Bước 1: Mực, thịt heo, cá phi lê rửa muối sạch, để ráo). Thịt heo thái lát mỏng, cá phi lê cắt làm 3-4, riêng phần râu mực để trộn cùng thịt, cá làm chả. Phần thân mực khứa không đứt thái miếng dài khoảng 2,5-3 cm.
Bước 2: Phần xương ống luộc xơ rửa sạch, cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa cho mềm sau đó gạn nước trong làm nước dùng. Ướp thịt, mực, cá với ít hạt tiêu, bột nêm, thìa là để khoảng 30 phút trong ngăn mát sau đó xay nhuyễn để làm chả mực. Nặn từng chiếc chả mực tròn dán vàng 2 mặt. Phần còn lại của mực phi thơm hành, tỏi băm cho mực vào xào với lửa lớn, nêm chút bột nêm, hạt tiêu và mì chính. Cho thịt mực ra để riêng bát.
Bước 4: Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho cà chua vào xào, nêm 1 thìa canh bột nêm. Đổ phần nước dùng xương vào đun sôi, thả từng lát dứa mỏng vào đun tiếp, nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 5: Chần sơ bún với nước sôi cho tơi. Cho bún vào bát tô. Xếp mực xào và chả mực lên trên. Thêm ít hành hoa thái nhỏ, vài lát ớt hiểm rồi từ từ chan nước dùng lên trên và dùng nóng, ăn kèm với chả mực và rau sống.
Chúc bạn thành công với món bún hải sản thơm ngon!
Theo Hương Quý (Khám phá)
Cá thu kho cà theo kiểu miền Tây
Cá thu kho cà là món ăn quen thuộc của gia đình Thanh Cường, thí sinh người Vĩnh Long vừa lọt vào chung kết Vua đầu bếp Việt.
Thanh Cường nấu món Cá thu kho cà tại gameshow Vua đầu bếp
Dưới đây là công thức chế biến của Thanh Cường:
Nguyên liệu:
0,5 kg cá thu phi lê, 300 g hành tím, 200 g cà chua bi.
Gia vị: 200 g đường cát trắng, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 2 trái ớt hiểm, 200 g tỏi, 5-7 gốc hành lá, 1 trái dừa tươi.
Cách thực hiện:
Cá thu phi lê làm sạch, để ráo nước rồi cắt hình quân cờ.
Hành tím lột vỏ rửa sạch, lấy 1/3 số hành đem bằm nhuyễn để ướp cá. Tỏi, gốc hành lá băm nhuyễn vắt nước. Dùng 100 g đường, nước mắm và nước hành tỏi băm nhuyễn ướp cá vừa cắt khoảng 15 phút
Bắc nồi lên bếp, cho 100 g đường còn lại vào thắng caramel thành màu cánh gián. Tiếp đến, cho dầu ăn vào rồi bỏ cá vào nồi xào cho săn. Sau đó, cho nước dừa tươi vào nấu khoảng 5 phút cho sôi lên rồi vớt bọt. Cho hành tím nguyên củ vào. Để lửa liu riu cho thêm ớt hiểm đập dập vào để cá có vị the và mất mùi tanh. Khi cá đã săn lại và hành tím mềm thì cho thêm gia vị nếm vừa ăn, sau cùng thêm cà chua bi vào khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp...
Xếp cá ra đĩa, rắc hạt tiêu và hành lá cắt nhuyễn lên mặt. Món cá kho ăn kèm với rau luộc, salad và cơm nóng rất ngon.
Cá kho ăn kèm với rau luộc, salad và cơm nóng rất ngon.
Theo VnExpress
Bí quyết làm món khoai tây chiên xù ngon đúng vị
Bí quyết làm món khoai tây chiên xù ngon sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ bởi cách kết hợp nguyên liệu chưa từng có.
Khoai tây chiên xù là món ăn quen thuộc, không hề xa lạ với nhiều người. Nhưng để làm nên món khoai tây chiên xù ngon chuẩn vị, ăn không ngấy thì ít ai biết.
Nguyên liệu
+ 1kg khoai tây, gọt vỏ
+ 3 nhánh hành tươi, băm nhỏ
+ 3 tép tỏi, băm nhỏ
+ 200g thịt gà xay
+ 50g rau mùi, băm nhỏ
+ 1/2 hạt nhục đậu khấu, xay nhỏ
+ 1/2 thìa muối
+ 30g cần tây, băm nhỏ
+ 1/2 thìa bột sắn
+ 1 thìa nước ấm
+ 1 lòng đỏ trứng
+ Dầu ăn
+ Vụn bánh mỳ hoặc bột chiên xù
Cách làm
- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng rồi đem rán chín vàng. Hoặc bạn có thể luộc, hấp.
- Nghiền nhuyễn khoai tây.
- Đặt chảo lên bếp, thêm dầu, phi hành và tỏi trong vòng 2 phút cho thơm.
- Thêm thịt gà, đảo khoảng 2 phút nữa. Sau đó đổ rau mùi, hạt nhục đậu khấu, muối vào đảo đều tay.
- Thêm cần tây, bột sắn và nước ấm. Đun đến khi các nguyên liệu hòa nhuyễn với nhau và nước bốc hơi lên thì tắt bếp.
- Trộn hỗn hợp vừa nấu với khoai tây đã nghiền nhuyễn, trộn cùng 1 lòng đỏ trứng gà đến khi được khối nhuyễn mịn.
- Dùng tay nặn thành hình trụ dài.
- Sau đó lăn khoai tây vào bột chiên xù, rồi thả vào chảo dầu sôi, rán đến khi vàng đều hai mặt là được.
Giấc ngủ của kiến là một bí ẩn lớn. Có vẻ như chúng có ngủ, mặc dù cách ngủ và độ dài giấc ngủ thay đổi tùy thuộc vào vị trí và công việc mà chúng đang thực hiện, theo các chuyên gia thuộc Đại học Texas và St. Petersburg, những người đã nghiên cứu sâu về chủ đề này và đã đưa ra nhiều kết luận.
Nghiên cứu đầu tiên là về thói quen đi ngủ của loài kiến, các con kiến chúa ngủ trung bình 9 giờ mỗi ngày, trong khi kiến thợ chỉ ngủ một nửa thời gian so với kiến chúa, và giấc ngủ của chúng không liên tục, chúng mơ màng khoảng 250 lần một ngày và tận dụng mọi cơ hội để có một giấc ngủ ngắn. Điều này giải thích lý do tại sao các con kiến chúa sống nhiều năm hơn, còn kiến thợ chỉ có vài tháng.
Các con kiến thợ có thể tỉnh táo và hoạt động bất cứ lúc nào, chúng không có phân biệt ban ngày hay ban đêm, còn những khoảng nghỉ ngơi của loài sinh vật không biết mệt mỏi này kéo dài khoảng 1 phút, nên đến cuối ngày cộng lại chúng có khoảng 4 hoặc 5 giờ nghỉ ngơi. Khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắt quãng của kiến chúa có thể lên đến 9 phút. Giấc ngủ của những sinh linh bé nhỏ này hoạt động như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.
Cho đến nay, đàn kiến lớn nhất được phát hiện là ở Nhật Bản, với 300 triệu con kiến và 1 triệu con kiến chúa. Kiến có thể nâng vật nặng hơn 50 lần so với trọng lượng của chúng, và chúng có một hệ thống thông tin cụ thể; Chúng có một cái mũi “thính”, chúng tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau (mùi), và được râu của những con kiến gần đó thu nhận và xử lý, ví dụ, về nguy hiểm, sơ tán trốn chạy hoặc tấn công. Chúng cũng có một cách khác để thông tin với nhau, đó là xoay xoay cọ râu vào nhau hay phát ra một âm thanh âm vực cao, líu lo.
Tác giả:Mioara Stoica| Dịch giả: Kim Xuân
Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp sinh học (hữu cơ)
Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên với 100% nông nghiệp hữu cơ (ảnh chụp Web)
Chính phủ Đan Mạch tin rằng đất nước đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một nền nông nghiệp sinh học 100%, không sử dụng hóa chất. Vì lý do này, chính phủ đã thông qua một loạt các luật và nghị định để sớm dẫn tới một quá trình chuyển đổi trật tự làm cho mô hình nông nghiệp của họ trở nên hoàn toàn sinh học, bền vững và sạch.
Mục tiêu đầu tiên là tăng gấp đôi số lượng của các giống cây trồng sinh học tới trước năm 2020. Để dự án thành công, nhà nước sẽ cung cấp các khoản trợ cấp và hỗ trợ cho các nhà sản xuất sinh thái học; Do vậy, họ tin rằng mục tiêu sẽ đạt được năm năm sớm hơn so với kế hoạch.
Đầu tư ban đầu của chính phủ Đan Mạch để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ sẽ là 35 triệu euro. Số tiền này, cũng như những khoản đã được đầu tư cho mục đích nêu trên, sẽ được sử dụng vừa để cung cấp ưu đãi cho người sản xuất, những người chuyển đổi đất trồng từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ hoặc nông nghiệp sinh học năng động, vừa để phát triển các công nghệ mới nhằm thúc đẩy lĩnh vực phát triển bền vững.
Tất nhiên, để điều này có thể được thực hiện và để cho Đan Mạch có thể hoàn thành giấc mơ này – một nền nông nghiệp hoàn toàn hữu cơ – thì cần thiết phải có một sự gia tăng nhận thức dần dần về các vấn đề môi trường, sinh thái và các cam kết của người dân.
Ở Đan Mạch, các nhà sản xuất hữu cơ đã có mặt từ 25 năm nay, canh tác hữu cơ đã có thành công càng ngày càng lớn. Ngoài ra, trong ba thập kỷ qua, Đan Mạch đã thông qua một loạt các đạo luật để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, về sử dụng thuốc trừ sâu và các sản phẩm khác.
Người dân Đan Mạch đã cam kết tham gia vào chuyển đổi này với tất cả khả năng của họ. Theo các nghiên cứu, 97% công dân Đan Mạch biết ý nghĩa và tầm quan trọng của thiên nhiên cũng như các luật được thiết kế để bảo vệ thiên nhiên.
Một sáng kiến khác của chính phủ Đan Mạch đấy là khởi động một gói kích thích kinh tế cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn các sản phẩm hữu cơ; Trong thực tế, sẽ kết hợp thông tin với các khuyến khích tài chính cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Tại các địa phương, đã ra đời một dự án khác, đang được tiến hành, đấy là cho phép mỗi xã sử dụng đất không có chủ sở hữu để thực hiện những khu vườn hữu cơ. Khi dự án bắt đầu phát triển, mục tiêu đầu tiên sẽ là cung cấp cho trường học, căng tin và cho bệnh viện đến 60% các sản phẩm hữu cơ thu hoạch được.
Ngoài ra còn có một cuộc cải cách của hệ thống giáo dục nhằm đưa các chương trình chuyên đề về dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh và nông nghiệp tự nhiên vào trường học.
Đan Mạch là một ví dụ và chứng minh một sự chuyển hướng tới một thế giới bền vững hơn và lành mạnh hơn là có thể, và điều này có thể được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa nhà nước với người dân của mình.
Tác giả:Mioara Stoica| Dịch giả: Kim Xuân
Thiếu giáo dục cũng có thể gây chết người như hút thuốc lá
Virginia Chang nói : “Tuổi thọ đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này.” (Hình ảnh Andreas Rentz/Getty)
Nghiên cứu mới đưa ra thêm căn cứ rằng trình độ tri thức cao hơn có mối liên hệ với việc sống lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu đã xem số liệu của hơn một triệu người từ năm 1986 đến 2006 để ước tính số người chết ở Mỹ mà nguyên nhân có thể một phần do trình độ tri thức thấp. Họ đã nghiên cứu những người sinh năm 1925, 1935, 1945 để tìm hiểu trình độ tri thức tác động như thế nào đến tỉ lệ tử vong theo thời gian, và ghi chú lại nguyên nhân chết, bao gồm bệnh tim mạch và ung thư.
Họ đã phát hiện ra rằng nếu những người trưởng thành chưa hoàn thành trung học tiếp tục thi GED (Phát triển giáo dục chung – Bằng tương đương bằng trung học ở Mỹ) hoặc bằng trung học thì 145,243 người chết có thể được cứu sống trong năm 2010, điều này có thể so sánh với số lượng người chết có thể được cứu sống nếu tất cả những người hút thuốc lá hiện tại biết được tỉ lệ tử vong của những người đã hút thuốc.
Thêm vào đó, 110.068 người chết có thể được cứu nếu những người trưởng thành đã có bằng trung học này tiếp tục hoàn thành việc học đại học của họ. Những phát hiện này được đưa ra trên tờ tạp chí PLOS ONE.
Virginia Chang, Phó Giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại trường Steinhardt về phát triển con người giáo dục và văn hóa thuộc Đại học New York (NYU) và Cao đẳng sức khỏe cộng đồng toàn cầu và Giáo sức khỏe dân số của Trường dược thuộc NYU, đã nói: “Trong chính sách sức khỏe cộng đồng, chúng ta thường tập trung vào việc thay đổi các hành vi sức khỏe như ăn kiêng, hút thuốc và uống rượu bia.”
“Giáo dục – một yếu tố tác động cơ bản hơn đến các hành vi và sự không đồng đều về mặt sức khỏe – cũng nên được là một nhân tố then chốt của chính sách sức khỏe Mỹ.”
Hơn 10% thanh niên Mỹ từ 25 đến 34 tuổi không có bằng trung học trong khi hơn 1/4 đi học đại học nhưng không có bằng đại học. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ tri thức cao hơn là một tiên đoán chắc chắn về việc sống thọ do nhiều yếu tố bao gồm thu nhập, địa vị xã hội cao hơn, hành vi đúng mực hơn và sự chăm sóc về tâm lý cũng như xã hội được cải thiện. Cơ sở của nghiên cứu bao gồm các thí nghiệm tự nhiên thể hiện một cách vững chắc mối liên hệ mạnh mẽ giữa trình độ tri thức và tỉ lệ tử vong.
Trung học và Đại học
Về căn bản, sự chênh lệch về tỉ lệ tử vong của các trình độ tri thức khác nhau trở nên lớn hơn theo thời gian. Ví dụ, trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm một cách khiêm tốn nhưng trong số những người có bằng cao đẳng, tỉ lệ tử giảm nhiều hơn nhiều.
Kết quả là, nhờ việc khuyến khích hoàn thành trung học đối với những thanh niên chưa hoàn thành, những người sinh năm 1945 có tuổi thọ được kéo dài hơn gấp hai lần so với những người sinh năm 1925.
Sự chênh lệch về tỉ lệ tử và những cải thiện để tăng cơ hội sống sót cho những người được giáo dục tốt [ở nhóm nói trên] cũng được thể hiện ở việc những cái chết do bệnh tim mạch thì thường nhiều hơn so với do bệnh ung thư nhờ những tiến bộ trong việc ngăn ngừa và chữa trị bệnh tim mạch đối với người có nhiều tri thức hơn.
Theo Chang: “Một cách rộng khắp, tuổi thọ thì đang tăng lên, nhưng những người có tri thức hơn đang được hưởng phần lớn các lợi ích từ điều này. Ngoài sự liên quan rõ ràng của chính sách giáo dục đối với phát triển học tập và các cơ hội kinh tế, lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng nên được nhìn nhận như 1 nhân tố căn bản và quan trọng. Điều then chốt ở đây là quan tâm đến giáo dục sẽ tạo tiềm năng để giảm tỉ lệ tử vong một cách lâu dài.”
Học viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Eunice Kennedy Shriver đã tài trợ nghiên cứu, tham gia vào nghiên cứu còn có các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado Denver và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.
Trà xô thơm rất tốt cho chứng khó tiêu, đau họng, và nhiều vấn đề sức khỏe khác. (vicuschka/iStock).
Trong nhiều nền văn hóa cổ xưa, cây xô thơm được xem như một loại thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Hàng ngàn năm qua, người ta đã sử dụng lá xô thơm để nấu ăn, điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe, và xua đuổi tà ma.
Ngày nay, cây xô thơm chủ yếu được biết đến khi có mặt trong các dịp Lễ Tạ ơn, nhưng cái tên của nó còn cho thấy một quá khứ lẫy lừng. Trong tiếng Anh, một người có trí tuệ tuyệt vời được gọi là “sage”, tức là nhà hiền triết, và “sage” cũng có nghĩa là cây xô thơm. Những người lớn tuổi vẫn đưa ra những lời khuyên thông thái của họ, tiếng Anh gọi là “sage advice”.
Một khía cạnh nữa của cây xô thơm có thể được nhìn thấy ở tên khoa học của nó: salvia. Một số người nói rằng cái tên này xuất phát từ tiếng La tinh “salvere” có nghĩa là “sự cứu rỗi”, trong khi những người khác cho rằng nó xuất phát từ từ “salveo” trong tiếng La tinh có nghĩa là “chữa bệnh”.
Có hàng trăm loại xô thơm được tìm thấy trên khắp thế giới. Một số rất phù hợp để làm thực phẩm và thảo dược. Loại xô thơm làm cảnh được trồng vì chúng có những bông hoa đẹp mắt. Một loại xô thơm ở Mexico là một chất gây ảo giác rất mạnh.
Tuy nhiên, loại xô thơm mà người ta thường nhắc đến nhất là loại có tên khoa học Salvia officinalis. Những chiếc lá của cây này có dạng hình thuôn, màu xanh – xám, với kết cấu mặt lá có nếp gấp sâu.
Cây xô thơm làm thuốc, ảnh minh họa của Köhler, Medizinal-PFLANZEN, 1887 (Public Domain)
Chiếc máy thanh lọc khổng lồ
Cây xô thơm là một thành viên của họ bạc hà – một nhóm thực vật bao gồm các thảo dược như oải hương, hương thảo, húng quế, và bạc hà. Cây xô thơm tươi có mùi gần như mùi đất, hơi mốc cùng với những nốt hương giống bí ngô và cây thông.
Cây xô thơm từng được đánh giá cao trong thế giới cổ đại về khả năng thanh lọc của nó. Người La Mã cổ đại sử dụng lá xô thơm để bảo quản thịt. Bác sĩ Hy Lạp Dioscorides đã khuyên rằng nên trà xát lá xô thơm để làm sạch vết thương và cầm máu. Những người Mỹ bản địa đốt các bó cây xô thơm như một phương pháp thanh lọc năng lượng cho con người, nhà cửa, và các đồ vật. Ngày nay, khoa học hiện đại đã xác nhận rằng cây xô thơm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, và các đặc tính kháng virus.
Cây xô thơm có lợi ích cho toàn bộ cơ thể, nhưng nó đặc biệt có lợi cho miệng và cổ họng. Người Mỹ bản địa sử dụng cây xô thơm như một loại bàn chải đánh răng để làm sạch miệng sau bữa ăn.
Ngày nay, các bác sĩ chữa bệnh bằng thảo dược đều sử dụng cây xô thơm để trị các mô bị viêm trong miệng, chẳng hạn như viêm nướu răng, chứng loét mồm và chảy máu lợi. Cây xô thơm cũng là một trong những loại thảo mộc tốt nhất để làm dịu cổ họng bị đau, cũng như đối với viêm amiđan, viêm thanh quản, và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Việc thanh lọc bằng cây xô thơm cũng giúp tiêu hóa, đặc biệt là các chất béo. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn có dầu mỡ, hãy nghĩ đến việc uống trà xô thơm sau bữa ăn của bạn. Nó mang lại lợi ích cho gan và khuyến khích túi mật thải ra mật. Cây xô thơm cũng giúp ích khi bị đau đầu do làm việc trí óc quá mức. Có lẽ đó là lý do tại sao nó là loại thảo dược đặc trưng cho Lễ Tạ Ơn.
Cây xô thơm cũng còn có đặc tính làm se nhờ khả năng điều hòa chất lỏng. Điều này khiến nó trở thành một loại thuốc có giá trị để làm giảm chứng đổ mồ hôi trộm, nghẹt mũi, và tiết quá nhiều nước bọt. Nghịch lý thay, cây xô thơm cũng có thể làm cho cơ thể đổ mồ hôi, nếu cần thiết, trong trường hợp cần giảm sốt.
Đàn ông có thể dùng cây xô thơm (đôi khi nó được dùng để làm giảm ham muốn tình dục quá mức), nhưng loại thảo dược này có tác dụng đặc biệt đối với nữ giới. Cây xô thơm được sử dụng để giúp điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ trong trầm cảm sau sinh, và giúp cai sữa khi người mẹ muốn chấm dứt thời gian cho con bú.
Bản chất kháng nấm của cây xô thơm giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men, và phụ nữ tiền mãn kinh thường sử dụng nó để ngăn chặn sự bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm xảy ra khi lượng nội tiết tố thay đổi.
Lá hương thảo, một thành viên khác của họ bạc hà, được biết đến vì có lợi cho trí óc, nhưng xô thơm cũng có thể giúp ích trong vấn đề này. Một số nghiên cứu về việc điều trị có kiểm soát bằng giả dược trấn an đã cho thấy chiết xuất cây xô thơm làm cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.
Ở Trung Quốc, rễ của cây xô thơm đỏ (Salvia miltorrhiza) được sử dụng để điều trị đau ngực dữ dội do thiếu máu cung cấp cho tim (đau thắt ngực), và các vấn đề khác liên quan đến tim. Được gọi là đan sâm, loại thảo dược này đã được nhắc đến lần đầu tiên trong Thần Nông Bản Thảo Kinh (một tài liệu cơ bản về các loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc được biên soạn vào năm 200 SCN) như một phương thuốc đối với khí độc ở tim và dạ dày. Ở Trung Quốc hiện đại, đan sâm đôi khi được dùng cho bệnh nhân tại bệnh viện thông qua việc truyền máu (huyết tương).
Cách sử dụng
Giống như các loại cây khác trong họ bạc hà, cây xô thơm có được nhiều khả năng dược liệu từ tinh dầu của nó. Sử dụng lá tươi sẽ có được nhiều tinh dầu nhất. Lá khô nguyên chất cũng khá tốt nhưng phải được lưu trữ trong một túi kín khí nếu muốn bảo quản trong thời gian dài. “Cây xô thơm tán mịn” được nghiền thành bột làm gia vị có ít hiệu quả hơn, đặc biệt là nếu để quá một vài tháng.
Pha trà nóng là cách dễ nhất để sử dụng xô thơm. Thêm một nắm lá và thân cây vào nước sôi. Tắt lửa và đậy nắp trong 20 phút để giữ được tinh dầu cần thiết.
Bạn có thể dùng hai đến ba ly trà xô thơm một ngày, nhưng hãy nhớ rằng quá nhiều có thể làm bạn khô da hoặc mất nước sau một thời gian. Nếu bạn dùng những thảo dược này trong ba tuần liên tiếp, thì hãy tạm nghỉ một thời gian.
Nếu bạn muốn tăng lượng xô thơm sử dụng trong bữa ăn của mình, hãy xem xét việc kết hợp nó với các thành phần thức ăn nhạt có nhiều tinh bột như khoai tây và các loại đậu, hoặc với các thức ăn béo như phô mai và thịt. Một món ăn cổ điển của miền bắc nước Ý có đặc trưng bao gồm lá xô thơm cắt nhỏ trộn với đậu trắng, dầu ô liu, và tỏi.
Tác giả:Conan Milner| Dịch giả: Ngọc Yến
Những thực phẩm chống lại cảm lạnh thông thường
Những thực phẩm giàu vitamin C gồm có: cam quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, Cải Brussel, bí đỏ, đu đủ, khoai lang và cà chua (ellobo1/iStock)
Cảm lạnh thông thường là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Triệu chứng cảm lạnh được gây ra bởi hàng trăm loại virus khác nhau – không phải vi khuẩn – và nhiễm trùng thường lây lan qua các tiếp xúc tay với tay giữa người, hoặc bằng cách chạm vào vật thể ẩn nấp các tác nhân gây bệnh.
Vì cảm lạnh lan truyền trong tự nhiên, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng và nên tránh dùng, trừ khi bác sĩ của bạn chẩn đoán nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng. Sử dụng kháng sinh khi không có tác nhân gây bệnh của vi khuẩn sẽ chỉ đơn giản là góp phần thêm cho bệnh kháng thuốc kháng sinh.
Chìa khóa để ngăn ngừa cảm lạnh và phục hồi một cách nhanh chóng là duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bao gồm: chế độ ăn uống điều độ, tránh đường, tối ưu hóa mức độ dùng vitamin D, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng của bạn, và rửa tay thường xuyên và đúng cách .
Chỉ tiếp xúc với một loại virus cảm lạnh không có nghĩa bạn sẽ tự khắc bị cảm lạnh. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động ở trạng thái tốt nhất, cơ thể bạn sẽ có thể chống lại được virus mà không bao giờ bị bệnh, ngay cả khi bạn đang tiếp xúc với nó.
Một số loại thực phẩm, rau, và các chất bổ sung có thể đặc biệt hữu ích cho việc thúc đẩy chức năng miễn dịch khỏe mạnh chính là trọng tâm được đề cập của bài viết này.
Tăng chức năng miễn dịch của bạn với Thực phẩm giàu Vitamin C
Trái cây như quýt có rất nhiều vitamin C (Denira777 / iStock)
Một số chuyên gia sức khỏe, chẳng hạn như Tiến sĩ Ronald Hunninghake, tin rằng vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng bạn cần bất cứ khi nào một thứ gì đó làm đau bạn, có thể là cảm lạnh thông thường hoặc ung thư. Vitamin C được biết đến nhiều nhất với lợi ích của nó đối với các bệnh truyền nhiễm.
Một ví dụ hoàn hảo cho quyền năng chữa lành bệnh của vitamin chống oxy hóa này là trường hợp đầy kịch tính của Allan Smith, người mắc cúm lợn nghiêm trọng, và đã được mang trở lại từ bờ vực của cái chết bằng cách sử dụng một sự kết hợp của IV và uống vitamin C.
Nghiên cứu được công bố trên Cochrane Database of Systematic Reviews vào năm 2013 chỉ ra việc bổ sung thường xuyên vitamin C tạo ra một “hiệu ứng khiêm tốn nhưng lâu dài trong việc giảm thời gian các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.”
Vận động viên sức bền uống vitamin C bổ sung cũng giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh thông thường.
Quả Kiwi có hàm lượng vitamin C đặc biệt cao, cùng với vitamin E, folate, polyphenol, và carotenoids, và nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Nutrition chỉ ra rằng một chế độ ăn bao gồm kiwi làm giảm thời gian mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở người lớn tuổi.
Thực phẩm khác giàu vitamin C bao gồm: cam, quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, Cải Brussel, bí đỏ, đu đủ, khoai lang và cà chua.
Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ bạn bị cảm lạnh
Vitamin D là một chất dinh dưỡng khác có khả năng ngăn chặn hầu hết các bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm khuẩn. Đó là một tác nhân kháng khuẩn mạnh, sản xuất 200-300 peptide kháng khuẩn khác nhau có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm trong cơ thể bạn. (Peptide là các phân đoạn của protein, là những chuỗi dài các axit amin)
Nồng độ vitamin D dưới mức tối ưu sẽ làm suy giảm đáng kể phản ứng miễn dịch của bạn và làm cho bạn rất nhạy cảm với cảm lạnh truyền nhiễm, cúm, và nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Một nghiên cứu cho thấy khá rõ ràng về điểm này: Nồng độ Vitamin D càng cao, càng làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh truyền nhiễm, cảm cúm, và nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Trong một nghiên cứu lớn nhất và điển hình nhất của nước Mỹ, với sự tham gia của khoảng 19.000 người Mỹ, cho thấy rằng những người có nồng độ vitamin D thấp nhất theo báo cáo bị cảm lạnh hoặc các trường hợp cúm nhiều hơn đáng kể.
Ít nhất năm nghiên cứu bổ sung cũng cho thấy một mối liên hệ nghịch giữa nhiễm trùng đường hô hấp dưới và nồng độ vitamin D.
Các nguồn tốt nhất cho vitamin D là tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời (UVB). (elemi / iStock)
Các nguồn tốt nhất cho vitamin D là tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời (UVB). Nếu không có ánh sáng mặt trời tự nhiên cũng như nhân tạo, bạn được khuyên nếu có thể thì nên sử dụng vitamin D3 bổ sung dạng uống. Chỉ cần nhớ rằng bạn cũng cần phải tăng vitamin K2 khi dùng vitamin D3 liều cao.
Dựa trên các nghiên cứu mới nhất từ GrassrootsHealth, trung bình người lớn yêu cầu đạt mức vitamin D trong khoảng 40 ng / ml là tức khoảng 8.000 IU vitamin D3 mỗi ngày. Đối với trẻ em, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng chúng cần khoảng 35 IU vitamin D trên mỗi pound trọng lượng cơ thể.
Đây là những nguyên tắc rất chung chung . Cách duy nhất để xác định liều tối ưu cho bạn là lấy máu của bạn xét nghiệm. Lý tưởng nhất, bạn duy trì một mức độ vitamin D từ 50 đến 70 ng / ml mỗi năm.
Súp gà thực sự là một phương thuốc chữa cảm lạnh có hiệu quả
Chức năng miễn dịch kém có xu hướng được bắt nguồn từ sự mất cân bằng vi sinh vật trong hệ thống tiêu hóa của bạn, từ một chế độ ăn uống không phù hợp và không cân bằng, quá nhiều đường và quá ít chất béo có lợi và các vi khuẩn có lợi. Canh xương hầm nhừ hoặc “nước dùng” là một phương thuốc có giá trị, vì nó dễ tiêu hóa và có chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị mà giúp chữa lành niêm mạc ruột. Điều này bao gồm:
– Dễ dàng hấp thụ các khoáng chất, bao gồm magiê, phốt pho, silic, lưu huỳnh và các chất khoáng.
– Chondroitin sulfate, glucosamine, và các hợp chất khác được chiết xuất từ sụn, giúp giảm đau khớp và viêm.
– Axit amin như glycine, proline và arginine – tất cả đều có tác dụng chống viêm.
Ví dụ Arginine, đã được tìm thấy là đặc biệt có lợi cho việc điều trị các nhiễm trùng huyết (viêm toàn thân). Glycine cũng có tác dụng làm dịu, có thể giúp bạn ngủ tốt hơn.
Súp gà với nước gà tự nấu từ xương có tác dụng tuyệt vời giúp tăng tốc chữa lành và bình phục bệnh. Bạn chắc chắn đã nghe câu ngạn ngữ cổ rằng súp gà sẽ giúp chữa bệnh cảm lạnh, và khoa học cũng đưa ra câu tương tự. Một nghiên cứu được phát hành hơn một thập kỷ trước đã chỉ ra rằng súp gà thực sự có tính chất chữa khỏi bệnh, giảm thiểu đáng kể sự nhiễm trùng.
Ngoài những lợi ích chống viêm của nước dùng xương, thịt gà có chứa một axit amin tự nhiên gọi là cysteine, có thể làm loãng chất nhầy trong phổi của bạn và làm cho nó ít dính, do đó bạn có thể trục xuất nó một cách dễ dàng hơn. Hãy nhớ rằng, súp chế biến sẵn đóng hộp sẽ không tốt như súp tự nấu từ nước hầm xương.
Để chống cảm lạnh, hãy làm cho các món súp nóng và cay với nhiều hạt tiêu. Các loại gia vị này sẽ phát sinh chất lỏng đột ngột chảy trong miệng, cổ họng, và phổi, điều này sẽ giúp làm mỏng chất nhầy trong đường hô hấp vì vậy dễ tống nó ra hơn . Hạt tiêu đen cũng có hàm lượng cao piperine, một hợp chất đặc tính giảm sốt và giảm đau.
Những thực phẩm khác giúp tăng cường chức năng miễn dịch
Giấm táo có tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm, chống virus, và các đặc tính chống viêm. (Fotoedu / iStock)
Duy trì một chế độ ăn và lối sống quanh năm khỏe mạnh là giải pháp lâu dài để vượt qua cảm lạnh và không bị thương tổn vào mùa cúm. Hướng dẫn chi tiết sẽ giúp bạn thiết lập cho mình một con đường đúng trong chế độ dinh dưỡng và lối sống, đó là tập trung vào thực phẩm thực sự. Quan trọng hơn, nếu bạn cảm thấy mình sắp bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy TRÁNH tất cả các loại đường, ngũ cốc, các chất làm ngọt nhân tạo, hoặc thực phẩm chế biến.
Đường đặc biệt gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch của bạn – đó là nơi cần phải được đẩy mạnh, không bị ước chế, để kháng cự với nhiễm trùng mới xuất hiện. Các loại thực phẩm khác ngoài những thực phẩm nói trên có thể giúp tăng cường phản ứng miễn dịch của bạn bao gồm những thực phẩm sau đây:
Thực phẩm lên men giúp “ươm mầm” cho ruột của bạn các vi khuẩn có lợi (ví dụ bao gồm rượu kêfia trắng, kim chi, miso (là một loại gia vị, thực phẩm quen thuộc của người Nhật Bản, rất giống với tương của người Việt), dưa chua, và dưa bắp cải).
Dầu dừa chứa axit lauric mà cơ thể chuyển đổi thành monolaurin, monoglyceride có khả năng tiêu diệt virus có màng bao là lipid (lipid-coated viruses), bao gồm cả cúm, HIV, herpes, sởi, cũng vi khuẩn gram âm (gram-negative bacteria).
Giấm táo có tác dụng chống vi khuẩn, chống nấm, chống virus, và các đặc tính chống viêm. Nó cũng có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch của bạn bằng cách tăng độ kiềm trong cơ thể của bạn.
Tỏi là một kháng khuẩn, kháng virus, và chất chống nấm mạnh. Hiệu quả nhất là ăn sống và nghiền nát nó ngay trước khi ăn. Một bài viết trước bởi PreventDisease.com đưa ra những chỉ dẫn cho món súp tỏi có thể giúp tiêu diệt hầu hết các virus và giúp bạn khôi phục nhanh hơn một chút.
Các loại thảo mộc và các chất bổ sung tăng cường miễn dịch
Một loại trà bao gồm elderflower (một loại hoa được sử dụng để làm siro, rượu vang, rượu bổ, và các đồ uống khác), cỏ thi, boneset, bồ đề, bạc hà, và gừng; uống nóng và thường xuyên giúp chống lại cảm lạnh và cúm. (nyul / iStock)
Khi bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh, bạn cũng có thể tăng cường chức năng miễn dịch của bạn bằng cách uống các chất bổ sung hoặc tinh chất. Sau đây là những ví dụ của các loại thảo mộc tăng cường miễn dịch và các chất bổ sung có thể hữu ích:
Kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống kẽm trong vòng một ngày khi có những triệu chứng đầu tiên, kẽm có thể làm giảm thời gian bạn bị cảm lạnh khoảng 24 giờ. Kẽm cũng đã được sử dụng để làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Liều đề nghị: lên đến 50 mg / ngày. Kẽm cũng được khuyến cáo không phù hợp cho bất cứ ai không có một điều kiện y tế cơ bản, như giảm chức năng miễn dịch, bệnh hen, hoặc mắc bệnh mãn tính.
Curcumin, chất làm cho nghệ có màu vàng cam tự nhiên, được biết đến với tác dụng chống viêm mạnh.
Tinh chất từ lá olive: các nền văn hóa Ai Cập cổ đại và Địa Trung Hải sử dụng nó cho một loạt các ứng dụng tăng cường sức khỏe và nó được biết đến rộng rãi như là một công cụ tạo hệ thống miễn dịch tự nhiên không độc hại.
Keo ong (Propolis): Một loại nhựa ong và là một trong những hợp chất kháng khuẩn có phổ rộng nhất trên thế giới; keo ong cũng là nguồn giàu axit caffeic và apigenin, hai hợp chất rất quan trọng hỗ trợ trong phản ứng miễn dịch.
Dầu Oregano (Oregano là một loại cây gia vị được dùng rất phổ biến trong pizza và thậm chí trong các loại bánh mặn ở Ý hay Tây Ban Nha. Oregano cũng được dùng để đi kèm với các món có nước sốt cà chua và có mùi nồng, ấm). Các nồng độ carvacrol càng cao nó càng hiệu quả. Carvacrol là tác nhân kháng khuẩn hoạt động mạnh nhất trong dầu oregano.
Nấm dược liệu, chẳng hạn như nấm hương, Linh Chi, nấm vân chi (turkey tail) có và các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus.
Echinacea là một trong những loại thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu để chống lại cảm lạnh và nhiễm trùng. Đánh giá hơn 700 nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng Echinacea có thể làm giảm nguy cơ bị mắc cảm lạnh hơn 58 phần trăm.
Một loại trà được làm từ sự kết hợp của elderflower, cỏ thi, boneset, bồ đề, bạc hà, và gừng; uống nóng và thường xuyên để chống cảm lạnh hoặc cúm. Nó làm cho bạn toát mồ hôi, hữu ích cho việc tiêu diệt virus trong cơ thể.
Chiết xuất hoa Elder: Giàu vitamin C và một loạt các chất flavonoid có giá trị, trong đó có anthocyanins và quercetin, hoa Elder đã được sử dụng như một loại thuốc bổ để tăng cường khả năng miễn dịch. Nó cũng được biết đến rộng rãi để tăng cường sức khỏe phổi và phế quản.
Quả cây cơm cháy (Elderberry): Trong một nghiên cứu, siro quả cây cơm cháy giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm và rút ngắn thời gian xuống khoảng bốn ngày. Chiết xuất quả cơm cháy cũng được biết đến với gây toát mồ hôi, và giúp làm giảm ứ huyết.
Một cách khéo léo khác để đánh bại cảm lạnh: Hydrogen Peroxide
Hydrogen Peroxide (tên tiếng Việt là Hidrô perôxit hay nước oxy già có công thức hóa học H2O2, là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh)
Nói chung, trừ khi bạn có một biến chứng như viêm phổi, sự chăm sóc y tế là không cần thiết đối với cảm lạnh thông thường. Chắc chắn không dùng thuốc kháng sinh, vì chúng không có tác dụng với virus truyền nhiễm. Nghỉ ngơi và chú ý đến chế độ ăn uống của bạn – đặc biệt tránh đường và thay vào đó tự nấu một mẻ súp gà – sẽ giúp bạn bình phục nhanh nhất có thể. Nếu bạn kiên trì thực hiện những lời khuyên ở trên của tôi, thì nguy cơ bạn mắc cảm lạnh khác trong tương lai sẽ được giảm đáng kể.
Tôi không khuyên bạn uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ khi bị cảm lạnh thông thường, nhưng có một cách điều trị đơn giản cho một hiệu quả đáng ngạc nhiên đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên mà bạn có thể thử, đó là dùng hydrogen peroxide. Dưới đây là một trong những video đầu tiên tôi thực hiện gần 10 năm trước thảo luận về cách sử dụng peroxide cho cảm lạnh.
Khi tôi thực tập, nhiều bệnh nhân tại Trung tâm y tế tự nhiên nêu ra cách chữa cảm lạnh và cảm cúm trong vòng 12-14 giờ chỉ đơn giản bằng cách nhỏ một vài giọt hydrogen peroxide (H2O2) 3% vào mỗi tai. Một chai dung dịch hydrogen peroxide 3% có sẵn tại bất kỳ cửa hàng thuốc chỉ mất một vài đô la hoặc ít hơn. Bạn sẽ thấy một số sủi bọt, đó là hoàn toàn bình thường, và có thể cảm thấy một cảm giác cay nhẹ. Chờ cho đến khi hết sủi bọt và cay lắng xuống (thường là 5-10 phút), sau đó lặp lại với tai khác.
Tác giả:Joseph Mercola, www.mercola.com| Dịch giả: Thu Phương