Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016
Mực nhồi thịt chiên giòn
Mực nhồi thịt chiên giòn là món ăn ngon và hấp dẫn. Cùng học cách chế biến để gia đình thưởng thức bạn nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
Mực chiên chín vàng giòn phần vỏ ngoài, nhân bên trong thơm ngậy.
- Khoảng 10 con mực nhỏ
- 100g thịt lợn xay
- 10 cái nấm hương
- 1-2 cái mộc nhĩ
- 1 nắm nhỏ miến
- Gừng, rượu trắng
- Cà chua, hành lá, dứa, gia vị
Cách làm :
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, miến ngâm mềm, thái nhỏ. Trộn đều thịt băm với nấm hương, mộc nhĩ, miến, hạt nêm, bột canh, bột cà ri.
- Mực bỏ đầu, bỏ da, rửa sạch với gừng, rượu trắng cho hết mùi tanh rồi rửa lại với nước. Râu mực bỏ mắt, túi mực, rửa sạch với gừng, rượu.
- Nhồi thịt vào bên trong mực, cho từng chút một rồi nén chặt, không nhồi đầy quá vì thịt sẽ còn nở ra, xiên miệng bằng tăm tre.
- Thả từng con mực nhồi vào chiên đến khi vàng thì vớt ra. Râu mực cũng cho vào chảo chiên.
Bày mực nhồi thịt chiên ra đĩa, trang trí với rau củ rồi cùng cả nhà thưởng thức!
Cách 2
Nguyên liệu:
1 kg mực ống tươi
20g nấm hương và 20g mộc nhĩ
200g thịt lợn xay
1/2 củ hành tây
1 nắm miến nhỏ
3 cây hành lá
Hỗn hợp gia vị đi kèm gồm có: đường, hạt tiêu, bột canh, bột nêm,…
Cách làm:
Bước 1: Khi mua mực về các bạn nên khử mùi tanh của mực bằng cách bóp mực với một chút rượu. Sau đó rửa sạch và ướp 1/2 thìa bột canh, xoa đều cả con mực, để trong vòng 1 5 phút cho mực ngấm dần đều.
Bước 2: Còn phần râu mực thì các bạn thái nhỏ. Tiếp đến mộc nhĩ và nấm hương rửa thật sạch rồi ngâm nở và thái nhỏ. Tiếp theo hành lá thái nhỏ và hành tây thì thái hạt lựu; miến thì các bạn ngâm thật mềm và cắt khúc khoảng 2 3 cm.
Bước 3: Công đoạn tiếp theo các bạn trộn thịt xay với tất cả nguyên liệu đã thái nhỏ để làm nhân. Các bạn thêm nếm một hạt nêm, đường, hạt tiêu cho phù hợp. Sau đó các bạn nhồi nhân vào bên trong thân mực, rồi dùng tăm ghim chặt đầu mực lại
Chú ý: Các bạn nên nhồi một ít nhân vào trước, ấn chặt lại sau đó mới nhồi tiếp, không nên nhồi quá nhiều ngay từ đầu bởi khi hấp thịt sẽ bị lồi ra ngoài.
Bước 4: Công đoạn cuối cùng, các bạn đem những miếng mực nhồi nhân cho vào nồi hấp trong vòng 15-20 phút, rồi vớt ra để nguội.
Tiếp đến là bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng thì các bạn cho mực vào chiên lửa to; lật đều các bên để mực chín vàng đều là đạt yêu cầu.
Các bạn vớt mực ra để ráo dầu, xếp vào đĩa trang trí cùng với rau củ quả cho thật đẹp mắt nhé.
Chúc các bạn thành công!
Củ sen kẹp thịt chiên giòn
Củ sen kẹp thịt chiên giòn là món ăn hấp dẫn và khá thú vị với lớp vỏ giòn tan, lớp thịt bên trong ngọt đậm đà khó quên. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách làm củ sen kẹp thịt chiên giòn, càng ăn càng ngon để bạn có thể trổ tài chiêu đãi cả gia đình mình nhé.
Củ sen kẹp thịt chiên giòn mềm thơm lại còn bổ béo nữa nhé. Để làm được món ăn này trước tiên bạn phải chuẩn bị những nguyên liệu cần có để làm củ sen kẹp thịt chiên giòn như sau:
Nguyên liệu làm củ sen kẹp thịt chiên giòn
300g củ sen
300g thịt xay
50g bột khoai tây
50g bột mì
100ml nước lạnh
Xì dầu, rượu, muối
Tinh bột ngô, ngũ vị hương
Hành lá, gừng
300g thịt xay
50g bột khoai tây
50g bột mì
100ml nước lạnh
Xì dầu, rượu, muối
Tinh bột ngô, ngũ vị hương
Hành lá, gừng
Hướng dẫn cách làm củ sen kẹp thịt chiên giòn
Bước 1: Thịt lợn bạn đem rửa sạch sau đó cho vào máy xay nhỏ. Bạn nên chọn thịt lợn nạc nhé, như vậy cách làm củ sen kẹp thịt chiên giòn mới hấp dẫn, thơm ngon. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ. Gừng thái nhỏ.
Sau đó bạn đem thịt ướp với 1 thìa xì dầu, nửa thìa rượu, nửa thìa muối, ít hành lá, gừng, tinh bột ngô, ngũ vị hương và ướp chúng trong khoảng 10 phút.
Bước 2: Củ sen bạn đem rửa sạch và thái thành từng lát vừa ăn. Để củ sen sau khi gọt không bị thâm thì bạn nên chuẩn bị một bát nước muối trước khi gọt củ sen. Gọt được chừng nào thì thả vào bát muối chừng đó.
Bước 3: Bước tiếp theo của cách làm củ sen kẹp thịt chiên giòn là bạn hãy làm bột tẩm. Bạn đem 50g bột khoai tây, 50g bột mì, 100ml nước lạnh cùng với nửa thìa dầu ăn vào 1 cái tô và trộn đều chúng lên.
Bước 4: Bạn đem hỗn hợp thịt đã ướp phết vào lát củ sen và đậy thêm 1 lát nữa lên trên. Bạn lăn qua, lăn lại chúng vào bát bột tẩm , sau đó thả vào chảo chiên giòn. Khi bạn thấy củ sen vàng đều cả 2 mặt thì gắp chúng ra để ra đĩa có giấy thấm dầu nhé. Cứ làm như vậy đến hết là đã thực hiện xong cách làm món ăn củ sen kẹp thịt chiên giòn ngon tuyệt. Đợi nguội 1 chút rồi hãy cùng người thân thưởng thức nhé.
Thưởng thức củ sen kẹp thịt chiên giòn
Yêu cầu thưởng thức củ sen kẹp thịt chiên giòn
Yêu cầu thưởng thức củ sen kẹp thịt chiên giòn
Thịt heo ở phía trong mềm thơm, củ sen thì giòn tan.
Món củ sen kẹp thịt chiên giòn ngọt ngọt beo béo này tuy là món ăn vặt nhưng lại rất bổ đó nhé.
Bạn hãy thưởng thức khi còn nóng nhé.
Món củ sen kẹp thịt chiên giòn ngọt ngọt beo béo này tuy là món ăn vặt nhưng lại rất bổ đó nhé.
Bạn hãy thưởng thức khi còn nóng nhé.
Cách làm củ sen kẹp thịt chiên giòn ngon tuyệt này không hề phức tạp một chút nào phải không các bạn? Món ăn này rất thích hợp vào những hôm thời tiết mát mẻ, ăn sẽ rất hợp đó. Đảm bảo bạn sẽ ăn hoài mà không biết ngán.
TH
Gà hầm nước cốt dừa vừa béo vừa cay kiểu Thái
Món gà hầm này có đặc điểm là sẽ thơm nức cả mũi vì có nước cốt dừa, nên dự là nấu xong sẽ hết veo nhanh lắm đó!
Thái Lan vốn đã nổi tiếng nhờ các món cà ri dừa béo ngậy, thơm nồng và cay 'té khói'. Hôm nay, ta sẽ lấy nguồn cảm hứng từ món ăn truyền thống này để làm ngay một phiên bản nhẹ nhàng, dễ ăn hơn, nhưng vẫn mang đậm phong cách Thái nha.
Thay vì dùng bột ớt thì ta sẽ dùng ớt xanh Jalapenõ vì nó không quá cay, nhưng lại mang đến cho món gà mùi thơm rất hấp dẫn! Thêm vào đó là nước cốt dừa béo ngậy cùng sốt cà chua, có vẻ là một sự kết hợp hơi kì lạ, nhưng kết quả là bạn sẽ có một món gà cực kì ngon, mềm và thấm đầy hương vị Thái đấy!
Lưu ý nguyên liệu:
Ớt jalapenõ là một loại ớt xanh của Mexico. Bạn có thể thay ớt xanh bằng ớt thường, chú ý gia giảm sao cho vị cay thích hợp là được nhé!
Nước dừa sẽ tạo vị béo, cà chua làm cho thị gà rất mềm còn ớt thì thêm vị cay đấy!
Chỉ một chảo thịt gà thôi mà có bao nhiêu là hương vị phải không nào?
Vì thịt gà hầm một lúc mới mềm nên bạn có thể chuẩn bị gà trước rồi trong lúc chờ gà hầm thì nấu cơm. Như vậy, gà vừa chín thì bạn sẽ có hẳn một bữa cơm nóng hổi ngon tuyệt luôn!
Ăn với cơm nóng nữa thì ngon thôi rồi luôn đấy!
Nguồn: Tastemade
Cách làm món lợn khô
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bò khô bằng thịt lợn:
Thịt lợn nạc (chọn thịt đầu thăn hoặc mông chỗ có gân) 1kg
Mỡ bò: 100 gram (rán lấy phần mỡ nước, bỏ tóp)
Sả, tỏi, gừng: bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ
Ớt bột, tương ớt: nhiều ít tùy vào khẩu vị của bạn.
Bột canh (gia vị), đường, ngũ vị hương, gia vị bột bò kho, bột hạt điều đỏ, dầu hào, bột nghệ.
Cách làm bò khô từ thịt lợn:
Thịt lợi thái dọc thớ, rộng bản, độ dày khoảng 1cm. Thớ thịt càng dài thì khi làm càng giống thịt bò khô thật. Trần qua nước sôi cho sạch hết bụi bẩn và mùi hôi. Sau đó, luộc thịt với thật ít nước sao cho vừa chín tới (không luộc kỹ vì sẽ làm mềm thịt). Vớt thịt ra để ráo nước, giữ lại nước luộc.
Trộn tất cả gừng, tỏi, sả đã băm nhuyễn tất cả số gia vị ở trên (đường, bột canh, tương ớt, ớt bột, ngũ vị hương, gia vị bò kho, màu hạt điều, bột nghệ, dầu hào) vào phần nước luộc quấy thành hỗn hợp.
Thịt sau khi luộc có thể để nguyên miếng hoặc xé dọc thớ thịt thành những sợi nhỏ và dài tùy ý. Trộn đều thịt với hỗn hợp gia vị để ít nhất 1h cho ngấm.
Bắc thịt đã ngấm gia vị ở trên lên bếp đun nhỏ lửa cùng với mỡ bò cho đến khi nước cạn hết, gia vị thấm đều vào thịt. Khi nước gần cạn hết có thể thêm màu điều nếu thấy màu thịt chưa đạt.
Cuối cùng, sấy khô thịt bằng lò nướng hoặc vi sóng. Nếu không có lò nướng hoặc lò vi sóng, có thể đổ thịt vào chảo chống dính, sao khô như làm ruốc.
Vậy là bạn đã có những miếng thịt lợn khô ăn ngon không kém gì món bò khô ngoài hàng. Chúc bạn thành công.
Minh Minh
Bánh da lợn cuộn
Thay vì cắt bánh da lợn thành từng miếng vuông, chữ nhật bạn có thể cuộn bánh lại và cắt thành từng lát tròn mỏng trông chiếc bánh sẽ thêm phần đẹp mắt. Cùng thử nhé!
110g đậu xanh
10 lá dứa
300g bột năng
100g bột gạo tẻ
650ml nước cốt dừa
370g đường
Lá dứa rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
Trộn đều đường, bột với nhau. Nước cốt dừa hòa thêm 350ml nước để được 1 lít nước cốt dừa loãng.
Đậu xanh rửa sạch ngâm 3h cho nở mềm sau đó cho vào nồi thêm nước xăm xắp, đun sôi, đổ bớt nước đi, đậy vung đun tiếp cho đậu chín bằng hơi.
Khi thấy đậu bở, dùng tay bóp nhuyễn được, thì bỏ đậu ra ngoài cho nguội.
Bột đã trộn đều thì hòa với 1 lít nước cốt dừa, lọc qua rây để được hỗn hợp bột mịn.
Chia đôi hỗn hợp bột, 1 nửa đem xay chung với đậu xanh cho mịn, nếu cần lại rây thêm 1 lần nữa.
Như vậy sẽ có 2 phần bột với màu xanh lá dứa và màu ngà của đậu xanh.
Chuẩn bị nồi hấp, đặt khuôn đã phết 1 lớt dầu ăn để chống dính hoặc đặt 1 tờ giấy nến lên. Đổ bột màu xanh lên. Đây vung lại, nhớ bọc miếng vải cho vung để không bị nhỏ nước.
Khi thấy bột chuyển màu trong suốt, thì đố đến lớp đậu xanh lên trên. Yêu cầu là khối lượng đổ các lớp nên đồng đều để ta thu được thành phẩm có các lớp màu bằng nhau.
Khi đậu chín thì lại đổ 1 lớp bột xanh, thực hiện lần lượt cho tới hết.
Lấy bánh ra ngoài, nếu có lót giấy nến thì nhấc bánh ra khỏi khuôn luôn để cho nguội nhanh còn nếu không đợi bánh nguội bớt thì lấy ra khỏi khuôn. Khi bánh vẫn còn ấm thì cuộn bánh lại, cuộn chặt tay và dứt khoát để bánh không bị tuột.
Sau đó để bánh nguội hoàn toàn thì dùng dao sắc lưỡi mỏng để cắt bánh thành từng lát.
Bánh da lợn là món bánh cực kỳ quen thuộc với mỗi người dân Việt, là món bánh truyền thống của miền Nam bộ. Bánh được làm từ bột năng nên dẻo dai hòa quyện giữa màu xanh của lá dứa với màu vàng của đậu xanh. Bánh có vị ngọt vừa phải lại thơm phức mùi nước cốt dừa xen lẫn mùi lá dứa thanh mát. Thay vì cắt bánh thành từng miếng vuông chữ nhật bạn có thể cuộn bánh lại và cắt thành từng lát tròn mỏng như vậy trông miếng bánh sẽ thêm phần đẹp mắt. Cùng thử nhé!
Chúc bạn thành công!
6 mẹo cực hay giúp bạn nhanh tay hơn khi vào bếp
Với những mẹo đơn giản này bạn có thể tiết kiệm thời gian và rảnh hơn khi vào bếp.
1. Bóc vỏ trứng
Sau khi luộc, để bóc trứng dễ dàng, bạn không cần ngâm nước cho nguội mà cho vào một lọ thủy tinh. Sau đó đổ thêm chút nước vào. Đậy nắp lọ rồi lắc lọ thật mạnh sẽ khiến cho vỏ trứng bong ra dễ dàng.
Lúc này, bạn chỉ việc lấy quả trứng ra và bóc nốt chỗ vỏ còn sót lại.
2. Bóc tỏi siêu nhanh
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Mùi tỏi rất thơm, làm món ăn hay nước chấm thêm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, công đoạn bóc tỏi làm nhiều chị em nội trợ hơi ái ngại vì nếu nhiều tỏi, bóc sẽ rất lâu, hơn nữa, mùi tỏi dây ra tay rất khó hết mùi. Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể cho tỏi khô vào trong lọ thủy tinh, đậy nắp lại, dùng tay lắc thật mạnh. Chưa đầy một phút, tỏi đã bong vỏ.
3. Gọt kiwi bằng miệng cốc
Kiwi vốn mềm vì thế gọt kiwi thường bị nát và chảy nhiều nước ra tay, mất thẩm mĩ. Vì thế, để khắc phục việc này, chị em chỉ cần thay đổi "chiến thuật" một chút thôi. Sau khi cắt đôi quả kiwi dọc theo thân quả. Đặt quả kiwi sát miệng một cốc thủy tinh, dùng tay cầm quả kiwi vừa ấn mạnh và kéo quả kiwi từ trên xuống thì phần thị quả kiwi sẽ rơi vào bên trong cốc còn vỏ sẽ ở bên ngoài là được.
4. Thái ớt chuông nhanh, chuẩn
Cắt đầu và đuôi quả ớt chuông. Dựng đứng quả ớt chuông, dùng dao cắt dọc phần vỏ 1 đường từ trên xuống (không chạm mũi dao vào bên trong hạt). Sau đó, đặt nằm quả ớt xuống, lọc vỏ phần lõi.
Bỏ lõi quả ớt chuông. Phần đầu ớt chuông thì tách bỏ cuống. Thái ớt chuông thành các dải dài đều nhau. Phần đuôi quả ớt và đầu ớt cũng làm tương tự là xong.
5. Cắt chuối bằng... kim
Chỉ với một cây kim khâu bạn đã có thể cắt được thịt quả chuối mà không cần phải bóc vỏ ngay. Dùng đầu sâu chỉ kim cắm dọc theo thân quả chuối thành một đường thẳng. Cắm sâu đến nửa kim, vừa cắm vừa đẩy kim sang hai bên để kim cắt chuối bên trong.
Sau đó, bóc vỏ chuối ra bạn sẽ thấy các miếng chuối đã được cắt mà không sợ chuối dây bẩn ra tay.
6. Tách vỏ khoai tây không cần gọt
Khoai tây rửa sạch, dùng dao khứa một đường tròn quanh thân củ khoai tây theo chiều ngang. Sau đó cho vào nồi luộc cho đến khi khoai hơi mềm, vỏ chỗ phần khứa có dấu hiệu bong ra. Vớt khoai tây ra, ngâm vào nước mát. Khoai tây nguội bớt thì dùng tay miết, vỏ khoai tây sẽ tự bong ra mà chẳng cần phải gọt. Với cách làm này, khoai tây gọt rất sạch mà không mất ít thịt khoai tây nào cả.
Ăn thật ngon với 3 món cực đơn giản từ măng tây
Bữa ăn của người Việt luôn chú trọng rau xanh và các món canh nhằm bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Nền ẩm thực của chúng ta rất phong phú và dễ dung hòa các yếu tố từ nước ngoài. Như măng tây vậy, có nguồn gốc từ các nước châu Âu nhưng những năm gần đây đã nhanh chóng có mặt trong bữa ăn của người Việt.
Măng tây được coi là rau “hoàng đế” vì hàm lượng dinh dưỡng cao, được xếp vào loại thực phẩm cao cấp. Nhiều người Việt chưa quen với vị măng tây đặc trưng, bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số công thức đơn giản giúp chế biến măng tây thành món ăn ngon và gần gũi với thực đơn hàng ngày của gia đình Việt.
Bước đầu tiên là bí quyết để giữ măng tây luôn xanh tươi khi nấu: Cần loại bỏ phần thân già, trụng măng trong nước sôi có tí muối và dầu ăn, sau đó vớt ra và ngâm nước đá lạnh, rồi để ráo nước trước khi sử dụng.
1. Măng Tây xốt chua ngọt
Bước đầu tiên là bí quyết để giữ măng tây luôn xanh tươi khi nấu: Cần loại bỏ phần thân già, trụng măng trong nước sôi có tí muối và dầu ăn, sau đó vớt ra và ngâm nước đá lạnh, rồi để ráo nước trước khi sử dụng.
1. Măng Tây xốt chua ngọt
Nguyên liệu
- Măng tây 150g
- Cà-rốt 100g
- Tôm thẻ 200g
- Gừng chua xắt sợi 50g
- Tép hành lá 5 tép, hành tỏi bằm nhuyễn
- Nước dùng 50ml
- Dầu ăn, hạt nêm, dấm, nước tương, dầu mè, đường, tiêu xay, ngò
Chuẩn bị:
- Cà-rốt 100g
- Tôm thẻ 200g
- Gừng chua xắt sợi 50g
- Tép hành lá 5 tép, hành tỏi bằm nhuyễn
- Nước dùng 50ml
- Dầu ăn, hạt nêm, dấm, nước tương, dầu mè, đường, tiêu xay, ngò
Chuẩn bị:
Măng tây cắt khúc 5cm, cà-rốt: bào vỏ, xắt sợi, dài 5cm. Tôm: Bỏ đầu, lột vỏ, chừa đuôi, bỏ chỉ đen, ướp với ½ muỗng hạt nêm+ chút hành tỏi + gừng + dầu mè, để 10 phút. Hành lá: Cắt khúc 5cm. Xốt: 1 muỗng canh uỗng cà-phê bột + 1 muỗng canh uỗng cà-phê hạt nêm + 1 muỗng canh dấm + nước dùng + 1 muỗng canh nước tương + chút đường.
Chế biến: Làm nóng 1 muỗng canh dầu, xào tôm vừa chín, trút ra dĩa. Chảo nóng, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, xào cà-rốt vừa chín + gừng chua + tôm + xốt đã quậy đều, xào nhanh tay với lửa to cho bột sánh trong + măng + hành lá, trộn lại, nếm vừa ăn. Cho món ăn ra dĩa, rắc tiêu và ngò lên trên.
2. Trứng hấp măng tây
Chế biến: Làm nóng 1 muỗng canh dầu, xào tôm vừa chín, trút ra dĩa. Chảo nóng, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, xào cà-rốt vừa chín + gừng chua + tôm + xốt đã quậy đều, xào nhanh tay với lửa to cho bột sánh trong + măng + hành lá, trộn lại, nếm vừa ăn. Cho món ăn ra dĩa, rắc tiêu và ngò lên trên.
2. Trứng hấp măng tây
Nguyên liệu
- Măng tây 150g
- Cà rốt 100g
- Trứng gà 3 trái
- Bắp cải tím 4 lá
- Nấm hương tươi 50g
- Thịt cua 50g
- Dầu hành tỏi phi 1 muỗng
- Hạt nêm, tiêu xay, muối, ngỏ rí (rau mùi )
Chuẩn bị:
- Cà rốt 100g
- Trứng gà 3 trái
- Bắp cải tím 4 lá
- Nấm hương tươi 50g
- Thịt cua 50g
- Dầu hành tỏi phi 1 muỗng
- Hạt nêm, tiêu xay, muối, ngỏ rí (rau mùi )
Chuẩn bị:
Rửa sạch nguyên liệu trước khi xắt gọt. Măng tây cắt ngắn 2 cm. Cà-rốt: Bào vỏ, xắt hạt lựu. Nấm ngâm rửa bằng nước muối, vớt ráo, xắt nhỏ. Trứng gà: Tách bỏ vỏ, quậy tan. Lá bắp cải tím: Trụng sơ trong nước sôi + ít muối và dầu ăn, vớt ra ướp nước đá.
Chế biến:
Chế biến:
Trộn hỗn hợp: Trứng + thịt cua + cà-rốt + nấm + măng + dầu hành tỏi phi, nêm 1 muỗng canh hạt nêm + chút tiêu, quậy đều, thử vừa ăn. Chia hỗn hợp vào 4 chén, hấp cách thủy đến chín đặc hoàn toàn. Trút món ăn lên lá bắp cải tím đặt sẵn trên dĩa, trang trí thêm ngò và hoa ớt tỉa.
3.Măng tây xào ba rọi hun khói
Nguyên liệu
- Măng tây 150g
- Khoai tây 100g
- Ba rọi xông khói 4 miếng
- Bơ lạt 1 muỗng
- Dầu ăn 1 muỗng
- Hạt nêm, nước tương, tiêu xay, muối tiêu, ngỏ rí (rau mùi)
Chuẩn bị: Rửa sạch nguyên liệu trước khi xắt gọt, măng tây cắt khúc 4 cm. Khoai tây: Bào vỏ, ngâm nước, xắt que tương tự măng tây. Ba rọi xông khói: Xắt nhỏ.
Chế biến: Làm nóng dầu + ½ bơ, cho khoai tây vào xào đến chín + măng + ba rọi, nêm 1 muỗng canh hạt nêm + 1 muỗng canh uỗng cà-phê nước tương + phần bơ còn lại, trộn đều. Trút món ăn vào dĩa, rắc tiêu và ngò lên trên rồi thưởng thức.
Chúc bạn thành công với những món ăn mới được làm từ măng tây nhé.
Cách nhận biết gạo "ngậm" nhiều hóa chất
Cách nhận biết gạo không nhiễm hóa chất - điều ai cũng cần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả nhà!
Gạo là loại lương thực không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay, để bảo quản gạo được lâu, nhiều cửa hàng kinh doanh vì lợi nhuận đã phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc xung quanh bao gạo, ngoài ra, còn phun một số loại hương liệu có nguồn gốc hóa học tổng hợp để tạo mùi thơm hấp dẫn bởi nếu sử dụng thuốc và hương liệu nguồn gốc thực vật thì giá thành sẽ tăng lên rất nhiều. Theo thời gian, lượng hóa chất này sẽ tích đọng lại trong cơ thể và phát tác một số bệnh, thậm chí là ung thư. Chính vì vậy, cách nhận biết gạo chứa hóa chất là vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng .
Gạo là loại lương thực không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.
Trước thông tin để bảo quản gạo được lâu không bị mốc, mọt, nhiều cửa hàng kinh doanh đã phun tẩm hóa chất diệt mọt và nấm mốc và hóa chất xung quanh bao gạo, ngoài ra, một số loại gạo còn được ướp hương liệu tạo nên mùi thơm hấp dẫn.
Theo các chuyên gia người tiêu dùng có thể nhận biết được gạo giả. Những loại gạo giả, khi nấu lên ăn sẽ thấy hạt cơm bở, không dẻo, không có hương vị của cơm thông thường.
Ngoài ra, nếu là gạo thông thường mới xay sát sẽ có mùi thơm tự nhiên của cám. Những loại gạo có ướp hương tạo mùi thì gạo thường có độ bóng hơn bình thường. Nếu nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Những loại gạo bị ướp hương tạo mùi khi mua về sẽ mất dần mùi thơm do hóa chất bị bay hơi. Bên cạnh đó, khi ăn cơm sẽ không còn mùi thơm ban đầu do các hóa chất bị phân hủy và bay hơi khi gặp nhiệt độ cao.
Để có gạo an toàn không có hóa chất bảo quản, người tiêu dùng nên mua ở các đại lý có uy tín nhằm tránh tác hại sức khỏe sau này. Cách lựa chọn khi mua gạo cần quan sát kỹ thấy hạt gạo phải đều, căng, ít hạt gạo bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng và khi chạm vào gạo sẽ cám thấy có một chút bột cám dính lên tay. Trước khi nấu nên vo gạo kỹ để tẩy làm giảm bớt hóa chất nếu có trong bảo quản.
Lưu ý: Để gạo an toàn không nhiễm hóa chất bảo quản, người tiêu dùng nên mua ở các đại lý có uy tín, đồng thời, trước khi nấu nên vo gạo kỹ làm giảm bớt hóa chất nếu có.
Những sai lầm khi nấu cơm cần tuyệt đối tránh
Nấu cơm là việc đơn giản hàng ngày, nhưng để nấu được nồi cơm ngon mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng có trong gạo thì không phải ai cũng biết.
Chọn gạo có mùi quá thơm
Ngày nay có rất nhiều gia đình thích ăn gạo có mùi thơm, tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác bởi gạo quá thơm có thể rất nguy hiểm bởi theo KS hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy, để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu hơn. Tuy nhiên các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng nên chúng ta ăn phải loại gạo với nhiều chứa nhiều hóa chất tạo mùi.
Bởi vậy, khi mua gạo, người tiêu dùng nên chọn những hạt gạo trắng, dài và không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Đặc biệt không nên mua những loại gạo có mùi thơm lạ, thơm quá mức. Trước khi mua gạo chúng nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi để phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.
Vo gạo sai cách
Vo gạo cũng không kém phần quan trọng so với việc chọn gạo. Vì nếu vo quá kỹ sẽ làm chất đi những chất dinh dưỡng trong hạt gạo.
Cách vo đúng và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là cho nước vào nồi cùng với gạo, dùng tay khuấy đều đều để bụi bẩn, trấu (nếu sàn gạo không kỹ) nổi lên trên bề mặt và đổ nước đó đi. Tránh vò xát gạo vào nhau sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất trong hạt gạo. Mọi người có thể vo nước từ 1 đến 2 lần, tuy nhiên nên vo chỉ trong 1 nước đầu và khuấy thật kỹ.
Mọi người có thể dùng nước vo gạo để bón cây hoặc rửa mặt đều rất tốt.
Không nấu cơm bằng nước sôi
Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh đang tồn tại ở rất nhiều các gia đình. PGS.TS Nguyên Văn Hoan (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội), nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh dù nấu bằng nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi vì, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Chính nhờ việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí mà lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng
Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện nó sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm điện để nấu thêm 5 phút nữa thì cơm sẽ dẻo và rất ngon.
Cách để có nồi cơm thơm ngon, hấp dẫn
Cách để có nồi cơm thơm ngon, hấp dẫn
Dùng nước trà nấu cơm: Cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: Dùng 5-6 lá chè, ngâm vào 1 kg nước sôi từ 5-8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Thanh Hòa
Móng tay có hình trăng lưỡi liềm: Dấu hiệu bệnh tật
Nếu móng tay của bạn xuất hiện hình trăng lưỡi liềm màu trắng sữa, hãy cẩn trọng lưu ý đến một số căn bệnh nghiêm trọng sắp xuất hiện.
Được coi là “thầy bói” của cơ thể, từ độ cứng, độ dày, trạng thái đén màu sắc của móng tay, ta có thể dễ dàng “đọc vị” những bí mật về sức khỏe của mình qua đó.
Theo nguyên tắc y học Trung Hoa, những người sức khỏe bình thường thì móng tay có màu hồng nhạt, sáng bóng và mịn màng. Tuy nhiên, với một số người, nếu móng tay đẹp, hồng hào nhưng lại xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng sữa, chiếm diện tích bằng 1/5 ngón tay thì hãy lưu tâm đến vấn đề sức khỏe của mình, theo Một thế giới.
Dấu hiệu này xuất hiện trên nam giới rõ hơn nữa giới, ngón cái dễ nhìn nhất, sau đó nhỏ dần theo thứ tự ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn. Những người có hình bán nguyệt nhỏ, số lượng ít có khả năng mắc chứng bệnh dương hư (suy giảm chức năng); nhưng nếu ngược lại có thể dễ bị trúng phong, hoặc các bệnh “âm hư dương thịnh”.
Nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định được bệnh và phòng tránh trước.
Một số dấu hiệu khác trên móng tay cảnh báo bệnh tật
Những đốm trắng trên móng tay
Theo Trí thức trẻ, rất nhiều người gặp phải trường hợp này. Khi nhìn thấy những đốm trắng, đa số nghĩ rằng không có vấn đề gì lớn. Theo góc nhìn y học, đốm trắng xuất hiện trên móng tay là do thiếu canxi và kẽm trầm trọng.
“Ổ gà” ở móng tay
Nhiều vết lõm xuất hiện ở móng tay, tức bạn đang trong tình trạng kiệt sức và suy nhược tinh thần nghiêm trọng. Trong tương lai gần, có thể bạn sẽ gặp một vài rắc rối nho nhỏ.
Đường thẳng đứng chạy dọc từ móng tay xuống ngón tay
Từ ngón cái đến ngón út đại diện cho: tim, gan, lá lách, phổi và thận. Khi thấy những đường thẳng này xuất hiện ở ngón tay, bạn cần chú ý các vấn đề liên quan đến 5 loại bệnh kể trên.
Xuất hiện nhiều đường sọc trên móng tay
Điều này cho thấy chức năng tim của bạn không tốt, đặc biệt nếu có nhiều đường sọc xuất hiện ở ngón cái. Thời gian tới, bạn cũng cần chú ý những việc liên quan đến tài sản và tiền bạc.
Nguyên tắc chăm sóc móng tay và móng chân
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Theo Dân Việt, ngoài việc tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm bổ máu, ta nên chú ý bổ sung những thức ăn giàu dinh dưỡng như sữa, trứng, đậu, cá và một số món ăn giàu protein (nấm đen, gạo đen, các loại hạt…).
Thường xuyên rèn luyện thân thể
Đầu ngón tay và ngón chân là nơi giao thoa giữa các kinh mạch trong cơ thể. Do đó, để sức khỏe được đảm bảo, bạn nên thường xuyên vận động tay chân.
Đặc biệt, những người cao tuổi nên áp dụng các hình thức thể dục nhẹ nhàng cho các bộ phận này bằng cách chà xát hạt đào, vung vẩy tay chân….
Bên cạnh đó, việc dùng ngón chân “cào” mặt đất trong khi đi bộ cũng là một bài tập góp phần tăng tuần hoàn máu và rèn luyện lực chân.
Hùng Lâm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)