a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

NGÔI CHÙA "BA KHÔNG " Ở BẮC NINH. - ĐOÀN DỰ GHI CHÉP.

              

 

Đi theo con đường Hà Nội- Bắc Ninh, đến ki- lô mét 20, nhìn về phía bên trái, thấy có một núi đất mọc lên giữa đồng lúa mênh mông . Tại lưng chừng núi, giữa rừng cây sum suê, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Đó là chùa Tiêu Sơn, tên chữ là Thiên Tâm tự, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa này đả từng được nhà Văn Khái Hưng dùng làm bối cảnh để viết truyện "Tiêu Sơn tráng sĩ" nổi tiếng. Đây là ngôi chùa thiêng hơn 1.000 năm tuổi, nay được mệnh danh là chùa " Ba không": Không đặt hòm công đức quyên tiền của khách thập phương. Không cho phép đốt vàng mã, giấy tiền . Không cúng thực phẩm chay hay mặn. Ai tới đây đều được sư bà trụ trì căn dặn: " đi chùa thì phải tịnh tâm, không mê tín dị đoan, việc đốt vàng mã và rải giấy tiền không có trong đạo Phật".               

 Khi các phóng viên tới, sư bà trụ trì pháp danh Thích nữ Đàm Chính, 84 tuổi, lưng còng, vui vẻ mời vào.                     

 Theo lời kể của sư bà, cách đây gần 50 năm, tức khi ấy sư bà 34 tuổi, mới về trụ trì tại chùa. Lúc đó chùa rất hoang vu, đổ nát bởi sự tàn phá trong chiến tranh Việt - Pháp mặc dầu chùa rất rộng lớn, đã có từ hơn ngàn năm và được biết đến là nơi tu thiền của các bậc chân tu đời xưa.                

 Nói tới chùa Tiêu Sơn là nói đến thiền sư Vạn Hạnh, vị đại thiền sư đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ cậu bé " con hoang " Lý công Uẩn, sau này trỡ thành vua Lý Thái Tổ, vị vua anh minh đã đánh thắng giặc Tàu, khai sáng cơ nghiệp nhà Lý kéo dài hơn 200 năm (thường gọi là nhà Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý của Nam Đế Lý Buôn).           

 Điều đặc biệt hơn nữa là chùa Tiêu Sơn hiện nay đang bảo quản và thờ phụng nhục thân tức pho tượng bằng xương bằng thịt của thiền sư Như Trí với dáng ngồi " kiết già"  ( ngồi thẳng lưng,hai chân xếp bằng tròn, mắt hơi nhắm, hai tay bắt quyết để trên đầu gối hoặc chắp lại trong lòng giống như một động tác trong Yoga ngày nay chúng ta thường gọi là " ngồi thiền " . - Đoàn Dự).        

 Theo sách vở cho biết , cách đây gần 300 năm, khi thiền sư Như Trí viên tịch, nhục thân của ngài được ướp và đặt theo dáng ngồi thiền, rồi được các đệ tử thời ấy đặt vào một trong số 14 ngôi tháp rải rác trong " rừng Từ Sơn " thuộc khuôn viên nhà chùa.                       

Gần 300 năm kể từ khi nhục thân ngài được rước vào tháp,năm 1946, khi chiến tranh xảy ra, chùa bị đổ nát nhưng các tháp vẫn còn nguyên vẹn với những bậc đá dẫn lên tháp khá cao.           

Dân chúng trong những năm ấy sợ " pho tượng " nhục thân thiền sư bị tổn hại nên xây bít tháp lại. Nay, sau gần 70 năm trôi qua, các bô lão còn sống chợt nhớ, bèn bàn tính với dân chúng rồi phá cửa tháp, rước nhục thân vị thiền sư ra. Như vậy, gần 300 năm từ ngày thiền sư viên tịch cộng với non 70 năm từ ngày tháp được xây bít, song nhục thân của vị thiền sư chỉ bị hư hại  rất ít, ví dụ hai cẳng tay ngài tay ngài bị gẫy và mắt bên trái có một lỗ hổng. Đặc biệt, xương ở cẳng tay chỗ gẫy vẫn trắng như xương bình thường và da thịt khô đét, cứng như gỗ những vẫn giữ được màu nâu chứ không biến thành màu đen như các xác ướp trong Kim Tự Tháp Ai Cập. Điều này chứng tỏ nghệ thuật ướp xác của tiền nhân ta thời xưa rất  cao , nếu không nói là hơn thì cũng không kém người Ai Cập với những xác ướp của họ.                  

Tượng nhục thân thiền sư Như Trí đã được dân chúng mời GS Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường và ê-kíp khảo cổ của ông đưa về Hà Nội phục chế lại cho hoàn hảo, nay đang được thờ trong lồng kính tại nhà thờ tổ của chùa Tiêu Sơn.                 

Tại chùa Đậu thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây ( Hà Đông và Sơn Tây hợp lại, nay là Hà Nội) cũng có hai pho tượng nhục thân của hai vị thiền tăng Vũ khắc Trường và Vũ Khắc Minh từ thế kỷ thứ 17, tức cách đây khoảng  hơn 300 năm, cũng đã được ê-kíp GS Nguyễn Lân Cường phục chế hoàn hảo. Theo GS Cường, nhục thân của các vị thiền tăng và thiền sư xưa không hiểu được ướp cách nào mà vẫn còn tốt, cứng như xá lợi ( xương nhỏ của các vị sư tổ sau khi thiêu còn sót lại), đốt không cháy, ngâm nước không tan. Ngoài sự độc đáo về nguồn gốc và là bối cảnh cho tác phẩm Tiêu Sơn tráng sĩ nổi tiếng của nhà văn Khái Hưng, hiện nay chùa Tiêu Sơn còn được biết đến là ngôi chùa có một không hai.... Không có hòm công đức.             

Nếu ở các đình, đền, miếu tại các địa phương khác, hòm công đức được bày la liệt thì ở đây tuyệt nhiên không có một hòm nào cả. Bởi vậy nên không có cảnh chen lấn lễ bái, bỏ tiền vào hòm xô bồ như thường thấy tại các di tích khác.          

Ngoài ra, chùa cũng không nhận lễ vật, không cho phép đốt vàng mã, tiền giấy hoặc rải tiền thật cho người ta nhặt. Nhà chùa cũng khuyên các tăng ni, Phật tử, trên mỗi bát Hương chỉ nên cắm một nén nhang và khi dâng lễ Phật thì chỉ cúng bằng hoa quả tinh khiết, không cúng thực phẩm chay hoặc mặn.         

Hoan hỉ phát tâm khi cần tu bổ chùa khi biết chùa Tiêu Sơn không đặt hòm công đức, nhiều người cho rằng sư bà trụ trì " gàn dở ", không nhạy bén với kinh tế. Trước sự chê trách đó, sư bà cười móm mém nói với các phóng viên: " Gần 50 năm trước, khi về đây trụ trì tôi đã nguyện không lập hòm công Đức. Cuộc sống tu hành đâu cần nhiều vật chất. Tôi ở một mình, nếu có hòm công đức lại phải trông coi, nơm nớp lo lắng, đêm ngủ không yên. Biết  tôi không có tiền, không trộm nào muốn quấy quả nữa".                 

Sư bà Thích nữ Đàm Chính cũng cho rằng chuyện đốt vàng mã, rải tiền thật ở cửa Phật để cầu xin phước đức là chuyện hoàn toàn không có trong đạo Phật. Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài lộc mà Phật ban cho thì chẳng hoá ra Phật nhận hối lộ hay sao? Hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng hễ có lễ thì Phật phù hộ độ trì. Đến với đạo Phật là để học phương pháp sống an lành, hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội chứ không phải để cầu xin với những tham vọng tầm thường.

Sư bà nói : " Điều đáng buồn là hiện nay vấn đề hòm công đức đã trở nên quá phổ biến, rất nặng nề. Chung quanh chuyện hòm công đức, chuyện ái, ố, hỉ, nộ được bàn tán khắp nơi hay  trên báo chí. Ban quản lý các chùa chiền, danh lam thắng cảnh cũng tranh nhau tận thu tiền bạc của khách thập phương. Ở nhiều nơi, khách vừa lo lễ bái vừa lo lấy tiền bỏ vào hòm công  đức. Mỗi lần rút ví là một cơ hội cho kẻ cắp lợi dụng, do đó chốn linh thiêng bị vẫn đục ngoài   ý muốn"

Sư bà giải thích như vậy. Trước sự khang trang  rộng lớn của ngôi chùa với những bậc thang lát đá chắc chắn, sang trọng, nhiều khách thập phương tò mò tự hòi,không có hòm công đức  thì chùa lấy đâu ra tiền mỗi khi tu bổ, xây dựng?

Sư bà cho biết: " Chùa không có hòm công đức nên chẳng có tiền. Khi cần tu bổ, xây dựng chỗ nọ chỗ kia, tôi nhờ người tính toán Dự trù kinh phí rồi bàn với ban quản tự, ban quản tự  kêu gọi khách thập phương giúp đỡ. Khi đã nhận đủ tiền rồi thì ban quản tự ngưng lại, không  quyên góp thêm nữa. Số tiền ấy được thấy minh bạch qua sổ sách và các chứng từ".

Được biết, có một đại gia kinh doanh thủy sản ở tận Cà Mau, khi biết chuyện nhà chùa đang quyên góp để tu bổ và xây dựng thêm những bậc thang bằng đá,vị đại gia này đã bay ra Hà Nội rồi tới chùa xin đóng góp 500 triệu đồng. Nhưng điều bất ngờ là ban quản tự từ chối vì... chùa đã nhận đủ tiền nên không nhận thêm nữa. Sư bà nhẹ nhàng nói với với vị đại gia : " Con số  500 triệu đồng rất lớn, nếu con đem giúp các trại mồ côi hay các viện dưỡng lão thì lại càng   quý hơn nữa". Vị đại gia đã làm theo lời sư bà trước khi trở về Cà Mau.                                      

 

ĐOÀN DỰ GHI CHÉP.


Tướng mệnh

Có một mẫu người, thầy tướng số không thể xem đúng mệnh được !

Mỗi người đều có một vận mệnh, mỗi người đều có một lá số an bài. Nhưng như Nguyễn Du từng nói: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, phải chăng con người vẫn có thể cải biến số mệnh của mình?

Lúc đó vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1981, thời tiết rất oi bức. Mấy đứa nhỏ muốn đi ra ngoài dạo chơi, tôi cũng thuận đường đến hiệu sách tìm mua mấy cuốn hướng dẫn đan len mới xuất bản bằng tiếng Nhật.

Khi đi ngang qua hành lang, vị thầy tướng số đã gọi lại và ngỏ ý muốn xem tướng cho tôi. Thấy tôi lắc đầu xua tay từ chối, vị thầy tỏ vẻ rất buồn giống như có điều bí ẩn gì khó nói.

Cô con gái lớn không đành lòng liền kéo tay tôi đến xem một chút và nói: “Mẹ cho ông này xem mệnh được không ạ? Giúp ông có ít tiền để ăn cơm được không mẹ? Nhìn ông đáng thương quá mẹ à”.

Tôi vốn là người không thích xem tướng số, cũng không có ấn tượng tốt về họ. Nhưng vì mấy đứa nhỏ quá lương thiện, tôi đã động lòng. Vậy là tôi đành để mấy đứa nhỏ kéo đến tiệm nhờ vị tiên sinh kia xem tướng cho.

Sau khi nhìn hồi lâu, xem tay của tôi rồi lại xem tay của từng đứa nhỏ, vị tiên sinh nói: “Không cần xem nữa, cũng không phải trả tiền, tất cả đều là số mệnh, con người không thể thay đổi dù chỉ một chút”.

Xem hồi lâu vị tiên sinh không nói gì nhiều cũng không muốn lấy tiền. Nhưng bốn đứa nhỏ cứ nhất mực muốn tôi trả tiền cho thầy tướng số này.

Cuối cùng, vị tiên sinh xem tướng số cũng miễn cưỡng nhận tiền. Hai mắt ông đỏ hoe sờ lên đầu mấy đứa nhỏ và nói lẩm bẩm: “Ôi! Ông Trời thật không có mắt, ông Trời thật không có mắt!”.

Mấy đứa nhỏ nói lời tạm biệt, ông đã xua tay ra hiệu đi đi mà không nói lời nào. Tinh thần của ông lộ ra trạng thái vô cùng đau khổ.Sau đó, đi ngang qua công viên, chúng tôi thấy một đám đông người đang tụ tập. Mấy đứa nhỏ rất thích những gì náo nhiệt, chúng vừa nhìn thấy đã vội chạy tới. Chúng len qua đám đông để vào xem nguyên nhân của sự náo nhiệt. Một lát sau, chúng chạy lại và kéo bằng được tôi tới xem.Thì ra, một bà mẹ đang quỳ trên mặt đất cầu xin mọi người giúp đỡ. Bà cần một khoản tiền lớn để điều trị cho con trai đang nằm tại bệnh viện.

Mấy đứa nhỏ nói với người đàn bà đang quỳ trên mặt đất: “Bà ơi, bà không cần phải quỳ đâu, mẹ của cháu đến đây rồi, mẹ nhất định sẽ giúp bà lo việc này”.

Chúng hợp sức cùng nhau đỡ người đàn bà này đứng lên. Tôi không chỉ lấy hết tiền trong túi ra làm phúc mà còn hướng đến mọi người nói lời giúp đỡ bà mẹ đáng thương này. Sau đó, tôi cùng bà đến bệnh viện để nộp tiền viện phí.

Sau khi mọi việc được làm tốt đẹp, mấy đứa nhỏ mới chịu buông tha cho tôi và nói: “Mẹ à, cảm ơn mẹ! Chúng con sẽ không làm phiền mẹ nữa, về nhà thôi mẹ nhỉ!”. Một tháng sau, không rõ lý do gì mà đàn kiến lũ lượt kéo đến nhà tôi, chúng bâu kín tường. Vì không muốn làm tổn thương chúng, tôi đã mua 20 chiếc ghế đẩu để làm lối đi lại.

Mấy đứa nhỏ nhìn thấy kiến kéo đến bâu khắp phòng đã vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên chúng lại rất nghe lời tôi, không làm phiền cũng không làm hại những con kiến này. Chúng cũng hiểu, kiến đến nhà là khách, lại càng biết đạo đãi khách, nên đã cẩn thận để vào góc nhà một ít đường và nước coi như là khao thưởng đàn kiến vì đã hành quân đến nhà tôi làm khách. 

Một tháng sau, không rõ lý do gì mà đàn kiến lũ lượt kéo đến nhà tôi. Lúc này là vào mùa hè, mấy đứa nhỏ không phải đến trường nên chúng ở trong nhà với người giúp việc. Công việc của tôi lại đang rất bận. Khi đang trong cuộc họp, tôi lờ mờ nghe được thông tin về một đám cháy lớn. Tôi định bụng sau khi họp xong sẽ đến hiện trường để xem tình hình. Thấy con đường quen thuộc quá, tôi nói với đồng nghiệp lái xe: “Tôi chưa vội về nhà. Tôi muốn đến hiện trường phát sinh hỏa hoạn, sao cậu cứ chạy về hướng nhà của tôi thế?”. Đồng nghiệp trả lời rằng, chúng ta cách hiện trường đám cháy không xa, một lát nữa là đến thôi. Do quá mệt nên tôi đã ngủ thiếp đi, khi nhìn thấy hiện trường tôi mới bừng tỉnh và thốt lên: “Đây là nhà tôi!”.

Tôi không kìm được vội chạy tới tòa nhà, lao thẳng lên tầng 3 tìm các con, miệng không ngớt nói: “Con của tôi đâu rồi? Con của tôi đâu rồi?”. Lúc này đội chữa cháy mới tá hỏa đi tìm, còn tôi bị sốc quá mức mà ngất đi. Cuối cùng cũng đã tìm thấy, mấy đứa nhỏ đang ở trong tình trạng sặc khói và nằm lịm trên mặt đất. Do chỉ bị sặc khói nên đến nửa đêm, mấy đứa nhỏ đã tỉnh lại.

Điều mọi người kinh ngạc chính là căn phòng đầy sách nhưng một đám cháy lớn như thế lại không thiêu đốt nổi. Nhân viên cứu hộ đã ngỡ ngàng mà thốt lên: “Cái nhà này hẳn phải rất có phúc”. Đám cháy lớn đã thiêu rụi gần như tất cả tòa nhà cao tầng nhưng lại chừa lại căn phòng này. Nhân viên phòng cháy còn nói: “Khi phun nước, tôi không nhìn thấy căn phòng này. Dường như căn phòng bị biến mất, do đó ngọn lửa lớn tầng dưới không thể thiêu đốt tới căn phòng này được”. 

Tôi nghĩ trong phòng của tôi có hơn 1000 cuốn sách quý..

Đến ngày khai giảng, tôi dẫn các con đi mua sách. Chúng tôi đi ngang qua quầy xem bói của vị tiên sinh kia. Lúc nhìn thấy mấy đứa trẻ, ông đã ôm chặt lấy chúng, vô cùng kích động nói: “Sao các cháu vẫn còn sống? Sao các cháu vẫn bình an vô sự?”.

Thì ra, vị thầy xem trong mệnh thấy rằng, mấy đứa nhỏ lương thiện này không thể sống qua mùa hè và chúng sẽ bị chết bởi hỏa hoạn. Do đó lúc trước ông mới không ngớt lời nói rằng “ông Trời không có mắt” như thế. Lúc đó, ông đã khóc đến mức không muốn dọn quán nữa mà ra về. Dù biết trước sự việc, nhưng ông không thể làm gì, giống như người bất lực. Nhưng có lẽ do bản tính lương thiện, mấy đứa nhỏ gặp đại nạn không chết.Tuy mệnh đã hết nhưng có lẽ do bản tính lương thiện mà mấy đứa nhỏ gặp đại nạn không chết.

Nói về số sách quý trong nhà, tôi đã mua chúng ở một tiệm sách cũ. Cũng vì muốn giúp đỡ ông lão bán sách, để ông bớt việc dọn sách ra dọn sách vào mà ảnh hưởng sức khỏe. Vậy là hàng ngày, tôi đều qua tiệm của ông mua sách. Thật không ngờ số sách này lại cứu cả nhà tôi. Con người khi còn sống, có một số sự tình ngoài ý muốn mà chúng ta không thể đoán trước được, cũng không giải thích nổi. Gặp đại nạn không chết, có lẽ vì chúng tôi đã sống theo lời Thần Phật dạy, sống thiện lương, giúp đỡ người khác và nghĩ cho người khác. Con người luôn tính toán mọi sự nhưng lại thường tính không trúng. Bởi vì chúng ta không biết rằng ông Trời đã có sự sắp đặt của riêng mình.

Trong suốt cuộc đời, tôi nhận thấy rằng con người thật sự quá nhỏ bé, không thể tự mãn mà coi mình hơn hết thảy, càng không nên quá tự tin. Bởi vì con người nhìn không thấy Thần Phật nhưng các Ngài lại nhìn con người rõ như lòng bàn tay…

My Lan Phạm/Sưu Tầm

Kỳ lạ dưới đồi cát nóng bỏng có nguồn nước khổng lồ, tạo nên suối tiên.

Dưới đồi cát mênh mông ở Phan Thiết lại có một túi nước mát khổng lồ, cứ tuôn chảy không ngừng tạo nên dòng suối kỳ lạ, người dân gọi là Suối Tiên.

Suối Tiên có một bên là những rặng dừa xanh, một bên là đồi cát màu cam đỏ thật ấn tượng. Ảnh: D.L

Du khách đến Mũi Né phần lớn đều đi tham quan Suối Tiên, để ngắm nhìn và chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của Suối Tiên mà tạo hóa đã ban tặng.

Suối Tiên được nhiều du khách yêu thích. Có lẽ khi đã được trực tiếp đến đây bạn sẽ có câu hỏi sao màu nước tại suối Tiên lại có màu đỏ cam đặc biệt đến vậy. Con suối len lỏi qua địa hình một bên là dãy nhũ đá đỏ cháy bị gió thổi phong hóa với đủ mọi hình thù, một bên là rừng cây xanh tốt.

Sự đối lập về màu sắc đã tạo nên một nét độc đáo rất riêng cho suối Tiên. Đó cũng chính là yếu tố thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Dòng chảy của nước như người thợ vô hình điêu khắc miệt mài tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên sống động. Ảnh: B.B.T

Điều kỳ diệu là dọc theo suối một bên là những đồi cát cao 15-20m. Nhiều đụn cát trắng đông cứng như đá bị phong hóa tạo nên hình thù đa dạng; bờ suối bên kia là vườn dừa, vườn cây ăn trái trĩu quả. Đẹp nhất là sau cơn mưa rào dòng chảy của nước như người thợ vô hình điêu khắc miệt mài tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên sống động.

Những nhũ cát được bào mòn qua năm tháng có màu trắng ngà, nhọn hoắt chọc thẳng lên trời xanh tựa như những tòa lâu đài hiện đại. Sắc màu đa dạng của cát và sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên bức tranh toàn cảnh thật diệu kỳ.

Điều thú vị nữa là nguồn nước Suối Tiên trong vắt, song chảy trên nền cát vàng pha đỏ nên ta có cảm giác như nước suối chuyển màu, trộn lẫn phù sa. Mỗi ngày, nước từ động cát tuôn trào. Kể cả lúc khô hạn nhất, nắng kéo dài 3 đến 4 tháng liền dòng nước mát Suối Tiên vẫn không ngừng chảy.

Nước không nhiều, chảy không siết, du khách xách đôi dép trên tay, xoắn ống quần quá đầu gối, cứ thế lội ngược theo dòng nước để tìm cội nguồn dòng suối lạ giữa vùng sa mạc cát nóng bỏng.


Những bạn trẻ đến với Suối Tiên cũng hết sức ngỡ ngàng với tàn tay của tạo hóa. Vách cát mà nhìn như một thành lũy cổ đại được xây dựng kiên cố. Chân thì nước lấp xấp và có cát mịn mát xa dưới lòng bàn chân. Ảnh: Đình Hòa.

Suối Tiên như chốn “bồng lai tiên cảnh” trên vùng “sa mạc” Mũi Né. Suối không dài, từ điểm cuối cùng đổ ra biển ngược lên cội nguồn chỉ khoảng 4 cây số, nhưng mỗi ngày hai bên bờ Suối Tiên lại biến đổi, bởi sắc màu của cát và hình hài đổi thay của các khối nhũ.

N.Nguyệt


Lý Do Bạn Không Nên Giết Nhền Nhện


HCD tóm tắt bản tin : Có thể bạn không biết là có hàng trăm con côn trùng đang sống trong nhà bạn. Một nghiên cứu năm 2016 thấy có nhiều loại nhện khác nhau trong số những loài côn trùng tìm thấy trong nhà, với ruồi, muổi, bọ cánh cứng, dán kiến...

Khi bạn nhận thấy con nhện ở trong phòng, phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Bạn có giết con nhện không? Hay là bạn cứ để mặc nó? Nghiên cứu cho thấy cứ để con nhện sống yên bình trong nhà là điều tốt. Con nhện không chỉ giúp bạn khỏi phải dọn dẹp những mớ hỗn độn vương vãi trên sàn hoặc tường mà còn mang lại một số lợi ích đáng chú ý khác.

Lợi ích chính của nhện là chúng ăn côn trùng mà bạn không muốn có mặt trong nhà, như muỗi, kiến, bọ cánh cứng, ruồi và bướm đêm. Có hai cách mà nhện bắt côn trùng; hoặc săn lùng côn trùng hoặc bẫy chúng bằng mạng nhện.

Các loại bọ như muỗi và ruồi gây khó chịu nhất là gây bịnh. Một nghiên cứu năm 2018 do Tạp chí Nghiên cứu Muỗi Quốc tế công bố cho thấy nhện đặc biệt hữu ích trong việc tiêu diệt muỗi mang mầm bệnh sốt rét.

Hầu hết các loài nhện đều không nguy hiểm. Không giống như những con nhện độc lớn mà bạn có thể đã thấy trong phim, hầu hết tất cả các loài nhện sống ở Hoa Kỳ đều vô hại với con người.

HCD: Hy vọng sau khi đọc bài nầy các bạn bớt sợ và bớt giết nhền nhện. Chúng vô hại và có ích giúp chúng ta diệt những loài côn trùng không tốt như ruồi, muổi, kiến, dán.


Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)









Không có nhận xét nào: