a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

CUỐI NĂM NGẪM LẠI CHUYỆN ĐỜI


Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hơn nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi.

 

ĐÔI KHI BUỒN PHIỀN?

Hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!

Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

 

KHI TA BẤT MÃN ?

Hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải đơn giản, phải bớt tranh giành một chút.

 

KHI TA CẢM THẤY KHÔNG VUI ?

Hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng, tại sao Ta lại để người đó làm chủ trong tâm hồn mình. Ta hãy quên đi cứ ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi.

 

KHI TA MUỐN SO ĐO, TÍNH TOÁN?

Hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ?Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi !

- Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm để ăn, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để vào, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là ... tuyệt vời !

Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít, tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

Tài sản quý giá nhất là: SỨC KHỎE & TRÍ TUỆ 

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa.

Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc đều chỉ là vô giá trị mà thôi.

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sỉ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng... thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Hãy luôn nhớ rằng : chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc. 

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương, tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Nghĩ lại đi, cớ sao kiếp người mỏi mệt lắm vậy? 

 

Như Nhiên.


Nếp Nhà

Ngày đầu tiên về làm dâu nhà anh, tôi thức dậy thật sớm, dù hai con mắt nặng trĩu mở không lên. Đám cưới ở quê bao giờ cũng vậy, họ hàng về hết cũng đỏ đèn, rồi làm lễ bái kiến ông bà cha mẹ anh chị, lọ mọ dọn dẹp chén bát nồi niêu… đã khuya lơ khuya lắc.
Anh giục tôi đi ngủ hai, ba lần, nhưng tôi chỉ dám ngả lưng khi mẹ chồng tôi đã lên giường khá lâu. Tiếng vạc sành đâu đó ngoài vườn cộng thêm những lời má căn dặn trước khi ra về tự nhiên làm tôi mủi lòng. “Con thương má thì ráng siêng năng, ngoan ngoãn, làm dâu thật tốt để gia đình mình được tiếng thơm”.
Má tôi xưa nay hiền lành chơn chất lại tốt bụng, điều gì má chỉ dạy, chúng tôi không bao giờ dám cãi. Má mồ côi từ nhỏ, một mình bôn ba kiếm sống với đủ thứ nghề, từ chằm lá, chẻ lạt cho đến đan thúng, dệt chiếu… cái gì má cũng làm được.
Rồi má gặp ba. Tháng ngày hạnh phúc chưa được bao lâu thì ba đột ngột qua đời. Má lại một mình với một nách ba đứa con. Hồi nhỏ, mỗi tối đi ngủ tôi hay ôm má để được vuốt ve, rồi chê tay má sao nhám sần, mà không biết chính những vết sần chai tháng năm đó đã nuôi anh chị em tôi khôn lớn.
Từ nhỏ tôi quen sống ở thành thị, nấu nướng chỉ xài bếp dầu. Mớ kiến thức tích lũy được trong những lần đi mùa hè xanh đã hỗ trợ tôi khá nhiều trong việc củi lửa khi về sống ở quê.
Anh chỉ tôi chỗ để vật dụng, dặn tôi nhớ nấu nước pha trà cho bà, bắc nồi cơm cho cả nhà rồi dọn dẹp quét tước. Ngồi chờ nước sôi, tôi nhìn bóng mình trên vách, nom nó cũng rón rén, cô đơn và buồn bã quá! Giờ này ở nhà chắc má cũng thức dậy rồi. Chắc má cũng thắt thỏm, lo cho tôi nhiều lắm.
Khác với vẻ bề ngoài nghiêm nghị, mẹ chồng tôi thật hiền lành. Thấy tôi lui cui trong bếp, bà hỏi: “Con dậy chi sớm vậy, sao không ngủ thêm chút nữa cho đỡ mệt, hay lạ nhà rồi con ngủ không được?”. Tôi cảm thấy vui vui và thầm biết ơn bà đã thông cảm cho cô dâu mới. Bà còn chỉ bảo cho tôi những thói quen của bà ngoại chồng tôi để tôi kịp thích nghi. Bỗng dưng những cảm giác hồi hộp biến đi đâu mất. Tôi lại thấy nhẹ nhõm như được ở nhà mình. Và tiếng giọt sương sớm rơi trên tàu lá chuối cũng làm tôi lâng lâng.
Rồi những tháng ngày đầu tiên cũng qua đi. Tôi dần quen với nếp sống mới. Vì nhà xa chợ nên điểm tâm sáng luôn là cơm hấp, cơm chiên hoặc mì gói, nhưng không phải vì thế mà kém ngon. Rau xanh mẹ tôi trồng khắp nơi. Một dĩa cơm hấp kèm thêm mấy trái đậu rồng non mướt chấm kho quẹt, hay một tô mì gói có rau quế ngò gai vườn nhà, điểm thêm vài trái ớt hiểm đỏ xanh cũng đủ ấm lòng mỗi sáng trước khi đi làm. Đó cũng là một hình thức tiết kiệm mà mẹ ngầm chỉ bảo cho tôi.
Thời gian đầu, thú thật tôi chưa quen và thèm những món ăn ở phố kinh khủng. Tôi nhớ tiếng rao bánh mì của anh chàng lùn mập sáng nào cũng ngang qua nhà tôi. Tôi thèm tô cháo lòng của bà Tư đầu ngõ. Và không biết có phải vì thế mà những khi rảnh rỗi, mẹ chồng tôi hay bày ra nấu nướng cho cả nhà. Những lúc ấy tuy cực, nhưng tôi có dịp biết thêm nhiều món ăn, sở thích của từng thành viên bên nhà chồng.
Hơn ai hết tôi hiểu được rằng, những bữa cơm gia đình luôn cần thiết và quan trọng vì nó kết nối mọi người với nhau. Sự quan tâm và biết sẻ chia sẽ chẳng bao giờ mất đi mà nó càng làm chúng ta cảm thấy an lạc. Điều ấy đã giúp tôi duy trì được nếp nhà mình cho tới hôm nay.
Mẹ chồng tôi bây giờ đã già, nhưng cách giáo dục thấm đẫm tình yêu thương và độ lượng của bà tôi luôn khắc ghi. Với mẹ tôi, cho là nhận và mọi sự hy sinh đều có ý nghĩa đích thực của nó.

Trịnh Thi

Cách chia hai đồng bạc...


Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây ( Brazil ) .

Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn .

Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.

Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói :

- Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.

Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên.  

Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói !

Đứa khác nói : "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào 2 đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi 1 lúc, rồi nói :

“Nếu cháu được ông cho kiếm 2 đồng này, thì cháu sẽ chia cho 2 đưá đó mỗi đứa 1 đồng !! "

Câu nói của Lula làm Ông chủ Tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên. Cậu giải thích thêm:

“Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết 1 ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng, nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, Ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn Ông sẽ hài lòng”

Cảm động trước câu nói của thằng nhỏ, Ông chủ tiệm đã trả cho hắn 2 đồng bạc, sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời, đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, Ông chủ Tiệm đã tìm đến thằng nhỏ Lula, nhận chú bé cứ sau buổi tan học là đến học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta, và bao cả bữa cơm tối. Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với đánh giầy thì khá hơn rất nhiều. Thằng bé hiểu rằng :

" Chính vì mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới đem đến cho mình cơ hội làm thay đổi cuộc đời."

Từ đó, miễn là có khả năng, chú bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình. Sau, Lula nghỉ học đi làm thợ trong 1 nhà máy, để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu ta tham gia vào công-đoàn, năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao-Công.

Năm 2002, trong cuộc ứng cử tổng-thống, khẩu hiệu của Lula là :

- Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này.

Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil. Năm 2006 đắc cử nhiệm kỳ 2, cho 4 năm tới.

Trong 8 năm tại chức, Ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa :

-93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm.

Thực hành đúng tâm niệm : giúp đời !!

Và nước Ba-tây dưới sự lãnh đạo của Ông đã không còn là "con khủng long nhai cỏ" mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu".

Và xây nên nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới. Luiz Inácio Lula da Silva : đó là tên của vị tổng thống Brazil ( 2002 - 2010 )

- Đính kèm là hình Tổng Thống Brazil ( 2002 - 2010 ) Luiz Inácio Lula da Silva :



SƯU TẦM

Có một kiểu tôn trọng, gọi là đóng cửa “sau 3 giây”.
Nhà tôi có một cái máy giặt, lúc xả nước ra, nghe thấy tiếng lách cách, rất ồn. Nhân viên bảo trì đến mở ra xem, thì ra là có một đồng tiền xu kẹt ở bên trong.
Lấy tiền xu ra xong, nhân viên bảo trì tiện tay vệ sinh máy giặt luôn, và nói rằng máy giặt sau một thời gian là phải làm vệ sinh, nếu không sẽ sinh ra vi khuẩn, vi khuẩn bám vào quần áo mặc vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
Sau khi máy giặt được sửa xong, người thợ này mang thùng đồ nghề đi ra khỏi cửa, chào tạm biệt tôi rồi đi về.
Tôi không đóng cửa ngay lập tức, mà đứng vịn vào đầu cầu thang chờ cho đến khi anh ấy đi xuống hết cầu thang, rồi mới nhẹ nhàng đóng cửa vào.
Tại sao lại như vây?
Đóng cửa sau 3 giây, sẽ tạo cho người khách cảm nhận được sự tôn trọng. Bởi vì nếu người khách vừa bước ra, từ phía sau nghe thấy phập một tiếng thì một cảm giác hụt hẫng sẽ lập tức xuất hiện.
Thói quen đóng cửa sau 3 giây này là thói quen tôi học được từ một vị khách hàng 3 năm về trước.
Lần đó bởi vì công việc khá gấp, nên cuối tuần tôi vẫn phải đến nhà khách hàng lấy một số tài liệu.
Khi chân tôi vừa mới bước ra khỏi nhà khách hàng, ở phía sau liền nghe thấy tiếng đóng cửa “phập”!
Tiếng động đó làm tôi thấy hụt hẫng…
Tôi tin rằng không phải là khách hàng cố ý, nhưng, cho dù nghĩ như vậy, thì việc đóng ở đằng sau tôi trong chớp nhoáng vẫn khiến tôi cảm thấy một sự lạnh lẽo.
Tôi có cảm giác như mình không “được tôn trọng”.
Nhà văn người Nga Ivan Sergeyevich Turgenev, có một lần vào một buổi chiều mùa đông, ông đi tản bộ ở khu vực gần nhà mình.
Đột nhiên có một người ăn mày lớn tuổi quần áo tả tơi, quỳ rạp xuống đất, chìa bàn tay vừa dơ bẩn vừa hôi hám về phía ông, nói: “Thưa ngài, ngài có thể cho tôi xin một chút đồ ăn được không ạ?”.
Ivan Sergeyevich Turgenev nhìn người ăn mày thân thể gầy yếu, rồi lục túi quần túi áo của mình xem có còn chút bánh quy hoặc bánh mì nào để cho ông lão này không.
Một lúc, ông mới nhớ ra là không có mang theo đồ ăn. Lúc đó ông cảm thấy thật có lỗi, khuôn mặt đỏ bừng cả lên.
Ông ngồi xổm xuống, nắm chặt bàn tay ông lão ăn mày, thành khẩn nói: “Ông bạn, thật xin lỗi, vì tôi không có chút đồ ăn nào để cho ông”.
Không ngờ, ông lão này liền lập tức đứng dậy, nắm lấy tay của Ivan Sergeyevich Turgenev, mặc dù nước mắt đã chảy ràn rụa, nhưng ông vẫn mỉm cười trả lời: “Xin cảm ơn ngài, như vậy là đã đủ rồi”.
Từ trước đến giờ ông lão ăn mày này chưa bao giờ gặp được người nào tôn trọng ông như Ivan Sergeyevich Turgenev, không xa lánh ông, mà ai còn nắm tay ông gọi ông là “ông bạn”.
Vì thế, ông lão ăn mày nghĩ không có đồ ăn thì cũng không sao, sự tôn trọng và thiện ý này với ông đã là đủ lắm rồi.
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.Tw
P/s: 3 giây không chỉ là thời gian mà còn là sự tôn trọng dành cho người khác!
Nguồn: Facebook




 

Không có nhận xét nào: