a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Đức khiêm tốn sẽ giúp vận may được lâu dài


Young birch trees on bank of quiet river at mysterious gentle springtime gloaming. Colorful handmade romantic watercolour on paper backdrop card with space for text
(Ảnh: Fotolia)
Lời ban biên tậpCâu chuyện dưới đây là về Chu Công thuộc triều đại nhà Chu (1122 B.C. – 256 trước Công Nguyên) được xem như là một trong những bậc trị quốc đạo đức nhất của lịch sử Trung Hoa.
Chu Công, tên Cơ Đán, là em của Chu Vũ Vương đời nhà Chu, trong thời cổ đại Trung Hoa. Chỉ 3 năm sau khi đánh bại nhà Thương, Chu Vũ Vương qua đời, để lại trọng trách thâu gom thế lực triều đại nhà Chu cho Chu Công. Chu Công làm phụ chính, rồi đánh dẹp những xứ ở phương Đông mà đã chạy qua nương nhờ dư đảng của nhà Thương, để chống lại triều đại nhà Chu. Ông đã dẹp yên miền Đông trong 5 năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Chu Công đã chú giải 64 quẻ bát quái và hoàn tất quyển kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch), thành lập một hệ thống “lễ nghi của nhà Chu”, và đặt quy định mẫu mực cho lễ nhạc cổ điển của Trung Hoa. Năm 2004, theo báo cáo của các nhà khảo cổ học Trung Quốc là họ có thể đã tìm ra phần mộ của Chu Công ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây.
Chu Công, khi phụ tá hai vị quân vương của triều đại nhà Chu là Chu Vũ Vương và Chu Thành Vương (con của Vũ Vương), đã dùng đức độ để trị vì thiên hạ. Ông đã lập nên một hệ thống lễ nghi và âm nhạc cổ điển để hướng dẫn dân chúng hành xử theo đúng mẫu mực chính đáng trong đời sống hàng ngày. Khổng Tử cũng tôn kính ông như một vị thánh nhân. Đương thời, Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì mang trọng trách phụ chính, nên ông từ chối không nhận. Sau đó vua Thành Vương quyết định cấp nước Lỗ cho Bá Cầm, con trai thứ ba của Chu Công. Khi Bá Cầm sửa soạn rời nhà đi nhậm chức, Chu Công nghiêm nghị khuyên bảo con trai rằng: “Bất cứ lúc nào, con cũng không được tự kiêu hoặc tham sắc dục mà buông thả bản thân. Con nhất định phải luôn luôn giữ đức khiêm tốn, như vậy mới có thể cai trị quốc gia cho tốt, rồi thì phúc lành, vận may của con mới được lâu bền.”
Sau đó Chu Công lại bảo Bá Cầm: “Thôi, con hãy chuẩn bị lên đường. Nhớ rằng không được kiêu hãnh vì mình đã được vua ban cho nước Lỗ, rồi từ đó mà khinh thị các nhân sĩ. Ta là con của vua Văn Vương, là em của vua Vũ Vương, và là thúc phụ của vua Thành Vương. Nhưng ta còn phải gánh trách nhiệm quan trọng là phụ chính cho vua Thành Vương trông coi việc trị quốc. Địa vị của ta bây giờ rất cao so với nhiều người trong thiên hạ, nhưng ta vẫn bị khách khứa đến quấy rầy khi đang gội đầu hoặc đang dùng cơm như lúc xưa. Để tiếp khách tử tế đàng hoàng, thường thường ta phải vội vàng bỏ dở gội đầu, đi ra khỏi phòng tắm 3 lần, hoặc ngưng ăn bữa cơm tối đến 3 lần trong một đêm. Dầu vậy, ta vẫn e ngại việc đón tiếp nhân sĩ thiên hạ của mình có thể bị thiếu sót, không được tề chỉnh cho lắm. Ta nghe nói bậc nhân sĩ đức độ rộng lớn mà giữ vững được thái độ khiêm cung, thì sẽ nhận sự vinh quang đẹp đẽ; người giầu với đất rộng phì nhiêu, nếu biết tự kiềm chế dục vọng và bảo trì sự tiết kiệm thì sẽ được bình an; quan chức địa vị cao nếu giữ được tâm thái nhún nhường thì càng được hiển hách tôn quý hơn; tướng quân có nhiều binh lính hùng mạnh sẽ đạt được thắng lợi nếu biết lúc phải khiếp sợ; người trí tuệ thông minh mà tự xem mình đần độn, ngu si thì sẽ có những lợi ích tốt lành; người biết văn chương lịch lãm mà giữ được tính khiêm cung, thì càng có kiến thức rộng rãi hơn. Sáu điểm này đều là đức hạnh tốt đẹp của tính khiêm nhường. Làm một ông vua phú quý tứ hải, nếu không có lòng khiêm tốn thì sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Vua Trụ của nhà Thương, vua Kiệt của nhà Hạ đều bị giết bởi tính kiêu căng của họ. Con có thể không khiêm tốn cẩn thận đượcsao? Trong kinh Dịch có câu rằng: ‘hữu nhất cá phương pháp, đại túc [1] dĩ thủ thiên hạ, trung túc dĩ thủ quốc gia, tiểu túc tâm thủ kỳ thân, giá tựu thị khiêm hư [2]. (tạm dịch là có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc làm và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ; khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia; lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân )’. Đạo Trời có huỷ diệt điều gì cũng để lại sự khiêm tốn ích lợi, đất có biến đổi bao nhiêu cũng lưu lại tính khiêm tốn; quỷ thần, con người tất cả đều không thích kẻ kiêu căng, mà lại ưa chuộng người khiêm tốn. Con nhất định phải ghi nhớ kỹ những điều này! Không vì được thụ phong nước Lỗ mà coi thường nhân sĩ!”.
Chu Công còn nói thêm với con trai: “Người quân tử mà hành vi đạo đức thì nghĩa là sức mạnh như trâu, nhưng họ không bao giờ đấu với trâu để chứng tỏ sức của ai mạnh; có nghĩa là nhanh như ngựa nhưng không bao giờ chạy đua với ngựa để chứng tỏ ai nhanh; có nghĩa là trí tuệ như bậc học sĩ cao nhưng họ sẽ không tranh đấu với người để chứng tỏ trí tuệ của ai cao thâm.”
Nói tóm lại, Chu Công giảng về sự thực hành “đức khiêm tốn” sẽ mang đến rất nhiều lợi ích: đối xử với người khác với lòng khiêm tốn, cung kính thì càng được người ta kính trọng hơn; kiềm chế dục vọng và thực hành sự tiết kiệm thì sẽ được sự bình an lâu dài của người đời. Người khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại thì càng được người ta tôn quý hơn. Người khiêm tốn, không kiêu ngạo, cuồng vọng thường đạt được thắng lợi. Người khiêm tốn, không khoe khoang sẽ nêu cao tấm gương tốt lành. Người khiêm tốn sẽ càng mở rộng kiến thức. Người thời nay cũng sẽ nhận nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong lúc làm việc và đối đãi với người khác hoặc khi học hỏi những điều mới lạ.
[1] Túc: bước; cũng có nghĩa là ‘đủ’
[2] Khiêm hư: [hư : trống rỗng] không có ý tự cho là đủ, cần phải học phải hỏi thêm, cũng còn gọi là ‘hư tâm’.

Giữ vững cao quý trong tâm

 (Ảnh: Epochtimes)
(Ảnh: Epochtimes)
Trong cuộc sống thường ngày, nếu chúng ta không có quy tắc hay lý tưởng để theo, chúng ta sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thuận theo ham muốn. Do đó chúng ta có thể sống cả trăm năm mà vẫn không thể nhận ra bản ngã chân chính của mình. Chúng ta có thể trông mạnh mẽ ở bên ngoài, nhưng thế giới nội tâm chúng ta là rất yếu đuối. Người khôn ngoan đều có chính kiến riêng, nên trong nghịch cảnh, họ có thể bảo vệ công lý và lương tâm. Trong hành trình cuộc sống, họ theo các nguyên tắc của mình và không bao giờ từ bỏ sự cao quý trong tâm.
Triết gia trứ danh Baruch de Spinoza tin rằng linh hồn của một người khôn ngoan thực sự sẽ không bị kích động. Nó đi theo tự nhiên bất biến và tự biết chính mình, Thần và vạn vật trong vũ trụ. Nó tồn tại vĩnh viễn và hưởng thụ thỏa mãn chân chính của linh hồn.
Ba trăm năm trước, kiến trúc sư nổi tiếng Christopher Laiyien được phân công thiết kế Tòa thị chính thành phố Windsor, Anh quốc. Sau khi áp dụng kiến thức kỹ thuật và nhiều năm kinh nghiệm, ông đã thiết kế khéo léo trần nhà chỉ được đỡ bởi một chiếc cột. Một năm sau, khi các viên chức chính quyền kiểm tra Tòa thị chính, họ tỏ ra ngờ vực công trình và yêu cầu ông thêm vào một vài cây cột.
Laiyien tự tin rằng một cây cột là đủ để chống đỡ vững chắc Tòa thị chính. Tuy nhiên, sự bảo thủ của ông đã chọc giận các viên chức và ông gần như đã bị đưa ra tòa. Khi ấy ông phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: Nếu ông khăng khăng giữ ý tưởng, thì chính quyền thành phố chắc chắn sẽ tìm ai đó khác để thay đổi hay thiết kế lại Tòa thị chính. Còn nếu sửa đổi thiết kế, thì ông sẽ vi phạm các nguyên tắc của chính mình. Kiên quyết theo các nguyên tắc đó, ông đã dành rất nhiều thời gian và đưa ra một quyết định khôn ngoan. Ông thêm vào bốn cây cột trong Tòa thị chính, nhưng chỉ để cho đẹp mà thôi: không cây cột nào đụng tới trần nhà hết. Tuy nhiên, không ai để ý rằng chúng chỉ đóng một vai trò trang trí.
Không ai khám phá ra bí mật này cho tới hơn 300 năm sau. Vài năm trước, chính quyền thành phố đã sẵn sàng trùng tu Tòa thị chính. Họ đã phát hiện ra bốn cây cột được thêm vào. Tin tức lan truyền khắp xa gần. Các kiến trúc sư và du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tới thăm, bởi vậy Tòa thị chính đã trở thành một điểm du lịch hút khách. Các khách du lịch không chỉ tới để khen ngợi tài năng của Laiyien, mà khâm phục sự kiên định của ông trong việc giữ vững các nguyên tắc dưới áp lực khổng lồ. Từ điểm này, thật là xuất chúng khi người ta có thể giữ vững sự cao quý trong tâm, bất chấp áp lực thế nào.
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng ở đây. Nếu một người muốn duy trì phẩm đức cao đẹp, người ấy phải giữ vững lương thiện và trong sáng trong tâm khi sống ở thế giới trần tục này. Tự ngã chân chính được thể hiện khi người ta giữ vững các nguyên tắc và bất động dưới áp lực. Giữ vững cao quý trong tâm là thực sự có trách nhiệm với sinh mệnh của chính mình.

Không có nhận xét nào: