a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Người cổ đại chế ra pin cách đây 2.000 năm

Loại pin Baghdad được chế tạo từ cách đây 2.000 năm có khả năng tạo ra dòng điện lớn hơn một volt.
Minh họa pin Baghdad từ bức tranh cổ vật tạo tác của bảo tàng. Ảnh: Wikimedia Commons
Oopart (out of place artifact) là thuật ngữ dùng để chỉ các vật thể thời tiền sử được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng. Oopart thường khiến các nhà khoa học phải đau đầu tìm ra lý thuyết mới để giải thích, đồng thời khơi mào nhiều cuộc tranh luận.
Năm 1938, nhà khảo cổ người Đức Wilhelm Konig tìm thấy những đồ vật tạo tác gọi là pin Baghdad, ở bên ngoài thủ đô Baghdad, Iraq. Mô hình của pin Baghdad có thể tạo ra dòng điện lớn hơn một volt. Điều này cho thấy, công nghệ tạo ra điện năng đã có từ hàng nghìn năm trước, trong khi chúng ta nghĩ rằng chỉ con người hiện đại mới có đủ công nghệ chế tạo pin.
Nhiều người hoài nghi thường tìm cách giải thích sự xuất hiện của các đồ vật oopart là do hiện tượng tự nhiên. Tuy vậy, pin Baghdad rõ ràng là đồ vật do con người tạo ra và có khả năng sản sinh ra điện. Tất nhiên, mục đích sử dụng thật sự của chúng ở 2.000 năm trước vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhân loại ngày nay.
"Loại pin này luôn thu hút sự quan tâm giống như một món đồ cổ hiếm có. Chúng chỉ được tạo ra một lần. Theo như chúng tôi biết, không còn ai khác tìm thấy những thứ như vậy. Đây là hiện vật kỳ lạ, là điều bí ẩn của cuộc sống", BBCdẫn lời Paul Craddock, chuyên gia lĩnh vực luyện kim tại Bảo tàng Anh, cho hay.
Pin Baghdad có cấu tạo khá đơn giản với lớp vỏ ngoài làm bằng đất sét nung, nắp pin làm từ nhựa đường. Một thanh sắt gắn xuyên qua nắp bình, nằm trong một ống đồng. Sau đó, bình được đổ đầy dấm, rượu vang hoặc hoặc một số chất có tính axit khác. Chúng đóng vai trò là dung dịch điện phân, giúp pin tạo ra điện.
Trường cao đẳng Smith ở Masachusetts (Mỹ) đã tái tạo thiết bị nói trên. Một bài viết đăng trên trang web của trường cho biết: "Không có tài liệu nào mô tả công dụng chính xác của chiếc bình, nhưng theo phỏng đoán tốt nhất thì nó là một loại pin. Các nhà khoa học tin rằng, những bình pin được dùng để mạ điện đồ vật, bằng cách phủ một lớp kim loại (vàng) lên bề mặt lớp kim loại khác (bạc), một phương pháp vẫn tồn tại ở Iraq ngày nay".
Cục pin do trường cao đẳng Smith tái tạo. Ảnh:Smith

Có gì trên tờ thực đơn bữa trưa cuối cùng của tàu Titanic?

Tờ thực đơn bữa trưa cuối cùng trên tàu Titanic được một hành khách ở khoang hạng nhất cầm theo trước khi ông này trèo xuống xuồng cứu sinh, hiện đang được bán đấu giá tại Mỹ.
Công ty đấu giá trực tuyến Lion Heart Autographs của New York vừa đưa ra tờ thực đơn bữa trưa cuối cùng trên tàu Titanic cùng với 2 đồ vật khác từ chiếc xuồng cứu sinh số 1 của con tàu. Tờ thực đơn này cuối cùng đã được bán với giá 88.000 USD trong phiên đấu giá ngày thứ 4 (30/9).
Tờ thực đơn ban đầu là sở hữu của ông Abraham Lincoln Salomon, một trong số ít các hành khách thuộc khoang hạng nhất may mắn lên được xuồng cứu sinh. Chiếc xuồng này được giới báo chí gọi một cách mỉa mai là “chiếc xuồng tiền” hay “chiếc xuồng triệu phú” do có nhiều tin đồn cho rằng một trong số các thương nhân giàu có ngồi trên xuồng đã hối lộ 7 thủy thủ đoàn để nhanh chóng chèo xuồng ra xa khỏi con tàu đang chìm dần thay vì ở lại để cứu nhiều người hơn.
Đây là tờ thực đơn bữa ăn trưa cuối cùng trên tàu RMS Titanic trước khi con tàu huyền thoại đâm vào tảng băng trôi trên Đại Tây Dương.
Tờ thực đơn là một trong các hiện vật còn sót lại lấy từ chiếc xuồng cứu hộ số 1 nơi các hành khách may mắn sống sót.
Tàu RMS Titanic (trong ảnh) bị chìm ngay trong chuyến hành trình đầu tiên của mình khi đi từ Southampton đến New York vào tháng 4/1912.
Thực đơn bữa trưa trên tàu Titanic gồm nhiều món như sườn cừu nướng và bánh sữa trứng, thịt bò muối, khoai tây chiên, buffet cá, đùi heo, thịt bò, bánh meringue táo, phomát. Mặt sau tờ thực đơn được có chữ ký bằng bút chì của một hành khách ở khoang hạng nhất, ông Issac Gerald Frauenthal – người cũng đã may mắn sống sót trên một chiếc xuồng cứu hộ khác. Người ta tin rằng hai người đàn ông này đã cùng ăn trưa với nhau vào ngày định mệnh năm 1912.
Ông Salomon cũng cầm theo được một chiếc vé vào phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ sang trọng trên tàu Titanic. Trên tấm vé này có ghi lại trọng lượng của một người khi ngồi trên một chiếc ghế salon có thiết kế đặc biệt. Tấm vé này cũng có tên của 3 trong 5 hành khách ở khoang hạng nhất khác cùng ngồi trên chiếc xuồng cứu sinh số 1. Chiếc vé này được bán đấu giá với mức 11.000 USD.
Một đồ vật khác cũng được mang ra đấu giá là một bức thư được viết bởi Mabel Francatelli gửi đến ông Salomon lúc này đang ở tại khách sạn New York Plaza, 6 tháng sau khi thảm họa chìm tàu xảy ra, cũng được bán với giá là 7.500 USD.
Cô Francatelli cũng đã may mắn xuống được xuồng cứu sinh số 1 cùng với ông chủ của mình – nhà thiết kế thời trang quý tộc Lucy Duff-Gordon và ông Cosmo Duff-Gordon, ông chồng người Scothland của cô. Ông Cosmo Duff-Gordon bị đồn là người đã hối lộ các thủy thủ đoàn để họ chèo nhanh đến chiếc thuyền cứu sinh an toàn có sức chứa 40 người.
Gia đình Duff-Gordons – những hành khách duy nhất có thể làm chứng cho vụ thảm họa – đã được Ban nghiên cứu thảm họa đắm tàu của Anh (British Wreck Commissioner’s inquiry) điều tra. Trong khi gia đình này cho biết họ không ngăn việc các thủy thủ đoàn cố gắng cứu người, nhưng họ cho rằng sẽ có nhiều người được cứu hơn nếu chiếc xuồng cứu sinh quay lại.
Cô Francatelli viết trong thư gửi đến ông Saloman rằng: “Chúng tôi hy vọng anh đã có thể hồi phục lại từ sau trải nghiệm khủng khiếp này”, “Tôi e là tinh thần của chúng tôi vẫn còn rất tệ. Chúng tôi đã có một trải nghiệm khủng khiếp bởi nhưng cuộc điều tra đầy rắc rối và bất công khi chúng tôi đặt chân đến London”.
Phương Phương – Theo Dailymail

Không có nhận xét nào: