Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015
Thiện ác tất có báo ứng từ muôn đời nay.
Trong văn hóa Trung Hoa cổ truyền, người quân tử kính
trời và nhận rằng bất luận phát sinh sự tình gì thì đều là có quan hệ với
những tư tưởng và hành động trong quá khứ của họ. Người quân tử thiện đãi người
khác và vì vậy mà tích phúc đức. Họ hiểu rõ rằng mọi sự phát sinh đều có nguyên
do. Kể từ thời sơ khai, đã có vô số những ví dụ về thiện hữu thiện báo và ác
giả ác báo. Dưới đây là hai câu chuyện được ghi chép trong các cổ thư Trung
Quốc.
Cứu người đói và đang
chết đuối
Trụ trì chùa Khánh Vân ở Đỉnh Hồ Sơn, Quảng Đông, Đại Huệ trưởng
lão khoảng 70 tuổi, đã ngộ được một vài thiên cơ. Ông tinh thông y thuật và xem
tướng. Khi huyện lệnh huyện Cao Yếu ghé thăm chùa Khánh Vân, ông ta mang theo
một quan quân của mình mang họ Lưu. Ông Lưu là một người quen cũ của trụ trì
Đại Huệ. Ông Lưu đã kể cho huyện lệnh nghe về Đại Huệ trưởng lão, vì vậy huyện
lệnh đã nhờ ông xem tướng số cho mình.
Đại Huệ trưởng lão không thể chối từ thỉnh cầu và đã đồng ý. Ông
mời huyện lệnh ngồi và nghỉ ngơi. Sau khi xem mặt, Đại Huệ trưởng lão nói với
huyện lệnh rằng: “Trong tay ngài nắm nhiều sinh linh. Tích đức có thể
duy trì thọ mệnh”. Huyện lệnh hỏi
ông về tiền đồ công danh trong tương lai. Đại Huệ trưởng lão mỉm cười nói: “Lão nạp ngu
muội, không dám tiên đoán tương lai của ngài. Một người đại đức tự nhiên sẽ có
phúc báo. Sự nhân từ của ngài sẽ là hạnh phúc lớn lao của dân chúng trong huyện
của ngài”. Nhận thấy Đại Huệ
trưởng lão đang rất tế nhị và thấy rằng ông không nói nhiều, huyện lệnh đã rời
đi sau khi uống trà xong. Sau đó ông nhờ người họ Lưu dò hỏi Đại Huệ trưởng lão
thêm về những điều mà trưởng lão chưa nói.
Đại Huệ trưởng lão thẳng thắn nói với người họ Lưu rằng, qua
tướng mạo của huyện lệnh, ông thấy rằng huyện lệnh đã mất đi thần sắc và điềm
lành: “Trên mặt huyện lệnh lộ ra hắc khí và ông có thể không sống được
quá một năm. May mắn là khí sắc nguyên lai của ông ấy không hoàn toàn bị triệt
tiêu, điều này có nghĩa là ông ấy vẫn còn có thể được cứu khỏi tai họa và sẽ
không nhất định phải chết. Là một quan phụ mẫu của bách tính, từng động tĩnh và
cách giải quyết vấn đề của ông ấy liên quan chặt chẽ đến sự an toàn và sống còn
của người dân. Nếu như ông ấy bảo trì thiện tâm và cứu giúp dân chúng, thì ông
ấy có thể tạo phúc cho vạn dân. Lão nạp không phải là vô cớ nói rằng tích đức
có thể bảo trì thọ mệnh”.
Họ Lưu nhiều lần gật đầu. Ông không dám nói hết với huyện lệnh
những gì mà Đại Huệ trưởng lão đã nói. Ông chỉ bẩm báo với huyện lệnh rằng ông
ta cần phải làm một điều tốt cứu giúp nhiều sinh mệnh trong vài tháng tới để có
thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Ngay sau đó, có một trận lụt ở khu Tây Lạo. Qua một đêm, mực
nước dâng cao vài thước và làm ngập hết nhà cửa và đồng ruộng xung quanh. Dân
chúng nhiều người bị chết đuối và kêu cứu. Huyện lệnh nhanh chóng đi tới một
sườn đồi gần đó quan sát quang cảnh. Những gì mà ông nhìn thấy thật kinh hoàng
và vào lúc đó ông không thể làm được gì nhiều. Ông nhìn thấy những thanh niên
trai tráng lên thuyền và chạy thoát thân nhưng không ai giúp các trẻ nhỏ và trẻ
sơ sinh đang trôi nổi trên mặt nước. Huyện lệnh bỗng ra lệnh: ai cứu được một
đứa trẻ sẽ nhận được một lượng bạc, và càng cứu được nhiều, phần thưởng sẽ càng
lớn. Thế là, mọi người trên những chiếc thuyền bắt đầu cứu các trẻ nhỏ và trẻ
sơ sinh, tổng cộng cứu được hơn 400 người. Sau khi trận lụt qua đi, huyện lệnh
mở kho lương thực dự trữ để phát chẩn cho người dân và bố trí nơi ở cho những
nạn nhân của trận lụt.
Sau đó, huyện lệnh được thăng lên chức tri phủ Huệ Châu. Khi đi
qua núi Phù Sơn, ông đã gặp lại trụ trì Đại Huệ. Khi Đại Huệ trưởng lão nhìn
thấy ông ta, trưởng lão nói, “Người thiện tâm cuối cũng đã nhận được phúc báo. Tuổi
thọ ông đã được tăng thêm”.
Vận mệnh của con người có thể được thay đổi do làm những việc
tốt và tích đức. Khi người có thiện tâm, thì vận mệnh sẽ tốt, và khi người có
ác tâm, cuộc đời của người đó sẽ đầy những điều xấu. Khi một người phạm tội,
thì phúc sẽ không còn và cuộc đời người đó sẽ kết thúc trong tai họa.
Người kiêu ngạo hống
hách sẽ gặp ác báo
Có một viên thái thú tham lam và hung bạo. Cứ khi nào ông ta ra
đường, binh lính của ông ta cưỡi ngựa đi trước. Họ sẽ quất vào bất cứ người nào
mà tránh đường chậm chạp.
Một hôm, thái thú đang trên đường về phủ và có một người khuân
vác đứng phía bên trái đường đang gánh hai sọt giấy, thái thú tức giận vì người
khuân vác không đặt sọt của anh ta xuống. Ông ta ra lệnh cho tùy tùng đưa người
khuân vác đến trước mặt và la mắng anh ta. Người khuân vác tính tình thật thà
chất phác. Anh đáp lời: “Tiểu nhân không đi ở trên đường, vậy tiểu nhân phạm
phải tội gì?”. Thái thú thậm chí
còn giận giữ hơn vì người khuân vác dám cãi lại. Ông ta lệnh cho tùy tùng đánh
người khuân vác một cách dã man và hỏi lại anh: “Ngươi có biết ngươi đã
phạm tội gì không?”. Người khuân vác đáp: “Tiểu nhân
quả thực không biết đã phạm tội gì mà bị đánh như vậy”. Bị cãi lại trước đám đông, viên thái thú bản
tính kiên ngạo thấy vô cùng nhục nhã. Ông ta lệnh cho người của mình đánh người
khuân vác một trăm côn cho đến khi máu và thịt bay tung tóe. Họ kéo lê người
khuân vác đến huyện phủ Hoa Đình và muốn trị tội anh ta là cản đường. Quan lại
huyện này thừa cơ vơ vét tiền của ông chủ người khuân vác, là chủ tiệm giấy.
Huyện lệnh thấy người khuân vác bị thương nặng, đã không trị tội và để anh ta
đi sau vài ngày. Sau khi người khuân vác trở về tiệm giấy, ông chủ của anh ta
đã trách mắng và đá anh ta ra ngoài. Bị đánh đập vô cớ và bị đuổi việc, hai
ngày sau người khuân vác chết.
Vài ngày sau, viên thái thú có năm khối ung nhọt mọc trên lưng,
làm cho ông ta đau đớn vô cùng. Thầy thuốc nói rằng ông ta có hy vọng sẽ bình
phục vì các khối ung nhọt không rữa ra. Một đêm, trong giấc chiêm bao viên thái
thú nhìn thấy một người đàn ông gánh các sọt giấy đang dùng tay xé các vết ung
nhọt của ông ta. Sự đau đớn tột độ khiến ông ta tỉnh giấc. Ông ta nhìn trong
ánh nến thấy toàn bộ các khối ung nhọt hiện giờ đã rữa ra. Mủ và máu thấm đẫm
giường. Thầy thuốc đã từ chối chữa trị cho ông ta. Viên thái thú đã cầu xin mỗi
ngày nhưng không có tác dụng. Ông ta không thể nằm ngửa được nữa, mà chỉ nằm
sấp hoặc nằm nghiêng. Sự di chuyển dù nhỏ nhất đều khiến cho ông ta đau đớn vô
cùng. Ông ta phải chịu đựng như thế trong hàng chục ngày trước khi chết.
Uông Đạo Đỉnh thời nhà Thanh đã bình về sự việc này như sau, “Thật đáng
thương khi các quan lại đương quyền có xu hướng làm bất cứ điều gì họ muốn mà
không suy xét đến cảnh ngộ khó khăn của những người khác. Chúng ta đều là con
người. Lẽ nào có thể sẵn sàng thể hiện sự tàn nhẫn chỉ vì để làm hài lòng bản
thân mình? Khi bạn đánh người khuân vác cho đến khi máu thịt bắn tung tóe, anh
ta đã không thể làm gì bạn. Nhưng khi mủ và máu trào ra ngoài những khối ung
nhọt của bạn, bạn sẽ không thể làm gì được anh ta. Hãy thận trọng, toàn bộ
những quan lại đương quyền, đừng làm điều gì mà về sau các vị sẽ phải ân hận mà
không có thể làm gì được”.
Một người nên nhất tâm hướng thiện và tuân theo Thiên lý để giúp
đỡ người khác. Như thế anh ta sẽ có nhiều cơ hội và tiền đồ tốt đẹp. Thiên
địa biết rõ từng việc mà chúng ta làm. Mọi việc xảy ra với chúng ta là do
tâm và những việc làm của chúng ta. Vì Đạo Trời là ác giả ác báo.
Các câu chuyện được kể dựa trên hai cuốn sách của Trung Quốc,
“Thái thượng cảm ứng thiên hối biên” và “Tọa hoa chí quả”
BÍ MẬT TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN
6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn
organ cổ nhất nhì Việt Nam, đồng hồ khổng
lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với
tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công
trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao
gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt
ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô
trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu
tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của
Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào
các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những "cổ vật"
đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và
gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu
thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng
những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông
bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc La và
Do. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Sol, Si, Mi và Re.
Ba quả chuông to nhất là Sol nặng 8.745 kg, Si nặng 3.150 kg và quả Re
nặng 2.194 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc
ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể
lẫn vào đâu.
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả
chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng)
cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông
được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu
thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có
thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp
nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác
đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ
nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công,
thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không
ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống
hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm.
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những
phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to
đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn
đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn
có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh,
tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo
quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng
tay).
Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ máy
của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối
với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5
m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ
reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết
đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với
tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công
trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao
gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt
ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô
trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu
tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của
Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào
các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những "cổ vật"
đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và
gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu
thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng
những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông
bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc La và
Do. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Sol, Si, Mi và Re.
Ba quả chuông to nhất là Sol nặng 8.745 kg, Si nặng 3.150 kg và quả Re
nặng 2.194 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc
ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể
lẫn vào đâu.
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả
chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng)
cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông
được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu
thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có
thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp
nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác
đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ
nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công,
thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không
ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống
hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm.
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những
phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to
đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn
đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn
có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh,
tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo
quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng
tay).
Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ máy
của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối
với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5
m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ
reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết
đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)