a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

TÌM THẤY.

 



*Một giáo viên mang bóng bay đến trường và yêu cầu bọn trẻ thổi phồng chúng lên. Và mọi người sẽ viết tên của mình lên mỗi quả bóng đó.
Rồi ném tất cả quả bóng đó ra hành lang và giáo viên trộn lẫn lộn từ đầu này đến đầu kia.
Sau đó cô giáo dành cho bọn trẻ 5 phút để tìm quả bóng có tên của mình. Bọn trẻ đi theo mọi hướng, trông thật sinh động, nhưng khi hết thời gian, không ai tìm thấy quả bóng có tên mình.
Sau đó cô giáo bảo bọn trẻ lấy quả bóng gần nhất và trao cho người bạn có tên ghi trên đó. Trong chưa đầy 2 phút mỗi người đều có một quả bóng có tên mình.
Cuối cùng, sau khi tất cả học sinh có cơ hội nhận xét về những gì học được từ trãi nghiệm này, giáo viên nói thế này. "Bóng bay giống như hạnh phúc. Sẽ không ai tìm thấy nếu chỉ tìm kiếm cho riêng mình. Thay vào đó, nếu mọi người quan tâm nhau, thì mọi người sẽ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình dễ dàng hơn".

- Cang Huỳnh lược dịch từ Paris Macth.




Những quy luật cuộc sống
1./ Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.
2./ Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng)
3./ Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy
4./ Quy luật sai lầm
Con người ai mà không mắc lỗi, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm.
5./ Quy luật im lặng
Khi tranh luận, quan điểm khó bác bỏ (khó bắt bẻ) nhất chính là im lặng.
6./ Quy luật động lực
Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng
7./ Quy luật nhẫn nhục
Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng & nhẫn nhục.
8./ Quy luật ngu xuẩn
Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não.
9./ Quy luật giá trị
Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ ấy không có giá trị như bạn từng nghĩ.
10./ Quy luật hóa trang
Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu sót nhiều bấy nhiêu.




Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:
– “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”
Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:
“Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.
.Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Walter nghĩ thầm:
– “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…
Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:
– “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”.
Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói:
– “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.
Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.
Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng:
– “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”.
Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.
Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói:
– “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”
Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn.
Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là:
– “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.
Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.
Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.
Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter:
“Sự lương thiện không qua sát hạch”
và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira:
“Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.
Sưu tầm.




Về Hưu Dưỡng Lão
Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì: Hãy đọc và tìm câu trả lời cho riêng mình
Cơ bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình! Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng râm!
Dưỡng lão nếu luôn dựa vào người khác thì sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.
Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.
Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!
Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật: Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!
Chúng ta đã già đi, chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn, đầu óc vẫn tỉnh táo.
Giai đoạn đầu: 60-70 tuổi
Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.
Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.
Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.
Giai đoạn thứ hai: sau 70 tuổi không mắc bệnh
Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình thực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lực và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm chống sặc, phải đi chậm chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!
Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba. Quản cả một đời rồi, hãy ích kỷ một chút, tự quản bản thân mình. Mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình lâu dài hơn một chút, để thời gian sống của mình lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái. Như thế, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng.
Giai đoạn thứ ba: Sau 70 tuổi bị bệnh
Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc
Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều.
Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.
Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn cuối của cuộc đời
Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.
Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bảo bối này!
Tục ngữ nói rất hay, “có tài chính sẽ không nghèo, có kế hoạch sẽ không loạn, có chuẩn bị sẽ không bận rộn”, thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa? Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.
1. Sức khỏe về già
Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.
2. Nơi trú ngụ về già
Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!
Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữ kỹ, trước khi chưa vào quan tài quan nhất định không chia tài sản.
Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết giao bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.
Tóm lại, cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.
Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.
Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì “người ở trên trời, tiền trong ngân hàng”, cái gì “một mình rất cô đơn”, “già rồi không ai chăm sóc” những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.
Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói: tuổi già của tôi, tôi tự làm chủ.
Sưu tầm
Ảnh internet







Không có nhận xét nào: