Vùng quê nhỏ bé nằm bên bờ sông Tiền này được thiên nhiên ưu đãi về địa thế. Cây trái và đồng ruộng do phù sa bù đắp quanh năm thành mộtvùng trù phú. Nơi đây người ta không cần biết đến địa chỉ vẫn có thể
tìm được nhà nhau một cách dể dàng bằng phương thức hỏi thăm tên. Vì thế khi hỏi nhà Hai Cua Đồng thì sẽ có ngay một cậu nhóc dẫn bạn đến tận nhà.
Không phải chị Hai là người nổi tiếng hay giàu có gì, thậm chí chị khá nghèo so với những người khác và hình thức thì cũng không hơn ai.
Không nhiều người biết tên thật của chị nên ngày từ nhỏ, khi chị chuyên đi bắt cua bán cho mấy bà bún riêu ở chợ, cái tên Hai Cua Đồng có từ đó.
Theo lời bà Tư kể thì chị Hai khi còn nhỏ là đứa trẻ nhìn xinh xắn như bao đứa con nít khác. Rồi nhà chị xảy ra hoả hoạn, ba chị mất mạng, chị cũng bị lửa táp phỏng nặng. Sau đó di chứng xảy ra khiến chị bị nhiều vết sẹo lớn và chân rút gân khiến dáng đi của chị không bìnhthường, ngay thẳng như người khác.
Năm chị mười lăm tuổi, má chị qua đời bởi nhiều năm đau bệnh, bỏ chị trơ trọi trên cõi đời với mái nhà xiêu vẹo. Tùy hình dáng xấu xí làm nhiều đứa con nít khác khiếp sợ và trải qua nhiều biến cố như thế nhưng chị
Hai không lấy làm buồn phiền.. Ai cũng nhìn nhận chị là người tốt với chòm xóm, nhà ai có chuyện, chị tới giúp như người nhà của mình.
Năm chị 27 tuổi, buổi chiều như bao ngày chị đi bắt cua về rồi đem giao cho mấy bà ở chợ. Nhưng khi trở về nhà vào chập choạng tối, ngang qua khu nghĩa địa, chị nghe tiếng con nít khóc. Chị sởn cả tóc gáy khi nhớ đến những câu chuyện bà con kể quanh nghĩa địa này và thầm nghĩ lẽ nào có ma…
Chị cố gắng bước nhanh. Tiếng con nít vẫn vọng theo gió kéo bước chân chị. Chị đắn đo “lý nào sớm vậy có ma”. Ma có nhát ai chứ làm sao dám nhát chị bởi chị còn xấu hơn nó kia mà. Hay là tiếng mèo hoang kêu rồi thần hồn nát thần tính nhưng lỡ đó là con nít thật thì sao?
Đắn đo mãi, cuối cùng chị quyết định bước vào nghĩa địa và lắng nghe xem tiếng khóc phát ra từ đâu. Chị đã định được hướng và đi về phía chòm mả của ông Cả Thượng được xây kiên cố, khang trang ở một góc nghĩa địa. Ngay giữa chòm mả ấy có một đống vải trơ trọi và tiếng khóc phát ra từ đó. Chị Hai rón rén bước đến với sự sợ sệt. Trời chập
choạng tối, ở giữa nghĩa địa vắng vẻ cộng với tiếng trẻ con khóc khiếnkhung cảnh có cái gì đó ma quái làm chị nổi cả gai ốc.
Gom hết can đảm, chị Hai thò tay vào đống vải ấy, khi chạm được cái khối thịt tuy có phần lạnh nhưng chị Hai xác định đó là da thịt con người chứ chẳng phải ma quái. Điều đó khiến chị mạnh dạn và giở những lớp vải phía trên ra. Đúng như chị nghi ngờ, chính giữa là một đứa con nít đang bị kiến bu cắn đỏ cả người, có lẽ nó khóc từ lâu lắm nên tiếng khóc bắt đầu khàn đặc. Chị phủi kiến và cứ như thế ôm nó đi về
nhà.
Nghe tin chị Hai nhặt được đứa con nít ở chòm mả một cách kỳ lạ như vậy, người ta kéo lại chật cái chòi của chị. Vài bà dì thương xót, phụ chị ủ, ẵm, pha sữa cho nó… Theo kinh nghiệm của họ, thằng bé sinh ra chưa tới một tháng. Đôi người đoán non, đoán già, ai mà bỏ con chắc cũng có nỗi khổ. Người thì rủa kẻ nào ác đức, “núm ruột” mà còn đem
bỏ, nhỡ chị Hai không tới kịp, nó chết thì sao?
Duy có chị Hai không bàn tán cũng chẳng ý kiến gì, chị ngồi yên lặng bên cạnh thằng bé, rờ nhẹ cánh tay của nó như sợ làm nó đau. Nhìn vết kiến lửa cắn chưa phai, chị ứa nước mắt.
Vốn đã nghèo, chị Hai tự nhiên “được thêm” cái khổ. Bởi chị ăn hà tiện được nhưng sữa cho thằng bé thì hà tiện làm sao? Bị cái tật ở chân, chị đi đứng đã khó khăn, còn ẵm thêm thằng bé. Nhiều người lắc đầu xót thầm cho chị. Bây giờ chị Hai kiêm luôn cái nghề lượm ve chai. Thấy cái gì có thể bán được, chị nhặt nhạnh đem về. Bà con thương chị, cócái nồi nhôm bể, hũ. lọ… cũng kêu chị để cho. Coi như cách phụ chị nuôi con bởi bà con ai cũng nghèo chứ khá giả gì đâu.
Vất vả, thiếu thốn là thế nhưng thằng bé bụ bẫm, ít bệnh vặt. Trộm vía trời thương nó, nó háo sữa và lớn lên thấy rõ. Năm nó giáp thôi nôi có ông người Hoa ở xóm chợ nhà toàn con gái, không con trai nên ngỏ ý muốn xin nó làm con. Ông hứa nếu chị Hai đồng ý, ông cho chị Hai tiền đủ mua ba công đất hẳn hoi.
Nhiều người khuyên chị nên cho nó đi đỡ khổ thân chị, thân nó cũng hưởng sung sướng. Ba công đất đâu có ít ỏi gì. Với người như chị Hai,
đó là niềm mơ ước. Nhưng chị Hai không giải thích hay trả lời gì, chị chỉ lắc đầu khi nhìn nụ cười của nó.
Năm tháng trôi qua, thằng bé tới tuổi đi học. Chị Hai càng chồng chất vất vả, chị làm không ngừng tay. Miếng đất nhỏ sau nhà chị biến thành vườn rau. Gà gáy sáng, chị đã ra đó. Có lẽ thấu hiểu lòng chị, thằng bé Hải (tên chị đặt cho nó) học rất giỏi. Ngoài giờ học, nó không chạy giỡn như bao đứa trẻ khác. Chị đi đâu, nó theo đó như bóng với hình. Chị làm gì, nó cũng phụ.
Năm nó mười một tuổi được lãnh thưởng Học sinh giỏi toàn trường cuối cấp. Chị Hai nghỉ bắt cua một bữa, diện cái áo mới nhất đi coi con nhận thưởng. Nhìn nó đứng trên bục cao mà chị thầm hạnh phúc. Chị nghĩ không biết nó có nhận ra chị giữa đám người lố nhố thế này không?
Buổi lễ tan, nó ôm phần thưởng chạy ào tới chị, hỏi:
– Má đứng lâu mệt không má.
Chị lắc đầu cười, lau mồ hôi trên trán rồi lật đật lấy chai nước đem theo đưa cho nó uống. Sau lưng chị có tiếng xì xào:
– Thằng nhỏ trắng trẻo, lớn con đẹp trai mà má nó nhìn thấy ghê vậy?
Đúng là mẹ cú đẻ con tiên.
Một tiếng khác đáp lời:
– Con đâu mà con, lượm đó. Bả làm gì mà đẻ được vậy. Thằng nhỏ vô phước, xui khiến gặp bà sống khổ muốn chết. Gặp người khác thì đỡ chút.
Chị hai bủn rủn tay chân, nụ cười tắt hẳn, chị nói với thằng Hải:
– Trễ rồi, về thôi con, má còn nhổ đám rau chiều nay.
Đang đi, thằng Hải chợt hỏi chị:
-Má, người ta nói má lượm con phải không má?
Điều chị hai sợ nhất cuối cùng đã xảy vào lúc này. Chị đã biết trước có ngày này nhưng không ngờ nó sớm thế.
– Chị chảy nước mắt gật đầu.
Thằng Hải hỏi chị tiếp:
– Má con là ai, sao bỏ con hả má?
Chị hai lắc đầu nói trong nước mắt:
– Má không biết… Nhưng má biết má thương con hơn mọi thứ trên đời.
Thằng Hải cắn môi im lặng rồi hỏi tiếp:
– Sao má khóc vậy má?
Chị lấy tay áo lau nước mắt nói:
– Con lãnh thưởng, má mừng, má khóc, ráng học cho sau này đỡ khổ, nghe con. Đừng có dốt, không biết chữ như má, cực khổ.
Thằng Hải nhìn mặt chị nói một cách mạnh dạn:
– Má đừng buồn, đừng khóc nữa má. Con lớn, con đi làm kiếm tiền, cấtnhà đẹp cho má ở nghe má.
Chị xoa đầu nó cười…
Học hết cấp hai ở xã, Hải phải lên thị trấn đi học vì xã không có trường trung học. Từ thị trấn về nhà hết tám cây số, thương con, chị Hai kêu nó ở trọ trong ký túc xá, để khỏi phải đạp xe hằng ngày vấtvả. Nó kiên quyết lắc đầu.
Ngày hai buổi, nắng hay mưa, nó cũng đạp xe đi về như thế. Ngoài giờhọc, công việc vườn rau nó làm thay chị. Nhưng năm nào nó cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hàng xóm hay lấy nó làm gương cho con mình.
Người ta mừng cho chị có chỗ dựa an ủi tuổi già.
Nó khôngcho chị bắt cua nữa nhưng những buổi sáng nó đi học, chị vẫn lén lút đi. Chị muốn chắt bóp thêm để cho nó ăn học bởi chị nghe người ta bảo, học trên Sài Gòn tốn kém lắm.
Sáng hôm nay, đầu xóm, tụi con nít “bu” lại, nhìn ngó chỉ trỏ một cái xe hơi đang đậu. Trong xe, ở băng ghế sau còn có một bà ăn bận thật đẹp, người cứ thơm phưng phức. Phía trước bên lề, có một bà kia đang hỏi lũ nhỏ nhà chị Hai Cua Đồng ở đâu chỉ giúp bà, bà cho tiền mua bánh. Gì chứ, chị Hai Cua Đồng, ai mà không biết, thế là lũ nhỏ nhao nhao chỉ trỏ. Một lát sau thì chiếc xe dừng trước nhà chị Hai. Bà kia
nói với người đàn bà ngồi băng ghế sau:
– Dạ em hỏi kỹ rồi bà chủ, không sai đâu. Cậu nhỏ bây giờ học lớp mười. Mười sáu tuổi ạ! Ở xóm này, ai cũng biết chị ấy lượm được conhết. Em đã điều tra rõ ràng rồi.
Người đàn bà đẹp thở dài, đưa khăn lên lau giọt nước mắt vừa tràn ra.
Buổi trưa, thằng Hải đi học về nhà như thường lệ. Điều đập vào mắt nó
là cái xe hơi đang đậu trước sân. Chưa hết ngạc nhiên, bước vào nhà, nó thấy má nó đang khóc. Kế bên có một người đàn bà lạ cũng đang sụt sùi. Bên bộ ván có một người đàn ông và một người đàn bà nữa đang ngồi. Khi nó bước vô nhà thì bà đó nói:
– Dạ, cậu Hải về kìa bà chủ.
Nó cởi nón, gật đầu chào theo thông lệ và hướng ánh mắt về chị Hai thay câu hỏi ai vậy. Bởi xưa giờ, trừ người ta đến mua rau nhà nó, có khách bao giờ đâu mà mua rau cũng đâu. Ai sang trọng vậy?
Chị Hai kêu nó:
– Đi rửa mặt cho mát rồi vô má biểu.
Khi nó trở vô, chị kéo nó ngồi xuống kế bên nói:
– Dì này là má ruột của con đó. Má ruột của con tìm con vất vả lắm!
Lại gọi má đi con…
Nói tới đó thì chị Hai nghẹn lời vì nước mắt.
Người đàn bà kia òa khóc lớn và nắm tay nó nói:
Má xin lỗi con, không phải má bỏ con đâu. Bao năm nay má ăn không yên, ngủ không ngon, kiếm tìm con…
Thằng Hải nghe như đất dưới chân nó sụt xuống vậy. Dù từ lâu, nó hiểu nó không do chị Hai sinh ra nhưng nó không ngờ rằng má ruột đến tìm nó trong hoàn cảnh này. Trong lơ mơ, giữa những đoạn kể đứt quãng vì nước mắt của người má ruột nó, nó nghe câu được câu mất là:
– Má con nhà giàu, sống cùng cha và mẹ kế. Má thương ba con từ thời đi học nhưng ba con nhà nghèo. Bà mẹ kế muốn má lấy cháu ruột của bà ta vì gia sản của ông ngoại. Khi má sinh ra con, vì sợ ông ngoại, má phải giao con cho bà ta. Bà ta nói sẽ đưa con cho người khác nuôi giùm, nhưng thật sự bà ấy sai người vứt con đi.
Sau đó, cả gia đình ngoại con đi nước ngoài. Trời thương, cuối cùng ba má gặp lại nhau. Sau khi mẹ kế qua đời, ông ngoại con cũng hiểu ra, không ngăn cản như trước. Hiện con còn có thêm một đứa em trai nữa.
Khó khăn lắm má mới tìm được tung tích con. Vì ông ngoại con bệnh già nên ba con không về cùng má được. Gặp lại con như vầy, ông ngoại với ba con mừng lắm! Con thương má, đừng trách má tội nghiệp.
Khi má ruột kể thằng Hải nghe như vậy, chị Hai tới cái tủ thờ, lục lọi gì đó. Khi nó quay qua hỏi chị Hai:
Như vầy là sao hả má?
Chị Hai mếu máo, đúng rồi đó con, má con nói đúng, cái bớt son của con và cái lắc bạc đeo ở chân con. Khi má mang con về không cho ai biết bí mật này hết. Má gói giữ đây, định con lớn, giao cho con để con biết
gốc tích của mình. Má con khổ bao năm nay rồi.
Hải ngỡ ngàng sự thay đổi khi cuộc đời mình tự nhiên có thêm bà má, ba, em trai. Trước khi má ruột đi về, ba nói chuyện điện thoại với nó, bảo sẽ nhanh chóng đón nó qua đó cho trọn gia đình. Nó mừng vì mình có gia đình như bao người chứ không trơ trọi. Xóm làng ai cũng vui lây.
Một bước sung sướng, con nhà giàu. Nhưng nhiều lần nó cũng dò ý chị Hai khi nó đi rồi chị làm sao? Nó hy vọng chị ngăn cản nó nhưng lần nào chị cũng nói:
– Đi đi con cho có tương lai, qua đó được ăn học, đỡ cực khổ, sống với má mười mấy năm cực khổ rồi con. Ráng học thành người, trả hiếu má chưa muộn, má còn khỏe, má lo được, không sao hết con, còn chòm xóm bàcon.
Nó cũng yên tâm phần nào vì không thấy chị Hai buồn phiền gì hết.
Nhưng có một lần, nó đi học về sớm, khi ra vườn, nó thấy chị Hai vừa tưới rau, vừa quệt nước mắt. Cái dáng xiêu vẹo của chị in trong trờichiều như một dấu chấm hỏi.
Má nó về, dẫn nó đi làm thủ tục. Sau khi đi tới đi lui cũng thở phào nhẹ nhõm khi cầm trên tay cái visa. Chiều ngày mai thì nó theo má về gia đình thật của mình. Nhưng sao nó không thấy vui hay háo hức như nó nghĩ. Ngược lại, nó thấy như nó đang đánh mất cái gì đó quý lắm! Nó ngồi trước sân, miên man suy nghĩ, nhìn ra cây xoài đang ra trái non.
Nó thấy lại hình dáng ngày xưa của mình với má.
Hai má con cùng trồng rau. Nó nhớ cái dáng xiêu vẹo khi má xách thùng nước, nhớ đôi tay má chai sần và đầy vết cua kẹp chứ không mềm mại, mát rượi như tay má ruột nó. Bỗng tiếng chị Hai vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của nó:
– Ngồi chi ngoài đó gió lạnh đó con. Tranh thủ ngủ sớm, mai má con xuống đón sớm đó. Vô đây má có chút chuyện dặn con.
Khi nó ngồi ngay ngắn trên bộ ván, chị Hai miệng nói, tay kéo cổ nó xuống:
– Sợi dây chuyền này má tính để dành cho con sau này đi học, có cầnthì dùng, bây giờ má nghĩ không cần nữa rồi. Má cho con làm kỷ niệm.
Má biết má con dư giả nhưng vạn nhất, chuyện gì con cũng có cái phòng thân. Má nghe mấy dì ngoài chợ nói xứ đó lạnh lắm! Con nhớ cẩn thận sức khoẻ, con hay bị khò khè khi chuyển gió. Mới lại, về bên đó, ăn nói từ tốn, ngoan ngoãn cho người ta thương ha con.. Cố gắng học nghecon…
Thằng Hải “nghe” vài giọt nước nhỏ lên cổ và giọng má đang nghẹn lại, nó biết má đang khóc. Nó an ủị:
-Dạ, con biết rồi má. Nhưng sợi dây má giữ đi, phòng thân có mình má bên đây, lỡ má đau bệnh. Con đi vài năm, con về với má liền.
Miệng nói, tay nó lần muốn tháo sợi dây chuyền ra. Chị Hai giơ tayngăn lại, nói tiếp:
– Đừng lo cho má, từ đó tới giờ má cũng sống vậy. Má con có ngỏ ý gởicho má số tiền ở trong ngân hàng phòng thân. Nhưng má bảo má không sao, để số đó lo cho con học hành. Giờ nhà mình cũng đâu khó khăn như xưa.
Sáng sớm, khi má ruột xuống đón Hải đi, bà con lại đến đưa tiễn, chúc nó lên đường bình an. Ai cũng ngỡ chị Hai sẽ khóc lóc nhưng trái với thông lệ, chị tươi cười vui vẻ, giống như thằng Hải đi học bao ngày chứ không phải là đi xa không biết bao lâu mới về. Khi xe chạy rồi, bà con ai về nhà nấy, chỉ còn duy nhất chị, chị ngồi bệt ngoài sân, dựa vô gốc xoài nức nở khóc.
Xe Chạy tới Bình Chánh, ngoại ô Sài Gòn, má thằng Hải nói:
– Chút về tới khách sạn, ăn xong, kiểm tra hành lý rồi má con mình rasân bay. Con đừng lo cho má con nhiều. Má mang ơn chị ấy không hết, má không để chị ấy thiếu thốn hay thiệt thòi gì đâu. Mỗi năm, má sẽ gửi tiền để chị ấy không phải vất vả, con yên tâm đi, vài năm con về thăm chị ấy.
Thằng Hải nhìn má nó rồi nói:
Má kêu xe dừng lại chút được không má? Con khát nước quá! Con muốn
nghỉ mệt chút, con đi xe không quen.
Xe tắp vô một cái quán võng bên lề. Sau khi uống nửa ly nước, thằng
Hải tự nhiên xoay qua má nó, nói một hơi như sợ ai cướp lời nó:
– Má… con không giận, không buồn gì má hết, con vui vì con biết hồi xưa má không phải vứt con như con nghĩ. Gặp má, con mừng lắm bởi con có cội có nguồn. Con thương má nhiều vì con biết bao năm nay má tìm kiếm con vất vả, buồn rầu, lo lắng cho số phần con. Nhưng… con thương má của con hơn, má không có con, má còn có ba, có em. Còn má con có một mình con. Khi nào má con không còn nữa, con sẽ về bên má. Má… con xin lỗi má…
Trong khi má thằng Hải còn đang chưa biết phải làm sao trước sự cố bất ngờ vậy thì nó chạy ào qua thanh chắn phân cách hai làn xe…
– Hải… Hải…
Nó đưa tay vẫy chiếc xe đò ngược chiều mà không thèm nhìn coi xe đi lỉnh nào, nó nhảy phóc lên xe. Xe chạy đi trước sự ngỡ ngàng của má nó bên kia lề và chú tài xế đang cố băng qua đường về phía nó.
°°°
Trời về chiều, những tia nắng từ hướng tây chiếu xuống cái sân trước nhà. Bếp núc lạnh tanh dù sáng giờ, chị Hai chưa có hạt cơm bỏ bụng.
Chị ngồi trong góc bếp hàng mấy giờ đồng hồ. Chị muốn đứng dậy đi ra sau vườn làm gì đó nhưng tay chân chị bủn rủn, không có sức lực. Chị thầm nghĩ: giờ này chắc Hải đang ngồi trên máy bay như mấy bà ở chợ nói. Chị tự dặn lòng phải mừng cho con chứ, sao mà ngồi ủ rũ như vậy?
Chợt chị nghe nhà trên có tiếng động, sợ con mèo mun nhảy lung tung như thường ngày, làm đổ bể cái gì, chị níu cây cột đứng lên, cố nheo mắt nhìn coi. Có cái bóng đen che ngang trước cửa nhà và tiếng thằng Hải gọi như bao lần đi học về:
– Má ơi…
Chị quỵ chân xuống, môi cười mà nước mắt tuôn như mưa. Ngoài sân, trời về chiều, gió ngoài sông thổi nhẹ từng cơn...
Song Nhi
Bà Loan vẫn còn đương xuân và trẻ lắm, thì ông địa chủ bị nghẽn mạch tim mà chết, để lại nhà cửa ruộng nương cho bà. Nhưng bà chẳng vui gì với gia tài sung túc này. Hằng ngày bà phải trông coi thợ cấy thợ cày bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
tìm được nhà nhau một cách dể dàng bằng phương thức hỏi thăm tên. Vì thế khi hỏi nhà Hai Cua Đồng thì sẽ có ngay một cậu nhóc dẫn bạn đến tận nhà.
Không phải chị Hai là người nổi tiếng hay giàu có gì, thậm chí chị khá nghèo so với những người khác và hình thức thì cũng không hơn ai.
Không nhiều người biết tên thật của chị nên ngày từ nhỏ, khi chị chuyên đi bắt cua bán cho mấy bà bún riêu ở chợ, cái tên Hai Cua Đồng có từ đó.
Theo lời bà Tư kể thì chị Hai khi còn nhỏ là đứa trẻ nhìn xinh xắn như bao đứa con nít khác. Rồi nhà chị xảy ra hoả hoạn, ba chị mất mạng, chị cũng bị lửa táp phỏng nặng. Sau đó di chứng xảy ra khiến chị bị nhiều vết sẹo lớn và chân rút gân khiến dáng đi của chị không bìnhthường, ngay thẳng như người khác.
Năm chị mười lăm tuổi, má chị qua đời bởi nhiều năm đau bệnh, bỏ chị trơ trọi trên cõi đời với mái nhà xiêu vẹo. Tùy hình dáng xấu xí làm nhiều đứa con nít khác khiếp sợ và trải qua nhiều biến cố như thế nhưng chị
Hai không lấy làm buồn phiền.. Ai cũng nhìn nhận chị là người tốt với chòm xóm, nhà ai có chuyện, chị tới giúp như người nhà của mình.
Năm chị 27 tuổi, buổi chiều như bao ngày chị đi bắt cua về rồi đem giao cho mấy bà ở chợ. Nhưng khi trở về nhà vào chập choạng tối, ngang qua khu nghĩa địa, chị nghe tiếng con nít khóc. Chị sởn cả tóc gáy khi nhớ đến những câu chuyện bà con kể quanh nghĩa địa này và thầm nghĩ lẽ nào có ma…
Chị cố gắng bước nhanh. Tiếng con nít vẫn vọng theo gió kéo bước chân chị. Chị đắn đo “lý nào sớm vậy có ma”. Ma có nhát ai chứ làm sao dám nhát chị bởi chị còn xấu hơn nó kia mà. Hay là tiếng mèo hoang kêu rồi thần hồn nát thần tính nhưng lỡ đó là con nít thật thì sao?
Đắn đo mãi, cuối cùng chị quyết định bước vào nghĩa địa và lắng nghe xem tiếng khóc phát ra từ đâu. Chị đã định được hướng và đi về phía chòm mả của ông Cả Thượng được xây kiên cố, khang trang ở một góc nghĩa địa. Ngay giữa chòm mả ấy có một đống vải trơ trọi và tiếng khóc phát ra từ đó. Chị Hai rón rén bước đến với sự sợ sệt. Trời chập
choạng tối, ở giữa nghĩa địa vắng vẻ cộng với tiếng trẻ con khóc khiếnkhung cảnh có cái gì đó ma quái làm chị nổi cả gai ốc.
Gom hết can đảm, chị Hai thò tay vào đống vải ấy, khi chạm được cái khối thịt tuy có phần lạnh nhưng chị Hai xác định đó là da thịt con người chứ chẳng phải ma quái. Điều đó khiến chị mạnh dạn và giở những lớp vải phía trên ra. Đúng như chị nghi ngờ, chính giữa là một đứa con nít đang bị kiến bu cắn đỏ cả người, có lẽ nó khóc từ lâu lắm nên tiếng khóc bắt đầu khàn đặc. Chị phủi kiến và cứ như thế ôm nó đi về
nhà.
Nghe tin chị Hai nhặt được đứa con nít ở chòm mả một cách kỳ lạ như vậy, người ta kéo lại chật cái chòi của chị. Vài bà dì thương xót, phụ chị ủ, ẵm, pha sữa cho nó… Theo kinh nghiệm của họ, thằng bé sinh ra chưa tới một tháng. Đôi người đoán non, đoán già, ai mà bỏ con chắc cũng có nỗi khổ. Người thì rủa kẻ nào ác đức, “núm ruột” mà còn đem
bỏ, nhỡ chị Hai không tới kịp, nó chết thì sao?
Duy có chị Hai không bàn tán cũng chẳng ý kiến gì, chị ngồi yên lặng bên cạnh thằng bé, rờ nhẹ cánh tay của nó như sợ làm nó đau. Nhìn vết kiến lửa cắn chưa phai, chị ứa nước mắt.
Vốn đã nghèo, chị Hai tự nhiên “được thêm” cái khổ. Bởi chị ăn hà tiện được nhưng sữa cho thằng bé thì hà tiện làm sao? Bị cái tật ở chân, chị đi đứng đã khó khăn, còn ẵm thêm thằng bé. Nhiều người lắc đầu xót thầm cho chị. Bây giờ chị Hai kiêm luôn cái nghề lượm ve chai. Thấy cái gì có thể bán được, chị nhặt nhạnh đem về. Bà con thương chị, cócái nồi nhôm bể, hũ. lọ… cũng kêu chị để cho. Coi như cách phụ chị nuôi con bởi bà con ai cũng nghèo chứ khá giả gì đâu.
Vất vả, thiếu thốn là thế nhưng thằng bé bụ bẫm, ít bệnh vặt. Trộm vía trời thương nó, nó háo sữa và lớn lên thấy rõ. Năm nó giáp thôi nôi có ông người Hoa ở xóm chợ nhà toàn con gái, không con trai nên ngỏ ý muốn xin nó làm con. Ông hứa nếu chị Hai đồng ý, ông cho chị Hai tiền đủ mua ba công đất hẳn hoi.
Nhiều người khuyên chị nên cho nó đi đỡ khổ thân chị, thân nó cũng hưởng sung sướng. Ba công đất đâu có ít ỏi gì. Với người như chị Hai,
đó là niềm mơ ước. Nhưng chị Hai không giải thích hay trả lời gì, chị chỉ lắc đầu khi nhìn nụ cười của nó.
Năm tháng trôi qua, thằng bé tới tuổi đi học. Chị Hai càng chồng chất vất vả, chị làm không ngừng tay. Miếng đất nhỏ sau nhà chị biến thành vườn rau. Gà gáy sáng, chị đã ra đó. Có lẽ thấu hiểu lòng chị, thằng bé Hải (tên chị đặt cho nó) học rất giỏi. Ngoài giờ học, nó không chạy giỡn như bao đứa trẻ khác. Chị đi đâu, nó theo đó như bóng với hình. Chị làm gì, nó cũng phụ.
Năm nó mười một tuổi được lãnh thưởng Học sinh giỏi toàn trường cuối cấp. Chị Hai nghỉ bắt cua một bữa, diện cái áo mới nhất đi coi con nhận thưởng. Nhìn nó đứng trên bục cao mà chị thầm hạnh phúc. Chị nghĩ không biết nó có nhận ra chị giữa đám người lố nhố thế này không?
Buổi lễ tan, nó ôm phần thưởng chạy ào tới chị, hỏi:
– Má đứng lâu mệt không má.
Chị lắc đầu cười, lau mồ hôi trên trán rồi lật đật lấy chai nước đem theo đưa cho nó uống. Sau lưng chị có tiếng xì xào:
– Thằng nhỏ trắng trẻo, lớn con đẹp trai mà má nó nhìn thấy ghê vậy?
Đúng là mẹ cú đẻ con tiên.
Một tiếng khác đáp lời:
– Con đâu mà con, lượm đó. Bả làm gì mà đẻ được vậy. Thằng nhỏ vô phước, xui khiến gặp bà sống khổ muốn chết. Gặp người khác thì đỡ chút.
Chị hai bủn rủn tay chân, nụ cười tắt hẳn, chị nói với thằng Hải:
– Trễ rồi, về thôi con, má còn nhổ đám rau chiều nay.
Đang đi, thằng Hải chợt hỏi chị:
-Má, người ta nói má lượm con phải không má?
Điều chị hai sợ nhất cuối cùng đã xảy vào lúc này. Chị đã biết trước có ngày này nhưng không ngờ nó sớm thế.
– Chị chảy nước mắt gật đầu.
Thằng Hải hỏi chị tiếp:
– Má con là ai, sao bỏ con hả má?
Chị hai lắc đầu nói trong nước mắt:
– Má không biết… Nhưng má biết má thương con hơn mọi thứ trên đời.
Thằng Hải cắn môi im lặng rồi hỏi tiếp:
– Sao má khóc vậy má?
Chị lấy tay áo lau nước mắt nói:
– Con lãnh thưởng, má mừng, má khóc, ráng học cho sau này đỡ khổ, nghe con. Đừng có dốt, không biết chữ như má, cực khổ.
Thằng Hải nhìn mặt chị nói một cách mạnh dạn:
– Má đừng buồn, đừng khóc nữa má. Con lớn, con đi làm kiếm tiền, cấtnhà đẹp cho má ở nghe má.
Chị xoa đầu nó cười…
Học hết cấp hai ở xã, Hải phải lên thị trấn đi học vì xã không có trường trung học. Từ thị trấn về nhà hết tám cây số, thương con, chị Hai kêu nó ở trọ trong ký túc xá, để khỏi phải đạp xe hằng ngày vấtvả. Nó kiên quyết lắc đầu.
Ngày hai buổi, nắng hay mưa, nó cũng đạp xe đi về như thế. Ngoài giờhọc, công việc vườn rau nó làm thay chị. Nhưng năm nào nó cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Hàng xóm hay lấy nó làm gương cho con mình.
Người ta mừng cho chị có chỗ dựa an ủi tuổi già.
Nó khôngcho chị bắt cua nữa nhưng những buổi sáng nó đi học, chị vẫn lén lút đi. Chị muốn chắt bóp thêm để cho nó ăn học bởi chị nghe người ta bảo, học trên Sài Gòn tốn kém lắm.
Sáng hôm nay, đầu xóm, tụi con nít “bu” lại, nhìn ngó chỉ trỏ một cái xe hơi đang đậu. Trong xe, ở băng ghế sau còn có một bà ăn bận thật đẹp, người cứ thơm phưng phức. Phía trước bên lề, có một bà kia đang hỏi lũ nhỏ nhà chị Hai Cua Đồng ở đâu chỉ giúp bà, bà cho tiền mua bánh. Gì chứ, chị Hai Cua Đồng, ai mà không biết, thế là lũ nhỏ nhao nhao chỉ trỏ. Một lát sau thì chiếc xe dừng trước nhà chị Hai. Bà kia
nói với người đàn bà ngồi băng ghế sau:
– Dạ em hỏi kỹ rồi bà chủ, không sai đâu. Cậu nhỏ bây giờ học lớp mười. Mười sáu tuổi ạ! Ở xóm này, ai cũng biết chị ấy lượm được conhết. Em đã điều tra rõ ràng rồi.
Người đàn bà đẹp thở dài, đưa khăn lên lau giọt nước mắt vừa tràn ra.
Buổi trưa, thằng Hải đi học về nhà như thường lệ. Điều đập vào mắt nó
là cái xe hơi đang đậu trước sân. Chưa hết ngạc nhiên, bước vào nhà, nó thấy má nó đang khóc. Kế bên có một người đàn bà lạ cũng đang sụt sùi. Bên bộ ván có một người đàn ông và một người đàn bà nữa đang ngồi. Khi nó bước vô nhà thì bà đó nói:
– Dạ, cậu Hải về kìa bà chủ.
Nó cởi nón, gật đầu chào theo thông lệ và hướng ánh mắt về chị Hai thay câu hỏi ai vậy. Bởi xưa giờ, trừ người ta đến mua rau nhà nó, có khách bao giờ đâu mà mua rau cũng đâu. Ai sang trọng vậy?
Chị Hai kêu nó:
– Đi rửa mặt cho mát rồi vô má biểu.
Khi nó trở vô, chị kéo nó ngồi xuống kế bên nói:
– Dì này là má ruột của con đó. Má ruột của con tìm con vất vả lắm!
Lại gọi má đi con…
Nói tới đó thì chị Hai nghẹn lời vì nước mắt.
Người đàn bà kia òa khóc lớn và nắm tay nó nói:
Má xin lỗi con, không phải má bỏ con đâu. Bao năm nay má ăn không yên, ngủ không ngon, kiếm tìm con…
Thằng Hải nghe như đất dưới chân nó sụt xuống vậy. Dù từ lâu, nó hiểu nó không do chị Hai sinh ra nhưng nó không ngờ rằng má ruột đến tìm nó trong hoàn cảnh này. Trong lơ mơ, giữa những đoạn kể đứt quãng vì nước mắt của người má ruột nó, nó nghe câu được câu mất là:
– Má con nhà giàu, sống cùng cha và mẹ kế. Má thương ba con từ thời đi học nhưng ba con nhà nghèo. Bà mẹ kế muốn má lấy cháu ruột của bà ta vì gia sản của ông ngoại. Khi má sinh ra con, vì sợ ông ngoại, má phải giao con cho bà ta. Bà ta nói sẽ đưa con cho người khác nuôi giùm, nhưng thật sự bà ấy sai người vứt con đi.
Sau đó, cả gia đình ngoại con đi nước ngoài. Trời thương, cuối cùng ba má gặp lại nhau. Sau khi mẹ kế qua đời, ông ngoại con cũng hiểu ra, không ngăn cản như trước. Hiện con còn có thêm một đứa em trai nữa.
Khó khăn lắm má mới tìm được tung tích con. Vì ông ngoại con bệnh già nên ba con không về cùng má được. Gặp lại con như vầy, ông ngoại với ba con mừng lắm! Con thương má, đừng trách má tội nghiệp.
Khi má ruột kể thằng Hải nghe như vậy, chị Hai tới cái tủ thờ, lục lọi gì đó. Khi nó quay qua hỏi chị Hai:
Như vầy là sao hả má?
Chị Hai mếu máo, đúng rồi đó con, má con nói đúng, cái bớt son của con và cái lắc bạc đeo ở chân con. Khi má mang con về không cho ai biết bí mật này hết. Má gói giữ đây, định con lớn, giao cho con để con biết
gốc tích của mình. Má con khổ bao năm nay rồi.
Hải ngỡ ngàng sự thay đổi khi cuộc đời mình tự nhiên có thêm bà má, ba, em trai. Trước khi má ruột đi về, ba nói chuyện điện thoại với nó, bảo sẽ nhanh chóng đón nó qua đó cho trọn gia đình. Nó mừng vì mình có gia đình như bao người chứ không trơ trọi. Xóm làng ai cũng vui lây.
Một bước sung sướng, con nhà giàu. Nhưng nhiều lần nó cũng dò ý chị Hai khi nó đi rồi chị làm sao? Nó hy vọng chị ngăn cản nó nhưng lần nào chị cũng nói:
– Đi đi con cho có tương lai, qua đó được ăn học, đỡ cực khổ, sống với má mười mấy năm cực khổ rồi con. Ráng học thành người, trả hiếu má chưa muộn, má còn khỏe, má lo được, không sao hết con, còn chòm xóm bàcon.
Nó cũng yên tâm phần nào vì không thấy chị Hai buồn phiền gì hết.
Nhưng có một lần, nó đi học về sớm, khi ra vườn, nó thấy chị Hai vừa tưới rau, vừa quệt nước mắt. Cái dáng xiêu vẹo của chị in trong trờichiều như một dấu chấm hỏi.
Má nó về, dẫn nó đi làm thủ tục. Sau khi đi tới đi lui cũng thở phào nhẹ nhõm khi cầm trên tay cái visa. Chiều ngày mai thì nó theo má về gia đình thật của mình. Nhưng sao nó không thấy vui hay háo hức như nó nghĩ. Ngược lại, nó thấy như nó đang đánh mất cái gì đó quý lắm! Nó ngồi trước sân, miên man suy nghĩ, nhìn ra cây xoài đang ra trái non.
Nó thấy lại hình dáng ngày xưa của mình với má.
Hai má con cùng trồng rau. Nó nhớ cái dáng xiêu vẹo khi má xách thùng nước, nhớ đôi tay má chai sần và đầy vết cua kẹp chứ không mềm mại, mát rượi như tay má ruột nó. Bỗng tiếng chị Hai vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của nó:
– Ngồi chi ngoài đó gió lạnh đó con. Tranh thủ ngủ sớm, mai má con xuống đón sớm đó. Vô đây má có chút chuyện dặn con.
Khi nó ngồi ngay ngắn trên bộ ván, chị Hai miệng nói, tay kéo cổ nó xuống:
– Sợi dây chuyền này má tính để dành cho con sau này đi học, có cầnthì dùng, bây giờ má nghĩ không cần nữa rồi. Má cho con làm kỷ niệm.
Má biết má con dư giả nhưng vạn nhất, chuyện gì con cũng có cái phòng thân. Má nghe mấy dì ngoài chợ nói xứ đó lạnh lắm! Con nhớ cẩn thận sức khoẻ, con hay bị khò khè khi chuyển gió. Mới lại, về bên đó, ăn nói từ tốn, ngoan ngoãn cho người ta thương ha con.. Cố gắng học nghecon…
Thằng Hải “nghe” vài giọt nước nhỏ lên cổ và giọng má đang nghẹn lại, nó biết má đang khóc. Nó an ủị:
-Dạ, con biết rồi má. Nhưng sợi dây má giữ đi, phòng thân có mình má bên đây, lỡ má đau bệnh. Con đi vài năm, con về với má liền.
Miệng nói, tay nó lần muốn tháo sợi dây chuyền ra. Chị Hai giơ tayngăn lại, nói tiếp:
– Đừng lo cho má, từ đó tới giờ má cũng sống vậy. Má con có ngỏ ý gởicho má số tiền ở trong ngân hàng phòng thân. Nhưng má bảo má không sao, để số đó lo cho con học hành. Giờ nhà mình cũng đâu khó khăn như xưa.
Sáng sớm, khi má ruột xuống đón Hải đi, bà con lại đến đưa tiễn, chúc nó lên đường bình an. Ai cũng ngỡ chị Hai sẽ khóc lóc nhưng trái với thông lệ, chị tươi cười vui vẻ, giống như thằng Hải đi học bao ngày chứ không phải là đi xa không biết bao lâu mới về. Khi xe chạy rồi, bà con ai về nhà nấy, chỉ còn duy nhất chị, chị ngồi bệt ngoài sân, dựa vô gốc xoài nức nở khóc.
Xe Chạy tới Bình Chánh, ngoại ô Sài Gòn, má thằng Hải nói:
– Chút về tới khách sạn, ăn xong, kiểm tra hành lý rồi má con mình rasân bay. Con đừng lo cho má con nhiều. Má mang ơn chị ấy không hết, má không để chị ấy thiếu thốn hay thiệt thòi gì đâu. Mỗi năm, má sẽ gửi tiền để chị ấy không phải vất vả, con yên tâm đi, vài năm con về thăm chị ấy.
Thằng Hải nhìn má nó rồi nói:
Má kêu xe dừng lại chút được không má? Con khát nước quá! Con muốn
nghỉ mệt chút, con đi xe không quen.
Xe tắp vô một cái quán võng bên lề. Sau khi uống nửa ly nước, thằng
Hải tự nhiên xoay qua má nó, nói một hơi như sợ ai cướp lời nó:
– Má… con không giận, không buồn gì má hết, con vui vì con biết hồi xưa má không phải vứt con như con nghĩ. Gặp má, con mừng lắm bởi con có cội có nguồn. Con thương má nhiều vì con biết bao năm nay má tìm kiếm con vất vả, buồn rầu, lo lắng cho số phần con. Nhưng… con thương má của con hơn, má không có con, má còn có ba, có em. Còn má con có một mình con. Khi nào má con không còn nữa, con sẽ về bên má. Má… con xin lỗi má…
Trong khi má thằng Hải còn đang chưa biết phải làm sao trước sự cố bất ngờ vậy thì nó chạy ào qua thanh chắn phân cách hai làn xe…
– Hải… Hải…
Nó đưa tay vẫy chiếc xe đò ngược chiều mà không thèm nhìn coi xe đi lỉnh nào, nó nhảy phóc lên xe. Xe chạy đi trước sự ngỡ ngàng của má nó bên kia lề và chú tài xế đang cố băng qua đường về phía nó.
°°°
Trời về chiều, những tia nắng từ hướng tây chiếu xuống cái sân trước nhà. Bếp núc lạnh tanh dù sáng giờ, chị Hai chưa có hạt cơm bỏ bụng.
Chị ngồi trong góc bếp hàng mấy giờ đồng hồ. Chị muốn đứng dậy đi ra sau vườn làm gì đó nhưng tay chân chị bủn rủn, không có sức lực. Chị thầm nghĩ: giờ này chắc Hải đang ngồi trên máy bay như mấy bà ở chợ nói. Chị tự dặn lòng phải mừng cho con chứ, sao mà ngồi ủ rũ như vậy?
Chợt chị nghe nhà trên có tiếng động, sợ con mèo mun nhảy lung tung như thường ngày, làm đổ bể cái gì, chị níu cây cột đứng lên, cố nheo mắt nhìn coi. Có cái bóng đen che ngang trước cửa nhà và tiếng thằng Hải gọi như bao lần đi học về:
– Má ơi…
Chị quỵ chân xuống, môi cười mà nước mắt tuôn như mưa. Ngoài sân, trời về chiều, gió ngoài sông thổi nhẹ từng cơn...
Song Nhi
Bà Loan vẫn còn đương xuân và trẻ lắm, thì ông địa chủ bị nghẽn mạch tim mà chết, để lại nhà cửa ruộng nương cho bà. Nhưng bà chẳng vui gì với gia tài sung túc này. Hằng ngày bà phải trông coi thợ cấy thợ cày bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Bà không biết trong đám thợ cày có anh Thìn cường tráng, trẻ măng vẫn nhìn lén cái eo thon của bà mà nuốt nước miếng ừng ực.
Vì không biết, nên chiều nào bà Loan cũng phát tiền lương cho hắn sau khi hắn rửa chân tay tại cái chum nước mưa sau nhà.
Hai tuần nay bà Loan cảm thấy hơi lạ vì thằng Thìn hôm nào cũng là người sau cùng lĩnh tiền rồi đóng cổng giùm bà.
Hôm nay, bà Loan phải chờ cả 5 phút mới thấy Thìn đi từ sau nhà đi ngang qua phòng khách có cái sập (cái giường gỗ lim to) và trên tường là bàn thờ ông Giáp, chồng bà Loan.
Bà liền mắng: chỉ rửa chân tay mà sao lâu thế?
Thìn chẳng nói gì cả mà đưa 2 tay rờ mép sập gỗ như người mù, vì 2 con mắt hắn đã trợn ngược nhìn lên trần nhà, rồi liếc nhìn cái bàn thờ ông Giáp…
Bà Loan sợ quá, bèn mắng to hơn cho mình bớt sợ :
– Mày làm cái gì thế?
– Tôi là Giáp đây, tôi nhập vào thằng Thìn… lâu lắm mới có dịp về thăm nhà, mà mắng tôi à?
– Trăm lạy anh, nghìn lạy anh, em đâu có biết anh về, xin anh bỏ qua cho…Mời anh ngồi xuống cái sập này đi, để em pha chè anh uống nhé
– Thôi ta thăng đây… thế là Thìn ngã úp mặt trên sập, rồi từ từ chống tay ngồi dậy y như vừa tỉnh một giấc ngủ.
Bà Loan chẳng biết phải làm gì, bèn đặt tay lên vai Thìn mà hỏi: Sao? Mệt à?
Thìn vội đứng dậy vì đã tỉnh và biết thân phận làm công của mình, nên vội ra về mà quên cả lĩnh tiền.
Hôm sau, bà phát tiền gấp hai cho Thìn và giải thích:
– Hôm qua quên đưa tiền (Bà nói như thế là bà đã nhún nhường, vì muốn chuộc lỗi đã mắng chồng). Gái góa nào chẳng muốn chồng mình sống lại…
Bà Loan, vừa mừng vừa lo: được gặp chồng rồi, nhưng không biết sẽ có dịp nào nữa không?
Chiều nay, Thìn lại trợn mắt bên ngoài phòng khách, bà Loan vội bước tới nắm tay chồng :
– Ôi anh đã về đấy ạ ?
– Ừ, tôi về để chỉ chỗ mà tôi đã giấu lạng bạc.
– Gớm anh thành thật với em quá
– Mình đưa vai cho tôi vịn, rồi dẫn tôi ra cái chum nước.
– Vâng…đã đến cái chum rồi anh.
– À tôi tìm thấy hòn gạch rồi. Tôi dẫm lên nó đây này mình lật nó lên, thì thấy lạng bạc ở dưới đó, thôi tôi thăng đây.
Thế là Thìn ngã ngồi ngay xuống đất, rồi hoàn hồn đứng lên vội vã đi về phía cái cổng ra ngoài.
Bà Loan cúi nhặt lượng bạc cười cười…
– Thế ra khi còn sống ông Giáp nhà này cũng lưu manh đấy.
Bỗng dưng mắt bà nhòa lệ: bà càng thương nhớ ông Giáp hơn bao giờ hết. Làm sao tìm được 1 người chồng yêu vợ đến như thế!
Càng nhớ ông ta, bà lại càng mong anh Thìn được đồng nhập.
Quả thật, tối nay ông Giáp lại về thăm bà trong phòng khách.Bà liền đóng cửa cài then, rồi mời ông ngồi xuống cái sâp gỗ, bưng cho ông tách nước chè, ông từ từ uống, mắt không trợn nữa mà lim rim ngó xuống tach chè rồi chỉ tay xuống sập ra hiệu mời bà cùng ngồi bên cạnh…
Ôi còn hạnh phúc nào hơn. Ông quàng tay ngang lưng mà vuốt vai bà, rồi ông bóp bóp mà rằng :
– Mình hơi gầy hơn trước đấy nhé
– Vâng, bao nhiêu công việc trông coi đồng áng của anh nay em phải cáng đáng hết mà lị…
Ông chầm chậm dìu bà vào phòng ngủ. Bà Loan vội vén mùng cho ông vào rồi mới leo lên giừơng nằm cạnh ông…
Lâu quá vợ chồng mới được gặp lại nên họ tha hồ mà quấn lấy nhau…
Đến lúc sắp dứt điểm cuộc chiến, bỗng Thìn nói:
– Tôi thăng đây…
Trời ơi chỉ còn chút xíu nữa thôi mà ổng đòi thăng!
Bà Loan không chịu la:
-Ông mà thăng, thì mày cứ… tiếp tục cho tao nghe Thìn.
Thế là anh Thìn thành công mỹ mãn: vì anh không còn phải diễn tuồng dưới danh nghĩa ông Giáp nữa, mà bà Loan cũng đã bằng lòng cho anh tiếp tục đoạn đường tình ái lâu dài.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét