a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Đi tiểu liên tục và nhiều hơn bình thường, báo hiệu bệnh gì?

 Đi tiểu là nhu cầu thiết yếu của mọi người và rất cần thiết. Nhưng nếu đi tiểu nhiều và liên tục thì có thể bạn đang mắc một số bệnh nguy hiểm.

Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?

Những người thường xuyên đi tiểu sẽ thắc mắc về vấn đề đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Theo Hội Niệu học quốc tế, trung bình một người trưởng thành đi tiểu khoảng 6 - 8 lần/ 24h, vì vậy nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày được coi là đi tiểu nhiều lần.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều giống nhau, không có một con số nào được coi là tuyệt đối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất đi vệ sinh của một người như loại đồ uống bạn sử dụng. Caffeine và rượu là chất kích thích bàng quang, vì thế chúng khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Độ nhạy cảm của bàng quang cũng có vai trò nhất định. Một vài người chỉ cần uống ít nước cũng đã có nhu cầu, có người lại không.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Mắc bệnh tiểu đường

Thường xuyên đi tiểu và đi nhiều có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường loại 1 hoặc 2.

Đi tiểu nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường.

Mang thai

Bắt đầu từ những tuần đầu của thai kì, tử cung giãn nở, có thể gây áp lực lên bàng quang. Điều này sẽ khiến bạn hay bị buồn tiểu và đi nhiều hơn.

Có vấn đề về tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có vấn đề sẽ gây sức ép ở niệu đạo. Khi đó, bàng quang sẽ bị co lại và dù chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu, nó cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy muốn đi tiểu hơn.

Viêm bàng quang

Tình trạng này được chẩn đoán bằng những cơn đau bàng quang và vùng xương chậu. Nếu bạn bị viêm bàng quang, bạn cũng sẽ hay buồn tiểu hơn bình thường.


Nếu bạn bị viêm bàng quang, bạn cũng sẽ hay buồn tiểu hơn bình thường.

Nhiễm trùng hoặc sỏi thận

Nhiễm trùng hoặc sỏi thận có thể gây kích ứng bang quang và làm bạn muốn đi tiểu thường xuyên. Đây là một trong những lý do giải thích hiện tượng thường xuyên đi tiểu.

Thuốc men

Nếu bạn đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu thì việc đi tiểu nhiều không có vấn đề gì nhé!

Cơ thể có những biểu hiện này, nên nhớ đừng chủ quan. Có thể đó sẽ là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Đột quỵ và bệnh thần kinh

tổn thương thần kinh chi phối bàng quang có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu nhiều và tiểu đột ngột.

Ung thư bàng quang

Khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Nguyên nhân không do bệnh lý

Bàng quang tăng hoạt (OAB): được biết đến là thủ phạm chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang hoạt động quá mức, gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mà không có cảm giác đau rát. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.

Phụ nữ mang thai: Các nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi gây chèn ép lên bàng quang nên thai phụ đi tiểu nhiều.

Độ tuổi: Chức năng thận sẽ bị suy giảm theo độ tuổi.

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe... gây nên chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm.

Dùng thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan là nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

Triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày

Một người được cho là đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu số lượng nước tiểu trên 2,5 lít trong 24 giờ; hoặc đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày (tiểu thường xuyên). Triệu chứng kèm theo đi tiểu nhiều lần trong ngày gồm:

Tiểu ngắt quãng, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang mỗi lần đi tiểu, dòng nước tiểu ngưng đột ngột.

Tiểu gấp: Bạn có cảm giác khó chịu như ép trên bàng quang làm bạn muốn đi tiểu ngay.

Đi tiểu không tự chủ: Bệnh nhân có thể bị mất kiểm soát dòng nước tiểu, nước tiểu bị rò rỉ liên tục hoặc từng lúc.

Rối loạn đi tiểu: Có cảm giác đau hoặc nóng bừng trong hoặc sau khi bạn đi tiểu.

Đi tiểu ra máu: Có thể có một ít máu (tiểu máu vi thể) hoặc nhiều máu, máu cục.

Tiểu đêm đi kèm tiểu không tự chủ như đái dầm.

Tiểu chảy nhỏ giọt: Sau khi bạn đi tiểu xong, nước tiểu tiếp tục nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài. Cảm giác sẽ căng nặng khi bắt đầu tiểu.

Khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần


Nên tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Bạn cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm, thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều ở ban ngày.

Tránh các loại đồ uống có cồn (rượu, bia) vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;

Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì nó có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng các loại này sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;

Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;

Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều.

Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;

Cuối cùng, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang.


 Bệnh Alzheimer rất đáng sợ! 5 thói quen đơn giản để phòng ngừa bệnh.


Bệnh Alzheimer, thường được gọi là “chứng mất trí nhớ do tuổi già” là một căn bệnh mà mọi đứa trẻ đều không muốn xảy ra với cha mẹ của chúng. Để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, cha mẹ thực sự có thể làm rất nhiều thứ để chuẩn bị. Hãy chia sẻ với bố mẹ những phương pháp và thói quen nhỏ sau đây để từ chối những cuộc viếng thăm của bệnh Alzheimer.

1. Thói quen dậy sớm

Uống một cốc nước ấm ngay sau khi ngủ dậy.
Cơ thể con người mất 500 ml nước trong một đêm ngủ, và cần được bổ sung ngay sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, nước ấm có thể giúp tăng nhiệt độ cơ thể, cứ nhiệt độ cơ thể tăng 1°C thì quá trình trao đổi chất cơ bản của cơ thể con người cũng tăng lên 10%.

Uống nước ép rau củ quả ít nhất 3 lần một tuần

Uống nước ép rau củ quả ít nhất 3 lần một tuần có thể giảm 75% nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ( bệnh Alzheimer ).

15 phút phơi nắng mỗi ngày

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa phải sẽ giúp cơ thể sản xuất vitamin D và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D có tác dụng chống ung thư.

2. Thói quen làm việc

Mang theo một ít sôcôla sẫm màu trong túi xách của bạn.
Ăn một vài miếng sô cô la đen có thể bổ sung năng lượng và giúp cải thiện hiệu quả công việc; và sô cô la đen rất giàu polyphenol, có thể giúp chống lão hóa. Đồng thời, nó có chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Thói quen làm việc nhà

Thích nấu ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thích nấu ăn ít có nguy cơ bị sa sút trí tuệ, và lo lắng về ba bữa ăn mỗi ngày là một kích thích lành tính đối với não.

4. Thói quen cuộc sống hàng ngày

Cố gắng tránh đồ uống có ga, thực phẩm chế biến sẵn như coca cola và các loại đồ uống có ga khác, thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh chứa nhiều phốt pho sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi và có hại cho sức khỏe của xương.

5. Thói quen tập thể dục

Đổ mồ hôi thích hợp
Lượng vận động cần phù hợp để tiết mồ hôi giúp thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài.

Cố gắng giảm 5% trọng lượng của bạn
Một trong những đặc điểm chung của những người khỏe mạnh sống đến 100 tuổi là không bị béo phì, chỉ giảm 5% trọng lượng cơ thể có thể sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có tỷ lệ tử vong cao nhất là những người hầu như không đi bộ, đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể thúc đẩy tuần hoàn máu góp phần sống lâu và khỏe mạnh .

Thói quen ăn tối
Ăn hành tây sống: Chất sulfide có trong hành tây có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch và huyết áp cao, ăn sống sẽ tốt hơn, nên cắt thành từng lát mỏng ăn như salad rau củ.
Không ăn sau 8 hoặc 9 giờ tối: Chất béo thường tích tụ nhiều nhất vào lúc 2 giờ đêm, lúc này bụng đói sẽ không tích tụ dễ dàng, theo thời gian tiêu hóa chung, bạn không nên ăn sau 8 giờ hoặc 9 giờ tối.


Chuyên gia chỉ 5 thói quen đầu độc gan người Việt thường mắc.


Các bệnh lý về gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư.

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cho biết trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất với vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe.

Đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò như chuyển hóa, thải độc, sản xuất mật, chống nhiễm trùng… Vì vậy, khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của con người.

Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện nhiều bệnh lý về gan, nguyên nhân đầu tiên là do virus. Viêm gan do virus bao gồm viêm gan A, B, C, D, E nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Nguyên nhân thứ 2, người dân, đặc biệt là giới trẻ, uống rượu, bia nhiều, gây ra tổn thương viêm gan cấp. Uống bia, rượu kéo dài còn gây xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý về gan.

Ngoài ra, chế độ ăn uống chưa khoa học, tình trạng béo phì, thừa cân cũng gây bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, tổn thương gan có thể còn do nhiễm độc từ đồ ăn, uống, nhiễm ký sinh trùng…

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất.

Các thói quen gây bệnh lý về gan:

Lạm dụng rượu, bia: Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, hiện nay giới trẻ đang tiêu thụ quá nhiều rượu, bia. Thực tế quá trình khám chữa bệnh, PGS.TS Ngọc đã từng tiếp nhận các bệnh nhân nam mới 20-25 tuổi nhưng tiêu thụ rượu bia nhiều, có ngày 500-700 ml rượu nặng.

“Bệnh nhân đến viện trong tình trạng men gan rất cao, vàng mắt, thậm chí có trường hợp suy tế bào gan, cần nhập viện điều trị. Một số trường hợp phải vào khoa chống độc cấp cứu”, nữ bác sĩ chia sẻ.

Tình trạng lạm dụng rượu, bia còn được PGS.TS Ngọc đặc biệt cảnh báo trong mùa hè, khi nhiều người cho rằng uống bia để giải khát, làm mát cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, thực tế không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này trong khi uống bia, rượu nhiều lại gây hại cho gan.

Uống ít nước: Mùa nắng nóng, theo bác sĩ, ngoài vấn đề tiêu thụ rượu bia, một vấn đề cần khuyến cáo cơ thể thiếu nước. Uống ít nước không chỉ có hại cho thận, còn làm tổn thương gan vì vậy chúng ta cần chú ý bổ sung kịp thời, bổ sung đủ nước.

Ưa chuộng thức ăn đường phố, đồ ăn nhanh: PGS.TS Ngọc cho biết xu thế hiện đại do bận rộn, nhiều người (đặc biệt là người trẻ) tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, không ít gia đình chiều con nên cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn đường phố… dẫn đến thừa cân, béo phì. Chính điều này gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa và khiến gan bị tổn thương.

Do vậy thay vì chọn đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố, chúng ta nên chú trọng các thực phẩm tươi, sống. Bữa cơm gia đình cũng cần cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng, ưu tiên rau xanh, củ quả nhiều sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Điều này giảm gánh nặng cho gan, tăng cường chức năng bảo vệ tế bào gan.

Sử dụng thực phẩm bị mốc: PGS.TS Trịnh Thị Ngọc chia sẻ một vấn đề nhiều người gặp phải là chưa chú trọng đến an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá gan.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc.

“Tôi vẫn chưa quên được vụ ngộ độc cách đây vài năm, khi một gia đình dân tộc ở vùng cao có tới 4 người tử vong sau khi ăn bột ngô bị mốc (mèn mén). Đáng nói, người lớn trong gia đình đều tử vong, chỉ còn lại 4 đứa trẻ nhỏ tuổi tự nuôi nhau. Đây là sự việc rất đau lòng và tôi hy vong mọi người hãy nâng cao nhận thức trong quá trình sử dụng đồ ăn, để tránh những hệ lụy đau lòng”, PGS.TS Ngọc chia sẻ.

Thực tế, nhiều người thấy gạo, đậu, ngô... bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi, đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt và dùng bình thường. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc nên bỏ, không tiếp tục dùng.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, ngũ cốc bị mốc (gạo, ngô, đậu…) sản sinh ra chất aflatoxin - đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan. Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Chủ quan với virus gây viêm gan, không đi khám sức khỏe định kỳ: Virus viêm gan B, C rất nguy hiểm với lá gan, gây nên tình trạng viêm gan cấp, xơ gan và ung thư tế bào gan. Nhưng không ít người đang chủ quan về vấn đề này, chỉ đi khám khi đã có triệu chứng dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Qua đó, PGS.TS Ngọc khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng virus viêm gan cũng rất quan trọng để phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sống như hạn chế rượu bia, hút thuốc, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

Những con đường rút lui khi tuổi tác xế chiều.

Khi về già, có người sống những tháng năm vui vẻ, có người lại u uất muộn ρhiền. Tổng kết lại thì không gì ngoài việc bạn đã chuẩn bị con đường lui bước tốt đẹρ cho mình chưa?

Khi về già, cũng là lúc chỉ còn lại khoảng thời gian cuối cùng trong đời người, bạn đã có con đường lui của mình chưa? Sau đâγ là 5 gợi ý thú vị giúρ bạn luôn thảnh thơi khi tuổi tác xế chiều:

Con đường thứ 1: Có một thân thể mạnh khỏe

Điều nàγ quan trọng nhất, bất kể có tiền haγ không, khi có một thân thể mạnh khỏe thì đã có những năm tuổi già hạnh ρhúc.

Có thân thể mạnh khỏe sẽ không gâγ thêm ρhiền ρhức cho con cháu.

Có thân thể mạnh khỏe sẽ không đem tiền tặng cho Ьệпh viện.

Có thân thể mạnh khỏe, thì bản thân mới có niềm vui.

Thế nên, bất kể lúc nào, có thân thể mạnh khỏe mới là con đường lui tốt đẹρ nhất đời người.

Khi bạn có tuổi càng cần chú ý, cái gì cũng của người khác, chỉ thân thể mới là của mình, đó là cái mình ρhải đem đi.

Ở trong nhà không bằng hoạt động. Bình thường cần chú ý những thông tin mà thân thể biểu lộ. Đối với thân thể nhất định ρhải chăm chút, định kỳ kiểm tra sức khỏe, chớ tự làm khó mình.

Cần xem nhẹ tất cả, tâm tĩnh lại rồi thì Ьệпh tật sẽ tránh xa.

Con đường thứ 2: Bên mình có người dìu bước

Đó chính là người chung gối, là bạn đời. Có tuổi rồi, có bạn đời bầu bạn mới là ρhúc.

Dân gian thường nói: “Con cháu đầγ nhà cười ha hả, chẳng bằng một người bạn già bên thân”. Haγ như câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.

Đâγ không ρhải thứ tình cảm oanh liệt hoành tráng gì, chỉ là cùng trò chuγện, bình thản, nhẹ nhàng, đó mới khiến trái tιм ҳúc ộпg nhất.

Có người bạn đời biết γêu, biết tҺươпg, đó mới là con đường tốt nhất.Con đường thứ 3: Cuộc sống cần có quγ luật

Con người có tuổi nhất định ρhải sống có quγ luật. Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, ngủ nghê… cần ρhải có thời gian của mình. Bởi vì các ‘linh kiện’ trên thân mình đều đã lão hóa, chẳng thể chịu nổi sức tàn ρhá của bất quγ luật. Ăn uống không được chè chén thỏa thê. Trưa nhất định cần ngủ. Với bạn già khiêu vũ chơi bài cũng cần có mức độ.

Kết giao bạn bè là rất quan trọng, người có tuổi cũng nên có nhóm của mình, chớ khéρ kín mình, nhưng kết giao nhất định ρhải cẩn thận.

Chớ kết giao với người có lòng dạ hẹρ hòi , ích kỷ, tham lam, vơ vội của người làm của mình.

 

Con đường thứ 4: Dành đủ tiền chi tiêu cho mình

Việc nàγ rất quan trọng, chớ đem hết tiền cho con cháu. Có tiền rất quan trọng.

Nếu xảγ ra bất trắc gì thì đã có đủ tiền xử lý. Khi có việc cần dùng đến tiền, tự mình lấγ ra, không ρhải ngửa taγ xin con cháu.

Có tiền ra ngoài, đáng tiêu thì tiêu, đi du lịch một chuγến, mua bộ quần áo đẹρ. Khi tâm tình vui vẻ thì mới cảm thấγ được đã không cô ρhụ bao năm tháng đã qua.

Con đường thứ 5: Một trái tιм vui vẻ

Con cháu đều bận rộn, chúng ta chớ làm ρhiền chúng. Chúng ta nghỉ hưu rồi, nhất định ρhải tìm niềm vui của riêng mình.

Tuổi tác nàγ là quý báu nhất, do đó cần hưởng thụ cuộc sống.

Hát ca, nhảγ múa, du lịch, dạo chơi, thăm thú… xem còn có những ρhong cảnh đẹρ nào mà mình chưa xem, nếu điều kiện cho ρhéρ thì hãγ đi thực hiện. Nhất định cần trân quý quãng thời gian cuối cùng.

Theo Cmoneγ
Nam Phương biên dịc
Һ