a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2022

Trộm Xe Ở Nghĩa Địa


- Tại sao anh lại ăn cắp chiếc xe đó?

Bị cáo vội thanh minh:

- Tôi không hề ăn cắp thưa quý tòa. Tất cả chỉ là một sự hiểu lầm.

- Hiểu lầm gì? - quan tòa nghi hoặc hỏi.

Bị cáo đáp:

- Tại chiếc xe đó đậu gần nghĩa địa nên tôi tưởng chủ nhân của nó đã qua đời.

- !?!

Vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn

Anh chàng vô địch môn đấm bốc vào một nhà hàng. Khi anh ta treo áo khoác lên, sau lưng áo lủng lẳng một mảnh bìa, ghi rõ:

– Chiếc áo này là của nhà vô địch môn đấm bốc, anh ta sẽ quay lại mặc nó ngay bây giờ!

– Lúc ăn xong trở ra, anh ta không thấy chiếc áo nữa, chỉ còn lại một mẩu giấy với dòng chữ: Người lấy chiếc áo là nhà vô địch môn chạy 100 m, anh ta sẽ không quay trở lại đây nữa!

Bố ai nhanh hơn


Ba cậu bé ở trong sân trường đang khoe khoang với nhau về ông bố của chúng.

Cậu bé thứ nhất nói:

– Bố tớ chạy nhanh nhất. Ông bắn một mũi tên và chạy về đích trước nó.

Cậu thứ hai:

– Bố tớ là thợ săn, ông bắn nhầm một phát súng vào bạn săn, sau đó còn kịp chạy đến kéo ông kia tránh viên đạn.

Cậu bé thứ ba nghe xong bĩu môi nói:

– Bố tớ là nhân viên nhà nước. Ông hết giờ làm việc lúc 5h chiều và về đến nhà lúc 4h15′.

SỢ VỢ


Trong cuộc liên hoan tất niên Tết ở Việt Nam, bàn đến chuyện sợ vợ. Để thử ai không sợ vợ, một ông hỏi:
- Ai sợ vợ đưa tay lên.
Có nhiều cánh tay đưa lên trong đó có cô thư ký của công ty:
- Sao lạ kỳ vậy? Cô cũng sợ vợ à!
- Thì cũng sợ chứ!
- Sợ ai?
- Sợ vợ thủ trưởng.


MUỖI 3 MIỀN
Hai học sinh đố nhau!
Tý hỏi
- Đố cậu biết con Muỗi Miền Bắc ,Miền Trung, Miền Nam khác nhau như thế nào?
Tèo trả lời:
- Muỗi thì ở đâu mà chẳng giống nhau!
Tý nói :
Thế là cậu chẳng biết gì cả!
- Con Muỗi ở Miền Bắc có lửa.
- Con Muỗi Miền Trung có răng.
- Con Muỗi Miền Nam có kim.
Ông bà tớ ở Miền Bắc, mỗi lần tớ ra chơi thường bảo:
- Cháu cẩn thận kẻo Muỗi đốt đấy!
Còn Dì tớ ở Miền Trung thì bảo:
- Cháu ngủ nhớ thả mùng kẻo Muỗi nó cắn đấy.
Còn ở miền Nam Bố mẹ tớ thường nhắc :
- Coi chừng Muỗi chích con ơi!

Sưu Tầm




Lý do con gái không nói lời chia tay



Hai cô gái tán gẫu về cuộc sống yêu đương, một cô than:

- Tớ và bạn trai có vẻ không hợp nhau. Hễ gặp mặt là cãi nhau tơi bời. Tớ buồn kinh khủng. Vì chuyện ầy mà tớ sút hơn 10 cân trong nửa tháng qua.

- Trời ạ! - cô kia kêu lên - Thế sao cậu không chia tay luôn cho khỏe?

Cô gái lắc đầu nói:

- Chưa phải lúc này. Tớ còn muốn giảm ít nhất năm mười cân nữa.

- !!!

Lý do chính đáng để chui xuống cống.


Một người đứng cạnh miệng cống và quăng tiền giấy xuống.

Người đi qua thấy lạ liền thắc mắc .

- Ông đang làm gì thế?

- Tôi đánh rơi một đồng xu xuống cống.

- Nhưng sao ông lại ném thêm tiền xuống nữa?

- Tôi không muốn người ta nói rằng tôi chui xuống cống chỉ vì một đồng xu.

Chia tay vì bạn trai không chịu sàm sỡ.


Hai cô bạn ngồi 'tám' với nhau về một chàng trai.

- Chuyện của cậu và anh chàng mới quen sao rồi?

- Cho vào dĩ vãng rồi.

- Sao vậy? Hôm chủ nhật hai người tình tứ lắm mà?

- Tối đó, công viên mưa, ngồi trú mưa mà tay anh ta cứ...

- Sàm sỡ cậu hả?

- Được vậy còn đỡ. Đằng này tay anh ta cứ lo che mặt đồng hồ, sợ nước vào.

Cách nhận diện nhân viên văn phòng



Trong công viên, một người phụ nữ trung niên ngồi nghỉ trên ghế đá.

Một người đàn ông đứng tuổi ngồi xuống bên cạnh:

- Xin lỗi, chẳng hay bà có phải là nhân viên văn phòng?

Người phụ nữ ngạc nhiên:

- Đúng thế! Sao ông đoán được?

- Nhìn cái mặt đần đần.

Người phụ nữ tức giận:

- Mặt ông đần thì có!

Người đàn ông buồn rầu:

- Thì tôi cũng là nhân viên văn phòng.

- !!!

Chuyện cười cổ nhân 

Học giả Vương Hồng Sển (1902 – 1996) soạn cuốn “Chuyện cười cổ nhân”, xuất bản tại Sài Gòn, năm 1971. Sách gồm hơn 200 đoạn truyện ngắn, dàn trải trên 395 trang, trong đó đa số là những truyện khôi hài hay nói khác đi là những chuyện tiếu lâm. Ông “giải bày” ngay từ đầu sách:

“Chuyện Tiếu lâm, luôn luôn khởi đầu thì thanh bai ý nhị, nhưng càng về khuya, càng giặm mắm muối và tránh không khỏi sự lả lơi chớt nhả, một đôi khi đến sỗ sàng tục tĩu, một khía cạnh của con người cầm khí cụ làm ra hột cơm, gìn giữ đất nước hơn là cầm viết cầm quạt lông.

“Để cho đủ hạng tuổi đọc, xin mạn phép chép luôn ra đây những bài tiếp theo. Ai có tật mau đỏ tai, xin xếp sách lại, yêu cầu đừng giả dối lấy mình, rủa người viết mà đọc trong mùng…”

(hết trích)

Vương Hồng Sển cũng nhấn mạnh cốt ý của người sưu tập là gom góp vào một bộ, những lối nói chuyện trong thiên hạ, Trung Nam Bắc, lẫn Tây Đông, cũ mới. Ai có tịch nấy đều biết. Ông cũng nhấn mạnh “không có ý kiêu ngạo một ai, chỉ muốn duy trì những khía cạnh ngôn ngữ của ông bà ngày trước”.

Trong bộ chuyện có rất nhiều thành ngữ, danh từ, nay đã ít nghe, rất dí dỏm nếu không ghi chép e mai một mất. Theo ông, tinh hoa đất nước không phải gồm toàn “hoa thơm” mà cũng còn phải kể đến “cỏ dại”. Vương Hồng Sển rút gọn thành một câu: “Có dây thúi địt mới biết dây phong lan quí; không tốt phân, rau cải không ngon!”.

Trong phạm vi hạn chế của bài viết này, chúng tôi chỉ trích lại những chuyện tiếu lâm về râu, tóc và lông. Đó là những đề tài rất “nhạy cảm” nhưng lại rất thực trong đời thường mà người ta thường nói đến trong sinh hoạt hàng ngày.

"Chuyện cưới cổ nhân” - Vương Hồng Sển

* Giống ông bộ râu

Có một ông huyện đi làm quan ở xa, vợ ở nhà gần ngày sanh. Ông nóng biết tin nên sai thằng trung tín về xem bà đã ở cữ rồi chưa. Vốn thằng nhỏ có tánh ngây ngô, sợ việc đàn bà đẻ, nó không dám vào, đứng ngoài hàng rào xớ rớ để nghe ngóng. Bất ngờ bà ra vườn, vén váy đi tiểu. Thằng kia trông thấy, vội vàng chạy về bẩm với ông:

- Bẩm ông, bà đã ở cữ rồi.

Quan nghe mừng lật đật hỏi:

- Chớ bà mầy đẻ con giai hay con gái?

- Bẩm, con không tường cô hay là cậu, nhưng con nhìn thấy giống ông lắm.

- Mày trông giống tao cái gì?

- Bẩm, giống ông ở bộ râu!

 

***

* Râu quai nón

Một hôm, một ông chánh tổng râu quai nón, cưỡi ngựa đi làm thuế. Đến một chỗ, đường nhỏ và lội, không thế nào đi ngựa được, phải dắt lên quán, để gửi nhà hàng. Nhưng mà ở trong quán chắng thấy có ai; chỉ thấy một ông thầy bói mù ngồi đấy mà thôi. Ông chánh mới buộc ngựa bên cạnh mà bảo rằng:

- Tôi gửi ông thầy con ngựa đây nhé! Tôi vào trong làng gần đây, chốc nữa ra tôi sẽ lấy.

- Chứ ông là ai mà lại gửi ngựa tôi?

- Tôi là chánh tổng.

- À! Ông chánh đấy ư? Nhưng mà tôi giữ làm sao được? Ngộ chốc nữa có đứa nào đến bảo là ông chánh, đòi ngựa thì tôi biết làm thế nào?

- Ông thầy đừng ngại, tôi râu quai nón. Bây giờ tôi để ông sờ xem. Hễ chốc nữa tôi lại lấy ngựa, ông sờ lại, y như thế thì giả ngựa tôi; mà không, thì thôi, ông không cho lấy.

Ông thầy thuận. Ông chánh đem râu lại cho mà sờ. Sờ thấy râu tốt, khen mãi vuốt mãi lâu rồi mới buông cho ông chánh đi.

Bấy giờ có một mụ mò cua sau lưng quán, nghe thấy thế, lập tâm để lấy con ngựa ấy. Nó đợi cho ông chánh đi được một lúc lâu, rồi nó lại, bịt mũi bắt chước tiếng ông chánh, mà nói với ông thầy bói rằng:

- Nào, xin ông con ngựa, nào!

- Ông chánh đấy phải không?

- Phải, tôi đây. Tôi đi làm thuế về đây.

- Vậy thì ông cho tôi xem râu, nào!

Mụ nọ lại gần, tốc ngược váy lên, cho ông thầy sờ râu. Ông thầy vuốt mãi, khen mãi:

- Phải ông chánh đấy. Quí hóa quá! Râu đâu mà lại có râu quí thế này. 

Rồi lại vuốt râu mình mà nói rằng:

- Râu tôi cũng khá, nhưng mà so với râu ông thì còn kém xa! ứ, ừ! Ông này đã ăn mắm tôm! Đã đánh chén ở trong làng rồi mới ra đây! Thế mà chẳng lấy phần cho tôi, công chình giữ ngựa từ nãy đến giờ. Tệ lắm, ông chánh nhé!

***

 

* Lấy thuốc mọc râu

Có một anh không có râu, bị vợ diếc móc khổ quá, phải đi lấy thuốc mọc râu. Một hôm, mang tiền đến nhà ông lang. Chẳng may ông lang đi vắng, chỉ có bà lang ở nhà mà thôi. Bà lang thấy anh ta đến, mới hỏi rằng:

- Bác hỏi gì?

- Thưa bà, tôi đến xin thuốc.

- Ông lang tôi đi vắng, bác lấy thuốc gì?

- Thưa, tôi xin thuốc mọc râu.

Bà lang ngồi nghĩ một chốc, rồi nói rằng:

- Tưởng lấy thuốc gì thì tôi không dám hạ thủ, chứ thuốc này tôi đã kinh trị. Để tôi giùm cho!

Rồi lấy một ít liên tu, gói vào giấy, đưa cho anh kia mà nói rằng:

- Phương thuốc này thì phải nội ẩm, ngoại đồ mới được. Đây tôi bốc thuốc uống, còn thuốc đồ, bác phải kiếm lấy.

Anh kia cầm lấy thang thuốc hỏi rằng:

- Thưa bà, thuốc đồ thế nào, xin bà bảo cho.

- Bác kiếm lấy hai hòn đá cuội, lấy da bong bóng lợn bọc lại. Khi uống thuốc rồi, thì lên giường nằm ngửa, lấy túm đá cuội ấy mà day trên môi một lúc, rồi lấy ít dầu vừng đồ qua, thì mọc được râu.

Anh ta mừng quá, giả tiền thang thuốc, rồi chạy về nhà. Một chốc, ông lang về, hỏi bà lang rằng:

- Tôi đi vắng, ở nhà có ai đến lấy thuốc không?

Bà nói:

- Có, có người đến xin thuốc. Ông đi vắng, nếu không có tôi ở nhà khai phương cho người ta, thì người ta đi lấy chỗ khác.

Ông lang ngạc nhiên hỏi:

- Ai lấy thuốc gì mà bà dám bốc?

Bà lang mới kể tình đầu lại cho chồng nghe. Ông lang ngẩn ra hỏi rằng:

- Chứ bà theo sách nào mà bốc cho người ta như thế?

Bà quắc mắt, cãi rằng:

- Chẳng phải theo sách nào cả! Khi tôi mới lấy ông thì tôi có tí... nào đâu? Sao ông chỉ đồ cho tôi có một ít lâu, mà bây giờ mọc rậm thế?

***

 

* Thuốc trồng râu

Người kia không râu, giận mình chẳng phải đấng trượng phu, mới đi tới thầy mua thuốc trồng râu, thầy đi khỏi. Người vợ bày một phương rằng: “Có khó gì, về lấy trứng dái gà mỗi bữa chà chà hai bên mép, thủng thẳng rồi nó ra.”

Người ấy về làm y như vậy. ít lâu quả có râu ra. Người ấy mừng đem đồ tới đền ơn. Thầy mới hỏi vợ phương thuốc đó ở đâu mầy thấy? Vợ rằng:

"Y là ý vậy” (nghĩa là thuốc tại có ý), thiếp ngày mới gả cho phu quân, một sợi cũng không, vì bị hai hòn ngoại thận của phu quân chà hoài, chẳng bao lâu bây giờ cho đến đỗi xồm xàm ra thế nầy...”


Vương Hồng Sển (1902 – 1996)

* Trên dưới thông đồng

Một người kia râu dài khỏi bụng, người thấy đều khen rằng tốt. Ngày kia xảy gặp một thầy tướng, anh ta biểu thầy coi tướng cho mình, cũng có ý khoe bộ râu luôn thể. Thầy tướng rằng: “Tiếc thay bộ râu ông vắn một chút!”

Người ấy nói: “Râu tôi dài khỏi bụng, người người đều khen tốt, sao thầy lại chê vắn?”

Thầy rằng: “Phải chi nó dài thêm ít tấc nữa, cho đặng trên dưới giao thông với nhau, càng tốt hơn nữa.”

***

 

* Liên hữu hội

Khi đó râu nói với lông mày rằng: Bọn ta sanh nhằm lúc nầy, người đời hay khinh bạc lắm, chi bằng hiệp lại bao bọc giúp đỡ cho nhau là sự tốt, tôi với anh tóc mai đã liền với nhau rồi vậy tôi thấy trên con mắt nầy có hai vị quí ông đây cũng là bực trên trước, cũng là ở nơi đầu mặt với nhau, nên tôi xin hòa hiệp với nhau một đoàn thì lấy làm sự tốt lắm, xin hai ông chớ từ.

Lông mày rằng: “Chúng tôi đều cảm ơn ông chẳng bổ phận hèn mọn mà nghĩ đến, song chúng tôi hiềm vì phận mỏng, gốc thưa, vậy sao ông không xuống dưới nhà họ Mao kia, chỗ vườn rậm có dựng cột cờ đó mà lập hội, chẳng là đông đảo hơn!”

***

 

* Truyện người râu ba chòm, người râu rìa

Nguyên thuở xưa có một cái chùa bà, một cái chùa ông: hễ phần đàn ông có việc chi thì đến chùa ông cầu khẩn. Còn phận đờn bà có việc chi thì đến chùa bà cầu khẩn.

Nên hết thảy người đờn ông khi nào muốn râu mọc ba chòm cho suôn sẻ xinh tốt, thì lại đến chùa ông lạy ông mà xin ông trồng cho, rồi về thì râu mọc ba chòm suôn tốt.

Còn người râu rìa kia là bởi khi mình muốn trồng râu, lại không biết chùa ông ở đâu mà đến, bèn hỏi thăm người chỉ cho, thì đi lạc qua chùa bà, ngỡ là chùa ông, bèn lạy xin bà trồng cho.

Song le không phải chỗ mặc dầu, nhưng mà bà cũng có phép trồng đặng, không lẽ đuổi người về, liền kêu thế nữ đem râu ra trồng cho người, thế nữ vưng lịnh lấy râu ra trồng, thì đứng xa xa, biểu ngước mặt lên, thế nữ bèn vãi nhắm chừng vô mặt người cho rồi mà đi về đi, rồi thế nữ bèn chạy vô chùa, hình như mắc cỡ vậy.

Khi người xin trồng râu ấy về, thì râu mình mọc loạn xị không đặng ba chòm như những người trồng bên chùa ông vậy. Nên hiểu người sao râu mọc ba chòm, người sao râu rìa là vì bởi đó mà ra.



Vương Hồng Sển qua nét vẽ Tạ Tỵ

Nguyễn Ngọc Chính

 







 












 

Không có nhận xét nào: