a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

PHÂN ƯU CỤ BÀ NGUYỄN THỊ HAI



Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời

 
Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.


Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.
 
Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè. 

Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.


Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.


Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống. 

Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!

Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.

Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.

Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?

Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi. 

Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.

Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây. 

Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà. 

Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.

Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!

Huy Phương

TẠ TÌNH




Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Chùm ảnh về liên hoan lễ hội ánh sáng ở Nhật Bản

Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Mùa Đông Nhật Bản rất hấp dẫn! Tất cả nhờ vào hàng ngàn ngọn đèn, vật trang trí, tiệc tùng, truyền thống năm mới, trò chơi trên tuyết và hàng ngàn sự kiện kỳ ​​lạ khác.
Trong lễ hội mùa Đông, những người chọn tham quan Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản – sẽ ngạc nhiên khi thấy những thói quen và các lễ hội theo kiểu phương Tây. Đặc biệt, các thành phố lớn như Tokyo thì tràn đầy các đồ trang trí không thể tưởng tượng nổi và đồ ngọt, tất cả kèm theo với âm nhạc.
Nhưng thực ra người Nhật Bản ăn mừng năm mới vào mùa đông, khi các gia đình quây quần bên nhau và chào mừng sự tái sinh vĩnh cửu của thiên nhiên, theo những nghi lễ cổ xưa để dự đoán hòa bình và thịnh vượng.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Trong những ngày lễ hội, du khách có thể ghé thăm các ngôi đền, tại đây người dân địa phương thường ăn mặc theo trang phục truyền thống và họ đến để cúng dường cho các vị thần. Ngoài ra ở Tokyo, đặc biệt vào ngày 2 tháng 1 có thể vào sân rồng của cung điện Hoàng gia để tham dự vào sự xuất hiện công khai của nhà vua và các thành viên gia đình hoàng gia. Vào một số thời điểm trong ngày 2 tháng 1 nhà vua và các thành viên trong gia đình hoàng gia sẽ từ ban công được bảo vệ bằng một bức tường thủy tinh đi ra để chào đón đám đông.
Từ tháng 12 đến tháng 3, Nhật Bản là biểu tượng tuyệt đối của mùa Đông với những trang trí bằng đèn và lồng đèn, phát sáng tất cả mọi ngóc ngách của đất nước, từ thành phố đến nông thôn.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Ví dụ, ở Tokyo, con phố nổi tiếng Keyakizaka hắt lên ánh đèn màu xanh và trắng, trong khi bên bờ của con sông Megurogawa được chiếu sáng bởi hàng ngàn ngọn đèn đỏ, để vinh danh lá hoa anh đào. Trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 3 ở thành phố Kyoto, các đường phố cổ được chiếu sáng theo “Hanatoro” (trong tiếng Nhật: đường phố của hoa và ánh sáng) với hàng ngàn chiếc đèn lồng, theo các hình ánh sáng và hoa, tạo ra một bầu không khí tuyệt vời.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Sự quyến rũ tuyệt vời cũng sẽ thấy ở vườn thực vật Nabano No Sato ở Kuwana, nơi hàng triệu đèn Led được cài đặt và hiệu ứng ánh sáng tạo thành hình ảnh các danh lam thắng cảnh đủ loại. Cuộc biểu diễn ánh sáng này có thể nhìn thấy từ tháng 11 đến tháng 3.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Để thưởng thức vẻ đẹp của lễ hội Ánh sáng Kobe, lễ hội tưởng nhớ các nạn nhân của trận động đất tấn công thành phố vào năm 1995, bạn nên đến thành phố Kobe. Hơn 200.000 ngọn đèn, trang trí bằng tay và thắp sáng bằng năng lượng sinh khối mới – quà tặng của chính phủ Ý và do nghệ sĩ người Ý Valerio Festi cùng với người bạn đồng nghiệp Nhật Bản Hirokazu Imaoka tạo ra – đã sẵn sàng để làm cho bạn cảm thấy sự kỳ diệu của đất nước độc đáo này.
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia
Festivalul luminilor de sărbători din Japonia

Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân

Nhà trượt tuyết đóng thế sống sót một cách kỳ diệu khi rơi 500 mét [video]

Sau khi rơi 500 mét từ một ngọn núi ở Alaska, một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp đã thoát chết.
Vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp Ian McIntosh mới đây đã thoát chết sau “cú trượt ngã đáng sợ nhất mà tôi từng thấy”, Todd James, đồng sáng lập của TGR cho biết.
Trong khi đang quay phim “Thiên đường Chờ đợi” ở núi Neacola, Alaska, Ian đã bước hụt vào một cái rãnh. Các máy quay đã bắt được thời điểm khi McIntosh bắt đầu lăn xuống sườn núi với một khoảng cách 500 mét.
Tác giả: Andrei Popescu, ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân

Các biện pháp tự nhiên khắc phục chứng ho và đau họng


(Csaba Deli/iStock)
(Csaba Deli/iStock)

Bài thuốc thiên nhiên khắc phục chứng ho.

Nước ép của một củ cà rốt nhỏ, một quả táo nhỏ, và một miếng gừng to bằng một ngón tay cái. Thêm 4 muỗng canh giấm táo, và hai giọt chất lỏng chiết xuất ớt cay. Đun sôi không quá 110 độ, bắt ra khỏi bếp, và thêm 2 muỗng canh mật ong nguyên chất chưa tinh chế, chưa được tiệt trùng, chưa tinh lọc rồi khuấy đều.
Không nấu mật ong. Mật ong chưa được tiệt trùng là có tác dụng chống vi khuẩn. Một khi mật ong đạt đến 108 độ, nó cũng sẽ như đường tinh luyện thông thường.
Nếu không sẵn có máy ép trái cây, xắt gừng thành các miếng nhỏ và chế thành trà.Không sử dụng nước táo hay nước ép ca rốt mua từ  cửa hàng . Chúng phải được dùng tươi.
(Republic of Korea/Flickr/CC BY)
Trà làm từ củ gừng. (Republic of Korea / Flickr / CC BY)
Nhấm nháp hỗn hợp này sẽ làm giảm hầu hết cơn ho và giúp làm dịu cơn đau họng.
Viêm họng. Nếu cổ họng bị rát đau và bị kích thích gây ho, hãy súc miệng với giấm táo càng thường xuyên càng tốt. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không ăn  đá, kem, soda, sữa chua, bánh kẹo, hoặc bất kể chất đường ngọt hoặc sữa nào khác khi đang bệnh, đặc biệt là đang đau họng. Đường (bao gồm cả mật hoa thực vật và xi rô lấy từ xi rô ngô có đường fructose cao) và các tinh bột tinh chế nuôi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và Nấm (men). Bất luận kem lạnh làm cho cổ họng đang bị đau cảm thấy dễ chịu như thế nào, thì cái giá phải trả cũng sẽ đắt hơn rất nhiều, vì một lượng (khoảng 0,473 lít) chất lỏng này có thể khiến căn bệnh kéo dài thêm một hoặc hai ngày.
Hiện có rất nhiều bài thuốc tự nhiên trị ho đưa ra có đề nghị sử dụng đường hoặc mật ong mà không cần xác định rằng mật ong phải là nguyên chất và chưa tinh chế. Bất kỳ lời khuyên nào như thế đều là vô dụng. Lời khuyên như thế giúp làm dịu cổ họng nhưng lại nuôi dưỡng sự nhiễm trùng. Mục đích ở đây là làm dịu cổ họng trong quá trình diệt khuẩn.

Các thuốc thảo dược ức chế cơn ho

Dầu khuynh diệp, bạc hà, hồi, và thì là giúp ngăn chặn ho. Chúng cũng làm tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch nước nhầy trong họng. Hầu hết các thuốc nhỏ giọt trị ho có chứa một hoặc nhiều loại thảo mộc này. Thật không may, hầu hết các thuốc ho cũng chứa đường. Bất kỳ trong số các loại thảo mộc này đều có thể được chế biến thành một tách trà và nhấm nháp để cho kết quả tốt hơn so với dùng các thuốc nhỏ trị ho thông thường.
(Zb89V/iStock)
(Zb89V/iStock)
Cây hồng du (một loại cây gỗ cứng, rụng lá theo mùa ở Bắc Mỹ) là một phương thuốc trị ho tự nhiên bằng cách hình thành một lớp làm dịu xung quanh các màng nhầy bị kích ứng trong cổ họng. Các loại trà cây hồng du và thuốc nhỏ trị ho có bán tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khỏe.
Hai loại thuốc xịt họng thảo dược tốt nhất mà chúng ta biết là thuốc xịt họng vi lượng đồng căn Micro-West và thuốc thảo dược xịt họng Mediherb.

Các bài thuốc thiên nhiên ức chế cơn ho và trị đau họng khác

Chanh. Cắt một nửa quả chanh. Thêm muối biển chưa tinh luyện và bột hạt tiêu đen trộn vào cùng với nửa quả chanh đã dằm nát rồi ngậm hỗn hợp chanh này.
Pha nước chanh bằng chanh tươi, cỏ ngọt stevia (liều lượng tùy theo khẩu vị), và chiết xuất ớt cay (tùy theo khẩu vị). Uống ấm hoặc lạnh. Đó cũng là một trợ giúp giải độc tuyệt vời.
(rez-art/iStock)
(rez-art/iStock)
Tắm vòi hoa sen nước nóng. Nếu triệu chứng ho là do tắc nghẽn phổi, cần dùng vòi sen nước nóng để phun ngực trong suốt cả ngày.

Các biện pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất

Chúng tôi dành lại vài bài thuốc hay nhất ở cuối bài viết này, nhưng cả hai bài này cũng là khó dùng nhất. Tỏi nguyên chất hữu cơ và/ hoặc dầu lá kinh giới (oregano). Nhai một tép tỏi lớn và rồi nút lấy nước tỏi tiết ra trong miệng của bạn, sao cho nước tỏi tiếp xúc sâu vào cổ họng của bạn. Nếu bạn có thể ăn tỏi, hãy nuốt nó sau khi bạn đã nhai nó nhiều nhất có thể (điều này có thể sẽ khó khăn khi dạ dày trống rỗng), hoặc bạn chỉ cần nhổ bã ra. Nước tỏi này làm miệng rát khó chịu, vì vậy bạn sẽ muốn đi xúc miệng, nhưng sau khi cảm giác ngứa rát đã biến mất, cổ họng của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện tương tự với dầu kinh giới. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai nếu bạn đủ dũng cảm.
(pixs4u/iStock)
(pixs4u/iStock)
Hãy dành một chút thời gian để thử các công thức dưới đây. Bạn có thể súc miệng với toàn bộ nước này trước khi nuốt, và uống bao nhiêu cũng được tùy ý bạn muốn trong suốt cả ngày để phòng chống cảm lạnh. Thảo dược ở dạng bột thì chỉ có một cách dùng thôi-bạn hãy hít nó! Bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp vào amidan, nhưng tôi đề nghị làm cho cả cho mũi và amidan. Tôi xin lỗi trước: Việc này không phải là dễ chịu, nhưng nó phát huy tác dụng ngay và rất hiệu quả.

Tổng bộ công thức chế nước trị ho hiệu quả

  • – 1 nắm tỏi
  • – 1 nắm hành tây xắt nhỏ
  • – 1 nắm gừng xắt nhỏ
  • – 1 nắm củ cải ngựa băm nhỏ
  • – 1/2 nắm ớt habanero băm nhỏ
  • – Giấm rượu táo nguyên chất
(inerika/iStock)
(inerika/iStock)
Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và phủ lên một hoặc hai inch (5cm) giấm táo táo tự nhiên nguyên chất. Tất cả các thành phần nguyên liệu nên là dạng tự nhiên, hữu cơ, nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn thực hiện công thức tuyệt vời này (miễn là tỏi không phải là từ Trung Quốc). Bạn có thể sử dụng hốn hợp ngâm này ngay hoặc chờ hai tuần và cho phép nó để biến thành một loại rượu thuốc có hương vị nhẹ.

Công  thức làm thuốc hít thảo mộc

Một “phần” trong công thức này là tính theo vật chứa (tách, muỗng canh, v.v.)
  • – 7 phần bột rễ mao lương hoa vàng
  • – 7 phần bột vỏ cây thanh mai
  • – 1 phần ớt bột cay
  • – 1 phần bột tỏi
Tất cả các thành phần trên phải được nghiền tán nhỏ rất mịn. Tốt nhất là phải sử dụng ớt bột cay habanero (tên một loại ớt cay ở Cuba), vì đó là loại cay nhất. Trộn hỗn hợp thật kỹ, vì một nắm nhỏ ớt cay có thể làm cho bạn bị chảy nước mắt trong cả một giờ. Mặc dù vậy, nó cũng sẽ không khiến bạn bị tồn thương.
Tác giả: Michael Edwards | Dịch giả: Ngọc Yến

Củ gừng – thảo dược tuyệt vời có thể chữa trị từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch

(bhofack2/iStock)
(bhofack2/iStock)
Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy?
Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác.
Dưới đây là tên một vài công dụng chữa bệnh của gừng: say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh…
Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng.
Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng.
Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. 
Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Ginger has a very long history of use in various forms of traditional medicine. (marilyna/iStock)
Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock)

Hướng dẫn liều dùng thông thường

Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày). Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.
Nghiên cứu được tổng hợp để xem liệu gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1g gừng trước khi phẫu thuật giảm buồn nôn cũng tốt như dùng một loại thuốc chống nôn hàng đầu. Trong một trong những nghiên cứu này, những phụ nữ tiếp nhận gừng cũng cần ít thuốc hơn để chữa buồn nôn sau phẫu thuật.
Chiết xuất gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để làm ấm nội tạng, đặc biệt hữu ích cho tiêu hóa. Gừng được coi là một loại thảo dược làm ấm trong y học thảo dược Trung Quốc và vì lý do này, nó đặc biệt hữu ích cho những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào kể trên –  toàn thể trạng bị lạnh.
Trong số tất cả những công dụng trên, gừng đặc biệt có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông.
ginger oil in a glass bottle close-up, horizontal
Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu.
  • – Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn, hàm lượng tiêu chuẩn là chứa 4% tinh dầu hoặc 5% hợp chất tác dụng mạnh bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol.
  • – Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày.
  • – Để ngăn ngừa ói mửa, dùng 1 gam gừng bột (1/2 muỗng cà phê) hoặc tương đương, sau mỗi 4 giờ khi cần thiết (mỗi ngày không quá 4 liều), hoặc 2 viên nang gừng (1 gam), 3 lần mỗi ngày.
  • – Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (khoảng 7g ) khi cần thiết.
  • – Đối với chứng ói mửa do thai kỳ, sử dụng 250 mg 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày liền.
  • – Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu.
  • – Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng.
  • – Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày.
Tác giả: Cathy Margolin | Dịch giả: Ngọc Yến

BÁC SĨ BẤT ĐẮC DĨ....





Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015