a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

ĐÔI DÒNG TÂM SỰ.


Chùm ảnh choáng ngợp về sức mạnh tuyệt đối của bầu trời & Những bức ảnh thiên nhiên đoạt giải Big Picture

Thiên nhiên luôn có những cách "phô diễn" sức mạnh của mình, không chỉ khiến con người cảm thấy bản thân thật nhỏ bé mà còn kinh ngạc trước sự kỳ vỹ lớn lao ấy.
Dưới đây là tuyển tập 10 bức ảnh giành chiến thắng trong cuộc thi "ảnh thời tiết hoặc khoa học dự báo thời tiết, mặt nước và khí hậu" do Cục Quản lý Khí tượng và Đại dương Quốc gia (NOAA) Mỹ tổ chức.
Màn trời đêm đằng sau cơn bão. Tác giả: Brad Goddard
Một cơn lốc xoáy cuốn tung bụi trong ráng chiều tà gần Traer, bang Iowa. Tác giả: Brad Goddard
Một cơn lốc khác cắt ngang đường đi ở phía chân trời tại Reinbeck, bang Iowa. Tác giả: Brad Goddard
Vòng cung proton rực sáng phía trên hồ Superior tại Clio, bang Michigan. Tác giả: Ken William
Đám mây hình nấm khổng lồ tựa như kết quả của một vụ nổ hạt nhân tại Prescott, bang Arizona. Tác giả: Bob Larson
Ánh chiều tà rọi lên những đám mây tạo cảm giác của những quầng lửa trên bầu trời công viên quốc gia Glacier. Tác giả: Sashikanth Chintla
Một nhiếp ảnh gia đang lưu giữ lại những hình ảnh về cực quang ở Fairbanks, bang Alaska. Tác giả: Christopher Morse
3 tấm ảnh sau không đẹp và sắc nét bằng những tấm đầu, vì chúng được chụp bằng điện thoại. Tuy vậy ban tổ chức vẫn ghi nhận những nỗ lực của các tác giả khi cố gắng thể hiện được sự kỳ vỹ của thiên nhiên.
Những đỉnh núi toả khói được chụp ở Canton, bang North Carolina. Tác giả: Elijah Burris
"Giam cầm" xuân - những giọt nước đóng băng bọc kín một cành cây, khiến cho bông hoa không nở rộ được. Tác giả: Mike Shelby
Những sóng mây đang vỗ bờ phía trên hồ Tahoe tại San Leandro, bang California. Tác giả: Christopher LeBoa
Huyền Thế
Theo BBC

Những bức ảnh thiên nhiên đoạt giải Big Picture

Viện khoa học và công nghệ California (Mỹ) vừa công bố những bức ảnh đẹp tham gia cuộc thi ảnh thiên nhiên 2014 với tên gọi Big Picture của các tác giả chuyên chụp thiên nhiên, động vật hoang dã và bảo tồn từ khắp nơi trên thế giới. 
Bức ảnh đạt giải thưởng cao nhất mang tên "Chim cánh cụt may mắn nhất"  của tác giả Paul Souders từ Seattle, Washington, Mỹ.
Bức ảnh về cuộc chiến của đôi chim này đạt giải nhất chuyên đề chụp ảnh chim được trao cho Pål Hermansen từ Na Uy.
Bức ảnh mang tên "gấu băng" đạt giải chuyên đề chụp ảnh loài vật dưới biển của tác giả Paul Souders, Seattle, Washington, Mỹ.
Bức ảnh mang tên "núi trắng xóa" đạt giải nhất chuyên đề chụp ảnh phong cảnh của Ray Collins, Thirroul, Australia.
Bức ảnh đạt giải chuyên đề bảo tồn sinh vật của tác giả Morgan Heim, Boulder, Colorado, Mỹ.
Bức ảnh "hải cẩu trên băng" đạt giải nhất nhóm các tác giả trẻ thuộc về Russell Laman (13 tuổi) ở Lexington, Massachusetts, Mỹ.
Bức ảnh đạt giải chuyên đề chụp ảnh các loại thú trên cạn của nhà khoa học Emanuele Biggi, Genova, Italy
Bức ảnh đạt giải chuyên đề chụp bướm của Stephen Josef ở Anh.
Một số bức ảnh khác tham gia cuộc thi:
Khỉ đen ở Indonesia
Hổ bengal (Panthera tigris) ở công viên quốc gia Tadoba ở Ấn Độ
Ngựa vằn và linh dương châu Phi ở công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.
Linh dương Wildebeest ở công viên quốc gia Maasai Mara, Kenya
Dê núi ở Berner Oberland, Thụy Sĩ
Chim cú giấu mình rất nghệ thuật ở công viên quốc gia Okefenokee ở Georgia
Chim bói cá ở Anh
Chim hồng hạc ở Mexico
Chim cốc săn mồi ở Capo Noli, Savona, Italy
Tôm Hoàng đế ở Hồng Hải, Marsa Alam, Hy Lạp.
Con mực giống Bobtail ở Philippines
Cây baobab ở Madagascar
Hang Én ở công viên quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình

Ngắm bầu trời đẹp lung linh về đêm

Nhiếp ảnh gia Randy Halverson (Mỹ) giới thiệu chùm ảnh đặc sắc về vẻ đẹp mầu nhiệm của bầu trời về đêm, nét đẹp quần vũ ánh sáng của dải ngân hà.
Bầu trời rực rỡ về đêm với những chùm sao sáng đủ sắc màu dưới ống kính của Randy Halverson - Ảnh: Daily Mail
Bầu trời về đêm lấp lánh ánh sao trên một cánh đồng - Ảnh: Daily Mail
Cảnh sắc tuyệt đẹp khi mặt trời vừa ló dạng - Ảnh: Daily Mail
Khung cảnh làm người xem liên tưởng đến sao Hỏa - Ảnh: Daily Mail
Chỉ còn lại bầu trời đầy sao - Ảnh: Daily Mail
Vẻ đẹp bầu trời về đêm với những chùm sao lấp lánh trên dải ngân hà - Ảnh: Daily Mail
Mặt trời hé lộ ở một khu rừng với núi non trùng điệp - Ảnh: Daily Mail
Phần lớn bức ảnh chụp về dải ngân hà, những vệt sáng ở bán cầu Bắc, hay những cơn bão ánh sáng tại các khu vực hẻo lánh như cánh đồng, nông trại hay những mặt hồ yên ắng.
Randy cho biết ông mất hơn bốn năm để nghiên cứu từng vị trí khu vực chụp ảnh.
Trên đây là một số ảnh tuyệt đẹp trong chùm ảnh đặc biệt về vẻ đẹp mầu nhiệm của bầu trời về đêm của nhiếp ảnh gia Randy Halverson.
Theo Tuổi Trẻ/Daily Mail
AP

Tiếng rao "ai... hôn" thời @.

Một buổi trưa hè oi ả, tôi đang nằm thỉu thỉu ngủ bỗng đâu từ ngoài ngõ có tiếng cất lên “Sương sáo đây… Sương sáo đây…” Nhiều lần khác tôi lại nghe bên tai “Bánh lá dừa đây”; “Bánh bao đây”; “Ai ăn xôi vò, xôi bắp hôn …” Những tiếng rao ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng nghe sao thấy nó vô hồn. Thì ra đó là tiếng rao phát ra từ máy casette.

Đại loại như thế. Ngẫm thấy đúng. Trong cái âm thanh rộn rã của nhịp sống sôi động hiện nay, thỉnh thoảng chúng ta vẫn còn nghe tiếng rao “Tàu hủ …hôn” hoặc “Ai ăn cơm rượu…hôn ” nhưng thang âm sao mà đơn điệu không còn truyền cảm và trầm ấm như tiếng rao của các bà, các chị giữa đêm hôm khuya khoắc trên hè phố vắng năm nào. 

Đã lâu lắm rồi, tôi không còn nghe tiếng rao thánh thót “Ai ăn chè bột khoai, đậu xanh, nước dừa, đường cát hô…ôn…”; hoặc “Ai ăn chè thưng, nước dừa, đường cát hô…ôn…”. Tiếng hôn kéo dài, ngọt ngào, ngân nga như một làn điệu buồn da diết khiến ai nấy cũng chạnh lòng xao xuyến.
Đó là tiếng rao như tiếng hát, âm điệu ngọt ngào, êm ái mà cho tới nay nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người. Càng đi xa, càng lớn lên, chúng ta càng nhớ tiếng rao sáng-trưa-chiều-tối như một cung điệu trầm buồn không bao giờ phai nhạt.
Tiếng rao ngọt ngào cất lên của người phụ nữ vừa gánh hàng vừa rao mời khách.
Có những buổi trưa hè, chúng ta chỉ cần nghe tiếng rao chè hay tàu hủ bụng cũng cảm thấy thèm ăn. Chính tiếng rao đó đã gợi lại trong ta bao hoài niệm về một thời thơ ấu. Hiện nay, chúng ta vẫn còn nghe những tiếng rao hàng, tiếng hủ tiếu gõ, tiếng chuông leng keng, tiếng rao bằng máy casette hoặc tiếng rao dài lê thê của các anh chàng mua bán đồ phế liệu. Tất cả những thứ âm thanh đó sao mà trầm đục phản cảm và lạc lỏng quá, không có một chút gì truyền cảm như tiếng rao hàng của các bà, các chị năm xưa mà từ lâu nó đã đi vào hồn, vào tâm cảm của người dân phố thị.
Những người phụ nữ miền quê tần tảo sớm hôm.
Với tôi, không những chỉ thích thưởng thức mùi vị thơm ngon ngọt bùi của món ăn mà còn ghiền cả tiếng rao, say mê cái âm điệu duyên dáng, mượt mà, văng vẳng từ đầu thôn đến cuối xóm. Chính cái chất giọng ngân vang, trầm bổng đó đã làm xao động cái không gian êm ả lúc đêm về khiến cho tâm hồn ai nấy như có chút gì bâng khuâng, xao động. Tiếng rao còn gợi lên một miền ký ức tuổi thơ và một tình quê êm ả mà cuộc sống hôm nay đã dần dần đánh mất nhiều cái quý giá, trong đó có tiếng rao hàng và hình ảnh của những mẹ già còm cõi, một nắng hai sương.

Em đi bán chè thưng. 
Nặng lo chữ hiếu cho tròn.
Cho tròn nợ áo cơm …” 

Đó là âm điệu buồn được thể hiện qua tiếng hát của nghệ sĩ Út Trà Ôn và Út Bạch Lan trong một vở cải lương.

Thời gian lặng lẽ trôi đi. Quê hương với những tiếng rao hàng vẫn còn đó, nhưng những tiếng rao buồn dìu dặt, tha thiết đã dần dần chìm khuất vào quá khứ xa xăm để nhường lại cho những tiếng rao thời @. Đó là tiếng rao rộn ràng, hối hả nhưng vô hồn trong các ngõ hẻm và các dãy phố chiều lao xao.