a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Các biện pháp tự nhiên khắc phục chứng ho và đau họng


(Csaba Deli/iStock)
(Csaba Deli/iStock)

Bài thuốc thiên nhiên khắc phục chứng ho.

Nước ép của một củ cà rốt nhỏ, một quả táo nhỏ, và một miếng gừng to bằng một ngón tay cái. Thêm 4 muỗng canh giấm táo, và hai giọt chất lỏng chiết xuất ớt cay. Đun sôi không quá 110 độ, bắt ra khỏi bếp, và thêm 2 muỗng canh mật ong nguyên chất chưa tinh chế, chưa được tiệt trùng, chưa tinh lọc rồi khuấy đều.
Không nấu mật ong. Mật ong chưa được tiệt trùng là có tác dụng chống vi khuẩn. Một khi mật ong đạt đến 108 độ, nó cũng sẽ như đường tinh luyện thông thường.
Nếu không sẵn có máy ép trái cây, xắt gừng thành các miếng nhỏ và chế thành trà.Không sử dụng nước táo hay nước ép ca rốt mua từ  cửa hàng . Chúng phải được dùng tươi.
(Republic of Korea/Flickr/CC BY)
Trà làm từ củ gừng. (Republic of Korea / Flickr / CC BY)
Nhấm nháp hỗn hợp này sẽ làm giảm hầu hết cơn ho và giúp làm dịu cơn đau họng.
Viêm họng. Nếu cổ họng bị rát đau và bị kích thích gây ho, hãy súc miệng với giấm táo càng thường xuyên càng tốt. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không ăn  đá, kem, soda, sữa chua, bánh kẹo, hoặc bất kể chất đường ngọt hoặc sữa nào khác khi đang bệnh, đặc biệt là đang đau họng. Đường (bao gồm cả mật hoa thực vật và xi rô lấy từ xi rô ngô có đường fructose cao) và các tinh bột tinh chế nuôi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và Nấm (men). Bất luận kem lạnh làm cho cổ họng đang bị đau cảm thấy dễ chịu như thế nào, thì cái giá phải trả cũng sẽ đắt hơn rất nhiều, vì một lượng (khoảng 0,473 lít) chất lỏng này có thể khiến căn bệnh kéo dài thêm một hoặc hai ngày.
Hiện có rất nhiều bài thuốc tự nhiên trị ho đưa ra có đề nghị sử dụng đường hoặc mật ong mà không cần xác định rằng mật ong phải là nguyên chất và chưa tinh chế. Bất kỳ lời khuyên nào như thế đều là vô dụng. Lời khuyên như thế giúp làm dịu cổ họng nhưng lại nuôi dưỡng sự nhiễm trùng. Mục đích ở đây là làm dịu cổ họng trong quá trình diệt khuẩn.

Các thuốc thảo dược ức chế cơn ho

Dầu khuynh diệp, bạc hà, hồi, và thì là giúp ngăn chặn ho. Chúng cũng làm tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch nước nhầy trong họng. Hầu hết các thuốc nhỏ giọt trị ho có chứa một hoặc nhiều loại thảo mộc này. Thật không may, hầu hết các thuốc ho cũng chứa đường. Bất kỳ trong số các loại thảo mộc này đều có thể được chế biến thành một tách trà và nhấm nháp để cho kết quả tốt hơn so với dùng các thuốc nhỏ trị ho thông thường.
(Zb89V/iStock)
(Zb89V/iStock)
Cây hồng du (một loại cây gỗ cứng, rụng lá theo mùa ở Bắc Mỹ) là một phương thuốc trị ho tự nhiên bằng cách hình thành một lớp làm dịu xung quanh các màng nhầy bị kích ứng trong cổ họng. Các loại trà cây hồng du và thuốc nhỏ trị ho có bán tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khỏe.
Hai loại thuốc xịt họng thảo dược tốt nhất mà chúng ta biết là thuốc xịt họng vi lượng đồng căn Micro-West và thuốc thảo dược xịt họng Mediherb.

Các bài thuốc thiên nhiên ức chế cơn ho và trị đau họng khác

Chanh. Cắt một nửa quả chanh. Thêm muối biển chưa tinh luyện và bột hạt tiêu đen trộn vào cùng với nửa quả chanh đã dằm nát rồi ngậm hỗn hợp chanh này.
Pha nước chanh bằng chanh tươi, cỏ ngọt stevia (liều lượng tùy theo khẩu vị), và chiết xuất ớt cay (tùy theo khẩu vị). Uống ấm hoặc lạnh. Đó cũng là một trợ giúp giải độc tuyệt vời.
(rez-art/iStock)
(rez-art/iStock)
Tắm vòi hoa sen nước nóng. Nếu triệu chứng ho là do tắc nghẽn phổi, cần dùng vòi sen nước nóng để phun ngực trong suốt cả ngày.

Các biện pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất

Chúng tôi dành lại vài bài thuốc hay nhất ở cuối bài viết này, nhưng cả hai bài này cũng là khó dùng nhất. Tỏi nguyên chất hữu cơ và/ hoặc dầu lá kinh giới (oregano). Nhai một tép tỏi lớn và rồi nút lấy nước tỏi tiết ra trong miệng của bạn, sao cho nước tỏi tiếp xúc sâu vào cổ họng của bạn. Nếu bạn có thể ăn tỏi, hãy nuốt nó sau khi bạn đã nhai nó nhiều nhất có thể (điều này có thể sẽ khó khăn khi dạ dày trống rỗng), hoặc bạn chỉ cần nhổ bã ra. Nước tỏi này làm miệng rát khó chịu, vì vậy bạn sẽ muốn đi xúc miệng, nhưng sau khi cảm giác ngứa rát đã biến mất, cổ họng của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện tương tự với dầu kinh giới. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai nếu bạn đủ dũng cảm.
(pixs4u/iStock)
(pixs4u/iStock)
Hãy dành một chút thời gian để thử các công thức dưới đây. Bạn có thể súc miệng với toàn bộ nước này trước khi nuốt, và uống bao nhiêu cũng được tùy ý bạn muốn trong suốt cả ngày để phòng chống cảm lạnh. Thảo dược ở dạng bột thì chỉ có một cách dùng thôi-bạn hãy hít nó! Bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp vào amidan, nhưng tôi đề nghị làm cho cả cho mũi và amidan. Tôi xin lỗi trước: Việc này không phải là dễ chịu, nhưng nó phát huy tác dụng ngay và rất hiệu quả.

Tổng bộ công thức chế nước trị ho hiệu quả

  • – 1 nắm tỏi
  • – 1 nắm hành tây xắt nhỏ
  • – 1 nắm gừng xắt nhỏ
  • – 1 nắm củ cải ngựa băm nhỏ
  • – 1/2 nắm ớt habanero băm nhỏ
  • – Giấm rượu táo nguyên chất
(inerika/iStock)
(inerika/iStock)
Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và phủ lên một hoặc hai inch (5cm) giấm táo táo tự nhiên nguyên chất. Tất cả các thành phần nguyên liệu nên là dạng tự nhiên, hữu cơ, nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn thực hiện công thức tuyệt vời này (miễn là tỏi không phải là từ Trung Quốc). Bạn có thể sử dụng hốn hợp ngâm này ngay hoặc chờ hai tuần và cho phép nó để biến thành một loại rượu thuốc có hương vị nhẹ.

Công  thức làm thuốc hít thảo mộc

Một “phần” trong công thức này là tính theo vật chứa (tách, muỗng canh, v.v.)
  • – 7 phần bột rễ mao lương hoa vàng
  • – 7 phần bột vỏ cây thanh mai
  • – 1 phần ớt bột cay
  • – 1 phần bột tỏi
Tất cả các thành phần trên phải được nghiền tán nhỏ rất mịn. Tốt nhất là phải sử dụng ớt bột cay habanero (tên một loại ớt cay ở Cuba), vì đó là loại cay nhất. Trộn hỗn hợp thật kỹ, vì một nắm nhỏ ớt cay có thể làm cho bạn bị chảy nước mắt trong cả một giờ. Mặc dù vậy, nó cũng sẽ không khiến bạn bị tồn thương.
Tác giả: Michael Edwards | Dịch giả: Ngọc Yến

Củ gừng – thảo dược tuyệt vời có thể chữa trị từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch

(bhofack2/iStock)
(bhofack2/iStock)
Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy?
Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác.
Dưới đây là tên một vài công dụng chữa bệnh của gừng: say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh…
Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng.
Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng.
Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. 
Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Ginger has a very long history of use in various forms of traditional medicine. (marilyna/iStock)
Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock)

Hướng dẫn liều dùng thông thường

Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày). Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.
Nghiên cứu được tổng hợp để xem liệu gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1g gừng trước khi phẫu thuật giảm buồn nôn cũng tốt như dùng một loại thuốc chống nôn hàng đầu. Trong một trong những nghiên cứu này, những phụ nữ tiếp nhận gừng cũng cần ít thuốc hơn để chữa buồn nôn sau phẫu thuật.
Chiết xuất gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để làm ấm nội tạng, đặc biệt hữu ích cho tiêu hóa. Gừng được coi là một loại thảo dược làm ấm trong y học thảo dược Trung Quốc và vì lý do này, nó đặc biệt hữu ích cho những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào kể trên –  toàn thể trạng bị lạnh.
Trong số tất cả những công dụng trên, gừng đặc biệt có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông.
ginger oil in a glass bottle close-up, horizontal
Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu.
  • – Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn, hàm lượng tiêu chuẩn là chứa 4% tinh dầu hoặc 5% hợp chất tác dụng mạnh bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol.
  • – Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày.
  • – Để ngăn ngừa ói mửa, dùng 1 gam gừng bột (1/2 muỗng cà phê) hoặc tương đương, sau mỗi 4 giờ khi cần thiết (mỗi ngày không quá 4 liều), hoặc 2 viên nang gừng (1 gam), 3 lần mỗi ngày.
  • – Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (khoảng 7g ) khi cần thiết.
  • – Đối với chứng ói mửa do thai kỳ, sử dụng 250 mg 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày liền.
  • – Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu.
  • – Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng.
  • – Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày.
Tác giả: Cathy Margolin | Dịch giả: Ngọc Yến

BÁC SĨ BẤT ĐẮC DĨ....





Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

THƠ LÊ THUÝ PHƯỢNG HD 69-76








Chúc người người, nhà nhà một mùa Giáng Sinh an lành, no ấm! LÊ THUÝ PHƯỢNG

EM, HOA TRẠNG NGUYÊN




(*) Hoa Trạng Nguyên còn có tên gọi là Nhất Phẩm Hồng. Tại Mexico, còn được gọi là hoa Noel hay hoa Giang Sinh ( Christmas flower ). Hoa Trạng Nguyên nở rộ nhất vào thời điểm Giáng Sinh.



Cách làm món bánh Nastar (bánh tart quả thơm của Indonesia)


FE-NASTAR
Bánh nastar thường ăn vào dịp năm mới theo lịch Trung Hoa. (Courtesy of Food Ease)
Đây có thể là một trong những món ăn vặt mừng năm mới theo lịch Trung Hoa yêu thích nhất của tôi. Loại bánh này mềm và giòn vụn ở phần vỏ ngoài, còn bên trong nhân thì ngọt.

Thành phần
2 quả thơm (dứa) cỡ nhỏ hoặc một quả cỡ vừa, bào nhỏ rồi vắt nước
425 gram bột mì (sẽ cho thêm nếu hỗn hơp làm bánh quá nhão)
225 gram + 1 muỗng canh đường
200 gram bơ để ở nhiệt độ phòng
1 muỗng canh bơ Hà Lan (không bắt buộc)
1 quả trứng (lấy cả lòng trắng và đỏ)
1 lòng đỏ trứng

  1. Cho thơm đã vắt nước và 1 muỗng canh đường vào một cái chảo. Đun ở mức lửa nhỏ vừa cho đến khi phần nước rút bớt và thơm chuyển sang màu cam sáng. Kiểm tra thơm thường xuyên.
  2. Trộn bơ và đường. Cho vào một lòng đỏ trứng và một quả trứng. Trộn lên. Thêm bột vào từ từ trong khi đó liên tục trộn hỗn hợp này.
  3. Lấy khoảng 1 muỗng cà phê hỗn hợp bột, ấn dẹp trong lòng bàn tay. Lấy khoảng ¼ muỗng cà phê mứt thơm (đã vo thành viên tròn, nếu bạn thích) rồi đặt giữa miếng bột đã ép dẹp. Gói lại.
  4. Dùng cọ quét lòng đỏ trứng lên bánh. Cứ thế cho đến khi hết phần bột.
  5. Nướng ở nhiệt độ 170 độ C (hoặc 325 độ F) trong vòng 30 phút hoặc cho đến khi bánh có màu vàng nâu.
Tác giả: Foodease | Dịch giả: Mai Mai

Công thức làm món Gà Rán Phủ Sốt Nước Tương Tỏi của Hàn Quốc không chứa Gluten

Bạn nghĩ gì khi tôi nhắc đến “gà rán”? Gà rán lúc nào cũng là một trong những món ăn chơi yêu thích của tôi. Tôi biết bạn đang nghĩ gì rồi, nhìn dáng tôi, có thể là bạn không tin tôi đâu. Nhưng mà tôi có thể nói gì nào? Đúng là vậy đấy! Tôi luôn ăn gà rán dù trong những lúc thăng hay trầm trong cuộc đời mình, đặc biệt là thời tôi đi học tại đại học Santa Clara ở California.
Có thể là tôi hơi thiên vị, nhưng với tôi thì đại học Santa Clara có khuôn viên thật ấn tượng. Nhà thờ nằm ngay trung tâm trường. Khi bạn đi bộ vòng quanh khuôn viên trường, những cây cọ cao to đứng thẳng và cỏ xanh ngã theo gió. Những tia nắng ấm dễ chịu chiếu nhẹ lên mặt tôi, cảm giác như một nụ hôn ấm áp trên má. Bầu trời xanh là một tấm phông được vẽ rất chân thật. Thỉnh thoảng những con sóc chạy quanh bạn rất vui nhộn. Đó là những ký ức không thể quên về trường đại học Santa Clara.
Suốt những năm học đại học, chúng tôi đã có rất nhiều khoảng thời gian vui vẻ, bao gồm cả những buổi tiệc đêm. Chúng tôi thường ăn mặc rất thoải mái như quần dài Pajama, áo thun, dép xẹp là những xu hướng thời trang phổ biến. Chúng tôi chơi game và trò chuyện lúc uống nước, ăn snack, pizza và gà rán.
Tôi cũng có những thời gian rất căng thẳng, như thời gian thi giữa môn và kết thúc môn, những lúc đó sách vở của tôi ngổn ngang trên bàn ăn trong căn tin. Tôi cũng thường uống một chai nước và một tách cà phê to trên bàn, cũng như những món snack giúp tôi giảm stress như kẹo chua, chocolate, và tất nhiên là gà rán!
Tôi nhớ khi một người bạn cùng phòng của tôi nhổ răng khôn, cô ấy đau đến nỗi không thể nói hay đi lại. Đoán xem tối đó chúng tôi ăn gì? Gà rán!
Vâng. Đó là những ký ức về món gà rán của tôi. Gà rán giúp tôi những lúc tốt đẹp nhất cũng như lúc tồi tệ nhất suốt thời đại học. Sau khi trở về New York, cơn thèm khát gà rán của tôi cũng không hề biến mất. Thay vào đó, tôi đã say mê những quán gà rán Hàn Quốc ở thành phố New York.
Một trong những chỗ ăn gà rán yêu thích của tôi là Hell’s Chicken. Gà rán ở đây có vỏ ngoài cực kỳ giòn và bên trong thì rất mềm.
Gà rán Hàn Quốc đặc biệt ở chỗ nó được chiên hai lần, cho nên vỏ ngoài giòn hơn và ít thấm dầu. Gà thường được ướp với muối trước khi chiên. Gà rán Hàn Quốc thường được dùng với củ cải chua, bia và rượu soju.
“Gà rán Hàn Quốc được người Mỹ mang đến Hàn Quốc, và chúng tôi đã tạo ra món nước sốt của riêng mình để ăn kèm”, Jeong S. Lee, quản lý cửa hàng Hell’s Chicken cho biết. Món này giờ rất phổ biến với người Hàn Quốc đến nỗi bạn có thể thấy các cửa hàng gà rán ở mọi ngõ ngách. Một người bình thường sẽ ăn ít nhất là một bữa gà rán trong một tuần.
Bây giờ hãy học cách làm món gà rán phủ sốt nước tương tỏi của Hàn Quốc nhé!

Nguyên liệu
20 miếng cánh gà và đùi gà
115 gram bột gạo
4 chén nhỏ dầu thực vật

Sốt nước tương tỏi
2 muỗng canh nước tương
2 muỗng canh nước
2 muỗng canh tỏi băm
1 muỗng cà phê bột tỏi
2 muỗng canh đường nâu
2 muỗng canh si rô

Hướng dẫn
  1. Để ướp gà, cho những miếng gà vào một cái thố to cùng với 4,5 lít nước và ½ chén muối hạt và đảm bảo muối tan hết. Sau đó bọc cái tô lại rồi đặt vào tủ lạnh trong vòng 6 tiếng.
  2. Để làm nước ướp, cho nước tương, nước, tỏi băm, bột tỏi, đường và si rô vào một cái chảo và nấu riêu ở lửa thấp khoảng 5 phút cho đến khi các nguyên liệu tan đều. Đặt sang một bên.
  3. Sau 6 tiếng, để cho các miếng gà ráo rồi phủ bột gạo.
  4. Lấy một cái chảo, cho dầu, làm nóng chảo đến 170 độ C sau đó cho gà vào rồi chiên khoảng 9 phút. Lấy gà ra rồi để nguội khoảng 40 giây. Chiên gà thêm một lần nữa trong vòng 5 phút. Lấy gà ra rồi phủ nước sốt bằng một cây cọ.
Sau khi ăn món Gà Rán Nước Tương Tỏi của Hell’s Chicken, tất cả những ký ức thời đại học của tôi lại ùa về, cả những lúc thăng trầm. Mọi thứ! Món này thật là tuyệt diệu. Hãy cho tôi biết bạn cảm thấy thế nào về công thức làm gà này nhé. Chúc các bạn nấu ăn vui!
Tác giả: CiCi Li, NTD Television | Dịch giả: Mai Mai

Villaggio di Babbo Natale - Lapponia - Rovaniemi - Finlandia - video turismo





Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh

Khác với vẻ xấu xí và thô kệch như bao loài giun khác, giun cây thông trông giống như khu rừng vào mùa Giáng sinh thu nhỏ, tỏa ánh hào quang rực rỡ nơi đại dương sâu thẳm.


Biển cả bao la luôn ẩn chứa nhiều mối hiểm nguy, bủa vây lấy biết bao sinh linh, khiến chúng phải đấu tranh từng ngày để có thể tồn tại. Song, đâu đó trong không gian rộng lớn ấy, vẫn xuất hiện những loài sinh vật biển dù nhỏ bé nhưng lại tỏa sáng rực rỡ, xua tan bóng đêm tối tăm nơi đại dương sâu thẳm như loài giun cây thông Giáng sinh có tên khoa học là Spirobranchus giganteus.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 1.
 Cùng thuộc họ nhà giun nhưng Spirobranchus giganteus lại có hình dạng khác hẳn so với các loài giun khác trong họ.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 2.
 Đó là lý do vì sao người ta còn gọi nó dưới cái tên giun cây thông.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 3.
 Được biết, sinh vật này sống chủ yếu tại hầu khắp các vùng biển nhiệt đới, từ Caribbean tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 4.
 Ngoài màu sắc sặc sỡ dễ nhận dạng, mỗi con giun còn sở hữu hai xúc tu hình lông vũ, nhô lên cao giống như cây thông thứ thiệt.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 5.
 Bộ phận này chính là cơ quan hô hấp, đồng thời là "thính" nhử mồi đồng thời lọc sinh vật phù du làm thức ăn cho chúng.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 6.
 Bên cạnh đó, Spirobranchus giganteus cũng thường chọn các rặng san hô làm nơi định cư yêu thích.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 7.
 Nhằm đảm bảo an toàn, chúng  đào nhiều hốc nhỏ ở đây để trốn vào khi cảm thấy nguy hiểm.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 8.
 Không chỉ nhút nhát mà sinh vật này còn rất lười vận động.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 9.
 Giống như nhiều loài khác, giun cây thông giáng sinh cũng sinh sản hữu tính để duy trì giống nòi.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 10.
 Theo đó, tinh trùng từ con đực sẽ phóng ra rồi thụ tinh với trứng của con cái trong môi trường nước.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 11.
 Trứng thụ tinh sau đó sẽ phát triển thành ấu trùng và bám vào rặng san hô.
Loài giun biển trông giống cây thông Giáng sinh làm rực sáng đáy đại dương - Ảnh 12.
 Tuy nhỏ bé nhưng Spirobranchus giganteus có thể sống tới xấp xỉ 40 năm.
(Nguồn: Dodo)

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẩn"

Không cần phải sở hữu ngoại hình bắt mắt kiểu đáng yêu, dễ thương hay ngộ nghĩnh, những siêu sao mèo này vẫn có thể đánh cắp được trái tim của hàng triệu cư dân mạng khắp toàn cầu nhờ bộ mặt tỏ vẻ tức tối của mình.

1. Mèo Garfield phiên bản đời thực cau có

Garfi là chú mèo giống Ba Tư có đôi lông mày luôn nhướn lên như thể đang rất bực bội về điều gì đó. Tuy nhiên, trái với bộ mặt có vẻ khó ưa của mình, Garfi thực sự là một chú mèo đáng yêu và ngọt ngào.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 1
Nó sống cùng với gia đình chủ nhân là Hulya Ozko và những người bạn cùng loài khác của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 2
Garfi được mệnh danh là Garfield phiên bản đời thực bởi bộ lông xù màu nâu vàng đặc trưng.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 3
Có thể nói Garfi là một mẫu ảnh rất có triển vọng vì khả năng biểu cảm chuyên nghiệp.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 4
Trong mỗi bức hình, Garfi vừa thể hiện được nội dung mà tác giả muốn truyền tải nhưng vẫn không quên bộ mặt giận dữ.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 5
Garfi bắt đầu trở nên nổi tiếng khi bộ ảnh 100 bức của nó được đăng tải trên Flick thu hút hơn 17.000 lượt xem.

2. Con mèo cục cằn nhất quả đất

Nổi danh trước nên nhắc tới con mèo khó tính nhất thế giới, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay tới con mèo Grumpy, tên thật là Tardar Sauce.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 6
Grumpy là con mèo cái lai giống sinh ngày 4/4/2012 tại Morristown, bang Arizona, Mỹ.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 7
Tháng 9/2012, Grumpy bắt đầu nổi lên như một hiện tượng mạng nhờ những bức hình biểu cảm mặt cau có của mình.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 8
Điều đáng nói là, khuôn mặt của Grumpy lúc nào cũng cau có như vậy do nó bị mắc bệnh còi ở loài mèo.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 9
Grumpy trong tiếng Anh có nghĩa là cục cằn.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 10
Hình ảnh của Grumpy được lan truyền rộng rãi trên mạng và thường được sử dụng trong các bức ảnh hài hước.

3. Chú mèo giận dữ nhất thế giới

Sở hữu khuôn mặt dữ tợn không kém cạnh, chú mèo Colonel Meow cũng là một trong những động vật nổi tiếng nhất thế giới nhờ ngoại hình khác biệt.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 11
Colonel Meow là chú mèo lai giữa hai giống Ba Tư và Himalaya. Nó bị bỏ rơi ở Seattle,Washington, Mỹ và được cô Anne Marie Avey nhận về nuôi từ một trung tâm chăm sóc động vật bị bỏ rơi.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 12
Nó từng được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là con mèo có bộ lông dài nhất thế giới. Ngoài ra, Colonel còn gây ấn tượng mạnh bởi bộ mặt lúc nào cũng như tức giận của mình.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 13
Cuối năm 2012, khi chủ nhân của Colonel đăng tải hình ảnh của nó lên mạng, ngay lập tức nó đã được gán cho biệt danh "Con mèo giận dữ nhất thế giới".

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 14
Colonel có hẳn một trang Facebook riêng với hàng trăm ngàn lượt follow.

3 con mèo nổi như diều gặp gió nhờ bộ mặt lúc nào cũng "cáu bẳn" 15
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2014 vừa qua, Colonel đã chết do bị ốm sau ca phẫu thuật tim và truyền máu.

(Nguồn: Tổng hợp)