a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Vì sao làm việc mãi mà vẫn không bằng người nghỉ ngơi

Vì sao mà bạn làm việc quần quật mãi, nhưng cảm thấy hiệu quả công việc không cao, hãy cùng xem câu chuyện sau đây:

Ảnh Getty
                                                                                              Ảnh Getty
Vì sao làm mãi mà không bằng người hay nghỉ ngơi?
Một người thanh niên trẻ tuổi đi vào rừng rậm đốn củi, anh ta cố gắng đến mức hầu như không nghỉ ngơi, nhưng lại xảy ra một việc khiến anh nghĩ mãi không ra…
Có một người thanh niên trẻ tuổi đi vào rừng làm thợ đốn củi, anh ta hết sức cố gắng làm việc, lúc người khác nghỉ ngơi thì anh ta vẫn chăm chỉ làm, phải đến trời tối thì anh mới nghỉ. Bởi vì anh hy vọng rằng một ngày nào đó anh sẽ thành công, nên muốn tận dụng những năm tháng còn trẻ để cố gắng hơn một chút.
Thế nhưng mà, hơn nửa tháng trôi qua, anh không một lần nào có thành tích vượt qua được những người khác, trong lòng anh vừa buồn lại vừa bực bội: “Họ rõ ràng là thường xuyên nghỉ ngơi, tại sao mình lại không vượt qua được họ chứ?”
Người thanh niên nghĩ mãi không ra, cho là sự cố gắng của mình vẫn là chưa đủ, vì thế anh quyết định từ hôm sau phải càng ra sức hơn nữa mới được, không ngờ thành tích hôm sau lại không được như mong muốn, thậm chí còn kém xa mấy ngày hôm trước. Lúc này, có một vị tiền bối gọi anh ta lại uống trà, người thanh niên thầm nghĩ: “Thành tích kém như vậy, lấy đâu ra thời gian mà nghỉ ngơi”, liền lên tiếng trả lời: “Cháu cảm ơn, nhưng cháu không có thời gian ạ!”
Vị tiền bối cười và lắc đầu nói: “Cái thằng ngốc này, cứ một mực đốn củi mà không chịu mài dao mài rìu, thành tích không tốt rồi sớm muộn gì cũng chán mà bỏ thôi, thật là tinh lực quá thừa!”
Hóa ra, những người kia đều tranh thủ lúc nghỉ ngơi, uống trà, nói chuyện mà mài dao, mài rìu nên khó tránh việc thành tích đốn củi của họ lại cao như vậy. Vị tiền bối cầm chiếc rìu vừa mài sắc sáng lấp lánh lên và nói với người thanh niên: “Người trẻ tuổi đúng là phải cố gắng, nhưng cũng đừng quên rằng phải tiết kiệm sức lực, không nên dùng tận sức. Cậu thì sao, đừng quên: “Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí” (Tạm dịch: muốn hoàn thành công việc thì trước hết phải có công cụ tốt), làm việc là coi trọng hiệu suất chứ không phải là làm bừa, nâng cấp kỹ năng và năng lực của mình lại có thể giống “làm chơi mà ăn thật” đấy!”
Trong công việc ngoài cố gắng ra, cần hiểu được lúc nào phải giảm bớt áp lực cũng là điều quan trọng, dưới đây xin đưa ra một số phương pháp:
1. Hít sâu: khi cảm thấy có áp lực, hãy hít hơi thật sâu một vài lần, nó sẽ đem lại cho bạn sự bình tĩnh.
2. Tạm thời tách ra khỏi áp lực: có khi việc tạm thời tách ra khỏi áp lực lại khiến bạn dễ xử lý hơn.
3. Hãy nở một nụ cười: Dù cho sự tình đang xảy ra có tệ đến đâu, hãy mỉm cười, kể cả là cười giả vờ hay cười một cách miễn cưỡng cũng được, hãy thử ngắm nhìn nụ cười của mình một chút, bạn sẽ thấy trạng thái thay đổi đấy!
4. Hãy di chuyển: Thể xác và tinh thần là một thể thống nhất, thông qua cách buông lỏng thân thể, cũng sẽ mang lại hiệu quả cho tâm lý, nếu như có thể dưỡng thành thói quen vận động, thì sức khỏe của thân thể và khả năng chống chọi áp lực sẽ tăng lên đáng kể.
5. Giải quyết với từng việc một: Khi có áp lực thông thường mọi người đều phải đối mặt với nhiều thứ đồng thời xảy ra, mà chúng chính là làm phức tạp tăng lên. Lúc này, hãy để bản thân giải quyết từng việc một, dần dần sẽ qua.
6. Tra lại một chút về ngọn nguồn của sự việc: Có lúc xảy ra việc không cách nào xử lý được, thường là bởi vì bản thân lúng túng, hãy để bản thân được yên tĩnh, rồi từ từ suy nghĩ nguyên nhân của sự việc xảy ra là gì, sau đó tìm một phương pháp thích hợp nhất để cải biến tình huống hiện tại.
Mai Trà biên dịch

Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?

Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có một lịch sử đau thương, nhưng đã vươn mình lên để trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới.
Một đất nước không có “rừng vàng, biển bạc”
Đất nước Israel được hình thành từ tập hợp của hàng vạn người Do Thái lưu vong trên khắp Thế giới. Một đất nước bị cô lập, bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước Ả Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử.
Dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, lang thang suốt 2000 năm qua trên khắp Thế giới, đi tới đâu cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man…
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Israel nằm “kẹp” giữa các quốc gia Ả Rập
Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có “rừng vàng, biển bạc” nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới.
Theo số liệu của IMF năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Israel đạt 37.000USD, GDP đạt khoảng 291 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 3,33%.
Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu Thế giới.
Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới. Điều gì đã giúp cho đất nước này tạo nên được một kỳ tích như vậy?
Trong một lần phỏng vấn và được đặt câu hỏi như vậy, ông Ali Yhia – một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”.
Xây dựng đất nước từ nông nghiệp
Trong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học.
Vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thế, nên nước ngọt ở Israel được coi như“vàng trắng” và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Chính phủ nước này xây dựng riêng một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Không có sự phân biệt, dù ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không để bỏ phí một giọt nước nào.
Tất cả cây trồng ở đây đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây.
Không chỉ cây trồng, toàn bộ cây cối, thảm cỏ, vười hoa tại Israel cũng đều được tưới theo công nghệ nhỏ giọt. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay.
Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Công nghệ nuôi bò lấy sữa của Israel
Nếu có dịp đến Israel, hãy tới thăm thung lũng Arava – niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị Tổng thống đương nhiệm của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng”.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Trang trại tại sa mạc Arava
Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm
Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava
Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel.
Bài học cho đất nước Việt Nam
Câu chuyện ở đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa?
Dưới đây là bảng so sánh thú vị giữa 2 nước được lập bởi một chuyên gia người Việt Nam, sau chuyến công tác của người này tới đất nước Israel:
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái?
Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài.
Người nông dân dường như phải tự tạo cơ hội cho riêng mình, ví như ông Nguyễn Văn Xự ( An Giang ), Đức Trọng (Lâm Đồng), Bùi Sĩ Tới (Yên Bái)… tự sáng chế ra máy móc để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân.
Có chăng Việt Nam nên nhìn vào đất nước Israel để học tập và thay đổi? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời.
Một nền nông nghiệp vững bền sẽ là một nền móng vững chắc để xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trước khi nghĩ đến việc tính xem sẽ xây nhà cao bao nhiêu tầng, mỗi năm cao thêm được mấy tầng thì việc cần làm là tạo nên một nền móng thật vững chắc.
Nền tảng công nghệ tuy không có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các nước phát triển. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực.
(Theo khoahoc.com.vn)

Không có nhận xét nào: