a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

TẠI SAO TIA SÉT CÓ THỂ PHÓNG NGƯỢC LÊN TRÊN.

Những tia sét phóng ngược lên trên thường xuất hiện tại những công trình cao tầng và một tia sét phóng ngược như vậy có thể đạt đến độ cao 90.000m.
Sét luôn xuất hiện từ trên bầu trời, đó là điều ai cũng biết. Mặc dù vậy, hiện tượng tự nhiên đặc biệt này có thể xuất hiện theo cách không ai ngờ tới: tia sét phóng ra từ phía các tòa nha cao tầng lên bầu trời. Thật vậy, theo một báo cáo của tạp chí Vật lý khí quyển và tương tác Mặt Trời - Trái Đất, hiện tượng phóng sét kỳ lạ như vậy đã khiến công việc nghiên cứu sét trở nên thú vị và khó khăn hơn bao giờ hết.
Thay vì đánh xuống đất, sét có thể đánh ngược lên trời
Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792 km/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 độ C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 độ C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất).
Thông thường, những tia sét đánh từ những đám mấy xuống mặt đất là hiện tượng trao đổi elctron giữa các đám mây tích điện và mặt đất. Nó được tạo ra bởi các luồng electron di chuyển xuống mặt đất từ trong các đám mây. Trong khi đó, hiện tượng sét đánh ngược lên bầu trời được các nhà vật lý đã nhận định rằng hình thành khi các luồng electron bắt đầu di chuyển giữa mặt đất và đám mây phía trên.
Thay vì đánh xuống đất, sét có thể đánh ngược lên trời
Sét "chổng ngược" lên trời.
Nó hình thành khi các luồng ion mang điện tích âm của các đám mây bắt đầu di chuyển xuống gần sát mặt đất thì các ion mang điện tích dương bên dưới bắt đầu tập hợp lại các chỗ nào đó cao, dễ dẫn điện và phóng lên trên để nối vào luồng ion âm đang di chuyển xuống dưới chính nó quyết định tia sét sẽ đánh vào đâu khi sét đánh xuống đất. Thường thì loại sét này xuất hiện khá mờ nhạt và rất nhanh nhưng rất nhiều, đôi khi các điện tích dương này sẽ tự phóng lên đám mây mang điện tích âm phía trên nếu chúng đủ mạnh và sẽ tạo thành sét mà không cần luồng ion âm di chuyển xuống gần mặt đất.
Vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là hiện tượng sét phóng lên trời là tự phát hay là hệ quả của việc sét phóng xuống đất trước đó. Mặc dù đã được phát hiện lần đầu tiên từ những năm 1930, nhưng do sự gia tăng đột biến về số lượng các turbine gió hiện nay đã khiến Aleksandr Smorgonskiy, nghiên cứu sinh đang thực hiện chương trình bảo vệ luận án tiến sỹ của mình thuộc Viện công nghệ Liên bang Thụy Sỹ, thu thập tài liệu thống kê trong vòng 15 năm về hiện tượng phóng sét từ những cột turbine gió tại vùng núi của Châu Âu. Anh đã ngạc nhiên khi phát hiện số lần sét phóng từ dưới lên trên nhiều gấp 100 lần hiện tượng sét đánh thông thường.
Thay vì đánh xuống đất, sét có thể đánh ngược lên trời
Hơn nữa, Aleksandr còn đối chiếu với dữ liệu của hệ thống cảnh báo sét Châu Âu (EUCLID) và xác nhận rằng có đến 80% số lần sét phóng từ các turbine lên trời là tự phát. Lý giải cho sự khác biệt này, Aleksandr Smorgonskiy nhận định rằng nhiệt độ không khí là yếu tố ảnh hưởng chính đến cách thức sét đánh như thế nào. Cụ thể, vào mùa hè thì hiện tượng sét phóng lên trời tự phát xuất hiện nhiều hơn so vói mùa đông và ngược lại. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức cho hiện tượng này hiện vẫn còn đang bí ẩn.
Tham khảo Iflscience

Đối với tất cả mọi người, cuộc sống sau cái chết luôn là một vấn đề huyền bí và không người sống nào chứng minh được.

Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Cái chết luôn là một trong những chủ đề "nóng", bởi xung quanh nó vẫn ẩn chứa bí ẩn và gây nhiều tranh cãi.
Đó có thể là thắc mắc về việc, sau khi chết con người có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh trong một vài phút trước khi... tắt lịm không? Hay "ánh sáng cuối đường hầm" mà mọi người vẫn mô tả về cái chết thực sự như thế nào?
Những câu hỏi này chưa thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số phát hiện đầy bất ngờ khác về cái chết - quy luật bất di bất dịch của tạo hóa.
1. Xác chết phân hủy thực chất có mùi khá... ngọt ngào
Như mọi người đã biết, thịt người và động vật trong quá trình phân hủy sẽ bốc ra một mùi hôi, rất khó ngửi.
Thực chất, mùi phân hủy này lại là một hợp chất rất phức tạp, được trộn lẫn từ hơn 400 chất hóa học dễ bay hơi khác nhau.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Theo những nghiên cứu mới nhất, trong số những hợp chất có trong mùi thối bốc ra từ xác chết còn bao gồm 5 loại este – một loại hợp chất hữu cơ có mùi thơm ngọt dễ chịu. 5 loại este này bao gồm 3-methylbutyl pentanoate, 3-methylbutyl 3-methylbutyrate, 3-methylbutyl 2-methylbutyrate, butyl pentanoate và propyl hexanoate.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Xác chết có mùi thơm, và mùi này chỉ có ở xác người thôi
Đặc biệt, 5 loại este này chỉ có thể có ở xác chết của người và không có ở xác những loài động vật khác. Ngoài ra, những loại este này cũng có thể được sinh ra từ thực vật và trái cây khi bị thối rữa.
Một điều thú vị là đối với người làm nghề tiếp xúc nhiều với xác chết ví dụ như giám định pháp y hay người làm dịch vụ tang lễ thì xác chết sẽ có một mùi “ngọt dịu” chứ không hôi thối như những người bình thường cảm thấy.
2. Tóc, móng chân móng tay mọc dài ra sau khi chết là... hư cấu
Có nhiều thông tin cho rằng tóc, móng chân và móng tay của con người sẽ tiếp tục dài ra sau khi cơ thể đã chết.
Điều này là vô cùng... hư cấu vì sau khi chết, việc trao đổi chất sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức và do đó không có bất cứ bộ phận nào trên cơ thể tiếp tục tăng trưởng.
Tuy nhiên, sự thật là khi quan sát những xác chết sau một thời gian, ta có thể thấy tóc và móng chân, móng tay của họ... dài ra thật.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Lông tóc vẫn mọc sau khi chết?
Tại sao vậy? Các khoa học gia lý giải đó là do cơ thể bị mất nước khiến những bộ phận khác co lại, còn tóc và móng chân, móng tay trông sẽ dài hơn trước.
3. Con người sẽ chết nếu telomere - nguyên nhân của sự lão hóa biến mất
Trong thời kỳ đầu của học thuyết tế bào, nhiều người cho rằng tế bào bên trong con người là bất tử, và có thể tự sao chép cho tới khi con người chấm dứt sự sống.
Thế nhưng đến năm 1961, ý kiến trên đã bị gạt bỏ hoàn toàn khi các khoa học gia chứng minh được rằng sự phân chia của tế bào có giới hạn. Một tế bào sẽ “ngỏm” sau khi phân chia khoảng 50-70 lần.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Các telomere (phần màu đỏ)
Đến đầu thập niên 70, các nhà khoa học tìm ra telomere - là những trình tự lặp lại ADN tại các đầu mút của nhiễm sắc thể. Telomere có vai trò bảo vệ các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Nhưng phải đến năm 2012, các khoa học gia mới đưa ra được bằng chứng về việc telomere có liên quan đến quá trình lão hóa.
Cụ thể, telomere sẽ bị ngắn lại sau mỗi lần tế bào tự phân chia. Khi telomere ngắn đến mức cực đại, việc phân chia sẽ chấm dứt và khi đó 1 tế bào sẽ “qua đời”.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Nếu một người sở hữu các telomere trong từng tế bào có độ dài lớn, việc phân chia tế bào sẽ diễn ra lâu dài hơn, giúp người đó sống lâu hơn. Do đó, việc đo được chiều dài của telomere trong tế bào sẽ giúp dự đoán tuổi thọ của con người.
4. Càng trẻ, chúng ta càng sợ chết
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người ở độ tuổi 40 - 50 thường lo ngại về cái chết hơn những người từ 60 - 70 tuổi. Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự đối với những người ở độ tuổi trung niên và thiếu niên (18-25 tuổi).
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng trung bình ở nam giới nỗi lo lắng về cái chết sẽ đạt đỉnh điểm ở độ tuổi 20 và sẽ giảm dần theo thời gian.
Nỗi lo này đối với nam giới ở tuổi 60 sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Với nữ giới, khoảng 40-50 tuổi là mốc thời gian mà phụ nữ sẽ bớt lo lắng về chuyện này.
Những sự thật "khó tin" mới được phát hiện về cái chết
Chúng tôi không sợ chết
Đây thực sự là một kết quả khá bất ngờ khi những người trong độ tuổi thanh xuân nhất thì lại lo lắng về chuyện “tạm biệt trần gian” hơn những người trong độ tuổi "gần đất xa trời”.
Nhưng nếu xét về góc độ tâm lý, những người trẻ còn cả một tương lai phía trước nên họ có xu hướng "sợ chết" hơn người già.
Nguồn: IFLScience

NHẠT NẮNG ĐÊM VỀ




ƯƠNG....



CHÀO ĐÊM




DÒNG ĐỜI





CHÀO ĐÔNG






GẶP NHAU





NHỮNG NGỌN NẾN TRONG ĐÊM



Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

VỊNH TRĂNG





THUYỀN VỀ BẾN CŨ




CHỜ...







MƯA ƠI....





TẾT ĐÔNG CHÍ.

Phong tục đặc sắc của người Hoa trên khắp thế giới



Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Đông Chí năm 2015 sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 12 dương lịch tức ngày 12 tháng 11 theo âm lịch.
Đông Chí năm 2016 là ngày 21 tháng 12 dương lịch
**mời xem lịch về các ngày Đông Chí tại *đây*

Có nhiều lễ hội truyền thống trên thế giới được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) này. Và rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight….


Rộn rã lễ hội Đông Chí trên thung lũng Pakistan


Trong các lễ hội này phải kể đến Tết Đông chí - một ngày tết truyền thống đặc sắc của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua. Vậy Tết Đông Chí của người Hoa như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu? Có phong tục tập quán thú vị ra sao? … Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để làm phong phú hơn kiến thức của mình nhé!

1./ Ngày Đông Chí là ngày gì?

Đông Chí là một trong 24 tiết khí trong năm: “Đông” có nghĩa là mùa đông. Chữ “Chí” trong cụm từ “Đông Chí” có nghĩa là cực điểm, đỉnh điểm. Nhưng đỉnh điểm, cực điểm không phải là lạnh đến cực điểm mà là chỉ vị trí Trái đất xoay quanh Mặt trời, đến tiết Đông Chí, người dân sống ở Bắc bán cầu trong ngày Đông Chí sẽ thấy ban ngày có thời gian rất ngắn; đến sau Đông Chí thì ngày mới bắt đầu dài dần ra và ngược lại người dân ở Nam bán cầu sẽ có ngày rất dài.


Vị trí của trái đất bốn mùa trong năm


Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại như Việt Nam thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận, các ngày tốt xấu và tất cả các tiết khí khác trong âm lịch năm sau….

2./ Nguồn gốc Tết Đông Chí của người Hoa.

Tiết Đông chí là một trong những thời điểm tổ chức nghi lễ, chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.

Trung Quốc cổ đại chia một năm thành 24 tiết khí, mỗi mốc 15 ngày đánh dấu sự thay đổi của khí hậu và quá trình chuyển mùa. Điều này thể hiện rõ trong hoàng lịch của Trung Hoa và thời điểm tổ chức lễ hội và nghi lễ, bao gồm những sự kiện diễn ra vào ngày Đông chí.

Tết Đông Chí là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo sử sách ghi lại, vào thời phong kiến, đến ngày “Đông Chí”, vua quan sẽ cùng nhau thưởng thức âm nhạc trong vòng 5 ngày, còn trong các gia đình người dân, mọi người cũng sẽ cùng nhau diễn tấu các loại nhạc cụ để cùng chung vui.


Từ xa xưa, các triều đình phong kiến Trung Quốc đã coi Đông Chí đã trở thành ngày quốc lễ


Từ triều đại Thương và Chu đến triều đại Tần (221 TCN – 206 SCN), Đông chí được coi là sự khởi đầu của năm mới và cũng là ngày lành tháng tốt để vua chọn cử hành lễ tế trời.

Vào triều Hán (206 TCN – SCN 220), Đông Chí được gọi là “Đông Tiết” và thịnh hành tập tục tặng quà chúc mừng nhau (gọi là “bái đông”). Đông chí trở thành ngày quốc lễ, được đánh dấu bằng việc các quan và quân tạm dừng công vụ, đóng cửa biên giới và ngưng giao thương. Đối với những người làm việc chăm chỉ và cống hiến không mệt mỏi trong mọi tầng lớp, ngày ngày là ngày nghỉ ngơi hiếm hoi và rất xứng đáng.

Thời Ngụy Tấn, “Đông Chí” được gọi là “Á Tuế”, dân chúng thường tổ chức chúc mừng cha mẹ và các bậc trưởng bối.

Kể từ triều đại nhà Đường và Tống, Đông Chí bắt đầu trở thành ngày cúng thờ tổ tiên. Nhà vua sẽ tổ chức một nghi thức tế lễ lớn để tỏ lòng tôn kính đối với Thiên thượng. Thiên Đàn ở Bắc Kinh được xây dựng khoảng 600 năm trước để phục vụ cho nghi thức này. Trong “Thanh Gia Lục”, một tài liệu thời nhà Thanh, Đông chí và các nghi lễ diễn ra vào hôm đó chiếm vị trí quan trọng tương đương với nghi lễ mừng năm mới.


Uống rượu ngày Tết


Kính ngưỡng Thiên thượng là nguyên lý cốt lõi trong niềm tin truyền thống của Trung Hoa, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thuận theo Thiên ý và quy luật tự nhiên. Giống như giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông cũng như một hành trình gian khó để bắt đầu thời kì mới, đây cũng là khoảnh khắc suy tư và lắng đọng.

Các quy tắc lễ nghĩa, mà nổi tiếng là Đạo Khổng, đóng vai trò cốt lõi trong đời sống tinh thần của các lãnh đạo Trung Hoa cổ đại và người dân của họ. Thiên tử giáo hóa dân chúng bằng sự khiêm nhường trước ân đức và sức mạnh vô biên của vũ trụ. Các vương triều cổ đại tạ ơn Trời và biết rõ vị trí nhân loại trong thế giới tự nhiên.

3./ Phong tục đón Tết Đông Chí của người Hoa.

Phong tục họa và treo bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng trên tường sau ngày Đông Chí


Tranh hoa đào treo ngày Tết


Tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm Đông chí, ngày ngắn nhất, đêm lại dài nhất, nên đây được xem là cột mốc chuyển dịch quan trọng trong quy luật tự nhiên, qua thời điểm này, bóng tối vốn mang khí âm phải nhường chỗ cho ánh sáng đầy dương khí, tiết trời sẽ rạng rỡ hơn bao giờ hết. Ngoài ra, khi Đông chí đến cũng là thời điểm báo hiệu một chu kì năm sắp kết thúc.

Mặc dù Đông chí là ngày tối nhất trong năm, đánh dấu sự khắc nghiệt của mùa đông, nhưng nó không hẳn là lạnh nhất. Dân gian có câu: “sổ cửu hàn thiên” tức, ngày Đông chí đến thì những ngày đông lạnh giá nhất cũng bắt đầu. Vì ngày trở nên dài hơn, nên sẽ mất vài tuần để ánh sáng Mặt trời bao phủ khắp Bắc bán cầu.

Mùa đông sau ngày Đông chí kéo dài chín lần chín là 81 ngày, điều này được ghi nhận trong truyền thống dân gian Trung Hoa, theo đó mỗi mốc chín ngày đại diện cho một giai đoạn khác nhau của mùa lạnh giá này đươc gọi là một ‘cửu’.

Chu kỳ 81 ngày mùa đông được thể hiện trong bài đồng dao có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:

Nội dung bài đồng dao phụ thuộc vào vùng miền, dưới đây là bài đồng dao vùng Hoa Bắc:

“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,
Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,
Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,
Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,
Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.

Tạm dịch:

“Cửu một, cửu hai, tay không động,
Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,
Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,
Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,
Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.

Để đánh dấu mỗi khi các ngày cửu đi qua, người dân Trung Quốc thường cho họa một bức tranh hình cây đào với 9 bông hoa để trắng, rồi treo lên tường, mỗi cửu đi qua, một bông hoa được tô màu đỏ, phong tục này được gọi là “họa cửu”, còn tranh có tên gọi là “mai hoa tiêu hàn đồ”. Khi mùa xuân đến, bức tranh sẽ rực rỡ sắc màu kịp lúc đón xuân về, muôn hoa đua nở.

Phong tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước trong ngày Đông Chí.

Tới ngày Tết Đông Chí, các gia đình người Hoa khắp nơi trên thế giới thường nghỉ ngơi, tổ chức các lễ hội, cỗ bàn để cúng tế thần và ông bà tổ tiên của mình.


Chè trôi hay bánh trôi tàu - Món ăn truyền thống ngày Tết Đông Chí


Cũng như tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ và Trung Thu có các món bánh đặc trưng của mình như bánh tổ, bánh ú, bánh Trung Thu, ngày tết Đông Chí cũng có món ăn đặc trưng của mình, đó chính là món “chè trôi nước” (còn gọi là chè trôi tàu hoặc là bánh trôi tàu).

Xa xưa, Đông chí rất lạnh nên thường diễn ra cùng với loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể như bánh bao hấp và hoành thánh. Với lãnh thổ rộng lớn, sự khác biệt trong truyền thống giữa các vùng miền ở Trung Quốc rất rõ rệt. Ở phía Bắc lạnh lẽo, các món thịt và thức uống được coi là ‘nóng’ sẽ trở nên rất phổ biến, trong khi miền Nam có tập tục ăn thang viên – một món chè gần giống chè trôi nước và dần dần trở thành món ăn truyền thống trên khắp Trung Quốc cho tới ngày nay.

Bên cạnh đó, đây còn là món ăn được cho rằng liên quan đến tích truyện người con gái hiếu thảo trong “sự tích chè trôi nước” với ý nghĩa đoàn viên.

Tuy nhiên, trong không khí náo nhiệt này lại có một nhóm người Hoa lại không hề tổ chức cúng tế và ăn món chè trôi nước truyền thống, họ là ai và tại sao lại như vậy? Đó chính là những người Hoa họ Phùng (gốc gác tại huyện Hạc Sơn tỉnh Quảng Đông Trung Quốc), do trong quá khứ xa xưa, có một cô gái họ Phùng nghèo khó phải đi làm người ở cho một gia đình họ Tăng, gia đình nhà chủ này khá khắt khe và kiêng cữ trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp lễ tết trong năm. Có một lần vào dịp tết Đông Chí, trong lúc dọn cỗ bàn cúng tế, người con gái họ Phùng này lỡ tay làm rơi một đĩa thức ăn, nhà chủ nổi giận và đánh đập cô đến chết. Hành vi tàn ác của gia đình nhà chủ này đã gây nên lòng căm phẫn của bà con họ Phùng và họ đã tuyên bố từ đó về sau sẽ không tổ chức mừng ngày tết Đông Chí để nhớ đến mối ân thù của cô gái bị đánh chết chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Đây cũng là một điểm đáng buồn và làm phong phú hơn những câu chuyện về ngày Tết Đông Chí mang ý nghĩa đoàn viên này.

4./ Phong tục đón Tết Đông Chí của bà con người Hoa tại Sài gòn

Tại Sài gòn, do yếu tố di dân nên người Hoa khi di cư đến vùng đất mới thường đem theo cả những phong tục tập quán của mình, và “Tết Đông Chí” cũng được người Hoa mang đến vùng đất mới.


Một góc Sài gòn ngày Tết



Khác với các tập tục nguyên gốc vốn có của ngày lễ, khi đến định cư tại các vùng đất mới, người Hoa thường có xu hướng kết hợp với các đặc điểm của vùng đất mới mà gia giảm các tập tục nguyên gốc của ngày lễ truyền thống để nó trở nên phù hợp hơn với cộng đồng xã hội mới mà mình đang sinh sống.

Chính vì vậy, ngày “tết Đông Chí” tại Sài gòn đã có nhiều biến đổi khác so với nguyên gốc của nó và chỉ còn thịnh hành là ngày cúng tế tổ tiên, ông bà. Món ăn chính thức trong ngày này vẫn là món “chè trôi nước” với ý nghĩa “đoàn viên, đoàn tụ”.

Thiết nghĩ, với cuộc sống không còn khó khăn như hiện nay, việc tổ chức ngày Tết Đông chí truyền thống của dân tộc mình ở mỗi gia đình không phải là việc làm quá khó mà vẫn giữ được nét văn hóa đẹp, rất đáng được trân trọng bảo tồn.

12 loại đồ dùng không bao giờ nên để gần trẻ em

Có trẻ con, căn nhà của bạn sẽ phải đổi khác. Nhưng ngoại trừ khóa tủ bếp, dùng những phương tiện đặc biệt cho trẻ em như khóa cửa an toàn, bịt đầu bàn nhọn…, vẫn còn những mối đe dọa tiềm ẩn khác.
1. Thuốc men: Cho dù là thuốc chống ợ chua, kháng histamine, paracetamol hay thuốc bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng không nên để chúng bừa bãi trên bàn ghế mà nhất quyết nên bỏ vào hộp thuốc khóa kỹ. Nếu trẻ nuốt bất cứ loại thuốc nào, nên đưa trẻ đến bệnh viện. Với trẻ nhỏ, vitamin vi lượng không đúng tuổi cũng có thể gây nguy hiểm.
2. Dao kéo: Không nên để dao, nĩa hoặc kéo trên bàn mà không canh chừng trẻ vì không thể chắc trẻ không tìm cách leo lên, đặc biệt khi bạn vội vã nghe điện thoại hoặc ra mở cửa.
3. Đồ dùng văn phòng: Kéo, kẹp giấy, ghim không phải là đồ chơi của trẻ, chúng có thể gây ra những tai nạn chết người không lường trước. Trẻ có thể bị trầy xước, nuốt ghim kẹp hoặc làm bị thương mắt mình.
4. Ly đĩa: Tai nạn thường xuyên xảy ra nhất với trẻ nhỏ là trẻ nhúng tay vào những chiếc ly đựng nước nóng hay gây đổ vỡ chúng, làm bị thương chính mình.
12 loại đồ dùng không bao giờ nên để gần trẻ em
5. Đồ tẩy rửa nhà tắm: Chúng không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ mà cả với người lớn. Vì chúng có bao bì bắt mắt, trẻ rất dễ dốc đổ chúng vào miệng để thử.
6. Thuốc đuổi muỗi: Những loại thuốc này rất độc. Chúng có thể giết được côn trùng thì cũng có thể gây tổn thương lên làn da và biểu bì mỏng manh của bé.
7. Đồ trang điểm và trang sức: Trẻ có thể làm vỡ chai nước hoa đắt tiền, bẻ gãy son và kẻ mắt của bạn, nhưng đồng thời hóa chất trong chúng cũng xâm nhập vào trẻ.
8. Đồ chơi: Bạn nên mua đồ chơi đúng tuổi cho trẻ. Một vài món đồ chơi có thể rất nguy hiểm nếu cho vào miệng. Nên giữ bi, bóng nhỏ, ốc vít xa tầm với của trẻ. Đồ chơi bị gãy vỡ cũng không nên để trẻ tiếp tục chơi vì cạnh sắc có thể làm bị thương trẻ.
9. Đồ dùng nghệ thuật: Nếu bạn có sở thích hoặc nghề nghiệp như vẽ, nặp đắp tượng… đồ dùng cho chúng cũng không phải đồ chơi của trẻ. Những vật nhọn có thể làm trẻ bị thương và trẻ có thể đưa màu vẽ vào miệng nuốt.
10. Cây trồng trong nhà: Chúng tạo cho ngôi nhà vẻ xanh tươi và lọc khí. Nhưng một vài loại cây có chất độc và nguy hiểm, ví dụ như xương rồng, nên được giữ tránh xa trẻ.
11. Rượu bia và thuốc lá: Chúng rất độc hại với trẻ nhỏ nhưng lại thường được để bừa bãi khắp nơi trong nhà.
12. Chất đốt: Que diêm, bật lửa, hương nhang… nên được giữ tránh xa trẻ. Những vết bỏng có thể rất nguy hiểm và hóa chất trong chúng cũng không an toàn cho trẻ.
LAN THẢO (Theo Thehealthsite)

Khám phá công thức làm sạch da mặt từ thiên nhiên

Bạn hãy bổ sung vào sổ tay hằng ngày của mình công thức giúp làm sạch da mặt nhé!
Mặt nạ bí đỏ, mật ong
Khám phá công thức làm sạch da mặt từ thiên nhiên
Với sự trợ giúp của bí ngô bạn sẽ có làn da hoàn hảo.
Làm sạch da mặt bằng mặt nạ bí ngô với sự trợ giúp làm mềm làn da của bí ngô cho bạn màu da đẹp tự nhiên. Kết hợp, trong một bát nhỏ:
Nguyên liệu:
2 muỗng canh bí đỏ xay nhuyễn
2 muỗng cà phê mật ong
1 lòng đỏ trứng gà.
Bơ sữa - chỉ đủ để đạt được sự đặc quánh cho hỗn hợp
Cách làm : Trộn các nguyên liệu trên, và áp dụng cho làn da khi đã rửa sạch, tránh xa 2 mắt. Nằm nghỉ ngơi và để mặt nạ làm công việc của mình trong vòng 1 5-20 phút. Rửa sạch với nước ấm, và tận hưởng làn da mịn màng của bạn.
Dùng sữa
Khám phá công thức làm sạch da mặt từ thiên nhiên
Sử dụng sữa giúp da sạch mịn màng hơn.
Đây là một phương pháp cổ điển được sử dụng từ xa xưa. Các chất tẩy rửa cổ điển sẽ giữ cho bạn luôn xinh đẹp như nữ hoàng Cleopatra. Các axit lactic có trong sữa làm việc để loại bỏ tế bào da chết trong khi protein và chất béo sữa dưỡng ẩm và căng da. Bạn nên sử dụng sữa nguyên chất, không có chất béo để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách sử dụng rất đơn giản, hãy đổ một lượng nhỏ sữa vào lòng bàn tay và xoa lên da của bạn. Bạn cũng có thể kết hợp sữa với trứng đánh cho da khô.
Mặt nạ trái cây tổng hợp
Nguyên liệu:
1 quả chuối chín
2 muỗng canh mật ong
1 muỗng cà phê nước vắt từ quả cam hoặc chanh
Cách làm:
Nghiền mịn chuối và cho mật ong vào trộn đều hoặc xay nhuyễn chuối với mật ong trong máy xay sinh tố. Cho thêm 1 muỗng cà phê nước vắt từ trái chanh hoặc trái cam vào hỗn hợp trên.
Rửa mặt sạch, thấm khô. Thoa hỗn hợp chuối, mật ong và nươc cam (chanh) lên mặt và lưu lại khoảng 15 phút. Rửa sạch với nước mát và thấm khô bằng khăn bông. Bạn sẽ cảm nhận ngay một làn da tươi mát, sạch mịn màng.

4 loại quả giúp bạn giữ ẩm, làm trắng da mặt mùa đông

Bạn chỉ cần ăn hoặc sử dụng một số loại trái cây này làm mặt nạ sẽ giúp da luôn được cung cấp độ ẩm, sáng dần lên trong mùa khô hanh này.
Da mặt luôn là làn da mỏng và yếu nhất trên cơ thể. Vì vậy, luôn cần được bạn quan tâm và chiều chuộng với những phương pháp thích hợp để làn da mặt được đẹp hơn mỗi ngày. Hơn hết, sở hữu làn da mịn, đẹp sẽ khiến chị em phụ nữ luôn tự tin với người đối diện và thành công trong cuộc sống. Với thời tiết mùa đông, bạn cần chăm sóc da mặt kĩ lưỡng hơn và hạn chế tối đa những tác động xấu từ các phương pháp chăm sóc da mặt sai quy cách.
Vậy thì, các nàng đừng nên bỏ qua những cách chăm sóc da mặt từ các loại hoa quả có sẵn trong nhà để da mặt luôn đẹp mịn màng và không tốn kém khi phải mua những hộp kem dưỡng hay mỹ phẩm đắt đỏ hoặc các giải pháp can thiệp từ spa.
1. Quả Kiwi
Kiwi là loại trái cây không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất mà trong nó còn chứa một lượng lớn Vitamin C. Vì điều này, Kiwi được đánh giá là loại trái cây hàng đầu trong việc giữ ẩm da và làm trắng da mặt hiệu quả. Trong Kiwi có chứa các thành phần giúp loại bỏ và gây ức chế melanin vì vậy mà đây là thần dược dưỡng trắng da mặt hiệu quả và an toàn nhất. Đặc biệt, Kiwi còn giúp làn da của bạn được khỏe mạnh và tăng sức đề kháng, làm mờ vết thâm.
Mỗi khi đi chợ hay siêu thị mua hoa quả bạn đừng quên mua cho chính mình những trái Kiwi căng mong về ăn thường xuyên để có được làn da mặt đẹp và trắng sáng, đều màu, mịn màng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mặt nạ Kiwi đắp trước khi đi ngủ. Da sẽ căng mịn và đẹp tự nhiên.
4 loại quả giúp bạn giữ ẩm, làm trắng da mặt mùa đông
Kiwi là một trong những loại trái cây giúp chị em phụ nữ có được làn da mặt đẹp tự nhiên, mịn màng và khỏe mạnh mà không cần đến những loại mỹ phẩm đắt đỏ. Vừa tốt cho sức khỏe lại an toàn, dễ dàng thực hiện tại nhà.
2. Nho
Nho là loại quả sẽ cũng cấp cho bạn một phương pháp giữ ẩm tốt nhất và làm trắng da mặt tức thì. Hãy sử dụng nho thường xuyên là loại hoa quả yêu thích của bạn. Đặc biệt, khi ăn nho bạn không nên vứt bỏ hạt, bởi vì, hạt nho được nghiên cứu có chứa thành phần chất chống siêu oxy hóa, chứa Vitamin E gấp 59 lần so với phần thịt của trái nho. Vì vậy mà nhờ công hiệu này trái nho cũng sẽ giúp da mặt bạn trắng đẹp tự nhiên và đẩy lùi quá trình lão hóa trên da, giúp bạn đối phó với những tia cực tím để chúng không còn ảnh hưởng xấu đến da.
Không chỉ ăn nho giúp làm trắng da mặt mà mặt nạ nho đắp thường xuyên sau khi thức dậy cũng là một trong những phương pháp giúp da căng mịn, trẻ trung và tươi sáng.
4 loại quả giúp bạn giữ ẩm, làm trắng da mặt mùa đông
Trái nho cũng là một trong những thần dược để giúp chị em phụ nữ cân bằng được độ ẩm và giúp da trắng mịn trong mùa đông, những ngày tiết trời hanh heo, khô úa.
3. Anh Đào
Chắc chắn, nhiều nàng đã biết đến công dụng trị mụn của trái Anh đào. Tuy nhiên, nhiều nàng cũng không biết rằng, trái Anh đào là phương pháp giữ ẩm cho da và làm trắng hiệu quả tối đa cho làn da mặt mùa đông.
Trái Anh đào không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho làn da và đẩy lùi nguyên nhân gây đen da, sạm nám là hắc sắc tố melanin. Ngoài ra, trái Anh đào còn giúp da mềm, làm giảm lớp sừng hóa gây lão hóa và khiến da đơ, cứng. Vì vậy, để có được làn da đẹp hãy ăn Anh đào thường xuyên. Ngoài ra, mặt nạ Anh đào cũng là một trong những phương pháp làm đẹp da mặt hiệu quả mùa đông khi kết hợp với sữa chua hoặc mật ong trị khô, nứt nẻ.
4 loại quả giúp bạn giữ ẩm, làm trắng da mặt mùa đông
Trái Anh đào chắc chắn sẽ là một trong những phương pháp làm đẹp sẽ không khiến bạn thất vọng.
4. Dây tây
Dâu tây cũng là một trong những loại trái cây rất tốt trong việc giữ ẩm và làm trắng sáng da mặt vào mùa đông. Dâu tây có chứa nhiều axit tartaric, các vitamin và khoáng chất. Dâu tây không chỉ cải thiện làn da bạn trở nên dẻo dai hơn, tính đàn hồi tốt hơn mà còn có tác dụng làm trắng da mặt đẹp tự nhiên.
Với việc thường xuyên ăn dâu tây mỗi ngày sẽ thấy độ trắng của da lên từ 1 đến 3 tone màu vì các hắc tố trên da biến mất dần và làn da được tiếp ẩm kịp thời, lúc nào cũng căng mọng đẹp tự nhiên. Không chỉ vậy, dâu tây còn tốt cho cả tóc và sức khỏe nữa. Dâu tây rất giàu vitamin A và kali giúp tóc dài suôn mượt và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nước ép dâu tây hàng ngày, hoặc cũng có thể đắp mặt nạ dâu tây để da trẻ khỏe và sáng đẹp hơn.
4 loại quả giúp bạn giữ ẩm, làm trắng da mặt mùa đông
Mỗi khi đi chợ, các nàng hãy lựa chọn cho mình những trái dâu tây căng mọng để làm đẹp da mỗi ngày.
Theo Khám phá