a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2025 AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM MỚI 2025 VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Bảy hiện tượng thời tiết ngoạn mục trên Trái Đất và điều gì đã gây ra chúng


Time to get inside? A dust storm approaches. (Zooey/CC BY-SA 2.0)
Bạn có đủ thời gian để chạy vào trong nhà không? Một cơn bão bụi đang tiến đến. (Zooey / CC BY-SA 2.0)
Thời tiết có thể tạo ra nhiều tuần ảm đạm, mưa phùn u ám. Nhưng nó cũng có thể trình diễn một màn gây ấn tượng mạnh mẽ – và thường thì cũng nguy hiểm chết người. Nhưng điều gì giải thích cho những sự kiện bùng nổ này?
Bầu khí quyển của Trái Đất bị tác động bởi nhiệt lượng Mặt trời. Thời tiết là sự phản ứng của khí quyển với kết cấu nhiệt lượng không đồng đều mà nó nhận được từ Mặt trời. Ánh sáng nhìn thấy được và tia cực tím sưởi ấm Trái Đất ở những vùng có ánh sáng mặt trời, và các vùng ở vĩ độ thấp sẽ nóng hơn, nhưng Trái Đất cũng phát ra bức xạ hồng ngoại với năng lượng gần như tương đương ở tất cả mọi hướng.
Tính trung bình, Trái Đất nhận được 340 W/m2 từ Mặt trời. Khoảng 1/3 năng lượng này bị phản ngược trở lại không gian bởi mây và lớp băng trên bề mặt. Phần năng lượng còn lại – khoảng tương đương với việc đặt những lò sưởi nhỏ cách nhau mỗi 2m, bố trí theo dạng mắt lưới bao phủ bề mặt của Trái đất và vận hành liên tục – sẽ được bề mặt và khí quyển Trái Đất hấp thụ.
Nhưng sức mạnh của mặt trời được tập trung vào ban ngày và đặc biệt là gần đường xích đạo. Tính trung bình, khí quyển và bề mặt hấp thụ hơn 300W/m2 trong vùng nhiệt đới nhưng ít hơn 100W/m2 ở vùng cực. Lý do là vì bề mặt của trái đất tại đường xích đạo tiếp xúc trực diện với ánh sáng mặt trời, nhưng ở gần cực, vẫn cùng một mức năng lượng nhưng lại phân tán ra một diện tích bề mặt lớn hơn.


(NASA Goddard Space Flight Center/CC BY 2.0)
Nhiệt độ Trái Đất không thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, mức chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ độ cao chỉ là 50 độ C, ít hơn rất nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ ở các hành tinh khác như là Mặt trăng. Điều này là bởi vì bầu khí quyển (và các đại dương) đưa nhiệt từ vùng ấm hơn tới vùng lạnh hơn. Năng lượng mà khí quyển truyền tải có thể đạt tới 5PW (5 x 1015W). Để so sánh, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất có công suất 8GW (8 x 109W) và tổng điện năng mà con người tiêu thụ bằng tất cả mọi hình thức hiện nay ước tỉnh khoảng 18TW (1,8x 1013W) vẫn kém hơn 250 lần so với mức nhiệt trên của bầu khí quyển.
Nguồn năng lượng khổng lồ này chính là một cỗ máy nhiệt cho bầu khí quyển và các đại dương của Trái đất, cũng như cho dòng không khí nóng di chuyển đến các khu vực lạnh hơn. Trong quá trình di chuyển, năng lượng được chuyển đổi sang các dạng khác và bản thân việc Trái đất tự xoay quanh trục cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu trên Trái đất, đặc biệt là ở những vùng vĩ độ trung bình. Tác động của sự chuyển đổi nhiệt tạo nên nhiều hệ thời tiết, có thể kể đến các vùng Hadley, hay các chuyển động dạng sóng, với biểu hiện bề mặt là những hệ thời tiết quen thuộc áp suất cao và áp suất thấp.
Jet stream cirrus. (LPI/NASA)
Dòng tia cirrus (LPI/NASA)
Dòng tia là những dải băng rất hẹp (sâu vài km và có lẽ rộng 100km) của không khí chuyển động nhanh vòng quanh trái đất và hình thành trên ranh giới của khối không khí nóng hơn và lạnh hơn ở độ cao vào khoảng 10 km. Ở trung tâm dòng tia, gió có thể đạt 200 km/h và vào tháng năm 1967 đã ghi nhận một dòng tia có vận tốc 656 km/h ở bên trên bầu trời Outer Hebrides. Việc định vị những cơn gió tập trung này là rất quan trọng khi lên kế hoạch cho tuyến đường máy bay và việc lợi dụng dòng tia là lý do tại sao khi bay từ tây sang đông lại nhanh hơn so với hành trình ngược lại.
Dòng tia có ảnh hưởng nhất đối với thời tiết của chúng ta là dòng tia cực bắc. Dòng tia này quanh co trong một lộ trình biến đổi và dẫn hướng sự chuyển đổi các hệ thống thời tiết trên toàn thế giới, có khả năng dẫn đến một loạt các cơn bão và lũ lụt. Khi dòng tia cực bắc di chuyển xuống phía nam thì không khí lạnh ở cực sẽ được đưa xuống, khi nó di chuyển về phía bắc, thì không khí sẽ ấm áp và khí hậu sẽ ổn định.
(NASA/NOAA GOES Project/ CC BY 2.0)
(NASA/NOAA GOES Project/ CC BY 2.0)

Hurricane Katrina at peak intensity in the Gulf of Mexico on 28 August 2005. (Jeff Schmaltz, MODIS Rapid Response Team, NASA/GSFC)
Cơn bão Katrina lúc ở đỉnh điểm tại Vịnh Mexico vào ngày 28 năm 2005. (Jeff Schmaltz, MODIS Rapid Response Team, NASA / GSFC)
Bão nhiệt đới, được biết đến với những cơn bão ở châu Mỹ và những trận bão ở vùng Viễn Đông, là những sự kiện thời tiết ở vĩ độ thấp có sức phá hoại rất lớn, khởi đầu từ những hệ thời tiết yếu, áp suất thấp. Bão nhiệt đới hình thành trên những vùng biển rất ấm áp, thường vào cuối mùa hè và mùa thu ở mỗi bán cầu. Khi bão mạnh thêm, chúng lại được dẫn đường bởi năng lượng tiềm ẩn từ hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây bão lớn.
Đã từng có những cơn bão có tốc độ gió hơn 200 km/h xung quanh tâm bão, nhưng sự tàn phá chủ yếu là do lũ lụt vì mực nước biển dâng lên kèm theo lượng mưa dữ dội. Lượng mưa trung bình hàng năm của Vương quốc Anh chỉ bằng lượng mưa trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ tại mắt bão.
Trận bão Bhola năm 1970 là một trong những thiên tai tồi tệ nhất mọi thời đại, giết chết hơn nửa triệu dân ở Bangladesh và Tây Bengal phần lớn là do lũ lụt, nhưng nó còn quá xa để trở thành một cơn bão mạnh nhất, nó chỉ được xếp vào loại tương đối vừa phải là loại 3. Mạnh nhất là loại 5, bao gồm cơn bão Katrina vào năm 2005 với sức gió hơn 280 km/h.
(Modern Event Preparedness/CC BY 2.0)
(Modern Event Preparedness/CC BY 2.0)
Những cơn lốc xoáy là những cơn lốc nhỏ hung bạo có thể hình thành dưới một đám mây bão xếp khối, là một vùng có sự đối lưu thẳng đứng mạnh mẽ. Trong lốc xoáy, một đám mây hình phễu được hình thành ở trung tâm cơn lốc mặc dù những luồng gió mạnh lại lưu chuyển ở cách tâm rất xa. Tốc độ gió thậm chí có thể đạ tới 500km/h và phá hủy mọi thứ trên đường đi.
Cơn lốc xoáy Tri-State vào tháng ba năm 1925, được ghi nhận là có lộ trình dài nhất, lên tới 350 km và giết chết 695 người ở Thung lũng sông Mississippi, Mỹ. Toàn bộ thảm hoạ này đã làm thiệt mạng 747 người, nhưng đó chưa là gì so với cơn lốc xoáy Daulatpur-Saturia vào tháng 4 năm 1989 ở Bangladesh, khiến 1.300 người chết và 80.000 người bị mất nhà cửa.
Bão bụi xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng đem theo một lượng cát và khoáng mịn khổng lồ di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Tại Bắc Phi, những cơn bão này được gọi là haboobs và thường được khởi đầu bằng bởi cơn gió lớn kèm theo những cơn bão. Tại những vùng khô của Châu Mỹ và Châu Á cũng xuất hiện những cơn bão tương tự. Haboobs có thể cao tới hơn 1km, bao phủ hàng ngàn km2 và kéo dài trong vòng nhiều giờ. Bụi hấp thụ ánh sáng mặt trời và làm ấm vùng không khí xung quanh cũng như tăng cường sức gió ở rìa cơn bão.
Nếu như ở trên Trái Đất có hơi nước để dung hòa những hạt bụi trong không khí thì trên sao Hỏa, không khí khô sẽ biến những cơn bão bụi dường như bao phủ toàn bộ hành tinh.
(NASA/U. of Michigan)
(NASA/U. of Michigan)

(NASA/JPL/University of Arizona)
(NASA/JPL/University of Arizona)
Quỷ cát là những cơn gió xoáy đối lưu nhỏ, có thể nhìn thấy được do bụi mà chúng thốc lên từ mặt đất. Chúng cũng được dẫn khởi bởi năng lượng nhiệt, tại nơi một bầu không khí mát hơn tiếp xúc với bề mặt nóng. Hiện tượng này phổ biến nhất ở các vùng giống sa mạc, nhưng có thể xảy ra ngay cả ở vùng khí hậu ôn đới và có những ghi chép về “quỷ tuyết” trên sườn núi ánh sáng rực rỡ. Trên trái đất, chúng có thể đạt độ cao 1km và có lẽ có đường kính 10 mét; trên sao Hỏa người ta đã nhìn thấy nhiều cỡ hơn, có thể cao đến 20 km và rộng 200 mét, xuất hiện trong nhiều hình ảnh từ phi thuyền bay quanh sao Hoả.
(Jussi Ollila/CC BY 2.0)
(Jussi Ollila/CC BY 2.0)
Tia sét là một hiện tượng phổ biến trong bầu khí quyển của Trái Đất, nó xảy ra ở khu vực đối lưu mạnh mẽ. Bất cứ lúc nào trên Trái Đất đều có khoảng 2.000 cơn dông đang hoạt động. Nhiệt độ không khí trong một tia sét có thể đạt tới 30.000 độ C, gấp năm lần so với nhiệt độ trên bề mặt của Mặt trời. Âm thanh tiếng sấm đến từ sự giãn nở của không khí được đốt nóng đột ngột và những cái cây bị sét đánh sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn bởi vì nước bên trong chúng tức thời sôi.
(State Farm/CC BY 2.0)
(State Farm/CC BY 2.0)
Mưa đá thường gắn liền với những cơn bão trong thời tiết ấm áp, có liên quan đến hiện tượng đối lưu. Mọi người thường coi mưa đá như một sự kiện mùa đông, nhưng vào cuối mùa xuân và mùa hè là thời điểm duy nhất có mưa đá thực sự xảy ra ở Anh. Khi có vận động đi lên mạnh của không khí, mưa đá có thể đạt kích thước rất lớn, đường kính lên đến 20cm, và có thể nặng gần 1 kg. Bão mưa đá thực sự có thể gây chết người và đáng buồn là có những ghi chép của hàng trăm người chết. Có thể trận bão mưa đá tang tóc nhất trong lịch sử đã giết chết hơn 230 người và 1.600 gia súc tại bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ vào tháng Tư năm 1888, và có những biên bản ghi chép về những tử vong ở Warwickshire, Anh vào tháng 5 năm 1411
Stephen Lewis, giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Mở tại Vương Quốc Anh. Bài viết này đã được công bố trên The Conversation

Phát hiện loài sứa tuyệt đẹp phát sáng ở rãnh Mariana, độ sâu 12.000 Feet

Một con sứa được phát hiện ở độ sâu 12.000 feet trong vùng biển của Thái Bình Dương gần quần đảo Mariana vào ngày 24 tháng 4.
Con tàu của Cơ quan Khí quyển và hải dương học Quốc gia (NOAA) Okeanos Explorer đang khám phá Enigma Seamount-một ngọn núi dưới nước.
Nhờ nhiệm vụ trên, mà bây giờ chúng ta biết thêm một chút về vùng ấy. Xe điều khiển từ xa của NOAA (ROV) đã chụp được một số hình ảnh và video ở dưới đó, trong đó bao gồm sứa.
Được gọi tên khoa học là hydromedusa, các nhà khoa học tin rằng nó thuộc về chi Crossota. Ở đoạn đầu của video, chúng ta thấy một bộ dài các xúc tu mở rộng ra bên ngoài trong khi bộ phận chóp hình chuông vẫn bất động. Điều này cho thấy một “chế độ phục kích kẻ săn mồi”, theo mô tả của NOAA về đoạn phim. Các sọc màu đỏ và những đốm màu vàng tươi sáng được cho là cơ quan sinh sản.
Cuộc thăm dò Deepwater năm 2016 nằm trong cuộc thám hiểm Mariana nhằm mục đích “thu thập thông tin cơ bản quan trọng của khu vực không biết hay ít được biết đến” trong và xung quanh rãnh Mariana, phần sâu nhất của đại dương, và quần đảo Bắc Mariana, trong thời gian từ ngày 20 tháng 4 và 10 tháng 7 năm 2016.

ROV có thể lặn sâu đến gần 20.000 feet, mặc dù những phần sâu nhất của rãnh là sâu trên 36.000 feet.
Tàu Okeanos Explorer là chiếc tàu Mỹ duy nhất do chánh phủ liên bang tài trợ, có nhiệm vụ khám phá hệ thống đại dương “với mục đích phát hiện và cho sự tiến bộ của tri thức”, như được phát biểu trên trang chủ của NOAA. Kể từ khi nó được đưa vào hoạt động năm 2008, Okeanos Explorer đã khám phá “vùng tam giác san hô” của Indonesia, môi trường sinh vật dưới đáy biển ở Galápagos; Rise Mid-Cayman ở Biển Caribbean; và môi trường sống dưới biển sâu và sinh vật biển ở phía bắc vịnh Mexico.
NOAA có phát trực tuyến các hoạt động Okeanos Explorer, sử dụng ba dòng máy quay phim khác nhau (máy 1 và 2 có những cảnh dưới nước). Nó có thể được xem ở đây.
Lưu ý rằng đôi lúc bạn sẽ thấy hai chấm đỏ, các điểm laser này cách nhau 10 cm (gần 4 inch) và được sử dụng bởi các nhà khoa học để xác định kích thước của những vật mà họ đang nhìn thấy.

PHÚT CHIA XA






CHỜ!





NHỚ MẸ !




Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

BÍ ẨN CỦA KINH MẠCH

Học thuyết kinh mạch là một bí ẩn đối với khoa học. Trung Y đã khám phá ra kinh mạch như thế nào? Chức năng của các kinh mạch là gì? Những nghiên cứu gần đầy về kinh mạch cho chúng ta biết những gì?


Học thuyết kinh mạch có một lịch sử lâu đời và đã được phát triển liên tục cùng với sự thực hành của y học cổ truyền Trung Quốc. Gần 2.000 năm trước, cuốn sách Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi lại một cách hệ thống vị trí của các kinh mạch.
Trung Y tin rằng các kinh mạch là những đường dẫn khí của cơ thể. Các kinh mạch gắn liền với nội tạng và trải rộng khắp trong cơ thể.
Hệ thống kinh mạch đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý học, bệnh lý học, và phòng ngừa bệnh. Các chuyên gia Trung Y cổ đại tin rằng sự sống là một phần của vũ trụ, và một mối quan hệ hài hòa cần được duy trì giữa Trời và vạn vật trên Trái đất.
Quan điểm này đã chỉ đạo cho Trung Y và có liên hệ mật thiết với vật lý học, thiên văn học, địa lý học, và triết học. Y học hiện đại không thể hiểu được các kinh lạc.
Nhiều người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của khí và các kinh mạch. Trên thực tế, tất cả mọi người đều có kinh mạch, và mặc dù chúng không thể được nhìn hoặc sờ thấy. Tuy nhiên, dưới những hoàn cảnh nhất định, chúng có thể được cảm thấy. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng khoảng 1% số người là có kinh mạch nhạy cảm.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm tính khách quan của hệ thống kinh mạch bằng các thí nghiệm khoa học. Một nhà khoa học từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã sáng chế ra một thiết bị có độ nhạy cao và phát hiện ra rằng các kinh mạch tồn tại dưới dạng các đường phát quang. Chúng tỏa sáng gấp 2,5 lần so với các photon ánh sáng và các điểm không có kinh mạch trên cơ thể.
Các kinh mạch là các điểm, thường tạo nên các đường trên cơ thể con người tại những nơi có điện trở thấp hơn các vùng xung quanh. Khi tiêm một nguyên tố vi lượng vào một kinh mạch, nguyên tố vi lượng đó sẽ di chuyển qua các kinh mạch vào trong cơ thể rồi sau đó khuyếch tán ra.
Giáo sư Li Dingzhong, một nhà khoa học da liễu nổi tiếng và là một chuyên gia về kinh mạch, đã quan sát 305 trường hợp bệnh ngoài da có thương tổn xuất hiện dọc theo các đường kinh mạch. Khám phá này đã gây nên một cú sốc lớn trong giới y học quốc tế. Cuốn sách “Hiện tượng Kinh mạch” của ông đã được xuất bản ở Nhật Bản.
Nghiên cứu về kinh mạch vẫn là một nghiên cứu dựa trên hiện tượng, và nó còn xa mới có thể cho thấy rõ ràng về khí và các kinh mạch. Nó còn xa mới có thể tiết lộ những bí ẩn về kinh mạch.
Một khi những bí ẩn này được làm sáng tỏ, một cuộc cách mạng khoa học mới chắc chắn sẽ xảy ra.
Tiến sĩ Benjamin Kong đến từ Thụy Điển và tiến sĩ Xiu Zhou đến từ Đức là các tác giả chính của Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc.
Theo vietsoh

Các kim tự tháp khổng lồ bí ẩn tại Trung Quốc

Những câu chuyện đầu tiên về các kim tự tháp ở Trung Quốc đã bắt đầu ngay từ thế chiến thứ hai. Một phi công của Không quân Hoa Kỳ tên là James Gaussman đã báo cáo rằng từng thấy một kim tự tháp có đỉnh màu trắng trong một chuyến bay giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1945. Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này.



Kim tự tháp bí ẩn. Ảnh chụp năm 1947
Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này. “Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong vẻ lung linh màu trắng. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý là khối đá trên đỉnh, một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Không có cách nào hạ cánh, mặc dù chúng tôi muốn. Chúng tôi đã kinh ngạc vì sự khổng lồ của nó”. Câu chuyện sau đó đã được đăng trên tờ New York Times trong một bài báo nói về kim tự tháp vào ngày 28 tháng 3 năm 1947. Đại tá Maurice Sheahan, Giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam Tây An. Hai ngày sau báo cáo này, tờ báo nọ đã đăng một tấm hình, mà sau này được cho là do Gaussman cung cấp.
Kim tự tháp lớn nhất thế giới này được đồn đại là ở quận Qin Lin trong một ’vùng cấm’ của Trung Quốc, ước tính khoảng 300 m chiều cao và được làm từ đất hút nước và đất sét, có chứa nhiều ngôi mộ lớn. Chính quyền Trung Quốc đã từ lâu phủ nhận sự tồn tại của 100 kim tự tháp hoặc hơn, mặc dù sự tăng trưởng của du lịch tới khu vực lăng mộ Tây An (đội quân đất nung) đang đe dọa bí mật này. Nhiều khách du lịch đã tự mình leo lên các kim tự tháp cao từ 25 tới 100m này.
Chính phủ cũng đã trồng cây lên chúng để che giấu. Sau khi hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của chúng, chính phủ cuối cùng đã thừa nhận sự tồn tại của một số “ngôi mộ hình thang”, tuy nhiên “truyền thuyết” về một kim tự tháp trắng cao 300m thì chỉ có một vài người phương Tây được nhìn thấy trong thế kỷ này. Đây là một đoạn trích từ một cuốn sách:


“Tôi đang tìm kiếm một kim tự tháp từng được nhắc đến, một lần, nhiều thiên niên kỷ về trước, nhiều màu, và đến giờ phủ đầy bụi màu trắng. Đây là một kim tự tháp, mà theo ghi chú, có chiều cao đáng kinh ngạc là 300m – 4/5 độ cao của tòa nhà Empire State. Không chỉ có kiến trúc bất thường này được cho là kim tự tháp lớn nhất thế giới (Kim tự tháp khổng lồ của Ai Cập chỉ cao 137m), mà trong các thung lũng xung quanh nó, người ta nói là có hàng chục kim tự tháp khác, một số cao lớn gần bằng nó.
Cho đến gần đây, các quan chức Trung Quốc vẫn lảng tránh tất cả các câu hỏi về các kim tự tháp này và tất cả các yêu cầu được xem chúng.
Một thương nhân người Mỹ, tình cờ gặp các kiến trúc tuyệt vời này trong năm 1912, đã yêu cầu nhà sư Phật giáo của ông nói về chúng. Nhà sư đã cho ông biết rằng: các tài liệu 5.000 năm tuổi của tu viện không chỉ chứa đựng thông tin về các kim tự tháp này, mà còn cho biết các kim tự tháp này đã cực kỳ cổ xưa khi những ghi chép đó được viết ra.


Chính quyền Trung Quốc trồng cây lên kim tự tháp để che giấu
Nhà doanh nghiệp, ông Fred Meyer Schröder, đã quan sát thấy một số kim tự tháp nhỏ hơn ở xa xa. Ông viết trong nhật ký du lịch của mình rằng khi ông lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp khổng lồ đó, cùng với “những người anh em họ” nhỏ hơn của nó, cảnh tượng ấy đã làm cho ông gần như câm lặng. “Điều đó thậm chí còn kỳ lạ hơn bởi vì chúng ta đã không tìm thấy nó ở nơi hoang vắng”, ông viết, “mà những kim tự tháp này lại khá công khai trước con mắt của thế giới, nhưng vẫn hoàn toàn chưa được thế giới phương Tây biết đến”. “Kim tự tháp lớn cao khoảng 300m (các tài liệu khác ước tính nó cao 300 tới 370m) và cạnh đáy rộng khoảng 460m, khiến nó to lớn gấp đôi bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập. Bốn mặt của kiến trúc này được định hướng theo các điểm la bàn”.
Ở vùng Viễn Đông vào mùa xuân năm 1945, mặc dù quân Nhật vẫn còn chiến đấu ở Trung Quốc, quân đội Mỹ và đồng minh của họ đang trên đường đẩy lùi quân Nhật ra khỏi đại lục. Một ngày, viên phi công người Mỹ tên là James Gaussman khi đang trên đường trở về Assam, Ấn Độ thì động cơ gặp trục trặc, ông buộc phải tạm thời hạ độ cao xuống thấp hơn trên vùng trời Trung Quốc. Sau này ông đã viết:
“Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong màu trắng lung linh. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý nhất của nó là khối đá trên đỉnh: một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Chúng tôi đã hết sức kinh ngạc do kích thước khổng lồ của nó”.
Hai năm sau, vào năm 1947, một phi công người Mỹ khác tên là Maurice Sheahan – lần này bay trên tỉnh Thiểm Tây, không xa Tây An – đã trông thấy một kim tự tháp khổng lồ trong cảnh mù sương ở dưới và đã nhanh chóng chụp hình. Lần này, một số tờ báo Mỹ, gồm cả tờ New York Times ngày 28 tháng 3 năm 1947, đã đang các tài liệu báo cáo của viên phi công. Nhưng các nhà khảo cổ Trung Quốc tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của một kiến trúc như vậy, mặc dù những tấm ảnh của Sheahan cho thấy nó cao hơn bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập”.


Năm 1978 nhà nghiên cứu New Zealand tên là Bruce L. Cathie cố gắng làm rõ câu đố này. Dựa theo một số phản hồi của đại sứ quán Trung Quốc và lực lượng không quân Hoa Kỳ, ông đã giữ lại bức ảnh chụp năm 1947. Sau này ông đã xuất bản hình ảnh đó trong cuốn sách của mình “Chiếc cầu vô tận” (The Bridge to Infinity) vào năm 1983. Dựa theo bức ảnh và các báo cáo trên, nhà nghiên cứu New Zealand ước tính rằng kim tự tháp phải có chiều dài cạnh móng 450 mét và chiều cao khoảng 300 mét. Nó là một kim tự tháp với bốn mặt bên hình thang, có đỉnh bằng phẳng và nền móng hình vuông, giống như các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico. Các kim tự tháp này vẫn chưa được các chuyên gia trong thế giới phương Tây biết đến và sự tồn tại của nó luôn luôn bị phủ nhận: “Không có kim tự tháp ở Trung Quốc! Chỉ có chùa chiền, các tòa nhà có đỉnh giống như đền thờ mà thôi!”.
Một chuyên gia người Áo tên là Walter Hain đã viết một báo cáo ngắn trong ấn bản tiếng Đức “Bầu trời cổ xưa” số 6, năm 1991 – là tạp chí của “Hội phi hành gia cổ đại”. Tuy nhiên họ không muốn đăng bức ảnh chụp năm 1947 đó. Gene Phillips, người sáng lập của hội này, đã từ chối đăng một bản tin do tôi viết trong tạp chí tiếng Mỹ của hội – với lý do rằng, những bức ảnh có thể là “một cái gì đó đã bị chỉnh sửa”. Ông ta đã cho rằng bức ảnh là một sự giả mạo.
Hôm nay, với sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, chúng ta biết chắc chắn rằng các kim tự tháp ở Trung Quốc là có thực. Với sự giúp đỡ của Google Earth, chúng ta có thể nhìn thấy chúng rất rõ ràng. Chúng vuông vức, có các cạnh theo hướng đông tây nam bắc, rất tương đồng với các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico.


Kim tự tháp nằm gần thành phố Tây An, ở tọa độ 34,22 Bắc và 108,41 Đông.




Một so sánh của một hình ảnh vệ tinh cũ của một kim tự tháp ở Thiểm Tây với hình ảnh chụp năm 1947


Một phức hợp kim tự tháp ở Thiểm Tây


Kim tự tháp ở Trung Quốc – bản đồ (bấm vào để phóng to).
Tọa độ của các Kim tự tháp Trung Quốc:
* Kim tự tháp 1: kích thước 222 x 217 m, 34 ° 20’17 “N 108 ° 34’11″ E
* Kim tự tháp 6: kích thước 153 x 158 m, 34 ° 21’47 0,16 “N 108 ° 37’49 0,80″ E
* Kim tự tháp 7: kích thước 149 x 155 m, 34 ° 21’42 0,48 “N 108 ° 38’24 0,36″ E
* Kim tự tháp 11: kích thước 155 x 154 m, 34 ° 22’29 0,64 “N 108 ° 41’51 0,36″ E
* Kim tự tháp 15: kích thước 219 x 230 m, 34 ° 23’52 “N 108 ° 42’43″ E
* Kim tự tháp 31: kích thước 126 x 149 m, 34 ° 14’09 0,00 “N 109 ° 07’05 0,00″ E
* Kim tự tháp 33,34,35: lớn nhất 160 x 167 m, 34 ° 10’45 0,00 “N 109 ° 01’41 0,00″ E
* Kim tự tháp 37: kích thước 354 x 357 m, 34 ° 22’52 “N 109 ° 15’12″ E
* Kim tự tháp 6: kích thước 153 x 158 m, 34 ° 21’47 0,16 “N 108 ° 37’49 0,80″ E
* Kim tự tháp 7: kích thước 149 x 155 m, 34 ° 21’42 0,48 “N 108 ° 38’24 0,36″ E
* Kim tự tháp 11: kích thước 155 x 154 m, 34 ° 22’29 0,64 “N 108 ° 41’51 0,36″ E
* Kim tự tháp 15: kích thước 219 x 230 m, 34 ° 23’52 “N 108 ° 42’43″ E
* Kim tự tháp 31: kích thước 126 x 149 m, 34 ° 14’09 0,00 “N 109 ° 07’05 0,00″ E
* Kim tự tháp 33,34,35: lớn nhất 160 x 167 m, 34 ° 10’45 0,00 “N 109 ° 01’41 0,00″ E
* Kim tự tháp 37: kích thước 354 x 357 m, 34 ° 22’52 “N 109 ° 15’12″ E
* Kim tự tháp 1: kích thước 222 x 217 m, 34 ° 20’17 “N 108 ° 34’11″ E


* Kim tự tháp 6: kích thước 153 x 158 m, 34 ° 21’47 0,16 “N 108 ° 37’49 0,80″ E


* Kim tự tháp 1: kích thước 222 x 217 m, 34 ° 20’17 “N 108 ° 34’11″ E



* Kim tự tháp 37: kích thước 354 x 357 m, 34 ° 22’52 “N 109 ° 15’12″ E


* Kim tự tháp 33,34,35: lớn nhất 160 x 167 m, 34 ° 10’45 0,00 “N 109 ° 01’41 0,00″ E


* Kim tự tháp 31: kích thước 126 x 149 m, 34 ° 14’09 0,00 “N 109 ° 07’05 0,00″ E



* Kim tự tháp 15: kích thước 219 x 230 m, 34 ° 23’52 “N 108 ° 42’43″ E
Theo tin180.com

VIDEO " NẾU VẮNG MẸ "

Thơ: Song Phượng
Nhạc:Cung Đàn
Hoà âm: Cao Ngọc Dung
Trình bày: Thùy An




NHỮNG BÀI HÁT HAY VỀ MÁI TRƯỜNG, THẦY CÔ VÀ BÈ BẠN








Câu chuyện chế ngự đại dịch đậu mùa lịch sử

Người ta đặt tên cho bệnh đậu mùa là “căn bệnh của quỷ”. Quá khứ nó từng là nỗi khiếp sợ của nhân loại vì dịch lây lan nhanh và số người tử vong cao, người sống sót thì bị tàn tật, biến dạng hoặc mù lòa. Vậy quá trình tìm kiếm thuốc trị bệnh này như thế nào? Hãy xem người ta dùng cách gì và ai là người đầu tiên tìm ra cách chế ngự căn bệnh này.
Hành trình chế ngự “virút của quỷ”
Bệnh đậu mùa được thừa nhận là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại với thời gian tồn tại hàng ngàn năm.

Ngày 26/9/1977, nạn nhân cuối cùng của căn bệnh đậu mùa được phát hiện tại Mercca, Somalia. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu thành công của con người trong cuộc chiến bền bỉ hàng ngàn năm với virut đậu mùa. Để có được chiến công hiển hách đó, nhân loại phải cảm ơn vị “bác sĩ nửa mùa” Edward Jenner – người đề xướng phương pháp tiêm chủng “hiện đại” từ 181 năm trước đó.
Cuộc chiến với “căn bệnh của quỷ”
Bệnh đậu mùa được thừa nhận là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Thời Trung cổ, hết vụ dịch này đến vụ dịch khác liên tiếp bùng nổ trên khắp các nước châu Âu. Khoảng 50% dân chúng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Những người sống sót thường phải chịu hậu quả nặng nề: mù lòa, tàn tật, biến dạng khuôn mặt vĩnh viễn.
Để chống lại những dịch bệnh truyền nhiễm này, ngay từ thời Thượng cổ, con người đã biết cách chủ động làm cho mình nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ để tránh không bị lây bệnh nặng từ người khác. Bởi khi đó người ta đã phát hiện ra rằng nếu ai từng mắc căn bệnh truyền nhiễm nào đó rồi thì hiếm khi mắc lại bệnh đó lần thứ hai.
Cách đây gần 1.000 năm, người Trung Quốc cũng đã biết lấy các vảy mụn trên người bị mắc bệnh đậu mùa ở thể nhẹ nghiền thành bột rồi thổi vào mũi người lành để phòng bệnh. Tại nhiều nước Trung Á, người ta dùng kim hút mủ từ các nốt đậu mùa của người bệnh rồi truyền vào da người khỏe mạnh…


Edward Jenner – Người chiến thắng bệnh đậu mùa. (Ảnh: Internet)
Đến năm 1796, Edward Jenner – một người xuất thân từ nhân viên học việc trong một phòng khám ngoại khoa đã nghĩ ra cách dùng mủ nốt đậu bò thay thế cho mủ nốt đậu người và đề xuất phương pháp tiêm chủng “an toàn” có thể phòng được bệnh đậu mùa, mặc dù lúc đó con người chưa hề biết căn nguyên gây bệnh là một loài virut. Phương pháp của Jenner sau đó đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để rồi tiến tới xóa sổ hoàn toàn căn bệnh của quỷ này trên trái đất.
Người có công đầu
Edward Jenner chào đời ngày 17/5/1749 tại thị trấn Berkeley, quận Gloucester, miền Tây Nam nước Anh. Năm 14 tuổi cậu bé Jenner được gửi đến Sudbury gần Bristol để theo học việc thầy thuốc ngoại khoa Daniel Ludlow. Trong thời gian học việc, cậu nghe một người phụ nữ vắt sữa bò nói rằng người mắc bệnh đậu bò sẽ không bao giờ mắc bệnh đậu mùa nữa.
Khi ấy, thầy của Jenner chỉ mỉm cười và không lưu tâm gì đến câu chuyện này, cho rằng đó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc là sự mê tín của nhiều nông dân miền quê. Đối với Jenner, mặc dù chuyện này không gây ấn tượng mạnh mẽ nhưng vẫn còn đọng lại trong ký ức ông.
Năm 21 tuổi, Jenner chuyển đến London học tại bệnh viện St.Georges. May mắn thay, anh được nhận làm học trò phụ việc cho thầy thuốc ngoại khoa danh tiếng nhất thủ đô – John Hunter. Sau 2 năm học việc, Jenner rời London trở về quê hành nghề khám chữa bệnh cho bà con nông dân trong vùng.
Một lần đi khám bệnh, Jenner nghe một cụ già kể chuyện: “Tôi làm nghề vắt sữa bò nên đã mắc bệnh đậu bò, chỉ còn lại vài vết sẹo mờ nhạt trên tay và chẳng bao giờ tôi mắc bệnh đậu mùa nữa”. Jenner nhớ lại câu chuyện tương tự đã từng nghe tại Sudbury và tự hỏi: “Liệu có thể dùng mủ đậu bò để chống đậu mùa được không? Cách này có hiệu quả và an toàn hơn cách dùng mủ của chính người mắc bệnh đậu mùa như người xưa từng làm không?
Jenner quyết định viết thư cho thầy Hunter thổ lộ nỗi băn khoăn của mình. “Đừng suy nghĩ nhiều, hãy bắt tay vào thử nghiệm đi”, câu trả lời dứt khoát của thầy Hunter đã thúc đẩy Jenner lao vào công việc.

Edward Jenner tiến hành chủng ngừa virut đậu mùa cho cậu bé 8 tuổi. (Ảnh: Internet)
Qua những quan sát tinh tế, phân tích tỉ mỉ rồi kiên nhẫn thử nghiệm, Jenner nhận thấy rằng chủ động gây bệnh đậu bò có thể phòng được bệnh đậu mùa cho người. Ngày 14/5/1796, cơ hội đã đến. Cô Sarah Nelmes làm nghề vắt sữa bò bị mắc bệnh đậu bò và trên bàn tay có những nốt mủ nhỏ.
Jenner thận trọng trích lấy một ít dịch mủ rồi nhỏ lên vết rạch dài khoảng 1cm trên cánh tay cậu bé trai 8 tuổi James Phipps. Bảy ngày sau James nổi hạch, sốt rồi hồi phục hoàn toàn. Chỗ da chủng ngừa chỉ để lại vết sẹo mờ nhạt. Tiếp theo, ngày 1/7, Jenner lấy mủ của người mắc bệnh đậu mùa chích cho James rồi chờ đợi.
Đúng như ông dự đoán, không một điều gì xảy ra. Nhưng vẫn chưa yên tâm, Jenner tiếp tục thử nghiệm trên 23 trường hợp nữa và đều thành công. Phương pháp của Jenner được gọi là vaccination (từ tiếng Latinh: Vacca nghĩa là bò cái và vaccainae nghĩa là bệnh đậu bò), tức là sử dụng virut sống độc lực yếu hơn tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại virut độc lực mạnh hơn.
Năm 1796, Jenner công bố kết quả nghiên cứu tại Hội Hoàng gia, tuy nhiên tổ chức khoa học uy tín nhất nước Anh này đã tiếp nhận kết quả trên một cách thờ ơ và hờ hững.
Jenner trở về Berkeley lại vùi đầu vào chú thích, ghi chép và hoàn tất bản thảo“Nghiên cứu căn nguyên và hiệu quả của tiêm chủng đậu mùa”. Ít lâu sau, cuốn sách của Jenner được phát hành và gây nên một cuộc tranh luận dữ dội. Nhiều người phản đối và buộc tội Jenner. Có lẽ họ quá tin vào những lời đồn đại kiểu như: “Những người được tiêm chủng sẽ mọc sừng, tiếng kêu như bò rống, lông lá mọc khắp người…”.
Thế nhưng, chính những trận dịch liên tiếp xảy ra sau đó đã vô tình “ủng hộ” ông. Một số người vì sợ nhiễm bệnh đã “liều mạng” áp dụng phương pháp của ông, không ngờ kết quả đạt được ngoài mong đợi, đa số họ đều tránh được sự lây lan của bệnh. Từ đó, phương pháp tiêm chủng đậu mùa dần lan rộng khắp nơi. Năm 1802, Ủy ban phòng chống bệnh đậu mùa được thành lập tại London và Jenner được bầu làm chủ tịch.
Đến năm 1967, bệnh đậu mùa – tai ương khủng khiếp của nhân loại – đã được chế ngự, chỉ 31 nước còn lưu hành các vụ dịch đậu mùa. Tổ chức Y tế Thế giới phát động chiến dịch thanh toán bệnh đậu mùa rộng khắp. Và nạn nhân cuối cùng của bệnh này được ghi nhận tại Mercca, Somalia ngày 26/10/1977. Sau 2 năm giám sát, ngày 9/12/1979, Ủy ban Thanh toán  bệnh đậu mùa xác nhận bệnh này không còn tồn tại trên trái đất và tháng 5/1980, sự kiện này được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công bố.
Vào một ngày rét buốt tháng 1/1823, Jenner đột ngột qua đời vì tai biến mạch máu não, lúc đó ông vừa tròn 74 tuổi, để lại cho nhân loại lòng biết ơn to lớn bởi những gì ông đã cống hiến cho cuộc đời.
Theo tinhhoa

Các phi tần trong hậu cung nhà Thanh

Các phi tần trong thời nhà Thanh có một cuộc sống thầm lặng, họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn. Do không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh.
Các phi tần chốn hậu cung thời nhà Thanh
Phụ nữ trong hậu cung nhà Thanh rất coi trọng làm đẹp nhưng bị hạn chế vận động, do đó cơ thể hay ốm yếu bệnh tật.


Theo People, chốn thâm cung như một chiếc lồng chim lớn, trong đó phạm vi hoạt động của các phi tần bị giới hạn rất nhiều. Họ vô cùng cô độc, tâm tình phiền muộn, không được vận động nhiều nên đa số đều yếu ớt và lắm bệnh. Vì vậy, họ thường làm bạn với thuốc thang để bồi bổ sức khỏe.
Việc cưỡi lừa để đi lại rất hiếm gặp đối với phụ nữ trong hậu cung triều Thanh (1616-1912).

“Đẹp” trở thành một trong những điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của phi tần nhà Thanh. Họ không chỉ chú trọng vẻ đẹp dung nhan mà còn chăm chút tới vẻ đẹp trang phục.
Mỗi ngày họ đều dành nhiều thời gian để rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng phấn Dương Châu, son Tô Châu và nước hoa hồng tự chế để làm đẹp. Họ cũng rất chăm chút sức khỏe răng miệng, dùng cao đánh răng bằng thuốc đông y, cũng như bàn chải đánh răng.


Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.
 

Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải cô gái nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.
Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8. 

Việc chụp ảnh cùng với người ngoại quốc cũng chỉ phụ nữ địa vị cao trong cung mới có cơ hội.

Nữ giới hậu cung nhà Thanh được tuyển chọn từ “Kỳ nữ” thuộc Bát Kỳ Mãn Châu – Mông Cổ – Hán Tộc (một chế độ quân sự đặc biệt thời Mãn Thanh) để duy trì huyết thống nội bộ, đồng thời bảo đảm luôn có đủ “tú nữ” cho hoàng đế. Kỳ nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa kết hôn đều phải ứng tuyển. 
 

Bộ Hộ (có chức năng như Bộ Tài chính) sẽ lưu danh sách những cô gái được tuyển chọn làm tú nữ để hoàng đế tuyển chọn phi tần sau này hoặc ép gả cho hoàng tử, hoàng thân. Khi hoàng đế tới tuổi thành hôn, các tú nữ này sẽ được rà soát lại để chọn làm hoàng hậu và phi tần.
Theo Vnexpress

VÁ TIM






HỒN NHIÊN