a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

THẠCH LAM – NGƯỜI NGHỆ SĨ NẶNG TÌNH CỦA ĐẤT HÀ THÀNH

 


Trong số những người yêu Hà Nội, Thạch Lam là người yêu hơn cả. Đọc “Hà Nội băm sáu phố phường” của ông, độc giả bắt gặp một tâm hồn đồng điệu với Thăng Long cổ kính, tinh tế đến nhã nhặn, thanh tao.


Cây bút lãng mạn, giàu xúc cảm và tài hoa

Thạch Lam sinh năm 1910 tại ấp Thái Hà, Hà Nội và chỉ sống một cuộc đời vỏn vẹn 32 năm trên dương thế.

Ông sinh vào tháng sáu âm lịch, là con thứ sáu trong gia đình Nguyễn Tường có bảy anh chị em. Lúc nhỏ có tên là Sáu. Ông mất vào tháng sáu dương lịch năm 1942 vì bệnh lao tại nhà cây liễu ở đầu làng Yên Phụ, Hồ Tây, Hà Nội.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình Thạch Lam đã để lại sáu cuốn sách nhỏ: Ba tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1941), một truyện dài “Ngày mới” (1939), tập tiểu luận “Theo dòng” (1941) và tập bút ký “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943). Đặc biệt, cuốn sách cuối cùng này được Tự lực văn đoàn cho xuất bản sau khi Thạch Lam qua đời như lời nhắn nhủ ông gửi lại, rằng: “Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”.

Đọc Thạch Lam, tôi hình dung ông là một người Hà Nội hào hoa, phong nhã, nhẹ nhàng trong hành động, nhân từ trong suy nghĩ, một nhà văn bằng cả cái tinh tế của hồn mình để cảm nhận những gì dịu dàng, bé nhỏ nhất trong đời. Ông yêu mến và hiểu biết tường tận Hà Nội trong mọi ngõ ngách của đời sống.

Tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của ông đã làm rung động con tim những người mến thương Hà Nội. Có lẽ đây là cuốn tùy bút đầu tiên, mở ra một thể văn mới, viết về Hà Nội, về món ăn và sự gắn bó của ẩm thực với đời sống văn hóa xã hội con người trong văn chương Việt Nam.

Sinh thời, nhà văn Nhất Linh và nhiều người khác đều cho rằng Thạch Lam viết hay hơn cả trong Tự lực văn đoàn. Năm 1937, khi tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” của Thạch Lam xuất bản, Khái Hưng là người đầu tiên nhận ra Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Đến năm 1943, khi viết lời Tựa cho tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” chính Khái Hưng cũng là người đầu tiên phát hiện: “Thạch Lam thực sự là một nghệ sĩ, một thi sĩ về khoa thẩm vị”.

Văn Thạch Lam đẹp, tinh tế; con người Thạch Lam hồn hậu và rất mực tài hoa. Đó là lý do vì sao Thạch Lam luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ.

Đến nay, sau gần 8 thập kỷ kể từ ngày qua đời nhưng những tác phẩm của Thạch Lam vẫn được độc giả yêu mến tìm đọc. Theo GS Hà Minh Đức, sở dĩ văn của Thạch Lam chịu được sự thử thách của thời gian vì hai yếu tố cơ bản. Trước hết, về phía chủ quan, đó là con người thành thực, thành thực với bản thân và với cuộc sống. Chính vì thế trên trang viết không có những ý tưởng, lối thể hiện cầu kỳ kiểu cách, giả tạo, mơ hồ. Về phía khách quan, cuộc sống trên dòng chảy đời thường luôn hỗ trợ cho văn chương không xa lạ, lạc điệu.

Trong hồi ức của người con út

Người con út của nhà văn Thạch Lam là bác sĩ Nguyễn Tường Giang, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Hiện bác sĩ Giang cùng gia đình sống ở Mỹ.

Trong “Thạch Lam, Cha tôi trong trí tưởng”, Nguyễn Tường Giang kể: “Sự ra đời của tôi, một đứa con trai, là tai họa cho ông. Một người đoán số tử vi nào đó, năm 1942, khi mẹ tôi đang mang thai, đã nói nếu sinh con trai thì người cha sẽ chết. Khi mẹ tôi đi sinh, cha tôi đang đau nặng. Ông đau bệnh gì: bệnh lao vì làm việc và suy nghĩ nhiều, ý chí muốn dứt bỏ cái thú phù dung, hay tại số. Tôi không thể định rõ được. Lúc người nhà về báo với ông đứa trẻ mới sinh là con trai, ông không nói gì, lặng lẽ coi tiếp tờ báo đang xem dở. Ba ngày sau, ngày 27-6-1942, Thạch Lam mất. Sinh ra đời, buồn thay, nhiều khi đã mang một bản án sát nhân trong hồn”.

Đọc mà xót xa. Đứa trẻ côi cút tình cha ấy chỉ biết nhớ về cha qua những dòng hồi ức của mẹ. “Mẹ tôi thường kể rằng, cha tôi yêu hoa cẩm chướng, viết văn thật sớm vào buổi sáng, dạy học thêm một tuần đôi ba giờ, đến tờ báo vào những giờ đẹp nhất trong ngày… Người thích thơ Nguyễn Nhược Pháp, yêu văn Nguyễn Tuân, hay ngồi đánh cờ tướng với bạn bè ở tòa soạn khi rảnh rỗi, hoặc ông với cây đàn tranh để lên bàn, lơ đãng và thanh thản gẩy lên những thanh âm theo cảm hứng, một bản cò lả hay nam ai. Thi sĩ Huy Cận, khi tôi gặp ông năm 1995 để tìm kiếm một số kỷ niệm về cha tôi, đã kể với tôi rằng, có lần ông đến tòa báo tìm cha tôi, khi nghe tiếng đàn tranh vọng ra, đã đứng nép vào bên cửa để nghe, chỉ dám gõ cửa khi tiếng đàn đã dứt. Ông nói với tôi: “Cha anh đánh đàn rất hay”, rồi ông vội vã lật vài trang sách khoe tôi về những kỷ niệm ông viết về cha tôi: “Tôi đã từng quen Thạch Lam, con người mảnh khảnh tưởng như chỉ một làn gió có thể đẩy đi, một thân hình tưởng như chỉ làm bằng cảm giác, cái khối cảm giác ấy đã hóa thân vào văn”…

Nhà văn Vũ Bằng, khi nhận xét về lối sống tao nhã của Thạch Lam, đã viết rằng: “Nghĩ lại thì trong suốt cuộc đời anh, cái gì cũng nhẹ nhàng: Nhẹ nhàng từ cử chỉ, từ tiếng nói, nhẹ nhàng từ câu nói, từ bước đi… dường như nếu bước mạnh thì đất nó đau”.

Nguồn gien văn chương của dòng họ Nguyễn Tường, nhất là Thạch Lam không còn tồn tại ở lớp hậu duệ. Con cháu nội, ngoại của ông đều nghiêng về khoa học kỹ thuật. Duy có bác sĩ Nguyễn Tường Giang là có viết văn, làm thơ. Bên những bận rộn của một bác sĩ sản khoa ông vẫn đi tiếp con đường chữ nghĩa thừa hưởng từ thân phụ. Những sáng tác của ông nói lên bao nỗi niềm của một người nặng lòng với quê hương, trong đó, nỗi cô đơn sầu xứ như một mạch ngầm chủ đạo không ngừng dào dạt chảy qua từng ký ức, từng khung cảnh làng quê vời vợi nghìn trùng, nhất là Hà Nội – nơi yên nghỉ của người cha tài hoa và lịch lãm có quá nhiều dấu ấn nhớ thương.

Trong cuộc đời, bác sĩ Giang có một niềm mơ ước cháy bỏng, như ông từng thổ lộ: “Tôi vẫn mơ có một buổi chiều nào tôi cùng cha tôi thơ thẩn trên một con đường ở Hà Nội, một con đường từ đê Yên Phụ đến Cổ Ngư, hay một ngã rẽ vào vườn hoa hàng Đậu, chúng tôi cùng 32 tuổi, cùng nói với nhau các chuyện đời thường, chuyện vợ con, cuộc sống và bạn bè, và chuyện văn chương… Cha tôi có lẽ có một tâm hồn rất yếu đuối, rất thương người và hy sinh cả cuộc đời để chăm chút đến những số phận nhỏ bé nhưng đáng quý, một tâm tình nhân bản và hiền dịu biết bao. Tôi có thể kể cho ông những khó khăn ông để lại cho vợ con vào thời kỳ bắt đầu của súng ống và hận thù, của những cái nghèo đói thật sự mà ông đã phơi bầy trên nhiều trang sách… Tôi có thể kể bao nhiêu chuyện xẩy ra từ ngày ông mất đi… nhưng có hề chi, vì tôi biết rằng, ông sẽ nhẹ nhàng nói với tôi: Không có chuyện gì là sai hay phải, là xấu hay tốt, khi người ta cư xử với nhau bằng một tấm lòng”…

Vâng, cuộc đời và những tác phẩm của Thạch Lam, đặc biệt là cuốn “Hà Nội băm sáu phố phường” chính là tấm lòng gắn bó sâu nặng và thái độ trân trọng của ông đối với văn hóa Hà Nội.

Tình yêu với cái Đẹp và Con người, cùng những giá trị đích thực trong văn chương của Thạch Lam sẽ sống mãi.

Sưu Tầm

Nhà thơ duy nhất của Việt Nam từng được đề cử giải Nobel Văn học, tên tuổi vươn tầm quốc tế

Nhà thơ này là gương mặt nổi bật trong phong trào Thơ mới, từng được gọi là “Thi bá Việt Nam”. Cho đến nay, ông vẫn là nhà thơ duy nhất của nước ta được đề cử giải Nobel.
Tháng 2/2023, Ủy ban Nobel công bố danh sách 100 cái tên được đề cử trao giải Nobel Văn học vào năm 1972. Điều này là phù hợp với quy định của tổ chức này (giữ kín thông tin đề cử trong 50 năm). Điều gây bất ngờ là ở Việt Nam có một người xuất hiện trong danh sách 100 cái tên đó. Viện Hàn lâm Thụy Điển chú thích ông là nhà thơ, Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam, lần đầu được đề cử và người giới thiệu là Thang Lang. Nhà thơ đó chính là Vũ Hoàng Chương.

Vũ Hoàng Chương (1915 – 1976), là cái tên nổi bật trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam. Ông có trình độ học vấn cao, từng theo học trường Albert Sarraut nổi tiếng tại Hà Nội. Đến năm 1937, Vũ Hoàng Chương đỗ tú tài rồi theo học ngành luật. Thế nhưng chỉ được 1 năm, ông chuyển hướng sang làm ngành đường sắt.

Năm 1941, Vũ Hoàng Chương lại quyết định đi học cử nhân toán rồi sau đó đi dạy học. Ông có thời gian gắn bó với nghề dạy toán, văn tại Nam Định, Hà Nội trước khi vào TP.HCM sinh sống.


Thực tế, làng văn nghệ sĩ Việt Nam từng có một người khác cũng được đề cử giải Nobel Văn học là ông Hồ Hữu Tường (1910 – 1980). Tuy nhiên, ông Hồ Hữu Tường là nhà văn, nhà báo. Vì vậy, có thể nói ông Vũ Hoàng Chương là nhà thơ duy nhất đến nay được đề cử giải thưởng này.

Nói đến Vũ Hoàng Chương là nói đến phong trào Thơ mới. Ông có 15 tập thơ, các vở kịch như Trương Chi, Vân muội, Hồng diệp… Sinh thời, nhà thơ này từng có thời gian giữ chức Chủ tịch Hội Văn bút của miền Nam Việt Nam.


Lại nói đến lần Vũ Hoàng Chương được đề cử giải thưởng Nobel Văn học, người đề cử ông khi ấy theo tài liệu của Viện Hàn lâm Thụy Điển là Thang Lang. Nhưng có thể đây là nhầm lẫn về chính tả. Người đó nhiều khả năng là linh mục Thanh Lãng (1924 – 1978), là tiến sĩ văn chương ở Thụy Sĩ, từng giảng dạy đại học ở Sài Gòn và có nhiều công trình nghiên cứu.





CÁC BẠN NỮ LƯU Ý 



1. Quan sát cẩn thận xung quanh
Những nơi phổ biến để lắp camera theo dõi là: thiết bị báo động khói; thiết bị lọc không khí; sách, hộp khăn giấy, gấu nhồi bông, đồng hồ treo tường (báo thức), móc quần áo; Ổ cắm điện, đèn bàn, giá đỡ máy sấy tóc; dưới mặt bàn, ghế, kệ, bút mực (bi); vỏ DVD, hộp tivi kỹ thuật số.
Thậm chí khu vực ngoài phòng như: cây lau nhà, lỗ trên cửa, mái nhà, chuông cửa cũng đều có thể lắp camera theo dõi.

2. Tắt hết đèn để quan sát camera ban đêm
Hầu hết các camera đều được trang bị đèn LED màu đỏ hoặc màu xanh lá cây, nó sẽ nhấp nháy hoặc tỏa sáng đèn LED khi ở điều kiện ánh sáng yếu.

3. Sử dụng đèn flash của điện thoại
- Bật đèn flash và tắt hết đèn, kéo rèm trong phòng.
- Cầm đèn pin rọi khắp nơi trong phòng và kiểm trả. Nếu bạn nhận thấy ánh sáng phản chiếu từ một vật thể nào đó thì có thể ở đó có một camera ẩn.

4. Gọi điện thoại
Đi dạo bộ trong phòng, vừa nói chuyện qua điện thoại vừa quan sát, tìm kiếm. Khi bạn nhận thấy điện thoại bị nhiễu tín hiệu thì có thể khu vực đó được gắn camera quan sát.

5. Dùng remote điều khiển từ xa
Hãy đưa remote tivi, máy lạnh,... vào các hốc tường hoặc những nơi mà bạn nghi ngờ, rồi bấm bất kỳ nút nào trên điều khiển. Nếu tín hiệu đèn led trên remote phát sáng thì có thể khu vực đó có lắp camera.

6. Kiểm tra các gương trong phòng
- Đặt móng tay của bạn lên gương.
- Quan sát khoảng cách giữa ngón tay của bạn và gương. Nếu có một khoảng cách giữa ngón tay của bạn và hình ảnh, đó là một tấm gương thực sự. Còn nếu ngón tay của bạn và hình ảnh đầu ngón tay chạm vào nhau, không có khoảng cách, thì ắt hẳn tấm gương không bình thường, có thể sẽ có một camera trong gương.

7. Sử dụng camera điện thoại
Hãy tắt hết đèn và kéo rèm lại để phòng tối. Sau đó bật camera điện thoại lên, di chuyển chậm xung quanh căn phòng. Nếu bạn thấy màn hình điện thoại có điểm sáng thì có thể khu vực ấy có lắp đặt camera hồng ngoại. 




"Qua" và "Bậu" đều là đại từ nhân xưng đặc trưng của miền Trung và miền Nam ngày xưa. Nhưng nó được dùng nhiều nhất là ở vùng đất phương Nam.
"Qua" là ngôi thứ nhất, nếu dùng riêng lẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi (là cô, chú, bác, anh, chị), nhưng khi dùng chung với "Bậu" thì nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai với người yêu hoặc với người mà họ có ngỏ ý thương mến.
"Bậu" là ngôi thứ hai, là từ thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ hay người yêu hay người con gái mà họ đem lòng thương mến.
"Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ
Qua đây xa Bậu đêm ngày chờ trông."
Theo GS Lê Ngọc Trụ (1909-1979) gốc của từ "Qua" do chữ wá, hay đọc đúng hơn là u_á đọc theo giọng Triều Châu của chữ "ngã" tức là "tôi". Cũng có giả thiết khác rằng sự liên hệ từ "Qua" với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ lối giải thích của GS Lê Ngọc Trụ dễ chấp nhận hơn bởi sự giản dị.
“Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua
Hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua qua.”
Từ "Qua" được dùng rất nhiều trong các tác phẩm của Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1884-1958) như: Thầy Chung trúng số, Tơ hồng vương vấn, Sống thác với tình, Ai làm được... và nhiều tác phẩm khác nữa.
Nếu "Qua" đã là từ Triều Châu thì "Bậu" cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914-1987) có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu "pa_u" hay "pấu" (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như "cha pấu", "cha pa_u" (vợ tôi) "deo pa_u" (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt "tệ phu, tệ nội, hiền phụ, hiền thê...” Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là "bậu" và "Bậu" trở thành đại từ ngôi thứ hai.
"Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt
Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua."
Dù với cách lý giải nào thì từ "Qua" và "Bậu" cũng đều là từ ngoại lai. Tuy nhiên, khi được Việt hóa, "Qua" và "Bậu" trở thành những từ ngữ độc đáo của tình cảm thương yêu đôi lứa thật súc tích.
"Bậu qua phà Rạch Miễu, Qua lẽo đẽo theo sau.”
Qua- Bậu tiêu biểu cho ngôn từ Việt hóa của miền đất phương Nam, trong đó bên cạnh tiếng Hoa còn phải kể tiếng Pháp, tiếng Miên... Từ ngữ Việt hóa gốc Hoa phần nhiều được sử dụng giới hạn ở miền đất phương Nam là vì điều kiện chung sống, hội nhập nơi đây. Mặc dù, số từ ngữ Việt hóa rất nhiều nhưng đi vào ca dao, văn chương phương Nam mạnh mẽ nhất có lẽ là hai từ "Qua" và "Bậu" (chiếm hơn phân nửa).
"Trách mẹ với cha chớ Qua không trách Bậu
Cha mẹ ham giàu gả Bậu đi xa.”
"Bậu có chồng như cá vô lờ,
Tương tư nhớ Bậu, dật dờ năm canh."
"Bậu về kẻo mẹ Bậu trông,
Kẻo con Bậu khóc, kẻo chồng Bậu ghen."
"Ví dầu tình Bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rời Bậu ra
Bậu ra Bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.”
Nhà thơ Phạm Hải Đăng cũng sáng tác rất nhiều bài thơ có "Qua" và "Bậu" như:
BẼ BÀNG TÌNH QUA
Nói hoài Bậu hổng thèm nghe
Để Qua ấm ức đầy ghe đem dìa!
Vô tình trong buổi chiều kia
Bậu theo người khác, tình chia cách tình
Mình ên Qua đứng lặng thinh
Nhìn theo con nước lục bình trôi theo
Trách ên Qua kiếp bọt bèo
Sóng xô sóng đập, sóng leo mạn thuyền
Mé sông bến đợi mình ên
Bông Bần bông Mắm rơi lền trắng sông
Đường tình bạc bẽo long đong
Tình duyên dang dở đắng lòng Qua đau
Bậu ơi! còn có thương nhau
Cửa Vàm Qua đợi, trái sầu Qua mang
Sông năm bảy ngã đò ngang
Bậu không dìa nữa bẽ bàng tình Qua.
BẬU THÔI ĐƯA ĐÒ
Mưa chiều, Qua dõi mắt theo
Bến xưa tình cũ ai gieo câu thề
Bậu còn nhớ đến tình quê
Để Qua trông ngóng, khi về cô đơn
Bậu đi mưa gió dỗi hờn
Lòng Qua trĩu nặng như con đò chiều
Ngày nào tíu tít lời yêu
Tay Qua Bậu nắm nói điều mộng mơ
Sông Cửa Vàm thuở tình thơ
Qua thương Bậu nói: “mình chờ nhé Qua!"
Nào dè đâu, Bậu đã xa
Trầu cau chưa thắm, người ta lấy chồng
Đứng nhìn chim sáo sang sông
Để Qua lẻ bạn đau lòng Bậu ơi
Giờ đây, cách biệt phương trời
Quê nghèo miệt thứ, Bậu thôi đưa đò.

Ngày nay, "Qua" và "Bậu" đã trở thành dĩ vãng nhưng đối với những người con vùng đất phương Nam xưa, hai từ Qua - Bậu bình dị, chân quê này luôn gợi nhớ về một thời sơ khai với những tình cảm êm đềm, mộc mạc nhưng thấm đượm chân tình của những năm tháng cũ thân thương.

#GOTA sưu tầm



Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

BÍ QUYẾT KHÔNG GIÀ




Một cụ bà 87 tᴜổi, câu nói của bà khiến vô số người trên thế giới phải bái phục: “Chúng ta không vì già mà ngừng chơi, chúng ta già vì ngừng chơi.”
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
FacebookTan 
Ở nước ngoài có một bà lão tên Rose, bà rất thích học, ở tᴜổi 87, bà đã đạt được ước nguyện của mình khi nhận được giấy thông báo nhập học.
Ngày đầu tiên nhập học, giáo sư yêu cầu mọi người tự giới thiệu về mình và làm quen cho mình một người bạn mới.
Bà Rose trông thấy một chàng thanh niên đẹp trai, bà nhẹ nhàng vỗ vào vai của cậu, nói: “Hi, chàng đẹp trai, bà là Rose, năm nay 87 tuổi, có thể ôm cháu một cái không?”
Chàng trai ngạc nhiên nhưng rồi cũng “hùa” theo: “Tất nhiên rồi ạ!”, sau đó đùa bà Rose: “Tuổi bà “nhỏ” vậy sao vẫn còn đi học?”
Bà Rose cũng hài hước trả lời: “À, bà dự định vào đây câu vài “con cá vàng” ɾồi sinh mấy đứa con, sau khi nghỉ hưu thì đi du lịch vòng quanh thế giới ý mà!”
Trong suốt một năm học, bà Rose, một người với tính cách thân thiện và hài hước đã trở nên nổi tiếng khắp trường, bất kể đi đâu bà cũng có thể dễ dàng kết bạn với người khác.
Dù tuổi không còn nhỏ nữa nhưng bà vẫn rất biết chăm chút vẻ ngoài, luôn trang điểm ăn vận rất chỉnh tề khi ra ngoài.
Khi học kỳ kết thúc, trường học mời sinh viên “trẻ” này lên phát biểu, và đó là một buổi phát biểu rất khó quên.
Khi người dẫn chương trình giới thiệu xong, bà Rose chuẩn bị phát biểu thì tờ giấy trên tay bà bỗng rơi xuống đất, trong vài giây, bà Rose cảm thấy mắc cỡ, tuy nhiên, vài giây sau bà ngay lập tức tɾấn tĩnh, cầm micro nhẹ nhàng nói:
“Thành thật xin lỗi, tôi gần đây hay đánh rơi đồ, vừa rồi trước khi lên sân khấu vốn dự định uống tí bia để lấy dũng khí, ai dè uống nhầm whisky (một loại rượu mạnh). Không ngờ cái thứ rượu đó lại đùa cái mạпg già này của tôi, giờ tôi không nhớ mình định nói gì nữa ɾồi, thôi thì để tôi nói những điều thân thuộc nhất với mình vậy.”
Trong tiếng hoan hô của mọi người, bà Rose nói ra câu nói đánh động cả thế giới:
“Chúng ta không vì già mà ngừng chơi, chúng ta già vì ngừng chơi.
Chỉ có một bí quyết có thể khiến con người trẻ mãi không già, luôn luôn vui vẻ, đó là luôn mỉm cười, hài hước, thú vị và không ngừng ước mơ. Khi một người mất đi ước mơ, cᴜộc sống sẽ tɾở nên vô vị, nhàm chán. Già đi và trưởng thành rất khác nhau, ai rồi cũng sẽ già đi, nhưng không phải ai cũng có thể trưởng thành, chín chắn.
Ý nghĩa của trưởng thành đó là, bạn phải liên tục tìm cơ hội phát triển và tận dụng tốt chúng trong quá trình phát triển.
Phải sống mà không hối tiếc, con người khi già đi thường sẽ không hối hận về việc mình đã từng làm, mà sẽ hối tiếc về những chuyện mà khi còn trẻ mình chưa làm. Chỉ người luôn sống tɾong hối tiếc mới sợ cái ᴄhết.”
Giải tɾí = vui chơi + theo đᴜổi ước mơ
Chúng ta phải dám “vui chơi”, sau khi nghỉ hưu vẫn phải không ngừng theo đuổi ước mơ của bản thân, vui vẻ sống vì hiện tại.
“Giải trí” ở một giai đoạn nào đó là vô cùng quan trọng. Vui chơi, giải trí một cách hợp lý có thể giúp ta giải tỏa áp lực, gột sạch tâm hồn, giúp ta phấn khởi hơn sau khi quay lại với guồng quay hàng ngày của cuộc sống, giúp ta duy trì một tâm thái lạc quan hơn khi đối diện với cuộc sống, giúp ta sống lâu sống thọ hơn.
Theo đuổi giấc mơ có thể thỏa mãn cảm giác thành tựu của ta, giúp ta luôn luôn trong trạng thái không ngừng tiến bộ, duy trì sự trẻ trung mãi mãi.
Nuôi dưỡng hứng thú, sở thích
Nhà triết học người Anh Russell từng nói: “Sở thích mãnh liệt giúp tôi không bị già đi.”
Chúng ta phải học cách tìm ra sở thích riêng trong cuộc sống thường nhật, cố gắng tìm cách làm cho tuổi già của chúng ta trở nên trọn vẹn, vui vẻ và phong phú hơn.
Nhiếp ảnh, giúp não già chậm
Tập tành chụp ảnh, có thể giúp vận động cơ bắp, rèn luyện thân thể, gần gũi với thiên nhiên và hít thở không khí trong lành, còn có thể làm quen với nhiều người đồng chí hướng, làm trọn vẹn hơn cuộc sống của bản thân.
Ca hát, giải tỏa căng thẳng, tâm tɾạng thoải mái
Hít thở tɾong khi hát có thể tăng cường chức năng tim phổi. Nhớ lời bài hát có thể giúp bộ não tập thể dục.
Ca hát cũng có thể khiến mọi người cảm thấy thoải mái, loại bỏ sự cô đơn và áp lực, và làm chậm sự lão hóa của tinh thần và trí thông minh.
Nhảy múa, quên đi tất cả phiền não
Khiêu vũ là một bài tập Aerobics. Chỉ cần bạn nhảy đúng cách, cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.
Những người khiêu vũ còn chú trọng vẻ bề ngoài, duy trì làn da, duy trì vóc dáng, mặc những bộ quần áo đẹp, khiến toàn bộ con người trông trẻ trung hơn.
Du lịch, cởi mở tâm tɾí
Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường. Tầm mắt mở rộng, tâm tɾí cũng sẽ mở rộng, không còn suy nghĩ về áp lực, được mất, quên đi những rắc rối và bất hạnh, làm sao một người như vậy có thể dễ dàng già đi?
Sưu tầm





TẤM LÒNG VÀNG ....Của Một Cô Giáo
🌀 Từ Pham Mylan
Nghề dạy học là một nghề khiêm tốn, nhưng hết sức quan trọng. Có những thầy cô giáo tạo được ảnh hưởng lâu dài, ảnh hưởng đến cả đời của học sinh. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình về những thầy cô giáo tạo được sự khác biệt đến cuộc đời của học sinh. Chúng tôi mượn tựa đề “Tấm Lòng Vàng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan để miêu tả câu chuyện.
* *
Hồi năm 1968, tôi còn là một học sinh ở trường trung học Levon & Sophia Hagopian Armenian ở Beirut. Vào lúc ghi danh theo học lớp 10, tôi phải đến văn phòng hiệu trưởng nói với người thư ký rằng cha mẹ tôi không có đủ tiền để đóng học phí. Mặc dù lúc đó tôi là một học sinh giỏi, đứng đầu lớp, nhưng tôi vẫn bị đuổi đi, cho về nhà. Sự việc này làm tôi đau lòng vô cùng, tôi rất thích đi học, và muốn có mặt ở trường ngay từ ngày đầu niên học.
Tôi về nhà, không được đi học nữa. Mỗi ngày tôi phải phụ với cha tôi làm việc trong xưởng vá bánh xe hơi. Cha tôi chỉ kiếm đủ tiền nuôi gia đình, gồm mẹ tôi và ba đứa con, ông không có tiền để đóng học phí cho tôi.
Một ông già trông thấy tôi ở tiệm sửa xe, và thắc mắc không hiểu vì sao tôi không đi học. Tôi nói với ông rằng tôi phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Ông đề nghị để ông gọi điện thoại cho một vị hiệu trưởng trường khác, không phải trả học phí, để tôi có thể tiếp tục đi học. Mặc dù trường sau này ở rất xa nhà tôi, nhưng tôi vẫn không bỏ lỡ cơ hội theo học tiếp, tôi lấy xe buýt đi rất lâu để đến trường tiếp tục học. Tôi nói với ông hiệu trưởng rằng tôi đã được thu xếp không phải đóng học phí, hay chỉ đóng với giá đặc biệt. Nhưng tôi vô cùng kinh ngạc khi vị hiệu trưởng sỉ vả, mắng nhiếc tôi, và nói rằng không hề có chuyện học miễn phí, hay mặc cả tiền học. Tôi lập tức quay đầu trở về, và đi thẳng đến nơi sửa xe của cha tôi.
Ba ngày sau, một người bạn cùng lớp với tôi ở trường Sophia Hagopian đến gặp tôi. Ông hiệu trưởng sai nó đến gặp tôi và nói tôi nên quay trở lại trường. Khi đến trường, tôi nói với người thư ký học vụ rằng tôi không có tiền đóng học phí. Nhưng bà ấy báo cho tôi biết tiền học phí của tôi đã được trả hết rồi, và tôi có thể đi học bình thường với bạn bè như trước. Tôi hỏi bà thư ký ai đã đóng tiền học cho tôi, để tôi có thể cám ơn con người tử tế ấy. Nhưng bà thư ký nói rằng người đóng học phí cho tôi muốn giữ kín tên của họ.
Tôi vào lớp học mà trong đầu cứ quanh quẩn suy nghĩ mãi xem ai là người đã đóng học phí cho tôi. Ai là người đã có tấm lòng vàng cho tôi cơ hội may mắn này. Tôi quanh trở lại văn phòng hiệu trưởng và năn nỉ bà thư ký học vụ xin bà vui lòng cho biết ai đã đóng học phí cho tôi. Vì tôi năn nỉ qúa, bà thư ký dặn tôi rằng bà sẽ tiết lộ danh tánh người đóng học phí cho tôi với điều kiện tôi phải giữ bí mật, và không được đến cám ơn người ấy. Nếu không, bà thư ký học vụ có thể bị mất việc vì không giữ bí mật tin tức. Bà cho tôi biết người có lòng tốt đóng học phí cho tôi chính là cô giáo dạy Anh Văn, cô Olivia Balian.
Bà thư ký học vụ kể cho tôi nghe rằng khi niên học bắt đầu, bà Balian thấy ghế ngồi của tôi ở trong lớp bị bỏ trống, không thấy tôi đi học. Bà hỏi thăm vì lý do gì. Bà thư ký học vụ nói rằng cha mẹ em học sinh này không có tiền đóng học phí, nên em đó phải nghỉ học. Bà Balian nói với ông Hiệu trưởng yêu cầu nhà trường trừ tiền học phí cho học sinh đó vào tiền lương hàng tháng của bà.
Trong suốt cả niên học, tôi ngồi học trong lớp của cô Balian, suy nghĩ về tấm lòng tử tế của cô, mà không thể nói lời cảm ơn. Một năm sau, gia đình tôi được sang định cư ở Hoa Kỳ. Ở đây, tôi lấy được hai văn bằng Master, một ở trường Columbia University, và một ở trường Pepperdine University.
Tôi không bao giờ quên được tấm lòng tử tế, rộng lượng của cô giáo Balian. Gần 40 năm sau, tôi quanh trở lại Beirut lần đầu tiên, và tặng $4.5 triệu đô la cho Quĩ Giáo Dục Kirk Kerkorian’s Lincy Foundation, cấp học bổng cho 28 trường học của người Armenian hoạt động ở Beirut. Một trong những trường tôi đến thăm, có trường trung học cũ của tôi. Khi trao tấm chi phiếu vài trăm ngàn đô la cho ông Hiệu trưởng, tôi dặn dò ông chớ bao giờ đuổi học sinh về nhà vì em đó không có tiền đóng học phí. Bởi vì không ai có thể biết được trong tương lai em bé đó sẽ trở thành con người như thế nào. Em học sinh đó có thể trở thành một bác sĩ, một nhà ngoại giao tài giỏi, hay trở thành một tỉ phú tặng tiền rất nhiều cho các trường học.
Trong lúc lưu lại Lebanon, tôi đi thăm cô giáo cũ của mình, là cô Balian. Bây giờ cô đã nghỉ hưu, không còn đi dậy nữa. Cô đang sống một mình trong một căn hộ nhỏ bên ngoài Beirut. Cô hết sức vui mùng khi gặp lại tôi. Cuối cùng thì tôi cũng có dịp ngỏ lời cảm ơn cô vì sự tử tế, rộng lượng của cô trong nhiều năm tôi đi học. Nhưng cô rất khiêm tốn, không màng để ý đến việc tôi cảm ơn cô, cô tìm cách đổi đề tài câu chuyện đi hướng khác. Tôi ngỏ lời xin được giúp đỡ cô về mặt tài chánh, hay làm một buổi lễ vinh danh cô vì cô đã dành nhiều năm để dậy dỗ học sinh gốc Armenian. Nhưng cô từ chối tất cả mọi đề nghị của tôi.
Tôi viết câu chuyện này để tôn vinh cô giáo của tôi, bà Olivia Balian. Bà qua đời vào năm 2017. Nhưng cũng nhân dịp này tôi xin được nói ra một điều là người ta có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho cuộc đời của một người khác. Nếu không có cô giáo Balian, tôi đâu có dịp học tiếng Anh, và có lẽ chẳng bao giờ có cơ hội sang Hoa Kỳ, để rồi trở thành một nhà xuất bản nhật báo Anh Ngữ The California Courier. Rất có thể tôi đã suốt đời làm việc trong tiệm vá bánh xe của cha tôi ở Beirut.

✍️ Nguyễn Minh Tâm
dịch theo Reader’s Digest tháng 9/2019
The High School Teacher Who Changed My Life
🖼 Ảnh từ Pinterest
🖼 Cô giáo Olivia Balian
🖼 Cô Olivia Balian (đứng, thứ ba từ phải sang) và các thầy cô giáo niên khóa 1966-1967 (Ảnh: Levon and Sophia Hagopian Armenian College)




10 câu chuyện giáo dục con cái còn mãi giá trị
Đằng sau một đứa trẻ ưu tú là một bà mẹ vĩ đại. Họ dùng cây bút đơn giản nhất của mình vẽ nên một nền giáo dục tốt nhất cho con cái của mình.
CÂU CHUYỆN SỐ 1
Năm 3 tuổi, mẹ dẫn con đi chợ. Con trai muốn mua kem, mẹ đồng ý rồi, đồng thời nói với con chỉ được chọn một trong hai, rồi mẹ ra quầy thanh toán xếp hàng trước. Một lúc sau, con trai chạy lại, trong tay cầm hai chiếc kem có hai vị khác nhau, nhõng nhẽo nói:
"Mẹ ơi, cả hai cái này con đều thích nên con muốn mua cả hai."
Mẹ nghiêm khắc nói: "Người không biết lựa chọn, sau cùng không được ăn cái nào hết."
Nói xong, người mẹ để lại hai chiếc kem vào tủ kem rồi dắt theo cậu con trai đang buồn bực về nhà.
Kể từ đó trở đi, cậu bé nhỏ đã học được cách lựa chọn và lấy hay bỏ.
CÂU CHUYỆN SÔ 2
Năm con trai 4 tuổi, mẹ dắt con đi ngồi tàu điện ngầm, con trai tranh thủ lúc mẹ đang nói chuyện điện thoại đã mở hộp bánh quy ra ăn ngon lành.
Đợi lúc gọi điện xong, người mẹ phát hiện ra trên sàn tàu toàn là vụn bánh.
Người mẹ xoa xoa đầu con trai: "Con trai, mẹ hỏi con nhé, ngày xửa ngày xưa có một con sói xám lớn, sau khi lên tàu, nó phát hiện ra có 3 chú dê con, vậy mẹ hỏi con, lúc này còn lại mấy chú dê?"
Con trai tự tin trả lời: "Không còn con nào nữa vì đều bị sói xám ăn mất tiêu rồi!"
Mẹ: "Không phải, vẫn còn 3 con, bởi vì trên tàu không được phép ăn uống."
Con trai lập tức xấu hổ đáp: "Vâng."
Sau đó, mẹ đưa cho cậu con trai một tờ giấy, bảo cậu cúi xuống lau sạch sàn.
Kể từ đó về sau, cậu con trai hiểu được thế nào là cách cư xử nơi công cộng thông qua cách dạy dỗ dịu dàng của người mẹ.
CÂU CHUYỆN SỐ 3
Năm cậu con trai 5 tuổi, mẹ đưa cậu đi mua hoa quả. Cậu con trai thấy chán nên đã âm thầm cấu mấy quả đào ở cửa hàng bán hoa quả, tới khi về tới nhà, cậu bé mới chia sẻ câu chuyện "thú vị" này với mẹ. Mẹ nghe xong, không nói gì, đưa cậu con trai quay trở lại cửa hàng hoa quả. Quan sát kĩ càng, người mẹ phát hiện quả thực có những quả đào có vết móng tay của con trai, người mẹ sau khi giải thích với ông chủ đã mua hết số đào mà con trai cấu.
Cậu con trai không hiểu chuyện gì, người mẹ kiên nhẫn giải thích:
"Chúng ta làm hỏng đào của người ta, người khác thấy vậy sẽ không muốn mua, vì vậy, chúng ta phải chịu trách nhiệm, mua hết số đào đó."
"Mua về rồi thì không được lãng phí, chúng ta nhất định phải ăn hết nó phải không?
Quả nhiên, sau đó liên tiếp một tuần, ngày ba bữa bữa nào cũng tráng miệng với đào, cậu con trai khổ sở vì ngấy. Từ đầu tới cuối, người mẹ không nói ra một câu mắng mỏ nào.
Nhưng cậu con trai lại vô cùng ghi nhớ chuyện này, đồng thời học cách thành thật và nhận trách nhiệm.
CÂU CHUYỆN SỐ 4
Năm 6 tuổi, cậu con trai vào tiểu học. Cậu con trai học hành luôn chậm hơn các bạn khác, thường xuyên bị giáo viên phê bình.
Cậu con trai về nhà tủi thân nói với mẹ: "Mẹ ơi, mẹ nói xem có phải con rất ngốc không?"
Mẹ lắc đầu nói:
"Con trai, con biết không? Cuộc sống cũng giống như đun nước vậy, có những nồi nhỏ nên nước sôi nhanh hơn, nhưng nồi của con to hơn một chút, tự nhiên nước sẽ lâu sôi hơn một chút.
Cho nên, hiện tại con ở sau các bạn, nó không nói lên điều gì cả, sau này nhất định con sẽ làm tốt hơn."
Cậu con trai vừa lau nước mắt, vừa gật gật đầu.
Kể từ sau, cậu bé không con nghi ngờ bản thân, nghiêm túc học hành, chăm chỉ, thành tích cũng ngày một tiến bộ.
CÂU CHUYỆN SỐ 5
Năm 8 tuổi, mẹ có một hôm dậy sớm đưa con trai đi học. Kết quả trước khi ra khỏi cửa, bên ngoài bỗng nhiên mưa to, gọi xe cũng không gọi được.
Người mẹ nhìn ra bên ngoài, bỗng nhiên nhìn cậu con trai rồi cười nói: "Con trai, mẹ con mình mạo hiểm một lần nhé!"
Mẹ mặc áo mưa cho cậu con trai rồi khích lệ cậu: "Đừng sợ, nắm chặt tay mẹ, con cứ xem như mình đang thực hiện nhiệm vụ, mẹ con mình cùng đi tới đích được không?"
Hai mẹ con cứ như vậy đi ra ngoài trời mưa, những giọt mưa tí tách bắn vào mặt vào người.
Trời mưa buổi sớm hôm đó in sâu trong lòng cậu bé, kể từ đó về sau, mỗi khi gặp khó khăn, cậu bé đều xem đó là một lần mạo hiểm, trong lòng tràn đầy sự dũng cảm.
CÂU CHUYỆN SỐ 6
Năm 10 tuổi, cậu con trai trong một lần thi đã nói nhỏ với bạn cùng lớp, bị nghi là chép bài bạn. Cậu bé không thừa nhận, kết quả bị giáo viên gọi phụ huynh tới.
Mẹ sau khi tan làm lập tức chạy tới trường, tới nơi, người mẹ không vội chào giáo viên mà chạy tới chỗ cậu con trai đang bị phạt đứng trước, xoa đầu con rồi nhẹ nhàng nói:
"Mẹ đã nghe chuyện rồi, con nói với mẹ trước, con có chép bài bạn không?"
Cậu con trai dụi dụi đôi mắt đỏ hoe nói: "Mẹ, con thật sự không chép bài bạn."
Người mẹ gật đầu, lúc này mới quay sang giáo viên rồi nói:
"Thưa cô, tôi tin con trai mình, con tôi nói không chép bài nghĩa là bé không chép bài, còn về việc nói chuyện trong lúc thi, tôi sẽ nghiêm khắc phê bình con, nếu không còn chuyện gì nữa, xin phép cô tôi đưa con về."
Nói xong, người mẹ cúi đầu chào cô giáo rồi dắt cậu con trai về.
Trên đường về nhà, cậu con trai nắm chặt tay mẹ: "Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã tin con, sau này con sẽ tự giác hơn, nhất định không để mẹ thất vọng đâu."
Sau này, bất kể trong chuyện gì, dù là học tập hay làm việc khác, cậu bé luôn nghiêm túc và tự giác kỷ luật hơn.
Cậu bé không muốn phụ sự tin tưởng vô điều kiện của mẹ mình.
CÂU CHUYỆN SỐ 7
Năm 12 tuổi, thành tích ngày càng tốt, con trai ngày một háo thắng hơn. Một buổi tối trước một kỳ thi giữa gì, con trai đi đi lại lại giữa phòng khách.
Con trai: "Mẹ ơi, mẹ nói xem, nếu lần này con thi không tốt thì phải làm sao?"
Mẹ: "Để mẹ nghĩ xem, như này đi, nếu con không lọt top 10, mẹ sẽ mời con ăn Pizza hut."
"Dạ? Vì sao?"
"Chúc mừng con mở khóa được một trải nghiệm mới trong cuộc sống!"
Con trai dở khóc dở cười, nhưng tâm lý cũng vì vậy mà thoải mái hơn, kỳ thi tới, cậu bé phát huy ổn định, đạt được kết quả không tồi.
Cũng bắt đầu từ lần đó, cậu con trai dần hiểu ra, thực ra thất bại một lần cũng chẳng sao, chẳng qua cũng chỉ là một lần trải nghiệm mà thôi.
Hơn nữa, bất kể mình có thành công hay thất bại, người thân xung quanh vẫn luôn thương yêu mình như vậy.
CÂU CHUYỆN SỐ 8
Năm 11 tuổi, con trai lên cấp hai, nghỉ hè được về nhà (học nội trú). Cậu bé về tới nhà kinh ngạc phát hiện, mẹ không dọn phòng, giặt quần áo cho mình nữa, cậu có để giày bẩn bên bể cá, mẹ cũng xem như không nhìn thấy. Có lần cậu bé đi chơi về khá muộn, phát hiện vẫn chưa ai nấu cơm nên đã gọi mẹ làm cơm.
Mẹ hỏi lại: "Mẹ cũng rất mệt, mẹ ngày nào cũng phải làm việc, vì sao con không phụ mẹ nấu cơm?"
Cậu con trai im lặng, chỉ đành tự mình nấu cơm.
Cả một kỳ nghỉ hè, cậu con trai học cách nấu hơn 10 món ăn, dần dần cũng trở nên gọn gàng, độc lập và có ý thức hơn.
Trong cả quá trình ấy, cậu cũng dần ý thức được sự vất vả của ba mẹ, thực sự hiểu thế nào là cảm thông và biết chia sẻ.
CÂU CHUYỆN SỐ 9
Năm 15 tuổi, con trai lên cấp 3, bắt đầu yêu đương với bạn nữ cùng lớp. Chủ nhiệm gọi điện về nói tình hình với phụ huynh, người mẹ bình tĩnh nhận điện thoại, nửa tháng sau vẫn không nhắc chuyện này với con trai.
Cậu con trai bất an, cuối cùng không nhịn được hỏi mẹ: "Mẹ, vì sao mẹ không giống ba mẹ khác đánh gãy chân con?"
Mẹ cười nói: "Con trai mẹ là một người có trách nhiệm, cái này mẹ rõ nhất, mẹ tin là con sẽ không vì chuyện yêu đương mà lơ là chuyện học tập."
Con trai vô cùng cảm động khi nghe mẹ nói.
"Nhưng mà mẹ có một vấn đề muốn hỏi con, con muốn bên cô bạn đó tạm thời hay muốn yêu nhau lâu dài?"
Con trai đỏ mặt: "Tất nhiên là con muốn bên bạn ấy lâu dài."
Mẹ gật gật đầu: "Được, muốn bên bạn ấy lâu dài, vậy thì con phải cho bạn ấy một mái nhà, cho bạn ấy một tương lai, vì vậy, con bắt buộc phải nỗ lực thì mới được."
Cậu con trai dứt khoát gật đầu.
Kết quả, con trai không những không lo là học hành, mà còn học được trách nhiệm của một người đàn ông.
CÂU CHUYỆN SỐ 10
18 tuổi, con trai thi đại học. Cậu bé vẫn phát huy như bình thường, còn đứng thứ 3 khối A trong buổi thi thử của trường. Buổi tối, cả nhà cùng ngồi lại bàn về nguyện vọng thi đại học, mỗi người đều đưa ra mong muốn của mình:
Mẹ: đại học về tài chính, trường giỏi, gần nhà, sau này dễ kiếm việc.
Bố: chọn trường TOP 5, chuyên ngành được chọn tuy ít hơn nhưng trường có tiếng.
Con trai: trường giỏi, có chuyên ngành mình thích, hơn nữa cũng gần trường đại học mà bạn gái muốn đăng kí.
Nhà 3 người, mỗi người một ý kiến.
Sau cùng, người mẹ nói:
"Thế này đi, gia đình mình dân chủ, mẹ nghe con trai mẹ, thế là 2 thắng 1, vậy thì nghe theo nguyện vọng của con trai."
Cậu con trai nhìn mẹ, nước mắt bất chợt rơi xuống. Ngày nhận được giấy nhập học, không ít hàng xóm đều tới chúc mừng.
Cậu con trai trước mặt mọi người cúi đầu xuống nói với mẹ:
"Mẹ, cảm ơn mẹ, nếu không có sự dẫn dắt của mẹ suốt bao nhiêu năm, con sẽ không có ngày hôm nay."
KẾT
Từng đọc qua một câu nói như này:
"Mẹ là màu sắc đậm và khó phai nhất trong cuộc đời của con cái, lại càng là người lái đò thầm lặng của con."
Mỗi một câu nói của mẹ, mỗi một hành động của mẹ, đều giống như giọt nước pha lê, từ từ để lộ những dấu ấn độc đáo trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ.
Có được người mẹ hiểu biết, khôn ngoan, nhìn xa trông rộng là điều may mắn của một đứa trẻ.
Sưu tầm