Những cái tổ kỳ thú nhất trong thế giới các loài chim.
Chim là một trong những nhóm động vật có sự đa dạng phong phú về hình dáng, kích thước và cách sống. Một trong những yếu tố thú vị nhất về chúng là cách mà chúng xây dựng tổ.
Cách xây tổ độc đáo của hồng hạc giúp bảo vệ trứng khỏi các động vật săn mồi. Hồng hạc thường đẻ một trứng duy nhất, và cả bố mẹ đều tham gia trong việc ấp trứng và chăm sóc chim non. Ảnh: Pinterest.
2. Tổ chim tổ lều. Chim tổ lều nổi tiếng với khả năng xây dựng tổ rất đặc biệt, giống như túp lều. Chúng tạo ra một cấu trúc phức tạp từ cành cây, lá và các vật liệu trang trí như hoa, vỏ sò, và thậm chí cả rác thải màu sắc. Ảnh: Pinterest.
3. Tổ đại bàng. Đại bàng xây tổ rất lớn, thường được đặt trên cây cao hoặc vách đá. Tổ của chúng có thể nặng tới hàng trăm kilôgam và được xây dựng từ cành cây, lá và các vật liệu tự nhiên khác. Ảnh: Pinterest.
Đại bàng thường sử dụng tổ này trong nhiều năm, thường là để nuôi dưỡng nhiều thế hệ chim non. Ảnh: Pinterest.
5. Tổ chim ruồi. Chim ruồi là loài chim nhỏ nhất và tổ của chúng cũng nhỏ nhất trong các loài chim, thường có kích thước chỉ bằng một quả bóng golf, và được gắn chặt vào cành cây hoặc bụi cây. Ảnh: Pinterest. Tổ của loài chim ruồi thường được làm từ lông, nhện, và các vật liệu mềm khác, giúp tạo ra một nơi ấm cúng và an toàn cho trứng. Ảnh: Pinterest.
Chim nhạn cũng rất thông minh khi chọn vị trí xây tổ, thường ở những nơi an toàn và gần nguồn thức ăn. Ảnh: Pinterest.
7. Tổ chim kền kền. Kền kền thường không xây tổ mà sử dụng các vị trí trên các vách đá hoặc cây cối cao để đặt trứng. Một số loài kền kền, như kền kền Ai Cập, lại dùng những vật liệu như rác thải, lông và cành cây để tạo thành tổ đơn giản. Ảnh: Pinterest.
Điều thú vị là kền kền không không dành nhiều thời gian quanh quẩn ở tổ để chăm con. Chúng chỉ quay về tổ khi cần cho con ăn. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng trong khi tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Pinterest.
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, vừa được tìm thấy ở Việt Nam
Loài vật quý hiếm này có kích thước khoảng gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác, màu xanh lục.
Hang Va nằm ở trong vùng lõi của vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, nằm trên km số 28 của đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Hang Va nằm trong một thung lũng nhỏ, bao quanh là những vách núi đá vôi cao.
Cách đây không lâu, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, một loài thằn lằn mới vừa được phát hiện tại hang Va bởi các nhà khoa học Việt Nam.
Theo đó, loài thằn lằn mới có tên khoa học Cyrtodactylus hangvaensis. Loài này được gọi tên bản địa là tắc kè ngón Hang Va, do chúng được phát hiện ở hang Va.
Được biết, nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện tắc kè ngón Hang Va bám trên vách đá khi màn đêm buông xuống, chúng rời các kẻ đá ra săn mồi. Loài này thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi có kích thước khoảng gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác, màu xanh lục. Sau khi nghiên cứu, nó được xác định là loài mới.
Đây là loài thằn lằn ngón thứ 4 được phát hiện ở di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tắc kè ngón hang Va được các chuyên gia của Việt Nam phát hiện, mô tả trong đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học tại hang Sơn Đoòng, do PGS. TS Vũ Văn Liên (Phó Tổng Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), làm chủ nhiệm.
Khu vực hang Va là nơi đầu tiên và duy nhất cho tới hiện nay tìm thấy loài này. Nghiên cứu được công bố trên Zootaxa, tập san khoa học quốc tế dành cho các nhà phân loại sinh vật.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có hệ động vật, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật hoang dã.
Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.
Hang Va, một trong những hang động nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, đồng thời cũng là nơi cư ngụ của những kiến tạo thạch nhũ đẹp mắt và hiếm thấy trên thế giới. Hang va là hang đá cách đường Hồ Chí Minh nhánh Tây trên km số 28 khoảng hơn 4km.
Minh Hoa (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét