a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2024

MÓN ĂN DĨ VÃNG SÀI GÒN..

 





Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Xe cháo huyết… đêm
Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp về nhà, tấp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…
Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô. Cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế!
Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới năm tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.
Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn!
Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… Xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…
Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…
Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…
Quán cháo lòng… chiều
Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ hai giờ đến năm giờ là vãn.
Bà chủ quán trạc ba lăm, chưa chồng, chảnh… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với… đàn ông.
Cháo lòng là phải đủ bộ: Huyết, tim, gan, phèo, phổi… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới… tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó!
Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm…
Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?
Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr)… mang về nộp cho bà già gọi là… trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (ba gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng một hộp. “May” quá, bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy hàng ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom… Đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…
Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo… Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…
Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette… Tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có… lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hoi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu?
Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng… người thế này?
Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ hai giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả:
- Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
- Ngộ cái gì?
- Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huỵch toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…
Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu… bla… bla…
Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên bỏ nhỏ bà chủ, Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy… Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.
Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi… đạo đức không? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn, giây phút nào vui đây?
Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên chín mươi, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi…
Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.
Lúc đầu định viết Món ăn dĩ vãng, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, thấy mỏi tay… Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn… đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.
Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.
Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá !

Vũ Thế Thành


QUÝ TỘC!
Thuyền phó tàu Titanic tiết lộ bí mật vĩ đại giấu kín nửa đời người, giới tinh hoa phương Tây đúng là rất văn minh
Đêm ngày 14/4/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại.
1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…
Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của Lòng vị tha.
Charles Lightoller, khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”
“Phụ nữ và trẻ em lên trước!”
Khi mệnh lệnh vừa vang lên, nhiều người rời thuyền cứu hộ, họ lặng lẽ bước ra phía sau châm điếu thuốc và hút. Charles không thấy bất kỳ một phụ nữ hay trẻ em có ý định bỏ lại những người đàn ông thân yêu của họ. Tất cả mọi người dường như rất bình tĩnh… trước cái chết… dù đó là một thương nhân nổi tiếng hay người hầu.
Khi chiếc thuyền cứu hộ đầu tiên được đưa xuống mặt nước, Charles đã hỏi một người phụ nữ họ Straw khi ấy đang ở trên boong tàu rằng: “Bà có muốn tôi đưa bà lên thuyền cứu hộ không?”
Người phụ nữ lắc đầu: “Không, tôi nghĩ vẫn là ở lại trên tàu thì tốt hơn”. Người chồng của bà hỏi: “Tại sao em lại không muốn đi lên thuyền cứu hộ?” Người phụ nữ mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn ở bên cạnh anh”. Cũng kể từ đây, Charles không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này lần nữa…
Astor đệ tứ (John Jacob Astor IV), một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng và là một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi đưa người vợ mang thai 5 tháng tuổi lên thuyền cứu hộ, một tay dắt chó, tay còn lại châm điếu xì gà rồi hét to về phía chiếc thuyền cứu hộ đang trôi dần về nơi xa: “Anh yêu hai mẹ con”.
Thuyền phó I đã ra mệnh lệnh cho Astor đệ tứ lên thuyền, nhưng ông kiên quyết trả lời rằng: “Tôi thích cách nói cơ bản nhất (bảo vệ phái yếu)!”. Sau đó, ông nhường chỗ của mình cho một người phụ nữ ở khoang hạng 3.
Vài ngày sau, khi bình minh vươn lên trên mặt biển Đại Tây Dương, đội cứu hộ tìm thấy thi thể ông trong tình trạng đầu bị chấn thương nghiêm trọng do đập vào ống khói. Khối tài sản của ông đủ để chế tạo 10 con tàu Titanic, nhưng Astor đệ tứ đã từ chối tất cả. Ông chọn cái chết để bảo vệ người thân yêu của mình, bảo vệ “phụ nữ và trẻ em” và bảo vệ nhân cách của mình.
Ben Guggenheim, một nhà tỷ phú, một nhân vật nổi tiếng trong ngành ngân hàng. Trong giờ phút nguy nan nhất, khi tất cả mọi người đang hối hả và vội vã, ông thản nhiên thay một bộ vest dạ hội sang trọng và tuyên bố: “Tôi phải chết thật trịnh trọng, như một quý ông”.
Trong lời nhắn ông gửi cho vợ viết: “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”.
Một thủy thủ đề nghị với Strauss, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy của Mỹ, cũng là người giàu thứ hai thế giới rằng: “Tôi bảo đảm sẽ không ai phản đối một người già như ngài bước lên thuyền cứu hộ đâu”. Strauss nói: “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Khi ông cố gắng khuyên giải bà Rosalie vợ của mình lên thuyền cứu hộ thì bà vẫn một mực từ chối. Bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”.
Sau đó, ông choàng lấy cánh tay của bà Rosalie, thong thả bước đến chiếc ghế trên boong tàu, ngồi xuống và chờ đợi giây phút cuối cùng của cuộc đời. Ngày nay, tại Bronx thành phố New York, người ta xây một tượng đài để tưởng niệm vợ chồng ông Strauss, trên đó khắc hàng chữ: “Tình yêu không thể nào nhấn chìm dù có nhiều nước biển hơn nữa”.
Một doanh nhân người Pháp tên Nahuatl đưa hai cậu con trai của mình lên thuyền cứu hộ, nhờ một vài người phụ nữ chăm sóc cho chúng, và mình thì từ chối lên thuyền. Sau khi hai đứa con trai được cứu sống, báo chí khắp nơi trên thế giới đều rầm rộ đăng hình ảnh của hai đứa trẻ này, cho đến khi mẹ của chúng từ hình ảnh nhận ra được chúng.
Trong giờ phút nguy kịch, Lydepas ôm chặt lấy người chồng mới cưới, không muốn thoát chết một mình. Vì bất đắc dĩ, chồng Lydepas phải đấm cô ngất xỉu, khi cô tỉnh lại thì đã thấy mình trên một chiếc thuyền cứu hộ đang trôi lênh đênh ngoài biển. Về sau, Lydepas cả đời không tái giá, sống độc thân để hoài niệm người chồng đã mất của mình.
Trong buổi họp mặt những người may mắn sống sót tại Lausanne nước Thụy Sĩ, bà Smith kể lại: “Lúc đó hai đứa con của tôi được bế lên thuyền cứu hộ. Vì quá tải nên tôi không thể lên thuyền nữa, một người phụ nữ ngồi trên thuyền cứu hộ khi ấy đã đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, rồi đẩy tôi lên và hét lớn với tôi một câu: ‘Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!’.” Bà hối tiếc vì lúc đó đã không hỏi tên người phụ nữ đó.
Những người thiệt mạng trong vụ tai nạn này còn có tỷ phú Acid, nhà báo nổi tiếng Stead, Thiếu tá pháo binh Bart, kỹ sư Robble nổi tiếng v.v..
Hơn 50 nhân viên cấp cao trên tàu Titanic, ngoài thuyền phó thứ hai Charles Lightoller chỉ huy cứu hộ may mắn sống sót, toàn bộ đều hết mình cứu người đến chết trong cương vị của mình.
Khoảng 2h sáng nhân viên điện báo số 1 John Philip nhận được mệnh lệnh bỏ tàu của thuyền trưởng, mọi người tự mình cứu mình, nhưng ông vẫn ngồi trong phòng thông báo, vẫn giữ tư thế phát tín hiệu SOS liên tục cho đến phút cuối cùng.
Khi đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước, Charles nghe thấy vào khoảnh khắc cuối cùng, khoảnh khắc của sinh ly tử biệt, những lời yêu thương vang lên: “I love you! I love you!”
Trong bức màn đêm đen tối nhuốm đẫm đau khổ và chia ly, tinh thần quý tộc nổi lên như ngọn đuốc rực sáng, khắc họa nên một tuyệt tác vĩ đại về nhân cách và đạo đức con người. Giáo dục lối sống không chỉ là lý thuyết; mà trong những hoàn cảnh thực tế, những bài học đạo đức ăn sâu vào tâm thức trở thành kim chỉ nam cho hành động của mỗi người.
Phụ nữ và trẻ em, những con người yếu đuối cần được tôn trọng và ưu tiên. Những người đàn ông lịch lãm không chỉ là kẻ nói lời hoa mỹ và tử tế trên bàn tiệc; mà ngay cả khi đối diện với thực tế rằng dù ngày mai tất cả đều trở thành vô nghĩa thì bài học về đạo đức và nhân cách hôm nay vẫn cần được thực hành một cách tuyệt đối.
Nhân sinh như cõi mộng, dù cho người đó giàu có bao nhiêu hay nghèo kém cỡ nào, đứng trước sinh tử cũng đều chỉ là một sinh mệnh bé nhỏ. Quan trọng hơn, khi ấy người ta mới thật sự nhận ra điều quan trọng nhất của cuộc đời: Không phải vật chất, không phải quyền danh càng không phải nhận lại điều gì cho mình mà là cho người khác, là vị tha.
Vị tha hàm chứa một sức mạnh vô tỉ, đã biến những con người xấu số trong cơn “bão biển” kinh hoàng năm ấy trở thành biểu tượng vĩ đại của tấm lòng thiện lương cao cả.
___________
Trần Quỳnh | Trí Thức Trẻ


CÁI NÚT ÁO
Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.
Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói:
"Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M".
Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa.
Tôi kéo ngăn tủ ra lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
"Anh thân mến!
Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn:
"Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt".
Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây:
Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games...
Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con?
Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3...
Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà anh bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền.
Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb.
Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay...
....Thế mà chẳng thể nào anh tính đúng được tình thương của người mẹ.
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau.
Biết chị Hai ủi cho anh cái áo không ngay, còn anh đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
Em thấy anh chuyên làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...
🍁🍁🍁
(Không rỏ tác giả)
Bài và ảnh sưu tầm




CHA, CON ĐÃ VỀ

Ông Hạc mở một quán mì tại thị trấn đã lâu, hoạt động kinh doαnh cũng không tệ lắm. Sαu khi trừ các khoản chi ρhí, mỗi tháng ông cũng để rα được một ít tiền. Một hôm, ông mở hàng bán buổi chiều như thường lệ. Sαu giờ tαn học, ông nhìn thấy một bé gáι 7 tuổi đứng ở ρhíα bên đường đối diện, mắt chăm chú nhìn vào nồi nước dùng bốc khói nghi ngút trong tiệm mì mà tỏ vẻ rất đói.
Ông Hạc không biết cô bé đứng đó từ khi nào và từ đâu đi tới, trên lưng đeo chiếc cặρ sách hồng đαng hướng cặρ mắt về quán mì củα ông. Ông Hạc cũng không biết tại sαo, mỗi lần bưng tô mì cho khách ông lại liếc nhìn cô bé một cái.
Thấy cô bé quá đói rồi, ông Hạc liền nghĩ ρhải tặng một bát mì mới được, cần ρhải làm ρhúc.
Hôm đó việc buôn bán củα ông cũng ế ẩm đôi chút, khách tới ăn không nhiều, dường như không có khách quen nào tới. Vậy là, ông Hạc quyết định nấu một tô mì tặng cho cô bé ρhíα bên đường.
“Cháu đói bụng ρhải không? Hãy ăn đi cho пóпg“.
Bất ngờ thấy ông Hạc bưng tặng cho tô mì, cô bé bước lùi lại theo ρhản xạ tự nhiên với dáng vẻ lo lắng và cảnh giác.
Thấy vậy, ông Hạc mỉm cười nói: “Cháu yên tâm đi, bát mì này không có vấn đề gì, tα không ρhải là người xấu“.
Cô bé nuốt nước bọt rồi khuα tαy: “Cháu, cháu… không có tiền ạ“.
Ông Hạc thấy vậy vội nói: “Bác không lấy tiền, tặng cho cháu đấy“.
Lúc này, cô bé bước lùi lại nói: “Ông nội cháu nói không được tùy tiện nhận đồ củα người khác ạ. Nếu cháu lấy thì cháu ρhải trả một thứ có giá tương tự ạ“.
Ông Hạc vô cùng kinh ngạc, bưng bát mì trên tαy mà cảm thấy khó xử. Ông nhìn thấy cô bé ăn mặc rất giản dị và không đem theo thứ gì đáng tiền.
Thế rồi ông Hạc cười gượng một tiếng, đặt bát mì xuống vừα nói vừα quαy đầu bước về quán: “Bác không lấy tiền củα cháu, bát mì đặt ở đây, nếu cháu đói thì ăn đi nhé“.
Đáng ngạc nhiên là cô bé liếc nhìn bát mì, đôi môi mím chặt và quαy đầu bước đi.
Thấy vậy ông Hạc vội nhờ αnh bán nước bên cạnh coi hộ quán và lén đi theo. Một mình cô bé với dáng vẻ cô ᵭộc trở về nhà trên con đường nhỏ, bước đi được khoảng 30 ρhút, em dừng lại ở trước căn nhà đá. Mở cửα bước vào, ông thấy cô bé bỏ cặρ xuống bàn rồi Ьắt tαy vào làm việc nhà, nhóm lửα nấu cháo. Sαu một lúc thì em đón ông lão lưng còng đến bên bàn và bưng bát cháo đến mời ông.
Mãi đến xẩm tối, ông Hạc mới quαy trở về, tuy nhiên trong tâm lại thấy nặng trĩu. Nhìn thấy cảnh tượng trước mắt mà lòng thấy đαu xót, không biết đây là thứ tình cảm gì.
Mới là một cô bé vậy mà lại ứng xử như một người lớn rất hiểu biết.
Sαu này hỏi thăm, ông mới biết cô bé tên là Liên, chα mẹ đi làm đã 5 năm chưα về nhà, không có tin tức gì, còn sống hαy đã cҺếϮ cũng không αi hαy. Em chỉ biết sống dựα vào ông nội.
Vốn là người có tấm lòng đα cảm, nhìn thấy cảnh đời côi cút liền tҺươпg, do đó khi nhìn thấy cô bé lần thứ 2, ông Hạc liền nói: “Sαu này chỉ cần mỗi hôm dạy cho tα một chữ, giúρ tα ghi nhớ được thì tα tặng cháu một bát mì, tuyệt đối là trαo đổi ngαng giá“.
Cô bé đói quá không nhịn được liền nghĩ: “Ông chủ tiệm bảo dạy một chữ tặng một tô mì, lần này thì mình no bụng rồi“.
Nhưng, Liên vẫn nửα tin nửα ngờ nói: “Cháu sẽ dạy ông 2 chữ, 2 chữ đổi lấy 2 bát mì“.
Ông Hạc biết cô bé Liên này rất yêu tҺươпg ông nội nên gật đầu nói: “Được cháu à“.
Cứ như vậy, cô bé vượt quα 5 năm học tiểu học.
Một ngày đột nhiên không thấy bé Liên đâu, ông Hạc tìm kiếm mãi không thấy. Sαu khi dò hỏi, ông Hạc mới biết ông củα Liên bị Ьệпh nặng, cô bé không có cách nào khác, mαy mà còn có người họ hàng ở xα biết đến đưα hαi ông cháu đến thành ρhố điều trị.
Thấm thoắt đã 25 năm trôi quα, hôm nαy ông Hạc đã 65 tuổi mà vẫn lẻ loi một mình. Mặc dù đã kết hôn 2 lần nhưng cuối cùng kết quả không như ý.
Quán củα ông từ ngày mở cửα tại thị trấn đã tạo dựng được tҺươпg hiệu. Nhưng từ 5 năm trước, có một người vô dαnh mỗi tháng lặng lẽ gửi 5 triệu đồng cho ông, giờ tài khoản củα ông cũng có khoảng 300 triệu.
Không αi biết khoản tiền này, hàng xóm láng giềng không ngớt lời khen tụng, rồi tự hỏi, tại sαo mình không gặρ mαy như ông Hạc nhỉ?
Mọi người nói ông ρhát tài lớn rồi, ông Hạc cũng chỉ tủm tỉm cười mà không nói gì thêm. Cũng có người nói, ông có tiền nhiều như vậy, hà tất ρhải sớm tối làm việc tại tiệm mì cho mệt.
Tuy vậy, trong tâm ông hiểu hơn αi hết, mỗi ngày ông đều nhìn sαng ρhíα đường đối diện mà lòng thầm nghĩ, mình đαng đợi một người. Nếu đóng quán, sợ rằng cô bé Liên năm nào không tìm được đường về.
Mấy năm nαy, mỗi khi mở tiệm bán mì, con mắt ông thường bất giác nhìn sαng đường ρhíα đối diện. Giờ đây, khi con ρhố này đã thαy đổi rất nhiều, nhà cαo tầng mọc lên như nấm, nhưng hình ảnh cô bé đeo cặρ sách nhỏ màu hồng đứng ρhíα bên đường đối diện vẫn khắc ghi trong tâm trí ông.
Khi khu ρhố quy hoạch xây thành nhà cαo tầng hết, mọi người vui vẻ nhưng trong lòng ông Hạc lại thấy buồn buồn.
Mọi người đều nói với ông: “Phá quán cũ đi thôi, ông chủ, ρhá bỏ đi thôi!“
Đối mặt với lời nhắc nhở củα mọi người, ông vẫn giữ nguyên không đổi. Vẫn như thường lệ, ông nhìn sαng ρhíα đường đối diện, bỗng dưng bát mì và đũα rơi xuống đất.
Thời giαn thαy đổi, vóc dáng biến đổi, khung cảnh cũng biến đổi chỉ có con người là không đổi. Người đứng bên đường đối diện là một cô gáι ăn mặc sạch sẽ giản dị, cô cầm chiếc túi hồng, mắt nhìn ông không chớρ.
Cô gáι cười lớn, mắt rưng rưng: “Chα, con đã trở về“.
Ông Hạc không khỏi mừng rỡ, lαu những giọt nước mắt hạnh ρhúc chạy rα cửα quán.
Kỳ thực, từ lâu Liên đã như là đứα con gáι trong lòng ông, và Liên cũng vậy, từ lâu ông Hạc đã là người chα mà cô yêu mến. Liên dừng xe hơi ở rất xα, ăn mặc giản dị xuất hiện trước mặt ông.
Từ sαu khi trưởng thành, là một người hiểu biết, cô đã hiểu được điều ông Hạc giúρ cô những năm đó. Khi lớn lên, thi thoảng Liên trở về quê nhưng chỉ lặng lẽ nhìn ông Hạc một chút rồi vội vã rời đi, sαu này tiết kiệm được tiền, mỗi tháng Liên đều bí mật gửi cho ông. Giờ đây, ông Hạc lại không có con cái, Liên không lo thì αi lo cho ông. Vậy là Liên quyết định trở về, trước mặt mọi người gọi ông một tiếng: “Chα! Chα nuôi con 5 năm, con sẽ chăm sóc cho chα quãng đời còn lại”.
SƯU TẦM

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

Ngôi Nhà Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

 


Cliff House, một thiết kế táo bạo và sáng tạo được phát triển bởi công ty kiến trúc người Úc Modscape, tái định nghĩa giới hạn của xây dựng nhà ở. Ngôi nhà năm tầng này bám vào vách đá, mang đến trải nghiệm sống độc đáo cho những ai yêu thích sự mạo hiểm và cảnh biển ngoạn mục. Thiết kế của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ hình ảnh những con hàu bám vào thân tàu, với ý tưởng biến ngôi nhà thành một phần mở rộng của mặt đá tự nhiên thay vì một công trình lạ lẫm trong cảnh quan.


Cliff House có ba phòng ngủ, một khu vực sinh hoạt và một nhà bếp, tất cả đều được trang bị cửa sổ từ trần đến sàn để tối đa hóa tầm nhìn tuyệt đẹp ra đại dương xung quanh. Lối vào ngôi nhà chỉ có thể qua một gara ở tầng trên cùng, từ đó có thể sử dụng thang máy hoặc cầu thang để di chuyển xuống các tầng dưới. Cách tiếp cận độc đáo này càng làm tăng thêm cảm giác biệt lập và riêng tư cho ngôi nhà.

Quá trình xây dựng của ngôi nhà sử dụng các kỹ thuật tiền chế tiên tiến và các chốt thép kỹ thuật được cắm sâu vào vách đá để đảm bảo sự ổn định mà không ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc tự nhiên của vách đá. Thiết kế nội thất tối giản giúp duy trì sự kết nối với đại dương, với những món đồ nội thất không làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan bên ngoài.

Mặc dù vẫn chỉ là một thiết kế lý thuyết, Cliff House đại diện cho một câu trả lời đầy táo bạo trước thử thách xây dựng ở các địa điểm ven biển cực đoan. Nó hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm sống vừa ly kỳ vừa sang trọng, kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc hiện đại và vẻ đẹp tự nhiên.


Vào năm 1902, một bức ảnh ấn tượng đã ghi lại cảnh những người đàn ông tạo dáng trên một chiếc bè gỗ khổng lồ dọc theo dòng sông Columbia ở Oregon. Chiếc bè này được làm từ những cây gỗ lớn, có chiều dài giống như cây, tất cả được buộc chặt lại với nhau bằng những sợi xích khổng lồ để tạo thành một nền tảng nổi. Đây là một kỳ công kỹ thuật điển hình của ngành công nghiệp gỗ thời bấy giờ, khi gỗ thường được vận chuyển qua các con sông để xử lý. Bức ảnh này không chỉ ghi lại quy mô mà còn thể hiện sức mạnh cần thiết để xây dựng một chiếc bè như vậy, là minh chứng cho sự cần cù và sáng tạo của con người trong thời kỳ đó.
Theo mô tả ở phía sau bức ảnh, chiếc bè chứa hàng triệu mét gỗ — một khối lượng gỗ khổng lồ, đại diện cho cả một năm làm việc của những công nhân trong trại gỗ. Giá trị của chiếc bè khi hoàn thành được ước tính lên tới 8.000 USD, một con số đáng chú ý, phản ánh sự sinh lợi của ngành công nghiệp khai thác gỗ vào thời điểm đó. Sông Columbia, với dòng chảy mạnh mẽ và vị trí chiến lược, đã trở thành một tuyến đường chính để vận chuyển gỗ, và những chiếc bè gỗ khổng lồ này là một phần không thể thiếu trong quy trình đó.
Để hiểu giá trị của 8.000 USD vào năm 1902, ta có thể quy đổi sang giá trị hiện nay. Với tỷ lệ lạm phát trung bình của Mỹ là khoảng 2,5% mỗi năm, giá trị này tương đương với khoảng 250.000 USD trong thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy mức độ quan trọng và giá trị của ngành công nghiệp gỗ trong việc phát triển nền kinh tế Mỹ vào đầu thế kỷ 20.
Bức ảnh này, được bảo tồn bởi Thư viện Hạt Multnomah, là một cái nhìn thú vị về các phương thức khai thác gỗ đầu thế kỷ 20 tại Oregon. Nó là lời nhắc nhở sống động về lao động và trí tuệ của con người đã thúc đẩy ngành công nghiệp gỗ, và quy mô các hoạt động đã thay đổi cảnh quan của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Chiếc bè, vừa là sản phẩm của nhu cầu thực tế vừa là biểu tượng của thời kỳ, đại diện cho một thời kỳ đã qua khi gỗ được vận chuyển qua các con sông để phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp ở Mỹ.


Pipeline Rider - Johnny Hogg và Màn Trình Diễn Liều Lĩnh

Bức ảnh này, chụp vào giữa những năm 1910, ghi lại khoảnh khắc motorcyclist Johnny Hogg và vợ của anh cưỡi trên đường ống dẫn nước ở Mint Canyon, Los Angeles. Họ lái chiếc Harley-Davidson trang bị sidecar, thực hiện màn trình diễn mạo hiểm trên một đoạn ống dài khoảng 24 km. Chỉ vài ngày sau màn trình diễn này, một tay đua khác đã thử thực hiện pha stunt tương tự với một chiếc xe máy đơn và phải nhập viện vì sự cố.

Màn trình diễn của Johnny Hogg trở thành một dấu ấn huyền thoại trong lịch sử xe máy, thể hiện tinh thần phiêu lưu và dũng cảm của các tay đua đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, nó cũng nhắc nhở về sự nguy hiểm của những pha biểu diễn liều lĩnh, khi các phương tiện như xe máy Harley-Davidson và đường ống dẫn nước không được thiết kế cho mục đích đó.
Bức ảnh của Johnny Hogg không chỉ là khoảnh khắc trong lịch sử xe máy mà còn là một phần di sản văn hóa khi các màn trình diễn mạo hiểm đầu tiên được ghi nhận trong thể thao motor.


Vào ngày 22 tháng 10 năm 1895, một sự kiện hy hữu và đầy tai tiếng đã xảy ra tại ga Montparnasse ở Paris, gây chấn động không chỉ thành phố mà còn cả nền giao thông đường sắt của Pháp. Một chuyến tàu tốc hành, chạy quá nhanh khi tiếp cận ga Montparnasse, đã không thể dừng lại đúng lúc, lao thẳng vào bức tường của nhà ga, xuyên thủng và rơi xuống đường phố bên dưới. Đó là một cảnh tượng khó quên trong lịch sử giao thông, khi chiếc tàu hạng sang này đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng, không chỉ bởi tai nạn mà còn vì tính cách liều lĩnh của nó.
Tàu gặp sự cố là một chuyến tàu tốc hành xuất phát từ Granville, mang theo hàng trăm hành khách và nhiều tài sản quý giá. Tại thời điểm đó, đường ray và hệ thống phanh của tàu vẫn còn chưa được hoàn thiện hoàn toàn, và việc điều khiển tốc độ trong khu vực nhà ga là một thử thách lớn đối với các lái tàu. Do không kiểm soát được tốc độ khi tiếp cận ga, chiếc tàu đã lao vào ga Montparnasse với tốc độ quá nhanh, không thể dừng lại kịp thời. Sau khi đâm vào bức tường, chiếc tàu vỡ vụn, phần đầu tàu rơi xuống vỉa hè, ngay giữa một khu vực đông đúc của Paris.
Cảnh tượng chiếc tàu lớn nằm chình ình trên phố với đầu tàu gãy gập và đường ray bị vỡ nát trở thành một hình ảnh đầy ám ảnh. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là sự kiện này lại không gây ra nhiều thiệt hại về người. Dù vụ tai nạn khiến hành khách hoảng loạn và có một số người bị thương nhẹ, nhưng không có ai thiệt mạng. Sự cố này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về an toàn giao thông và thiết kế các công trình nhà ga thời bấy giờ.
Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng tai nạn tàu Montparnasse là một sự kiện đột phá trong việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải cải thiện hệ thống giao thông đường sắt. Chính nhờ tai nạn này mà những quy định về tốc độ tàu và sự cải tiến trong thiết kế ga đã được đề xuất, nhằm ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai.
Tính đến hôm nay, hình ảnh chiếc tàu hư hỏng nằm trên đường phố Paris vẫn là một phần không thể thiếu của lịch sử giao thông Pháp và là minh chứng cho sự chuyển mình của thời đại Belle Époque. Nó không chỉ phản ánh sự tiến bộ của công nghệ thời kỳ đó, mà còn là lời nhắc nhở về những thách thức trong việc áp dụng và kiểm soát công nghệ mới, dù là trong ngành giao thông hay bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần

Pablo Picasso.

 


Pablo Picasso, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881 tại Málaga, Tây Ban Nha, từ nhỏ đã bộc lộ tài năng nghệ thuật vượt trội, được dẫn dắt bởi cha mình, một thầy giáo dạy nghệ thuật. Khi còn là thiếu niên, tài năng của Picasso đã vượt xa cả người cha, khiến gia đình ông quyết định chuyển đến Barcelona khi Picasso mới 14 tuổi. Dù được nhận vào Trường Mỹ thuật danh tiếng, Picasso lại nhanh chóng chán ngán việc học chính quy và chọn con đường tự do sáng tạo, mở ra một sự nghiệp cách mạng sẽ làm thay đổi vĩnh viễn thế giới nghệ thuật.


Picasso trở thành một trong những người tiên phong trong nghệ thuật hiện đại, đặc biệt qua việc đồng sáng lập trường phái Lập thể (Cubism) cùng Georges Braque. Ông phá vỡ những hình thức nghệ thuật truyền thống bằng cách phân tách đối tượng thành các hình khối hình học và thể hiện chúng từ nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó tái định nghĩa cách thức nghệ thuật có thể phản ánh thực tế. Những tác phẩm lớn như Guernica, Les Demoiselles d'Avignon, và The Weeping Woman không chỉ thể hiện khả năng truyền tải cảm xúc phức tạp mà còn lên án các vấn đề chính trị, giúp Picasso khẳng định mình là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, không chỉ là một nghệ sĩ nghiêm túc và sáng tạo, Picasso còn có một mặt tinh nghịch đầy thú vị. Vào năm 1957, một bức ảnh của André Villers đã ghi lại khoảnh khắc Picasso hóa thân thành nhân vật hoạt hình Popeye, một hình ảnh đầy vui tươi trái ngược với hình tượng nghệ sĩ nghiêm túc của ông. Điều này cho thấy, ngoài những thành tựu nghệ thuật vĩ đại, Picasso còn có một tinh thần lạc quan và niềm vui sống, khiến hành trình nghệ thuật của ông thêm phần sâu sắc và thú vị.

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần

Ghê sợ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ 10 tuổi bị nhốt 1 tháng rồi phải trải qua nghi lễ trưởng thành hết sức đau đớn

Đây được cho là một trong những bộ lạc bí ẩn nhất thế giới, sống tách biệt với xã hội hiện đại, vẫn còn giữ nhiều tập tục ghê rợn.

Ẩn mình sâu trong rừng rậm Amazon, trải dài trên biên giới Venezuela và Brazil, bộ lạc Yanomami (hay Yanam, Senema) với khoảng 20.000 người sinh sống, vẫn giữ nguyên lối sống hoang dã tách biệt hoàn toàn với thế giới hiện đại. Hơn 30 năm qua, họ vẫn duy trì những tập tục kỳ lạ, thậm chí gây chấn động với thế giới bên ngoài, nổi bật nhất là nghi thức ăn tro cốt người chết và lễ trưởng thành đầy khắc nghiệt dành cho các thiếu nữ.

Ghê sợ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ 10 tuổi trải qua nghi lễ trưởng thành đau đớn
Người Yanomami tin rằng linh hồn con người bất tử, ngay cả sau khi thể xác đã lụi tàn. Vì vậy, việc bảo vệ phần xác được xem là vô cùng quan trọng, giúp linh hồn được an yên chuyển kiếp. Khi một thành viên trong bộ lạc qua đời, một người đàn ông có uy tín sẽ tiến hành nghi thức tắm rửa thi hài bằng nước lá rừng, làm sạch mọi vật dụng cá nhân của người đã khuất, từ quần áo cho đến vũ khí. Sau đó, thi hài được đặt lên giàn củi khô và hỏa táng. Người thực hiện nghi lễ có trách nhiệm canh giữ ngọn lửa suốt ngày đêm cho đến khi mọi thứ hóa thành tro.

Tro cốt sau khi nguội được giã nhuyễn thành bột mịn, cất giữ trong quả bầu khô và đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà người đã khuất. Khoảng một năm sau, tro cốt được đem ra chế biến thành thức ăn, thường là súp chuối, bằng cách trộn tro với chuối nghiền rồi nấu chín. Một phần tro còn lại được cho vào ống tre, một người thổi, người kia hít vào mũi. Đặc biệt, nếu người chết bị kẻ thù sát hại, chỉ phụ nữ mới được ăn tro cốt.

Ngoài tập tục ăn tro cốt người chết, nghi lễ trưởng thành dành cho các thiếu nữ Yanomami cũng vô cùng khắc nghiệt. Khi đến tuổi 10-12, các cô gái phải trải qua một tháng bị giam cầm trong một chiếc lồng nhỏ. Tuần đầu tiên, họ hoàn toàn bị tách biệt khỏi thức ăn và nước uống. Sau đó, các cô gái được thả ra, cơ thể được vẽ lên những họa tiết đặc biệt và được giới thiệu với các già làng như những người phụ nữ trưởng thành.

Cuộc sống của người Yanomami được phân chia rõ ràng theo giới tính. Bé trai 8 tuổi được coi là đàn ông, bé gái sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên được xem là phụ nữ trưởng thành. Họ am hiểu sâu sắc về thiên nhiên, thành thạo trong việc chế tạo và sử dụng chất độc từ thực vật. Đàn ông Yanomami nổi tiếng với tính hiếu chiến, sẵn sàng chiến đấu trước bất kỳ mối đe dọa nào. Xăm mình cũng là một nét văn hóa đặc trưng của bộ lạc này.

Sự tồn tại của bộ lạc Yanomami với những tập tục khác biệt, vừa bí ẩn vừa gây kinh ngạc, là một minh chứng cho sự đa dạng văn hóa của nhân loại. Việc tìm hiểu và tôn trọng những nét văn hóa độc đáo này là điều cần thiết để bảo tồn di sản văn hóa của thế giới.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

18 SỰ THẬT CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ PHÁP QUỐC.

1. Pháp là quốc gia được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, với gần 90 triệu du khách đến mỗi năm, ấn tượng bởi lịch sử, địa danh và nghệ thuật.

2. Tháp Eiffel được xây dựng cho Hội chợ Thế giới 1889 và ban đầu dự định sẽ bị tháo dỡ sau 20 năm.

3. Bảo tàng Louvre ở Paris là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới và là nơi cư ngụ của Mona Lisa nổi tiếng.

4. Mont Blanc ở dãy Alps Pháp là ngọn núi cao nhất ở Tây Âu, cao 4.810 mét so với mực nước biển.

5. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Anh Quốc trong khoảng 300 năm sau cuộc chinh phục Norman vào năm 1066.

6. Thị trấn Chamonix của Pháp đã tổ chức Thế vận hội Mùa đông đầu tiên vào năm 1924.

7. Pháp là nơi sinh ra của điện ảnh hiện đại, với anh em Lumière tiên phong làm phim sớm vào cuối thế kỷ 19.

8. Đất nước là nhà sản xuất rượu vang lớn nhất toàn cầu, với những vườn nho có diện tích trên 750.000 ha.

9. Chiếc bánh mì baguette là một hình ảnh của văn hóa Pháp, và thậm chí có một cuộc thi mỗi năm để tìm ra chiếc baguette tốt nhất ở Paris.

10. Paris là nhà của một trong những con phố được quy hoạch lâu đời nhất thế giới, Champs-Élysées, được thiết kế vào thế kỷ 17.

11. Mạng lưới đường sắt của Pháp là một trong những tàu điện rộng nhất thế giới, với các tàu TGV tốc độ cao đạt tốc độ lên đến 320 km/h (200 dặm/giờ).

12. Riviera Pháp, hay Côte d'Azur, được biết đến với sự sang trọng, thu hút những người nổi tiếng đến những điểm đến như Cannes và Saint-Tropez.

13. Pháp có một truyền thống phong phú về thời trang cao cấp, với Paris là một thủ đô thời trang toàn cầu.

14. Cung điện Versailles, nổi tiếng với sự phồn hoa, vốn là một nhà nghỉ săn khiêm tốn trước khi được biến đổi bởi Vua Louis XIV.

15. The Michelin Guide, một tiêu chuẩn quốc tế cho bữa ăn ngon, có nguồn gốc từ Pháp vào đầu những năm 1900.

16. Quốc ca Pháp, La Marseillaise, ban đầu là một bài hát cách mạng được sáng tác vào năm 1792.

17. Pháp giới thiệu hệ thống số liệu cho thế giới trong cuộc Cách mạng Pháp.

18. Nhà thờ Đức Bà ở Paris là một trong những cấu trúc Gothic nổi tiếng nhất trên toàn cầu và là Di sản Thế giới của UNESCO kể từ năm 1991.

- Cang Huỳnh lược dịch từ Paris Match.

Việc sử dụng sắt sớm nhất được con người biết đến xảy ra ở Ai Cập cổ đại và nền văn minh Sumer, nơi sắt được sử dụng để làm mũi giáo và đồ trang sức. Vì quy trình luyện sắt chưa được phát minh, kim loại này chỉ có thể thu thập từ các thiên thạch, khiến nó trở nên hiếm và cực kỳ quý giá.

Luyện kim là quá trình chiết xuất sắt từ quặng sắt. Chính xác con người bắt đầu luyện kim từ khi nào vẫn chưa rõ, nhưng theo sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, công nghệ này được phát triển ở phía đông Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay) vào khoảng cuối Thời đại Đồ Đồng, khoảng năm 1200 TCN. Có bằng chứng cho thấy luyện kim cũng đã được thực hiện ở Tây Phi vào cùng thời gian này.

Trong quá trình luyện kim sơ khai, quặng sắt được nung nóng trong một lò nung bằng than củi gọi là "lò bloomery". Quá trình nung nóng làm các hạt sắt tách ra khỏi quặng và rơi xuống đáy lò, nơi chúng được thu thập dưới dạng xỉ nóng chảy gọi là "bloom." Bloom sau đó được lấy ra, nung lại và đập bằng búa để tinh chế sắt. Sắt được sản xuất theo cách này đã thay thế đồng thiếc trở thành kim loại thống trị—và Thời đại Đồ Sắt đã tiếp nối Thời đại Đồ Đồng. 
Sưu tầm


Các nhà khảo cổ học từ lâu đã nghi ngờ rằng những "tượng đầu" trên Đảo Phục Sinh có một thân hình bị chôn vùi. Đồng thời, những "tượng đầu khổng lồ", cao vài mét, đã từng được cho là ngoại lệ. Thực tế, nếu những "tượng đầu" này có một thân hình bên dưới, chúng sẽ phải là những "người khổng lồ đá" thực sự, ít nhất 20 mét cao, để đáp ứng tỷ lệ kích thước.
Mới đây, các cuộc khai quật đã chỉ ra rằng những "tượng đầu khổng lồ" trên Đảo Phục Sinh thực chất là những "người khổng lồ đá" bị chôn vùi, chỉ còn phần đầu nhô lên khỏi mặt đất. Làm thế nào mà những bức tượng nặng hàng tấn lại bị chôn sâu gần 20 mét dưới mặt đất? Nếu đó là một hành động có chủ đích, làm sao họ có thể làm được mà không làm vỡ chúng? Đảo Phục Sinh chỉ là một hòn đảo nhỏ bé, vậy lực lượng lao động đâu để họ có thể chôn vùi hàng chục "người khổng lồ đá" giữa đại dương? Vẫn còn đó những câu hỏi chưa lời giải đáp.
Các nhà Ai Cập cổ đại có thể làm những việc tương tự, nhưng họ có trong tay một lực lượng lao động hùng mạnh của đế chế. Vậy những cư dân trên Đảo Phục Sinh nhỏ bé này đã có nguồn lao động nào để thực hiện điều đó? Tương tự như vậy, tại Nan Madol, một dân tộc huyền bí đã xây dựng một đô thị trên một hòn đảo nhỏ giữa đại dương. Dĩ nhiên, điều đó là có thể, nhưng chỉ khi bạn có lực lượng lao động của một đế chế. Nhưng lực lượng lao động nào đã có sẵn trên một hòn đảo hoàn toàn biệt lập giữa Thái Bình Dương?
Điều tương tự cũng xảy ra ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Một phức hợp megalithic hoàn toàn bị chôn vùi, không ai biết do ai làm, cũng không ai biết tại sao. Địa điểm này được gọi là "Göbekli Tepe", có nghĩa là "Đồi Bụng". Nhưng dưới đồi đó là một trong những bí ẩn sâu sắc nhất của nhân loại. Các nghiên cứu gần đây với radar địa chấn cho thấy có hàng chục địa điểm tương tự Göbekli Tepe bị "chôn vùi" sâu hàng mét. Liệu đó có phải là một nền văn minh chưa được biết đến, sau này bị tiêu diệt do một thảm họa tự nhiên? Hay là điều gì khác?
Một số bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng Nature đã cho biết, cách đây hơn 10.000 năm, một loạt các sao chổi đã đi qua khí quyển Trái Đất, vỡ thành hàng ngàn mảnh. Trái Đất đã bị một cuộc tấn công tàn khốc của các mảnh vỡ, gây ra sự tàn phá ít nhất bốn châu lục. Mọi thứ không bao giờ còn như cũ. Có một "Ngày Tận Thế" thực sự trong tiền sử, xóa sổ một số lượng không xác định "homo sapiens". Liệu những tàn tích trên Đảo Phục Sinh có phải là những gì còn sót lại từ Göbekli Tepe?