a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

NGUYÊN LÝ VÀ HỆ QUẢ CỦA GIÁO DỤC





 Nguyên lý căn bản của giáo dục là nhằm khai thác mọi phương tiện và thể thức dựa trên nền tảng nhân bản và khoa học để đáp ứng nhu cầu phát triển trí năng của con người ở mọi lứa tuổi . Ngày nay sự phát triển giáo dục càng rõ rệt hơn ngoài phạm vi học đường và quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng của nhân loại nhờ những phát minh khoa học đã giúp cho việc truyền đạt kiến thức trở nên phong phú và cự kỳ hữu hiệu . Với phương tiện và kỹ thuật truyền thông ngày nay việc phát triển giáo dục không còn bị giới hạn trong học đường và gia đình. Do đó cái học ở trường đời vẫn ảnh hưởng sâu rộng đối với quàn chúng  ở mọi lứa tuổi. Nội dung của các nguồn giáo dục của trường đời có thể gây tác dụng phản giáo dục. Nội dung của nguồn giáo dục trong học đường tại những quốc gia chậm tiến và độc đoán có mục đich áp đặt những giáo điều tiêu cực và độc hại cho con em và xã hội.
Nếu một xã hội có nhiều thối nát, bất công, giáo điều thì học đường củng là sản phẩm của xã hội đó.
Thuyết Khổng Mạnh nhằm đem lại trật tự xã hội nhưng rất tiêu cực về việc phát triển tiềm năng của con người.
Hai quốc gia chịu ảnh hưởng Khổng Mạnh nhiều nhất lại là 2 quốc gia dễ thích ứng với chế độ đọc tài hiện nay vì khái niệm tự do dân chủ, nhân quyền và công lý không được đề cập đến. Một xã hội lấy thuyết Khổng Mạnh làm kim chỉ nam cho việc giáo dục gia đình và học đường là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đưa xã hội thoát khỏi các điều  tệ hại trên.
Một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục học đường cũng như gia đình là cấn phát triển yếu tố và khả năng suy lý (rationality). Một dân tộc sống và hành động đầy cảm tính (emotion) thì khả năng suy lý càng kém vì suy lý là căn bản trong việc giải quyết từ vấn đề xã hội, chính trị, cho đến mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống hằng ngày.
Các dân tộc mang nặng cảm tính thường giải quyết vấn đề bằng bạo lực vì thiếu khả năng suy lý để tìm giải pháp ôn hòa và sáng suốt.
Một dân tộc sồng về cảm tính rất đễ tin vào những giáo điều thiếu đạo đức và phi nhân.
Nhiệm vụ của người làm giáo dục không phải chỉ biết bảo tồn văn hóa một cách mù quáng nhưng không biết tương lai sẽ đi về đâu. Hiện tượng này rất thông thường tại các quốc gia chậm tiến và lạc hậu . Những quốc gia tiến bộ và phát triển đều biết khai thác tối đa kiến thức khoa học nhằn nâng cao điều kiện sống của nhân loại. Họ không tỏ ra kiêu căng và tự hào về quá khứ. Hầu hết các dân tộc di dân từ các quốc gia chậm tiến sống trong các nước tân tiến nhiếu năm vẩn còn biểu lộ tinh thần tôn thờ quá khứ. Thực ra các dân tộc này cũng không có gì để tự hào về nhửng kỳ công hiện tại cũng như tương lai của họ.
Giáo dục không chỉ đơn thuần tạo cơ hội cho con em có đủ điều kiện vật chất đến trường để học đọc học viết.

Giáo dục cũng không chỉ biết dạy ca tụng và suy tôn cá nhân. Trẻ con sinh ra đã có sẵn một cơ thể, lý trí và tiềm năng học hỏi không giới hạn.

Mục tiêu của giáo dục chính yếu là phải giúp khai thác bằng những phương tiện hửu hiệu để các tiềm năng đó được phát triển đến mức tối đa.
Đình cao trí tuệ của một dân tộc không thể được đề cao vì những hành động gian lận, mưu mô và lường gạt. Giới thanh thiếu niên ngày nay bị ảnh hưởng của tư tưởng đó và xem thưởng những giá trị đạo đức như tính cương trực, tôn trọng công lý, lòng nhân từ.

Mục tiêu giáo dục dựa trên triết thuyết nhân bản phải được khai thác và áp dụng ở mọi cấp lớp tại học đường cũng như ngoài xã hội. Thuyết này đã không được thề hiện và thực hiện đúng mức, nghiêm chình và sâu rộng nên đất nước mới khốn đốn dến ngày nay. Thực ra thì chúng ta đã bất lực vì bị lâm vào cái vòng lẩn quẩn (vicious circle): Chậm tiến vì nghèo đói, nghèo đói vì ít học, và ít học đưa đến chậm tiến. Như vậy chúng ta phải làm sao cắt đứt để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn trên thì mới mong thay đổi được tệ trạng hiện nay.

Đầu mối của cái vòng lẩn quẩn đó là cấp lãnh đạo quốc gia và  những người có trách nhiêm đã được đào tạo theo chính sách đã được đặt ra để áp đặt lên chương trình giáo dục. Thường các chính sách đó nhằm tẩy nảo và nhồi sọ theo đường hướng phi nhân đã được cấp lảnh đạo áp đặt. Nếu cấp lãnh đạo có đủ kiến thức và ý thức đề nhận định những điều kiện căn bản dựa trên khoa học, nhân đạo và vô tư  thì hệ quả giáo dục sẽ tốt hơn. Nếu cấp lãnh đạo có kiến thức hạn hẹp, chủ quan và thiếu khả năng nhận định những hệ quả tai hại của giáo dục mà chỉ áp đặt những giáo điều sơ đẳng thiếu tính nhân bản và khoa học thì hệ quả không những làm chậm tiến mà còn tai hại cho nhiều thế hệ.

Một thí dụ điển hình là trong thế kỷ 21 mà còn một số quốc gia bị cai trị bởi cấp lãnh đạo cuồng tín, thất học đã và đưa đất nước vào chỗ bế tắc. Cấp lãnh đạo phải nhận thức giá trị đích thực của con người là kiến thức tổng quát và chuyên môn cần thiết là phục vụ cho nhân loại. Những phát minh khoa học được các nước có trình độ dân trí và kiến thức cao đã đem lại nhiều phát minh vĩ đại để giúp ích cho nhân loại thì cũng có những nước lạc hậu biến chế độc dược để giết hại con người một cách vô trách nhiệm.

Dân tộc nào cũng có người thông minh nhưng trí thông minh chỉ phát triển trong những quốc gia có môi trường giáo dục cao và tiến bộ.

Một nền giáo dục thiếu nhân bản trong đó tiềm năng con người không được phát huy mà còn bị kềm chế sẽ đưa đến sự nghèo nàn về tư tưởng, nghèo nàn về óc sáng tạo là những yếu tố tối cần cho sự phát triển của cá nhân và đương nhiên là phát triển quốc gia.

Một nền giáo dục đầy thiên kiến, không công bằng chỉ nhằm nâng đỡ giai cấp cẩm quyền vốn đã sống và được giáo dục trong những gia đình do quyền thế, do tham nhũng và lạm quyền sẽ gây ra lòng bất mãn và tinh thần tiêu cực trong dân chúng. Sự kiện này có tính cách hủy hoại và đảo lộn mọi giá trị xã hội, mọi tiềm năng và thiện chí của người dân. Giới trẻ sẽ mất niềm tin vào tương lai và chính họ là nhân lực và tài nguyên quý giá của quốc gia.

Hệ quả của giáo dục tùy thuộc vào tiềm năng nhân sự trong đó người giáo chức là thành phần liên hệ và có trách nhiệm trực tiếp trong việc hướng dẩn và đào tạo thế hệ tương lai.

Ngày xưa những nước chịu ảnh hưởng học thuyết Khổng Mạnh đã đặt địa vị người giáo chức theo thứ vị quân, sư, phụ chỉ vì thời bấy giờ số người có kiến thức quá khan hiếm. Những gì quá khan hiếm thì được trọng dụng
là lẽ thường trong mọi xã hội và mọi thời đại. Nhưng ngày nay vị thế của người thầy đã bị thay đổi vì sự bộc phát về kiến thức của con người và sự đại chúng hóa của giáo dục nhờ kỹ thuật phát triển của khoa học truyền thông.

Ngày nay người làm giáo dục phải học hỏi, tra cứu, thực tập và thấu triệt những nguyên lý và hệ quả của giáo dục để đáp ứng dúng nhu cầu phát triển toàn diện của người thụ giáo mà một vài kiến thức chuyên môn và năng khiếu có thể vượt qua người thầy.

Trong vài quốc gia tiến bộ như Mỹ và vài quốc gia Âu Á đặt trọng tâm vào việc phát triển khả năng suy luận và sáng tạo ở mọi cấp lớp và mọi môn học từ cấp tiểu học đến đại học. Và đương nhiên là người giáo chức phải thấu triệt các mục tiêu, phương pháp áp dụng cách thực thi đối với  tất cả các môn học và ở mọi cấp lớp. Do đó những phát minh khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển rất nhanh và rất hữu hiệu. Mức độ phát minh khoa hoc ngày nay có thể tiến nhanh gấp ngàn lần của thế kỷ trước đây.

Những tiến bộ này sẽ thu hẹp hoàn cầu qua không gian và thời gian. Trong lúc đó, cũng có những quốc gia hiếu chiến, điên cuồng vì còn lạc hậu đã và đang dốc toàn lực để cướp đoạt quyền tự do và tài sản của dân tộc họ và của các nước lân bang. Những sự chiếm đoạt nầy còn được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy của họ.

Hệ quả của chương trình giáo dục đó là một hiểm họa cho thế giới ngày nay.

Giáo sư Trần Cảnh Xuân
Ngày 8-8-2014

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

PHÂN ƯU CỤ ÔNG NGUYỄN ĐÌNH PHỤNG.

                                                                                     

                                                                               

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

CÔ BÉ LỤC TUẦN



VÂN NGUYỄN. AUGUST 17 , 2014 – 10.35 PM.VIẾT TẶNG HỒNG THI BÉ HAI CHSHD (CA SĨ MAI-TRINH). RIVERSIDE,CALI.)




10 câu "nói dối" kinh điển của phụ nữ!

“Để em trả tiền cho", “Em không ghen”, “Tiền không quan trọng”, "Anh lúc nào cũng tuyệt" là những câu nói dối kinh điển của phái đẹp mà không phải lúc nào họ cũng chịu thừa nhận. “Để em trả tiền cho"

“Để em trả tiền cho", “Em không ghen”, “Tiền không quan trọng”, "Anh lúc nào cũng tuyệt" là những câu nói dối kinh điển của phái đẹp mà không phải lúc nào họ cũng chịu thừa nhận. “Để em trả tiền cho"
Đã là một người đàn ông ga lăng thì nên trả tiền bữa tối khi lần đầu tiên mời nàng đi chơi. Đây là một quy tắc khá cổ điển và được nhiều anh chàng áp dụng. Tuy nhiên, phụ nữ đôi khi giả bộ lịch sự hay để kiểm tra sự hào phóng của đàn ông nên đề nghị để mình trả tiền. Đừng mắc vào cái bẫy này bởi vì chỉ sảy chân một lần bạn có thể không còn gặp lại nữa. Tốt nhất, cầm lấy hóa đơn và nhanh chóng rút ví ra thanh toán.


Những lời giả dối mà phụ nữ hay nói về sex thường là “Em chỉ có quan hệ với rất ít đàn ông trước khi đến với anh thôi”. Họ giảm con số bạn tình thật bởi vì lo rằng bạn nghĩ họ là người bừa bãi trong quan hệ tình dục.

“Em không ghen”
Hầu hết phụ nữ bày tỏ rằng họ không suy nghĩ gì khi bắt gặp người đàn ông của mình ngắm nhìn cô gái khác hay say sưa xem tạp chí dạng playboy, song trong lòng họ có thể đang nghĩ khác. Họ nói dối chẳng qua muốn tỏ ra mình là cô gái tự tin, dễ thương và dễ tính, nhưng rồi thế nào cũng tìm cách hành xử tương tự để chọc tức, bắt anh chàng của mình phải ghen.

“Em thích gia đình anh”
Không ít phụ nữ thực sự thích và có thể chung sống thuận hòa với gia đình nhà chồng, có quan hệ tốt với gia đình người yêu, nhưng hãy nghĩ về số không thích - họ chẳng thể thừa nhận điều này. Nói với một người rằng bạn không thích gia đình họ nghe rất “động chạm” cho nên không phải điều gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ chọn nói dối người đàn ông của mình về vấn đề tế nhị ấy.

“Giá cả quần áo”
Nữ giới thích mua sắm và không tiếc tiền vào quần áo, đồ hiệu, trang sức, mỹ phẩm... Nhưng ngoại trừ việc bạn dẫn nàng đi mua và biết giá cả của nó, phụ nữ sẽ thường nói tránh đi giá cả một món hàng nào đó mà cô ấy thích. Đơn giản vì nàng không muốn bạn nghĩ rằng cô ấy thường xuyên "đốt" tiền vào việc mua sắm.

“Tiền không quan trọng”
Hầu hết phụ nữ sẽ kết hôn vì tiền hơn là vì yêu, nhưng một trong những lời nói dối phổ biến nhất của họ lại là “tiền đâu có quan trọng”, "em lấy anh vì tình yêu" nhưng chẳng cô nào dám thừa nhận điều đó cả. Rất nhiều nàng đành phải chia tay người yêu chỉ vì vấn đề kinh tế. "Tiền không quan trọng nhưng rất nhiều tiền mới quan trọng"

Cân nặng
Đây là vấn đề thường thấy ở phái nữ, nhất là ở những cô nàng hơi mũm mĩm. Với những nàng này, sẽ rất khó để biết được trọng lượng của nàng. Vì sao ư? Chẳng ai muốn bị bạn trai biết về cân nặng thật, và vì thế, cô ấy sẽ nói dối bạn về cân nặng, sau đó sẽ lén đi tập thể dục.

“Em sai rồi”
Sẽ có lúc họ nói lời xin lỗi mà trong lòng biết chắc rằng mình chẳng hề sai, chẳng qua vì muốn cuộc chiến tranh kết thúc. Đàn ông cũng hành xử tương tự. Suy cho cùng, chẳng ai thích cãi nhau.

“Ngoại hình không quan trọng”
Con gái thường đánh giá cánh đàn ông qua vẻ ngoài. Vì xét cho cùng con gái cũng là người rất yêu thích cái đẹp. Các nàng cũng yêu cả bằng mắt nữa chứ đâu chỉ yêu bằng tai đâu. Nếu các chàng nghĩ việc ăn mặc không chỉn chu, đầu bù tóc rối và ngoại hình chưa “chuẩn” thì cũng khó lọt vào mắt các nàng

"Anh không cần tặng cho em thứ gì vào Valentine, sinh nhật... đâu".
Phụ nữ sẽ đánh giá cao nếu được tặng quà vào những dịp kỷ niệm. Tất nhiên, họ không đòi hỏi một món quà đắt giá trừ những cô nàng đào mỏ. Một món quà nho nhỏ thể hiện sự quan tâm là điều người phụ nữ nào cũng mong đợi.
THEO DEPPLUS

Ba nhớ con!

                                                                              
                                                                      

Ba mẹ chia tay nhau, ba dọn ra ở riêng, một mình. Rồi hai mẹ con chuyển nhà về tỉnh khác. Lâu lắm, ba con mình mới được gặp nhau, chủ yếu ba quan tâm con qua điện thoại. Cảm giác ôm con vào lòng, chạm tay vào da thịt đứa con trai bé bỏng, hít hà cái mùi tóc khen khét của con thế nào, thật sự là ba dần quên rồi. Ba hư quá phải không con, cứ nghĩ rằng, hàng tháng chuyển tiền cho mẹ, lâu lâu gửi cho con ít đồ chơi, bánh kẹo, như vậy cũng đủ là một ông bố tốt.

Thế rồi, cuối mùa hè này, mẹ cho ba đón con về nhà ở chơi ít bữa. Ba đâu ngờ, đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống ba con mình… Nhìn con đã ra dáng một chàng trai, dù chỉ mới đứng ngang ngực ba, ba thấy vui và thương con thật nhiều. Mới đây mà mau quá. Ngày ba con mình xa nhau, con chỉ mới là một cậu bé còn phải ẵm bồng, tay cầm bình sữa mút mút. Những bận rộn buồn phiền đã làm ba dần “buông” con, giờ nghĩ lại, ba thấy mình thật đáng trách…
Cảm giác sớm mai thức dậy, bên cạnh có một bản sao be bé thật là khó tả. Rồi ba con mình đi ăn sáng cùng nhau. Ba chợt nhớ tới câu nói của ai đó, rằng hãy ăn tối với bồ và ăn sáng với bố, nên bật cười. Con ngạc nhiên nhìn ba, rồi cũng cười…. đồng lõa, như ngầm bảo rằng, con biết hết rồi, ba nhé! Ý nghĩ rằng, ba đang có một đồng minh nhí sao mà đáng yêu thế. Ba dắt con đi chơi chỗ này chỗ nọ. Quả thật, ba không thể ngờ là sống cùng với con ít ngày lại vui nhiều đến vậy. Buổi tối, ba không còn đi nhậu đến mức xỉn lăn lóc nữa, vì còn có con đợi ở nhà, cùng chơi game, vẽ vời, đọc… tạp chí đàn ông.
Ba con mình bịn rịn mãi ở sân ga. Muốn nói với con đủ thứ, nhưng mà thôi, ba sẽ làm gì đó cho con, để cha con mình không phải họa hoằn mới được “trải đời” cùng nhau thế này thì hay hơn, con nhỉ! Con trai à, bây giờ, lúc nào ba cũng nhớ con. Nỗi nhớ ấy lớn đến độ, khi con về lại với mẹ rồi, ba mới ngấm ngầm nhận ra, sao mà trống vắng đến thế. Tình cha con không phải tự dưng mà có, phải không con? Nó cũng không đơn giản là mất đi, mà ba chỉ từng có giai đoạn “lãng quên”, để hôm nay được con đánh thức. Ba nhận ra lâu nay ba quá vô tâm với con. Ba đã tạo ra con, rồi để mặc kệ con lớn lên bên mẹ. Mà một mình mẹ chắc chắn chẳng thể nào thay thế hết được.
Nhìn quanh nhà, đâu đâu cũng gợi cho ba nhớ đến con. Ba thèm được sống lại những lúc cha con mình cùng chơi bắn súng. Mấy viên đạn bằng mút thôi, mà vui đáo để. Con quả là… con trai, vừa về đến nhà là nhăm nhăm nhìn ngó xem có cái bóng đèn nào hư để nhắc ba thay. Rồi thì con tung tăng xem xét chỗ này chỗ nọ, chê cái bàn của ba để chiếm chỗ, nhảy tưng tưng lên chiếc giường vốn bừa bộn của ba, ồn ào tới mức, bây giờ, ba thấy căn phòng sao mà hiu vắng đến lạ lùng…
May quá, vì cuối cùng thì ba con mình chưa đến nỗi “lạc” nhau, con trai nhỉ?
HẢI ĐĂNG
    

Khảo sát nàng dâu

Chuyện vợ con của anh Khiêm, tôi nhớ anh tôi cũng vài lần có bạn gái, nhưng không qua được “cửa” của mẹ để trở thành nàng dâu trong nhà.

Nhà tôi có hai anh em. Tôi 27 tuổi, có chồng từ 3 năm trước và đã có con. Còn Khiêm, anh trai tôi 36 tuổi, chưa thấy có mảnh tình nào, trong khi mẹ tôi luôn giục: Năm nay phải có dâu cho mẹ!

Anh tôi chẳng nói gì, nhưng rồi một hôm chủ nhật, anh đưa người phụ nữ tên Thơm tới nhà. Anh thưa với mẹ: Đây là bạn gái của con. Ngập ngừng một chút mới tiếp: Nếu em Thơm đồng ý thì con mời mẹ sang nhà em Thơm xin cưới.

Nghe Khiêm nói, mặt mẹ hơi biến sắc, nhưng rồi nhanh chóng, sởi lởi: Các con ưng nhau nhưng còn bố mẹ bạn con nữa chứ...

Chị Thơm mảnh mai, hơn tôi khoảng 2 - 3 tuổi. Chị vận chiếc sơ mi ca rô và quần jean xanh lợt, dép quai sau cao 2 phân, tóc ngắn gọn gàng, mặt gần như không trang điểm. Trước khi ngồi với mẹ, chị nhấc rất nhẹ chiếc ghế xích ra và nói “xin phép bác”.

Chuyện vợ con của anh Khiêm, tôi nhớ anh tôi cũng vài lần có bạn gái, nhưng không qua được “cửa” của mẹ để trở thành nàng dâu trong nhà. Lần này cửa vẫn khép hay rộng mở đây?

Việc “kiểm tra”, “sát hạch” chỉ dừng lại sau một lần nữa: mẹ giao cho chị Thơm một triệu đồng, bảo đi chợ mua đồ cùng và làm giỗ bà ngoại (Ảnh minh họa).

Mẹ nói như thả từng tiếng: để xem ngày, rồi đầu tháng sau ta sang bên các cụ. Có lẽ mẹ coi đây là việc cấp bách nên định thời gian có vẻ “sát sạt”. Thế là phải, bạn gái mấy năm trước của anh tôi đều đã đi lấy chồng!

Mẹ tôi, một bà giáo về hưu, cởi mở nhưng kỹ tính . Đôi khi mẹ chuyển ý bất ngờ với người đối thoại. Hôm nay đang thăm hỏi chuyện chợ búa, cơm nước, mẹ lật sang thẩm vấn: Cháu có dùng vi tính không, có thường đi chùa không?

Ở ngoài hiên, tôi nghe rõ chuyện của hai người. Mẹ hỏi tiếp một câu “lạnh” người: Cháu đã hiểu kỹ Khiêm chưa, có tự tin mình đủ sức đi suốt cuộc đời với Khiêm không.

Ôi, sao hàng ngày mẹ tôi là người nhẹ nhàng tế nhị mà bây giờ “tung” ra câu thẩm vấn gai góc “dễ xa nhau” như thế. Nếu là Thơm, có lẽ tôi đã “chạy làng” rồi.
Thơm đối đáp ra sao, tôi lo cho chị quá. Thơm chậm rãi : Thưa bác cháu nghĩ tình yêu chồng vợ có cả tình cảm và lý trí. Ăn thua là tình cảm và trí tuệ tương ứng của cả nam và nữ.

Thì ra, Thơm cũng “ đáo để ” đấy chứ. Thật may, câu chuyện giữa mẹ và Thơm về sau có phần nhẹ nhõm, vui vẻ. Tôi hiểu, mẹ có ý định “đi tới cùng” để giúp anh
Khiêm của tôi, chứ không ác ý.

Nửa năm sau, mẹ làm lễ cưới cho anh Khiêm. Chị Thơm về làm dâu, ở chung nhà với chúng tôi.

Chấp nhận Thơm, đó là điều chắc chắn, nhưng “kiểm tra” và “thử thách” thì chưa hết đâu.

Một tháng sau ngày Thơm về làm dâu , lựa ngày chủ nhật Khiêm đi dạy thêm, mẹ tôi đưa cả nhà sang bên bác hai, để mình chị coi nhà. Mười giờ sáng, một cặp vợ chồng vốn là nhà giáo, bạn của mẹ tới chơi. Chị Thơm gọi điện hỏi, mẹ bảo cứ mời các bác ở lại. Buổi chiều bố mẹ về. Thì ra không phải một cuộc “đến chơi” ngẫu nhiên mà là do mẹ bố trí. Mẹ muốn “khảo sát” xem chị Thơm tiếp đón khách của mẹ ra sao.

Việc “kiểm tra”, “sát hạch” chỉ dừng lại sau một lần nữa: mẹ giao cho chị Thơm một triệu đồng, bảo đi chợ mua đồ cùng và làm giỗ bà ngoại. Chỉ sau lần này, Thơm mới không còn bị sát hạch, khảo sát gì nữa.
 SƯU TẦM TỪ INTERNET.

Hãy Biết Ơn…


123456789101112131415

TÌNH TÔI MƯỜI TÁM









VÂN NGUYỄN. AUGUST 24, 2014 – 12.30 PM. VIẾT TẶNG CHÂU TĂNG CHSHD SAN JOSE ,CALI.


8 điều nàng dâu tương lai nên tránh

 Sưu tầm từ Internet.

Tỏ ra nhiệt tình và lấy lòng nhà chồng tương lai là một việc tốt, thế nhưng các bạn gái cũng nên tránh 8 việc làm dưới đây để không xảy ra điều đáng tiếc.

Chiếm trọn trái tim người yêu đã là một việc khó, thế nhưng những nàng dâu tương lai sẽ còn phải vượt qua một cửa ải còn nhiều “rắm rối” hơn nữa, đó là gia đình nhà chồng! Tỏ ra nhiệt tình và lấy lòng nhà chồng tương lai là một việc tốt, thế nhưng các bạn gái cũng nên tránh 8 việc làm dưới đây để không xảy ra điều đáng tiếc.
1, Đơn phương “lấy lòng”
Phụ nữ vốn chu đáo, rất nhiều bạn gái hình thành thói quen mua quà tặng “nhà chồng tương lai” mỗi dịp lễ tết, thế nhưng đối với gia đình mình thì lại không yêu cầu đòi hỏi gì từ phía bạn trai. Thời gian dài như vậy, dễ khiến người bạn trai tự mặc định rằng việc bạn phải “lấy lòng” gia đình anh ta là lẽ dĩ nhiên. Bạn nên “kiến nghị” một cách khéo léo rằng, bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng đến gia đình đối phương là trách nhiệm của cả hai để giữ gìn tình cảm tốt đẹp. Hình thành thói quen này ngay từ giai đoạn yêu đương sẽ rất có lợi cho cuộc sống vợ chồng sau này của bạn.
2, Để hai gia đình đi lại quá sớm

Chiếm trọn trái tim người yêu đã là một việc khó, thế nhưng những nàng
dâu tương lai sẽ còn phải vượt qua một cửa ải còn nhiều “rắm rối” hơn nữa,
đó là gia đình nhà chồng! (Ảnh minh họa)
Nhiều người cho rằng, để hai gia đình sớm gặp mặt sẽ khiến mối quan hệ của bạn “chắc chắn” hơn. Thế nhưng rất nhiều câu chuyện thực tế lại cho thấy, khi hai gia đình đã quá thân thiết và hiểu nhau, sự khách khí sẽ biến mất, theo đó cũng là nhiều hiểu lầm và mâu thuẫn, lúc đó người khó xử nhất chính là bạn. Trong trường hợp này, giữ một khoảng cách nhất định giữa hai gia đình, chỉ nên gặp mặt khi tình cảm của hai bạn đã “chín muồi” và sắp tiến tới hôn nhân là tốt nhất, người xưa có nói “xa thơm” chính là như vậy!
3, Nhiệt tình thái quá với công việc nhà người yêu
Nhiều bạn gái nghĩ rằng, muốn chiếm được cảm tình của mẹ chồng tương lai thì phải lăn xả vào công việc bếp núc, nội trợ từ trong ra ngoài, thậm chí đến những việc như giặt quần áo, quét nhà hay to tát hơn là thể hiện trong những dịp hiếu hỷ của cả họ hàng. Thế nhưng khi tình cảm và sự thấu hiểu giữa bạn với họ chưa đủ sâu sắc, những hành động như vậy sẽ chỉ khiến bạn trở nên “vồ vập” thái quá và đánh mất lòng tự trọng. Điều này không có nghĩa là bạn cứ ngồi lỳ ra khi đến nhà bạn trai chơi, tranh thủ vào bếp phụ giúp mẹ hay chị em gái của chàng, nói những câu chuyện vui để kéo gần khoảng cách là điều rất cần thiết. Và bạn nên nhớ rằng, nhiệt tình nhưng không vồ vập là nguyên tắc để không trở nên “vô duyên” trong mắt nhà chồng tương lai.
4, Kể lể về gia đình mình
Trong những buổi gặp mặt, bạn gái nên tránh kể lể về gia đình mình, nhất là những câu chuyện về vấn đề tình cảm trong gia đình hay tình hình tài chính, anh chị em mua nhà, mua xe, mâu thuẫn nội bộ hay dự định tương lai khi hai bạn lấy nhau bố mẹ sẽ cho nhà, cho đất… Rất có thể, mẹ chồng tương lai sẽ cho rằng bạn là người không biết “giữ mồm giữ miệng” và suy nghĩ trước sau. Nếu không biết nói gì, bạn có thể bàn luận về vấn đề phim ảnh hay tình hình thời sự…
5, Qua đêm tại nhà chồng tương lai
Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa, dù nhà bạn rất xa nhà người yêu và họ mời mọc nhiệt tình, nhưng nếu bạn ở lại qua đêm tại nhà chồng tương lai, đặc biệt lại là trong những lần gặp gỡ đầu tiên, tất yếu sẽ để lại cái nhìn không thiện cảm của họ về bạn. Cũng có thể những người ác mồm sẽ nói rằng bạn là một cô gái “dễ dãi”!
6, Sống chung, sống thử
Giới trẻ ngày nay có vô số lý do cho việc sống chung, sống thử. Không bàn về tính đúng, sai của vấn đề này, nhưng nếu nhìn từ góc độ của gia đình nhà trai, phát hiện ra con trai mình đang sống chung cùng một cô gái khác, tất yếu trong lòng họ sẽ có cảm giác coi thường. Cho dù chưa từng gặp mặt, thế nhưng như vậy bạn đã vô tình đánh mất thiện cảm của gia đình nhà chồng tương lai rồi đấy!
7, Không biết nói “Không”

Nhiều bạn gái nghĩ rằng, muốn chiếm được cảm tình của mẹ chồng tương lai thì
phải lăn xả vào công việc bếp núc, nội trợ từ trong ra ngoài, thậm chí đến những
việc như giặt quần áo, quét nhà hay to tát hơn là thể hiện trong những dịp
hiếu hỷ của cả họ hàng. (ảnh minh họa)
Lễ phép không đồng nghĩa với phục tùng vô điều kiện! Nếu như trong quá trình tiếp xúc với nhà chồng tương lai, họ có ý xúc phạm hay hiểu sai về bạn và gia đình bạn, hãy học cách phản kháng một cách lễ phép và lịch sự. Đừng cố gắng nín nhịn và trốn tránh. Bạn hãy lễ phép mà nói rằng “Mọi việc không như hai bác nghĩ đâu ạ”, giải thích một cách rõ ràng và nói lên quan điểm của bạn. Nhưng tuyệt đối tránh thái độ gắt gỏng, bực tức và bỏ đi, điều này sẽ khiến mối quan hệ rạn nứt mãi mãi.
8, Vung tiền mua quà cáp cho nhà chồng tương lai
Cũng phải khẳng định rằng, nếu như bạn đến nhà chồng tương lai với hai bàn tay trắng, 90% bạn sẽ thất bại. Nhưng nếu như có ý định dùng tiền để “mua chuộc” tình cảm của họ thì đây quả là một suy nghĩ sai lầm. Trước hết, bạn nên tìm hiểu về tính cách từng người trong gia đình chàng. Nếu như họ thuộc tuýp người giản dị, không thích khoe khoang và không ham vật chất, việc bạn luôn đến với những món quà đắt đỏ sẽ khiến họ nghĩ bạn phô trương và có ý định xấu, coi thường họ. Còn nếu như ngược lại, những món quà xa xỉ ấy có thể bước đầu giúp bạn “ghi điểm” một cách dễ dàng. Thế nhưng tính về lâu về dài, sống cùng nhau cả đời ngoài tiền bạc còn cần có tình cảm. Lỡ như một ngày, tài chính của bạn đi xuống, ai sẽ là người giúp bạn đi tiếp cửa ải khó khăn này?

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

ƯỚC GÌ ?


                                                                                 




Nhìn thấy mồi ngon định ghé vào,
Ngại đường xa tít biết làm sao,
Ước gì có được ai mời tới,
Cùng nâng ly cạn sướng thế nào,

Bếp lửa hồng kia từ xứ Úc,
Làm ấm lòng ai lúc đông vào,
Ước gì chung cuộc ngồi tâm sự,
Với đồng môn cũ chuyện mai sau.



VÂN NGUYỄN . AUGUST 21 , 2014 – 11.25 PM .VIẾT TẶNG ACE HOÀNG DIỆU & THÂN HỮU ÚC CHÂU.



Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

MIỀN QUÊ NHỎ ANH YÊU




MẾN TẶNG: Tuyet Pham, Bánh In, Trương Ngọc, Sao Băng, Ngân Trần, Rose Black, Duy Tân và Thanh Tịnh