giới thiệu mẫu lốp UPTIS chống thủng với kết cấu linh hoạt tại một triển lãm xe ở Munich.
Thiết kế lốp Uptis của Michelin. Ảnh: Michelin
Lốp xe chống thủng trở thành khái niệm hấp dẫn trong nhiều năm. Hãng sản xuất lốp xe Michelin phát triển ý tưởng này từ năm 2005. Sau hơn một thập kỷ làm việc, Michelin đã tiến gần hơn tới biến ý tưởng thành hiện thực. Công ty lần đầu tiên thử nghiệm lốp chống thủng trên xe điện, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Hơn 3 tỷ lốp xe được sản xuất hàng năm trên khắp thế giới. Sau khi hết vòng đời, lốp xe thường bị thải ra bãi rác, có nguy cơ bắt lửa và xả khói độc vào khí quyển. Giống như nhiều đồ vật nhân tạo khác, một cách khiến lốp xe trở nên thân thiện với môi trường hơn là sử dụng vật liệu tự nhiên. Cách thứ hai là giảm tốc độ mài mòn khiến lốp xe nhanh hỏng. Hãng Michelin ở Pháp kết hợp cả hai phương pháp để sản xuất lốp xe "xanh" hơn.
Thông qua chương trình Vision Concept, công ty muốn tạo ra lốp xe không bơm hơi, có thể tái sử dụng và bền vững. Lốp Unique Punctureproof TIre System (UPTIS) có thiết kế độc đáo, không cần bơm hơi và không bao giờ bị thủng. UPTIS kết hợp vành nhôm và cấu trúc chịu lực linh hoạt làm từ nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh (GFRP). Theo Michelin, thiết kế này có hiệu suất tương đương lốp xe thông thường.
Michelin ra mắt lốp UPTIS tại Triển lãm Ôtô Quốc tế tại Munich, Đức từ ngày 7 đến 12/9 và mời khách tham quan chạy thử loại lốp này. Dù không tiết lộ mức giá, công ty cho biết lốp UPTIS sẽ có mặt trên thị trường năm 2024. Trong giai đoạn đầu, lốp sẽ chứa nhựa tái chế. Theo thời gian, công ty sẽ thay thế 100% bộ phận của lốp bằng vật liệu hữu cơ hoặc có thể tái chế.
An Khang/(Theo Interesting Engineering)





























































Không có nhận xét nào: