a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Tại sao ngày càng có nhiều ông bà hơn chăm nuôi cháu của mình?


(Lynn Lin/Flickr, CC BY-SA)
Chủ Nhật 13 tháng 9 là Ngày Ông Bà (ở Mỹ). Nhiều ông bà sẽ nhận được những bưu thiếp âu yếm, những cuộc gọi và email từ các cháu của mình.
Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các ông bà – khoảng 2,7 triệu người, theo báo cáo của bộ phận thống kê điều tra dân số Mỹ – sẽ vẫn thực hiện chính xác những gì họ làm mỗi ngày, đó là làm bữa ăn sáng cho các cháu của họ, tự thiết lập các hoạt động của mình và vào buổi tối giúp đỡ chúng làm bài tập ở nhà.
Là những nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế và các dịch vụ xã hội, chúng tôi biết rằng đây là một nhóm người phụ tá chăm sóc cho người khác tại nhà đang ngày càng gia tăng.
Ngày Ông Bà là một thời điểm thích hợp để có một cái nhìn sâu sát hơn về các đóng góp xã hội mà các bậc ông bà đang làm và để hỏi thăm về việc chăm sóc cho người khác tại nhà bất đắc dĩ này – thường trong các giai đoạn sau này trong cuộc sống của những người làm ông làm bà – đang có tác động gì đến họ.

Không phải là một hiện tượng mới mà là một thứ đang thay đổi

Tiểu sử sơ lược của các  ông bà đang chăm nuôi cháu cho thấy rằng các nhà cung cấp sự chăm sóc này tồn tại trong tất cả các phân đoạn của xã hội chúng ta.
Trên toàn nước Mỹ, 51% là người da trắng, 24% là người Mỹ gốc Phi và 19% là người Châu Mỹ La tinh.  Cũng đáng chú ý : 67% là người trẻ hơn 60 tuổi và 25% sống trong nghèo đói (theo định nghĩa về Mức Nghèo Liên bang).
Hình ảnh ông Barack Obama chụp chung với cha mẹ nuôi dưỡng ông (Senor Glory, CC BY-SA)
Hình ảnh ông Barack Obama chụp chung với ông bà nuôi dưỡng ông lớn lên (Senor Glory, CC BY-SA)
Ông bà chăm sóc cháu không phải là một hiện tượng mới : Trông nom họ hàng trong lịch sử đã là một phần của đời sống gia đình. Trong thực tế, ngay cả Tổng thống Obama cũng đã ghi lại những kinh nghiệm đầu đời được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại của mình. Trong khi các thành viên đại gia đình đã là bộ phận chăm sóc trẻ khi cần thiết, thì những lý do và kinh nghiệm chăm nuôi cháu đã thay đổi qua nhiều thập kỷ gần đây.
Hãy xem xét, ví dụ, cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Mặc dù họ không đại diện cho đa số các ông bà “đang bị giam lỏng” trông cháu, nhưng tỷ lệ phần trăm của họ là gần gấp đôi lượng họ đại diện – 13,21%, theo điều tra dân số năm 2013 – về dân số nói chung. Trong phạm vi cộng đồng này, và xã hội của chúng ta nói chung, lý do đối với việc để ông bà chăm sóc cháu đã thay đổi đáng kể.
Trong cuốn sách The Warmth of Other Suns (Hơi ấm của những thời thế khác) năm 2010 đoạt giải Pulitzer của mình , Isabel Wilkerson dẫn chứng bằng tài liệu về sự di cư quan trọng của người Mỹ gốc Phi từ miền Nam đến các vùng khác của Hoa Kỳ. Giữa Thế chiến I và những năm 1970, hơn sáu triệu cá nhân và các gia đình rời bỏ miền Nam để tìm kiếm công việc và chất lượng cuộc sống tốt hơn ở các trung tâm đô thị như Chicago, Detroit, Harlem và Oakland.
Trong thời gian này, các bậc ông bà và những người họ hàng thân quyến khác đã phục vụ với tư cách thay cho cha mẹ của trẻ vì các gia đình đã tái định cư và đã có công ăn việc làm bảo đảm. Về truyền thống chia sẻ sự chăm sóc này, thì ông bà và các gia đình khác đã sẵn có trong thời gian chuyển đổi và tái định cư.
Kể từ giữa những năm 1990, số lượng các ông bà nuôi cháu đã tăng lên như là một kết quả của những tình trạng mang tính xã hội khác nhau.
Cơ quan thống kê điều tra dân số Mỹ báo cáo rằng giữa những năm 1970 đến năm 1990, hầu hết trẻ em mà cư trú cùng với ông bà là ở trong các hộ gia đình có một hoặc nhiều hơn các bậc phụ huynh cũng cùng có mặt. Đến những năm 1990, cấu hình phổ biến nhất là một gia đình trong đó có một hoặc cả hai ông bà đều cùng chăm nuôi cháu ở những gia đình vắng mặt cha mẹ chúng.
Tỉ lệ nghiện ngập và bị giam giữ trong tù, lạm dụng và bỏ bê trẻ em, và tất cả các yếu tố kinh tế đã góp phần vào sự là gia tăng về số lượng các bậc ông bà bị giữ chân ở nhà trông cháu.
Ví dụ, trong những năm 1990, tỷ lệ phụ nữ bị tống giam đã tăng vọt đáng kể hơn nhiều so với tỷ lệ các ông bố bị giam. Bị bắ giam, nghiện ngập và bỏ rơi thường đi chung với nhau. Hãy nghe câu chuyện sau đây của một em bé bốn tuổi trước khi mẹ của em bị bắt vào tù:
Bà có biết điều gì đã xảy ra với cháu không? Mẹ con cháu đi vào thị trấn để mẹ kiếm ít ma túy… Mẹ cháu đã không có đủ tiền …và rồi một khẩu súng bị ném xuyên qua cửa sổ, ngay vào mặt của cháu.

Việc chăm sóc cho người thân ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao

Ngoài việc phải đối phó với các động thái đầy thách thức của việc chăm sóc – bao gồm cả việc sự thủy chung bị chia rẽ mà trẻ em có thể cảm nhận được khi bị tách rời khỏi cha mẹ của của chúng ngay cả trong những trường hợp có sự ngược đãi – nhiều người trong số các ông bà này đang bắt đầu trải nghiệm những thay đổi liên quan đến tuổi tác của chính họ về sức khỏe và việc thực hiện chức năng.
Phần lớn các nghiên cứu về những người làm ông bà bị gị giữ ở nhà trông cháu tập trung vào sức khỏe và niềm hạnh phúc của họ.
So với những người đồng niên không phải chăm sóc người thân, những ông bà chăm nuôi cháu họ đều có nhiều vấn đề hơn về sức khỏe ở mọi phương diện. Khi có những nguồn lực bị hạn chế – hoặc là về tài chính, thời gian hay năng lượng – thì các bậc ông bà ưu tiên cháu của họ hơn cả cho chính họ. Tình trạng này có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe không được chẩn đoán, những bệnh mãn tính không được điều trị, và những thói quen sức khỏe nghèo nàn chẳng hạn như dinh dưỡng kém và thiếu tập thể dục.
Ngoài ra, ông bà có thể bị trầm cảm và lo âu từ sự căng thẳng của việc chăm sóc cháu. Trong một nghiên cứu về bà nuôi cháu, khoảng 40% được ghi nhận về phương diện lâm sàng có sự gia tăng căng thẳng về mặt tâm lý.
Cháu bé đẩy bà ngồi xe (Catherine Scott, CC BY-SA)
Cháu bé đẩy bà ngồi xe (Catherine Scott, CC BY-SA)
Bất chấp những thách thức này, các bậc ông bà cho hay phần thưởng và niềm vui đem đến cho họ là ý nghĩa cảm nhận về mục đích sống và giữ cho họ trẻ trung (ít nhất là về cơ bản). Một người ông/bà nội/ngoại mô tả nó theo cách này:
để có cháu đến thăm và nói, “Cháu yêu bà”. Và đôi khi nó sẽ đến và đi loanh quanh thăm nom một hồi rồi nó sẽ nói, “Cháu vui lắm, cháu may mắn vì có ông bà “. Và tôi sẽ nói, “Chúng ta đều may mắn vì chúng ta có nhau”.
Việc giữ cháu trong cộng đồng văn hóa riêng của họ là một động lực quan trọng đối với nhiều người. Ví dụ, nghiên cứu đã chứng minh cam kết lịch sử đối với việc chăm sóc người thân trong các gia đình người Mỹ gốc Phi:
Bởi vì tôi đến từ một gia đình có quan hệ ràng buộc thân hữu, một gia đình thực sự gắn kết …. Chúng tôi đã luôn luôn dốc lòng và chăm sóc lẫn nhau. Mẹ tôi, bà tôi chăm sóc cho tôi. Để tôi kể ra xem. Có vú em của tôi, người rất tuyệt vời của tôi, mẹ tôi, chú và dì của tôi. Chúng tôi cùng sống chung với nhau…

Giúp đỡ Nhà nước

Từ góc độ chính sách, các bậc ông bà cung cấp mạng lưới an toàn cho những đứa trẻ mà nếu không được thế thì chúng sẽ phải gia nhập vào hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng tăng cường [của nhà nước].
Ví dụ, tại bang Georgia, ông bà nuôi cháu đã tiết kiệm cho nhà nước khoảng 9,9 triệu USD về chi phí chăm sóc nuôi dưỡng bằng cách chăm sóc 2.200 trong số 8.807 trẻ em nằm trong hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng tăng cường trong năm tài chính 2015. Trên toàn quốc, người ta ước tính rằng ông bà và những người chăm sóc họ hàng khác tiết kiệm cho chính phủ hơn 6 tỷ USD  hàng năm.
Nhưng trong việc chăm sóc cho các đứa cháu nhỏ này, ông bà phải trả một mức giá cao, đặc biệt là những người đang nuôi cháu một mình.
Hai mươi lăm phần trăm những ông bà này đang ở độ tuổi trên 70 và có thu nhập $ 15,000 hay ít hơn. Họ dễ bị các vấn đề về sức khỏe hơn so với những người bạn có cùng địa vị trẻ hơn của họ – 25% đã bị bệnh tiểu đường, 20% có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), và 17% đã có một cơn đau tim. Vậy mà, hơn một phần ba trong số họ đang phải nuôi nhiều trẻ em, nhiều cháu đang ở độ tuổi dưới 12.
Có thể làm gì để hỗ trợ các bậc ông bà này?
Do sự công nhận được gia tăng về cả hai nhu cầu phổ biến và cấp bách của việc ông bà chăm nuôi cháu, nhiều cộng đồng đã tạo ra các nhóm hỗ trợ ông bà và chương trình “kinship navigator” (“hoa tiêu cho mối quan hệ họ hàng”) mà có thể giúp xác định và truy cập các nguồn lực công cộng và tư nhân rất cần thiết.
Các chương trình như dự án Ông bà Khỏe mạnh tại trường Đại học tổng hợp bang Georgia, trường mà một người của chúng tôi là giám đốc, cung cấp hỗ trợ và những can thiệp y tế để giúp ông bà duy trì sức khỏe và hiệu quả khi làm người trụ cột chăm sóc bằng những cuộc tham viếng tại nhà, các dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ có những ốm yếu tàn tật đang phát triển (mà thường là do người mẹ liên quan đến tiếp xúc với việc lạm dụng dược phẩm trước khi sinh) và các nhóm hỗ trợ cũng như các lớp học làm cha mẹ.
Các chương trình khác như Nhà ở cho ông bà, giúp cung cấp các căn hộ đặc biệt cho các gia đình lớn, cũng đang lớn mạnh. Cấu trúc đầu tiên như vậy được xây dựng tại khu vực Boston vào năm 1998, với một số các cộng đồng khác phù hợp sau đây – bao gồm Buffalo, Chicago, Phoenix, Detroit và Baton Rouge.
Chương trình đối với các cháu cũng rất quan trọng. Trong một sáng kiến ​​mà đã tái tạo mô hình trên cơ sở ở Atlanta của chúng tôi tại một khu vực nông thôn của bang Georgia, một xe tải chở các em đến với một ngày hoạt động để chúng có thể được cùng với những người khác đang chăm sóc ông bà ở đó. Khi người lái xe dừng ở ngôi nhà thứ hai, hai chị em đã có mặt trên xe đã thốt lên:
Nhìn kìa – những cô gái đó cũng đang được bà ngoại của họ nuôi dưỡng đấy!
Ngay cả trước khi bắt đầu các hoạt động, các cháu nhỏ này đã cảm thấy bớt cô đơn trong trải nghiệm của chúng về việc sống cùng với ông bà.
Đối với nhiều người, Ngày Ông Bà được tổ chức mỗi năm một lần. Và những cuộc viếng thăm của những đứa cháu là một “niềm vui” để trông đợi trong nhiều ngày và niềm vui đó chỉ kéo dài một vài giờ. Nhưng đối với khoảng ba triệu trẻ em, đang sống với ông bà thì là một sự xuất hiện hàng ngày: đó là thời gian cho các gia đình này phải được công nhận chính thức hơn bằng các nhà hoạch định chính sách và các nhà cung cấp dịch vụ. Nếu không có sự đáp lại mở rộng hơn về phía nhà nước, các bậc ông bà có thể nhận được ít hoặc không có hỗ trợ cho đến tận khi họ gặp phải một số loại khủng hoảng sức khỏe về thể chất và tinh thần ở trong gia đình họ.The Conversation
Nancy P Kropf, Trưởng Khoa và là giáo sư về công tác xã hội, Trường Điều dưỡng và Chuyên môn Y tế Byrdine F Lewis, Đại học bang Georgia và Susan Kelley, Giáo sư Điều dưỡng và là Giám đốc, Dự án Ông bà khỏe mạnh, Trường Điều dưỡng và Chuyên môn Y tế Byrdine F. Lewis học Điều dưỡng và Y tế Đại học bang Georgia.  Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversation.

Cách nuôi con có một không hai: Một đôi vợ chồng nuôi dạy 3 đứa trẻ trên hành trình bằng thuyền buồm ở biển Caribe

Đối với cặp vợ chồng Scott và Brittany Meyers thì “cách sống kiểu truyền thống” chẳng có gì là hứng thú. Thay vào đó họ họ đã phác họa một cuộc sống… lênh đênh trên biển.
Vào năm 2010 cặp vợ chồng mới cưới này chèo thuyền từ thành phố Chicago, vòng qua đường bờ biển phía Đông của Mỹ và xuyên qua quần đảo Caribe cho đến Trinidad. Trong hành trình đi đến đây họ phát hiện ra gia đình họ sắp có thành viên thứ ba trong đội. Năm 2012, cô bé Isla chào đời. Gia đình nhỏ đã mua một chiếc thuyền lớn hơn và thực hiện hành trình từ Florida tới Grenada, trong hành trình này họ đã thật sự rất bất ngờ khi phát hiện Brittany lại tiếp tục có thai. Và lần này, cô mang thai một CẶP SONG SINH. Haven và Mira đã ra đời vào năm 2014, báo hiệu một hành trình lớn nhất từ trước đến nay của họ sắp bắt đầu.
Mặc dù có nhiều người cho rằng cuộc sống trên thuyền với 3 đứa trẻ ít hơn 3 tuổi là không thể thực hiện được (và rằng điều đó thật ngu ngốc, thiếu trách nhiệm và thật điên rồ) nhưng họ vẫn quyết định tiếp tục cuộc sống trên biển của mình. Sau một năm sống bó buộc trên đất liền điều chỉnh cuộc sống thích nghi với sự hiện diện của cặp song sinh, họ đã tiếp tục mang theo những thành viên tí hon này lên chiếc thuyền mang tên ASANTE của mình (trong tiếng Swahili có nghĩa là “cảm ơn”).
Gia đình Meyer đã di chuyển hơn 10.000 dặm hải lý, thăm hơn 13 quốc gia và trải nghiệm một cuộc sống của những chuyến phiêu lưu. Những cô bé con nhà Meyer nuôi và cho những chú cá remora ăn từ thuyền, đặt tên cho những “thú cưng” barracuda, cùng chơi té nước với những chú cá mập con, ngắm những chú chim hồng hạc nơi thiên nhiên hoang dã, cùng chèo thuyền vượt qua những cơn bão tố, chơi đùa ở một vài trong số những bãi biển đẹp nhất thế giới, cùng khám phá những sinh vật biển kỳ lạ, sống cùng những cư dân của những nền văn hóa khác nhau và mỗi đêm chúng đều được hát ru bởi đại dương mênh mông.
Để xem thêm chi tiết bạn có thể truy cập vào trang: Facebook | www.windtraveler.net
Cặp song sinh và cuộc sống trên tàu!
Cặp song sinh 16 tháng tuổi đang ôm nhau tình cảm khi ngắm mặt trời lặn.

Ba cô nhóc được thỏa sức tự do khám phá

Mặc dù Scott và Brittany rất lưu ý về vấn đề an toàn nhưng họ vẫn có cách nuôi dạy trẻ “cho trẻ được tự do” hơn và cho các cô bé con được thỏa sức khám phá; vì thế cả 3 đều hoàn toàn không có chút sợ hãi và là những vận động viên leo trèo cừ khôi! Brittany nói: “Cuộc sống trên thuyền không có nhiều không gian cho các bé ra ngoài chơi, cho nên thay vào đó các con tôi tập leo trèo lên cao!”.

Thỏa sức vận dụng trí tưởng tượng

Với cuộc sống có ít “đồ đạc” các cô bé thường sử dụng trí tưởng tượng của mình để chơi đùa. Đây là phiên bản siêu nhân mới mà bé Isla sáng tạo ra – CÔ BÉ BIỂN CẢ!

Sáng tạo làm niềm vui

Những đứa trẻ này không có ti vi và không gian dành cho đồ chơi rất hạn chế, vì thế các bé vận dụng sự sáng tạo để làm niềm vui. Ở trong bức ảnh này bố đang dựng lên chiếc xích đu kéo bằng tay!

Một ngôi nhà nổi nhỏ xinh

Bếp (trên tàu nó được gọi là “galley”) nhỏ nhưng rất tiện ích.

Một cuộc sống thú vị với ít đồ đạc hơn

Đây là hình ảnh về độ lớn không gian sống của họ nhưng hầu như họ không bao giờ cảm thấy chật chội. Hầu hết thời gian khi thức dậy họ thường dành cho hoạt động ngoài trời, đi bộ, chèo thuyền vào bờ hay ở trên bãi biển.

Một “bộ lạc” gắn bó khăng khít

Mặc dù vẫn có những lúc không vui, cãi vã và những lúc khó khăn ở cuộc sống thiên đường này nhưng được dành toàn bộ thời gian cho những cô bé con này quả là một món quà lớn của cách sống họ đã chọn.

Những trải nghiệm văn hóa tuyệt vời

Cô bé Isla thấy người đàn ông này trèo lên cây để hái dừa, lấy dao cắt dừa – chỉ để dành cho riêng cô bé.

Chơi đùa với cá mập

Ở Anegada, BVI những bé con này đã phát hiện ra một nơi bí mật mà cá mập dùng làm nơi sinh sản cá mập con, các cô bé đã được tận mắt nhìn những chú cá mập con bơi cách chân mình chỉ một vài bước.

Cuộc sống tự tại trên đảo

Cô chị lớn Isla bắt đầu cuộc sống trên thuyền khi mới có 6 tháng tuổi, vì thế mà giờ đây, như một lẽ tự nhiên cô bé rất sành sỏi về biển cả! Cô bé đã đi hơn 5000 dặm hải lý trước sinh nhật lần thứ 2 của mình!

Những bức ảnh gia đình độc đáo

Mặc dù tập hợp đủ 5 người để chụp vào một bức ảnh không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng thường thì những tấm ảnh đó đều có phông nền phía sau là những khung cảnh tuyệt đẹp. Bức ảnh này chụp ở The Bubbly Pool, Jost Van Dyke

Xoay sở

Cuộc sống với 3 con nhỏ trên tàu đồng nghĩa với việc bạn phải rất sáng tạo. Do không có nơi chứa xe đẩy lớn, gia đình họ sử dụng hai chiếc xe đẩy có ô che loại nhỏ gắn liền nhau để đưa các con đi dạo.

Ít đồ đạc hơn – ít nhu cầu hơn

Đây là nơi để cất đồ chơi của các bé, thích nghi với việc có ít đồ vật hơn trong cuộc sống. Cặp vợ chồng Scott và Brittany tính toán kỹ lưỡng những gì họ mang lên tàu do không gian trên tàu rất hạn chế. Brittany nói: “Đây là nơi chứa mọi thứ và mọi thứ đều có trật tự”.

Sách không bao giờ là thừa

Riêng chỉ có một thứ mà cặp vợ chồng này không bao giờ hạn chế, đó là SÁCH! Mặc dù các cô bé chưa bé nào biết đọc nhưng các bé dành rất nhiều thời gian để “xem” các quyển sách của mình.

Chơi trốn tìm

Trong ảnh này hai bé song sinh Haven và Mira tìm thấy mẹ ở hầm tàu (khi bố đang cùng ở trên tàu với các bé)

Và, đây là cảnh đẹp mỗi đêm họ được tận hưởng

Một trong những truyền thống của gia đình là ngắm mặt trời lặn và nói “tạm biệt mặt trời, cảm ơn vì một ngày tuyệt vời”.

Chèo thuyền đã trở thành…lẽ sống

Chèo thuyền với 3 đứa trẻ chưa đến 3 tuổi không hề dễ dàng chút nào. Cặp vợ chồng này sử dụng dây chăng kim loại, dây nịt và áo phao để đảm bảo an toàn cho các con – tuy nhiên, đa số thời gian họ chèo thuyền khi các con đang ngủ.

Cùng nắng và gió

Scott có bằng chứng nhận lái thuyền 200 tấn USCG nên việc dạy các con trở thành những thủy thủ giỏi là ưu tiên hàng đầu. Tuy thế cặp đôi chỉ dạy các con những điều rất đơn giản trong thời gian này, họ chỉ chèo thuyền 2-3 tiếng đến một điểm đến mới để các con (và cả bố mẹ nữa!) không bị cháy nắng và có thể chơi đùa ở bãi biển. Brittany nói đùa rằng: “Nếu chúng tôi không thấy bờ bên kia thì chúng tôi sẽ không chèo thuyền đến đó. Không có huy chương nào dành cho kiểu chèo thuyền một cách điên rồ đi quá xa khi bạn còn có con nhỏ”.
Since Daddy carries a 200 ton USCG Captain’s License, teaching his girls to be good sailors is a priority. But the couple keeps it simple these days, only sailing 2-3 hours to each new destination so the girls (and parents!) don’t get burned out and can play ashore. “If we can’t see it, we don’t sail there,” Brittany jokes. “There are no medals for sailing crazy long distances with kids.”

Những đứa trẻ hạnh phúc

Cách sống này quả thực là không hề “bình thường” thế nhưng những đứa trẻ cũng thích những điều mà tất cả các trẻ em đều thích, đó là được vui chơi, gặp bạn bè và những chuyến viếng thăm của người thân, họ hàng. Chúng được yêu thương, sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Brittany nói: “Được lớn lên như vậy quả thật là tuyệt vời cho các con tôi”.

Luôn sẵn sàng mang con  trên lưng!

Ở những hòn đảo thì đường xá giao thông không phải lúc nào cũng có sẵn, vì thế mà cặp vợ chồng Scott và Brittany đã chọn cách mang những balo bế em bé sử dụng những chiếc túi mềm. Nếu một người mang hai em bé thì người còn lại bế bé còn lại cùng với balo đựng đồ gia đình.
Bài viết được đăng dưới sự cho phép của trang www.boredpanda.com

Không có nhận xét nào: