a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Sau khi xem bức hình này, đảm bảo bạn sẽ không dám ngoáy tai nữa

Hẳn sau khi xem xong bức ảnh này, bạn sẽ từ bỏ ngay thói quen ngoáy tai vốn vẫn thường làm mỗi ngày.

Nói đến việc vệ sinh tai, nhiều người thường lựa chọn bông tăm (bông ngoáy tai) vì nghĩ chúng êm ái và an toàn cho tai. Tuy nhiên trong thực tế, điều này không thực sự đúng như vậy.

Bởi lẽ, theo các chuyên gia - tai là một khu vực cực kỳ nhạy cảm nên việc bạn đưa một vật thể lạ vào tai cũng có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác.

151118tai01-f993f
Liệu rằng sau khi xem xong bức hình này, bạn còn muốn ngoáy tai bằng bông tăm nữa không?

Một thống kê của trang Telegraph còn chỉ ra rằng, mỗi năm ở Anh có tới 7.000 người tới bệnh viện do gặp thương tích từ việc ngoáy tai - con số này nhiều hơn nhiều so với số người bị thương từ lưỡi dao cạo.

Ráy tai không hề bẩn như bạn tưởng...

Ráy tai được tạo thành từ khoảng 60% keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, axit béo, cholesterol cùng nhiều hợp chất khác. Hỗn hợp này thường xuất hiện ở phần tai ngoài, do các tuyến ceruminous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra. 

151118tai04-f993f
 Ráy tai chỉ được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này. 

Ráy tai giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ. 

151118tai06-af371
Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ thoát ra ngoài tai, cuốn theo mầm bệnh và tế bào chết. 

Sự tích tụ của ráy tai không hề gây nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Trái lại, thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai bạn có thể bị khô và ngứa. 

Tai chúng ta hoàn toàn có khả năng tự làm sạch

Nhiều người cho rằng, không lấy ráy tai sẽ gây ra việc tắc nghẽn ống tai, từ đó làm suy giảm thính giác. Bởi vậy, họ thường có thói quen sử dụng bông tăm, đầu chiếc chìa khóa, chiếc kẹp tóc hay đơn giản là móng tay... để làm sạch ráy tai và loại bỏ bụi bẩn trong lỗ tai. Nhưng bạn có biết, tai của chúng ta có khả năng tự làm sạch. 

151118tai07-74c20

Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai. Cụ thể, dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ tự khô rồi bong ra, di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài. 

Ngoài ra, khi nói chuyện, nhai thức ăn, di chuyển hay tắm... cũng giúp phần nào lớp ráy tai dễ bong ra và trượt ra ngoài thuận lợi hơn.

Việc ngoáy tai không hề an toàn để làm sạch ráy tai

Với cơ chế tự làm sạch tai nên mỗi khi bạn sử dụng bông tăm hay dụng cụ lấy ráy tai - bạn đã không chỉ đưa thêm nhiều vi trùng mới mà còn đẩy một số ráy tai đang trên đường thoát ra trở lại sâu trong tai.

151118tai08-b647b

Điều này có nghĩa là bạn đã đưa tất cả bụi bẩn và vi khuẩn trở lại vị trí ban đầu. Tệ hại hơn, việc đưa quá sâu bông ngoáy tai vào trong tai sẽ làm tổn thương, đôi khi rách lớp màng mỏng phía cuối ống tai, gây ra hiện tượng thủng màng nhĩ.

151118tai02-f993f

Do lớp màng nhĩ trong tai rất mỏng nên có thể bị thủng bất cứ lúc nào dù chỉ với một áp lực nhỏ. Và khi màng nhĩ thủng, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều đau đớn trước khi lớp màng nhĩ có thể tự lành lại. 

Nếu chọc sâu hơn, bạn còn gây ra tổn thương phía sau màng nhĩ - làm trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực. Thậm chí nặng hơn, hành động này có thể gây tổn thương cả tai trong, gây giảm thính lực đến điếc hoàn toàn.

Một vài biện pháp để làm sạch tai

- Khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day nắp tai chứ không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai.

- Đợi 5 - 10 phút - bạn nghiêng đầu về bên tai bị ngứa, day nhẹ vào nắp tai để thuốc còn dư chảy ra. 

- Tiếp đến, bạn dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ để khô tai. Bạn lưu ý tuyệt đối không ngoáy tai, nếu sau vài ngày vẫn thấy ngứa, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

Nguồn: Diply, Viralthread

Bí kíp giúp bạn trị tận gốc việc nói ngọng "l - n"

Nếu kiên trì luyện tập với những bí kíp này, bạn sẽ không còn bị lẫn lộn khi phát âm "l, n" nữa đâu.
Hẳn không ít bạn đã phát hiện ra mình bị nhầm lẫn nhiều với bài kiểm tra vui đo khả năng phát âm "l - n" hôm trước. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi, nguyên nhân nào khiến bạn bị như vậy và liệu có phương pháp nào giúp bạn phân biệt l - n đúng chuẩn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm "l - n"

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.

151118ngong01-ebf45
Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn "l - n" cũng khiến bạn bị "lây".

Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở... nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.

Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” - dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”

Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi - phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên - giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.

Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.

151118ngong06-02113
Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” - phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.

Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.

Phương pháp giúp bạn không còn nói ngọng nữa

Bước 1Đặt lưỡi vào đúng vị trí

Chữ N: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở, khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).

151118ln01-6b572

Chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói, bạn uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).

151118ln02-6b572

Bạn phát âm thử và dùng tay kiểm tra phần khí thoát ra. Nếu thấy phần khí thoát ra không đúng như trên thì điều chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên

Lúc đầu, bạn phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. Sau khi phát âm từng âm vị, bạn phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N - N, L. Tốc độ đọc chậm rồi nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi.

151118ngong05-6a3d0
Bước 3: Luyện phát âm tiếng, từ có chứa âm L, N

- Ban đầu, bạn luyện với từ ngắn Nờ/ Lờ - Nên/ Lên - Nin/Lin, Nê/ Lê... sau đó dần ghép vào từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau.

Ví dụ: Lặng/nặng hoặc Lăng/năng

Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; Nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc.

Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất.

- Khi đã quen dần, bạn chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước để luyện tập.

Ví dụ: - "Luyện tập nói lời hay, làm ý đẹp" hoặc "Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ"...

151116ngong03-0bc15

- Hoặc nếu yêu âm nhạc, bạn cũng có thể luyện tập với lời bài hát có từ ngữ chứa âm L, N.

Bạn hoàn toàn có thể luyện tập phát âm mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, đọc báo... Đây là một những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L, N của bạn thành công.

Những điều bạn chưa hề biết về "từ và nghĩa từ" trong Tiếng Việt

Hẳn bạn sẽ ngớ người khi biết rằng, có vô số từ ngữ bạn đang dùng sai chỉ vì thói quen khó bỏ đấy!

Là một ngôn ngữ có thời gian phát triển lâu và trải qua nhiều thời kỳ, tiếng Việt sở hữu lượng từ lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đang sử dụng trong thời kỳ hiện nay.

Bởi lẽ tiếng Việt là sự tổng hợp từ nhiều ngôn ngữ - bao gồm tiếng Việt, Hán, Nguồn, Mường, Sách, Mày, Rục... Thêm vào đó, dựa vào vị trí địa lý và lịch sử, rất nhiều từ đã bị biến đổi về ngữ nghĩa tùy theo vùng miền và chiều dài lịch sử.

Bài viết sau đây mong muốn giới thiệu cho bạn đọc một cái nhìn sơ qua về “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt để từ đó có thể hiểu hơn về tiếng mẹ đẻ của mình.

Thêm một nghĩa của “Cái”...

Có thể nói, một trong những thành tố thường xuyên và hay sử dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại là “cái”. Thông thường, “cái” có một vài nghĩa sau: để chỉ một vật (cái bàn, cái ghế) hay để chỉ giống (con cái, giống cái), hoặc không là để chỉ một vật gì đó lớn (đường cái).

Tuy vậy, có một điều rất thú vị đó là có nhiều địa danh trong Nam Bộ có “Cái” đứng đầu, ví dụ như: Cái Cát, Cái Cối, Cái Chanh, Cái Muối, Cái Trầu, Cái Bè… Đối với địa danh, nhất là những địa danh ở Việt Nam, thông thường tên của địa danh luôn đi kèm với một ý nghĩa nào đó.

151122tu01-d0918
Chợ nổi Cái Bè.
Nếu như tra cứu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn các địa danh trên gắn liền với rạch và sông, vậy liệu “Cái” có nghĩa như vậy hay không?

Câu trả lời là có, tuy vậy, nghĩa “cái” này hiện nay không phổ biến. Trong từ điển Việt - Pháp cũ (Dictionaire Annamite – Francais) có giải thích từ “cái” này theo nghĩa là rạch ngang nhỏ.

151122tu04-cc1cc

Thêm vào đó, do văn hóa Nam Bộ có sự quan hệ mật thiết với văn hóa Khmer nên ngôn ngữ cũng chịu sự ảnh hưởng, nhất là với những địa danh Khmer cũ. Cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký có lập bảng đối chiếu mối quan hệ này và một số yếu tố “cái” tương ứng với “prêk” - nghĩa là con rạch.

Cụ thể, Cái Cát: Prêk Khsắc (rạch cát); Cái Cối: Prêk Thbai (rạch cối xay) hay Cái Trầu: Prêk Ambil (rạch muối). Còn yếu tố đứng sau thường dùng để chỉ người, vị trí, tính chất, cây cối...

Nếu nghiên cứu thêm về địa danh Nam Bộ, các bạn sẽ thấy nhiều hơn những sự tương đồng này ở các từ khác như: “Cổ” (với nghĩa là “đảo”: Cổ Cong, Cổ Tron), “Ngả” (với nghĩa là “nhánh sông”: Ngả Cạy, Ngả Tắt, Ngả Bát), “Xẻo” (với nghĩa là “lạch nhỏ”: Xẻo Sầm, Xẻo Nga)…

Và sự biến đổi từ - nghĩa từ theo địa lý, lịch sử

Ý nghĩa của một từ có thể khác nhau tùy theo thời kỳ và thay đổi suốt dọc theo quá trình lịch sử. Có nhiều từ ngữ mà hiện nay nghĩa gốc đã bị mất, thay vào đó là cách dùng phổ biến trong thời kỳ này.

Và “khốn nạn” là một từ như thế. Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân, “khốn nạn” có nghĩa là khó khăn, cùng khổ, gặp tai vạ (“nạn” có nghĩa là tai vạ).

151122tu06-cc1cc
Tuy vậy, hiện nay chúng ta phần lớn sử dụng “khốn nạn” theo nghĩa hèn mạt, đáng khinh. Nếu như nói “Anh chàng kia thật khốn nạn” thì ngay lập tức người nghe sẽ hiểu đối tượng được nói đến là loại đáng khinh, chứ không phải đang gặp cảnh khốn cùng.

Hay “nghèo” cũng là một từ mà nghĩa gốc bị mất. “Nghèo” trước đây được dùng với nghĩa “nguy hiểm, quẫn bách” và từ đồng nghĩa với “nghèo” hiện nay là “ngặt”.

151122tu07-cc1cc

Ví dụ: Trong Quốc âm thi tập - bản của Trần Văn Giáp có nói:

"Lòng người tựa mặt ai ai khác
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo"

Hai câu này vốn chỉ sự thay đổi ở con người và thế sự, khiến cho người nói cảm thấy khó khăn, nguy hiểm. Từ “nghèo” ở đây không thể hiểu với nghĩa là thiếu thốn về mặt vật chất, bởi như vậy câu thơ thứ hai sẽ không có nghĩa. Nghĩa “nghèo” cũ nay chỉ còn trong những từ như “hiểm nghèo”, “ngặt nghèo” mà thôi.

Có lẽ chưa bao giờ các bạn nghĩ “phản động” theo nghĩa tốt. Thế nhưng trước thời 1945, từ này hoàn toàn không mang nghĩa tiêu cực. “Phản” có nghĩa là “chống lại”, “động” có nghĩa là “không đứng yên”, “phản động” trước kia được sử dụng với nghĩa “động tác phản ứng lại”.

Ví dụ:

“Sự phản động đầu tiên của chính phủ trước sự tăng giá toàn thể là quy định cho mỗi hóa vật một giá tối cao”. (Đỗ Đức Dục - Tạp chí Thanh Nghị - 1942).

151122tu08-cc1cc

Hiện nay, nếu tra từ điển Tiếng Việt, “phản động” được định nghĩa như sau: Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ. Trên thực tế, từ này đã bị “chết nghĩa” (không thể có nghĩa khác) nên hiện tại chúng ta đã bỏ cách dùng theo nghĩa gốc.

Địa lý cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ. Có những từ ở vùng này không có nghĩa gì xấu nhưng khi dùng rộng rãi, hay dùng ở vùng khác thì lại có nghĩa xấu.

“Ả” ở vùng Nghệ Tĩnh chỉ một người con gái bình thường. Thậm chí Nguyễn Du cũng dùng từ này với nghĩa hoàn toàn bình thường trong câu “Đầu lòng hai ả tố nga”.

151122tu02-cc1cc

Nhưng hiện tại, trong tiếng nói phổ thông và đặc biệt vùng Bắc Bộ, “Ả” đồng nghĩa với không đứng đắn, sai trái, và thậm chí liên quan đến pháp luật (Từ “Ả” được dùng để chỉ tội phạm nữ trong báo chí pháp luật).

Hay như “Cả” là một từ không xuất hiện ở vùng Nam Bộ, bởi đây là từ phạm húy, một trong những tội rất nặng trong thời phong kiến.

Theo bài “Tị Húy trong sinh hoạt của người Việt Nam của Phạm Văn Bân” thì: “Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả”.

151122tu03-cc1cc
Thế nên gọi “Cả” để chỉ người anh/chị lớn trong nhà rất dễ bị kị húy, và bởi vậy, người Nam Bộ thay “Cả” bằng “Hai” và có: anh Hai, chị Hai, bà Hai,…

Vậy đấy, đây là một trong những bài đầu tiên người viết muốn giới thiệu đến độc giả những khía cạnh thú vị của “từ” và “nghĩa của từ” trong tiếng Việt.

Đây là một phạm trù rất rộng nên chỉ dám trích lục một phần nhỏ và đơn giản để diễn giải. Trong những bài viết tới, người viết sẽ đề cập kỹ hơn đến thổ ngữ (cách dùng địa phương) - một trong những khía cạnh rất thú vị khác của ngôn ngữ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

*Bài viết trên đây là dựa trên quan điểm và sự nghiên cứu của riêng tác giả, các tài liệu tham khảo gồm có:

- Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á của Viện Ngôn Ngữ Học
- Từ hội học - Giáo trình Việt Ngữ của Đỗ Hữu Châu
- Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Từ Điển Hán Việt của Nguyễn Lân

7 câu thành ngữ tục ngữ ai cũng quen dùng nhưng toàn bị sai

Đó là những câu nói rất quen thuộc nhưng đã bị "tam sao thất bản" theo thời gian khiến nhiều người nhầm lẫn.
Thành ngữ - tục ngữ vốn là những câu nói rất quen thuộc được nhiều người trong chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều câu đã bị "tam sao thất bản" qua thời gian, và lâu dần chúng ta đã quen miệng dùng mà không hề hay biết.

Bạn không tin ư? Hãy cùng xem qua chùm tranh vui dưới đây để kiểm chứng điều này:

151109thanhngu01-43779


151109bauduc01-98bb1

151109thanhngu03-43779


151109thanhngu04-43779

151109thanhngu05-43779


151109thanhngu06-43779

151109thanhngu07-43779

Bạn thường dùng sai bao nhiêu câu trong danh sách trên đây? Hay bạn có muốn bổ sung thêm câu nào nữa không? Hãy comment ở dưới để chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! 

Hoặc bạn cũng có thể tham gia viết bài về mảng "Văn hóa ngôn ngữ" bằng cách gửi thư đến khampha@kenh14.vn.

Tài liệu tham khảo: 101 Mẩu chuyện về chữ nghĩa

BỤI CÁT....



Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

EM CỦA RIÊNG ANH CỦA ĐỢI CHỜ





Ấm áp bữa cơm gia đình với súp tôm nấm Thủy tiên kiểu Thái.

Được mệnh danh là vị thuốc quý chữa “bách bệnh” và là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng, nấm Thủy tiên ngày càng trở nên gần gũi với các bà nội trợ.
Đặc biệt với nguồn cung cấp dồi dào các axit amin có lợi cho sức khỏe nhưng lại rất ít chất béo, nấm Thủy tiên là thực phẩm lý tưởng cho người giảm cân, ăn chay, ăn kiêng.
Vị cay của ớt sa tế xen lẫn vị chua nước cốt chanh, thơm ngon của tôm tươi và nấm giòn ngọt sẽ là món ăn khiến cả nhà thích mê.
Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi 200gr
- Nấm Thủy tiên trắng Hokto 20gr
- Nấm Thủy tiên nâu Hokto 20gr
- Nấm Kim châm Biovegi 20gr
- Nấm đông cô (nấm hương) 20gr
- Riềng, sả mỗi loại 3gr
- Lá chanh 3 lá
- Ớt tươi, sa tế, nước cốt chanh, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1: Tôm sú lột vỏ bỏ đầu, các loại nấm tươi cắt gốc. Riêng nấm Thủy tiên tách rời các chân nấm. Chanh, ớt thái miếng.
Bước 2: Cho một ít dầu ăn vào đun nóng, cho riềng, sả vào chảo. Sau đó cho tôm vào đảo sơ rồi nêm 1 ít nước mắm, đường. Khi tôm chuyển sang màu gạch, cho nước vào.
Bước 3: Khi nước canh bắt đầu sôi, lần lượt cho lá chanh, ớt, các loại nấm vào.
Bước 4: Sau khi canh đã sôi, lúc này bạn bắt đầu bỏ nước cốt chanh vào và nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị. Đặc biệt, để món canh thêm thơm ngon và hấp dẫn, bạn nên cho thêm 1 chút sa tế vào để tạo màu và tăng thêm hương vị.
Bước 5: Cho ra bát thưởng thức. Món súp tôm nấm Thủy tiên kiểu Thái ngon nhất là ăn khi còn nóng.
Mách nhỏ: Bí quyết để món súp tôm nấm Thủy tiên kiểu Thái thơm ngon đúng điệu chính là ở khâu lựa chọn nguyên liệu, đặc biệt là nấm tươi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nấm không rõ nguồn gốc, để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình bạn nên lưu ý về nguồn gốc xuất xứ. Tin vui cho người tiêu dùng Việt là hiện tại nấm thủy tiên Hokto Nhật Bản đã được phân phối chính thức tại Việt Nam thông qua NPP Biovegi Việt Nam, nấm thủy tiên Hokto đã có mặt tại hầu hết các siêu thị lớn, chợ truyền thống của Hà Nội. Đặc biệt với nấm Thủy tiên Hokto rất sạch và an toàn, bạn chỉ cần cắt một ít gốc mà không cần rửa trước khi chế biến nhé.

Cá thu kho cà theo kiểu miền Tây

Cá thu kho cà là món ăn quen thuộc của gia đình Thanh Cường, thí sinh người Vĩnh Long vừa lọt vào chung kết Vua đầu bếp Việt.
Thanh Cường nấu món Cá thu kho cà tại gameshow Vua đầu bếp
Dưới đây là công thức chế biến của Thanh Cường:
Nguyên liệu:
0,5 kg cá thu phi lê, 300 g hành tím, 200 g cà chua bi.
Gia vị: 200 g đường cát trắng, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 2 trái ớt hiểm, 200 g tỏi, 5-7 gốc hành lá, 1 trái dừa tươi.
Cách thực hiện:
Cá thu phi lê làm sạch, để ráo nước rồi cắt hình quân cờ.
Hành tím lột vỏ rửa sạch, lấy 1/3 số hành đem bằm nhuyễn để ướp cá. Tỏi, gốc hành lá băm nhuyễn vắt nước. Dùng 100 g đường, nước mắm và nước hành tỏi băm nhuyễn ướp cá vừa cắt khoảng 15 phút
Bắc nồi lên bếp, cho 100 g đường còn lại vào thắng caramel thành màu cánh gián. Tiếp đến, cho dầu ăn vào rồi bỏ cá vào nồi xào cho săn. Sau đó, cho nước dừa tươi vào nấu khoảng 5 phút cho sôi lên rồi vớt bọt. Cho hành tím nguyên củ vào. Để lửa liu riu cho thêm ớt hiểm đập dập vào để cá có vị the và mất mùi tanh. Khi cá đã săn lại và hành tím mềm thì cho thêm gia vị nếm vừa ăn, sau cùng thêm cà chua bi vào khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp...
Xếp cá ra đĩa, rắc hạt tiêu và hành lá cắt nhuyễn lên mặt. Món cá kho ăn kèm với rau luộc, salad và cơm nóng rất ngon.
Cá kho ăn kèm với rau luộc, salad và cơm nóng rất ngon.
Theo VnExpress

Món ăn mới toanh từ trứng

Bên cạnh món trứng rán, trứng luộc quen thuộc và đơn điệu, bạn hãy thử biến tấu với món trứng sốt cà chua cùng những nguyên liệu mới trong video sau đây.
Video: Cách chế biến món ăn mới từ trứng:
Nguồn video: BuzzFeed.
Món trứng sốt cà chua này ngoài sức hấp dẫn khi nhìn vào chỉ muốn ăn ngay thì hương vị của nó cũng rất đặc biệt. Bởi lẽ, bên cạnh những thành phần quen thuộc như trứng và hành thì món ăn này còn có thêm các nguyên liệu chế biến mới lạ như: hành tây, thì là, tỏi tây, mùi tây, phô mai... Cách làm món ăn này cụ thể thế nào mời quý độc giả theo dõi video trên.
Món trứng sốt cà chua cùng những nguyên liệu mới lạ.

Mai Linh (theo BuzzFeed)