Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015
Bí quyết trẻ ra chục tuổi chỉ bằng tỏi khô bạn đã biết chưa?
Là nguyên liệu nấu ăn có sẵn trong mỗi căn bếp, tỏi còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp. Tỏi pha với mật ong, sữa tươi, dầu olive sẽ giúp bạn trị mụn, làm trắng da, chống lão hóa.
Từ xưa đến nay, mọi người vẫn dùng tỏi để tiêu độc, chống ung thư, tăng đề kháng và ngay cả suy nghĩ tâm linh trừ tà chứng tỏ tác dụng "thần thánh" của loại thực phẩm này. Ngoài ra, tỏi còn được phát hiện có công năng tuyệt vời trong việc làm đẹp. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm sáng da, trị thâm nên tỏi có khả năng trị mụn rất tốt. Ngoài ra, trong tỏi chứa vitamin B1, B2, E làm tăng cường sự đàn hồi của da, chống lão hóa, loại bỏ các vết nám, đồi mồi, chống bạc và rụng tóc.
Một vài công thức sơ chế sau sẽ giúp bạn làm đẹp toàn diện với tỏi.
Tỏi chống lão hóa
1-2 nhánh tỏi giã nát pha với 1-2 muỗng rượu trắng nồng độ thấp (35 độ), 1 muỗng mật ong. Trộn đều và thoa lên mặt, massage trong khoảng 1-2 phút và xả sạch bằng nước mát. Cách này sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tẩy tế bào chết, làm da mềm mại và tăng sức đàn hồi cho da.
Tỏi trị mụn
1-2 nhánh tỏi, lột vỏ, đập nát trộn với 1-2 muỗng sữa tươi và 1 giọt mật ong để được hỗn hợp sệt sệt. Cho vào hộp và bảo quản trong tủ lạnh 1-2 tiếng. Mặt rửa sạch, thấm khô và bôi hỗn hợp này lên trong vòng 10-15 phút rồi rửa sạch. Sau đó bôi kem dưỡng ẩm. Nếu là ban ngày, cần ra đường thì nên thoa kem chống nắng nhé. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên thực hiện liệu pháp này vào buổi tối để tránh da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay sau đó.
Đối với mụn bọc, bạn cần làm xẹp mụn với các chất có khả năng kháng khuẩn cao. Ép 2 nhánh tỏi pha với rượu giấm táo. Trộn đều rồi đổ vào 1 chai nước, dùng bông tẩy trang, thấm và thoa hỗn hợp lên mặt giống như sử dụng nước hoa hồng. Có thể mang theo bên mình, cách 1-2 tiếng thoa 1 lần để chống viêm, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như cân bằng độ pH cho da. Sau khi thoa, giữ hỗn hợp trên da vài phút rồi rửa lại bằng nước mát.
Tỏi làm trắng sáng da
Xay nhuyễn 2-3 nhánh tỏi, trộn với 1 muỗng mật ong, 1 muỗng bột yến mạch, vài giọt nước cốt chanh và 2-3 muỗng sữa tươi. Sau khi rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp này lên trong khoảng 5-10 phút rồi xả sạch bằng nước ấm. Do có chanh nên bạn sẽ cảm thấy da bị xót, bị ê trong khi đó, tỏi dễ gây kích ứng cho da nếu đắp lâu sẽ khiến da bỏng rát nên chỉ cần để hỗn hợp tối đa 10 phút là được. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm và tránh ra đường nhé!
Tỏi trị tóc bạc và làm tóc suôn mượt
Giã nát 4-5 tép tỏi cùng lượng gừng tương đương, thêm vào nước cốt chanh thành hỗn hợp sệt sệt. Bôi lên tóc, ủ trong vòng 20 phút sẽ giúp trị gàu, chống tóc bạc sớm.
Cho 2 tép tỏi xay nhuyễn, 1 muỗng mật ong, 2 thìa dầu olive, 1 lòng đỏ trứng gà vào chén. Đánh tan hỗn hợp và thoa lên tóc từ đầu đến ngọn. Ủ tóc trong khoảng 30 phút rồi gội sạch. Thực hiện mỗi tuần 1 lần sẽ giúp bạn cải thiện được sức sống của mái tóc. Phương pháp rất hiệu nghiệm cho những mái tóc đã hư tổn lâu ngày.
- GOOGLE+
Mách bạn cách trị gàu tại nhà được nhiều người áp dụng thành công
Nhiều phương pháp trị gàu bằng nguyên liệu thiên nhiên được chị em áp dụng thành công
Triệu chứng của gàu
Triệu chứng rõ ràng nhất của gàu là những vảy màu trắng mà ta có thể nhìn thấy trên da đầu, tóc hay vai.
Triệu chứng rõ ràng nhất của gàu là những vảy màu trắng mà ta có thể nhìn thấy trên da đầu, tóc hay vai. Một số triệu chứng nhất định của gàu chỉ có thể cảm nhận chứ không thấy bằng mắt. Cảm giác căng rít, khô và ngứa ngáy da đầu có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị gàu. Nhưng hãy khoan, gãi đầu chỉ gây hại thêm mà thôi vì gãi làm vảy bong tróc nhanh hơn.
Cách trị gàu
Trị gàu với muối
Có 2 cách trị gàu bằng muối đơn giản và tiết kiệm mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách 1: Lấy một nhúm muối nhỏ ra tay và bắt đầu rắc lên da đầu. Tiếp theo bạn làm ướt các đầu ngón tay của mình rồi luồn chúng vào tóc và bắt đầu chà xát. Nước ở tay sẽ làm tan muối từ từ, những chuyển động của ngón tay làm muối di chuyển tạo ma sát với da đầu, các mảng gàu và da chết bám trên da sẽ bị muối đánh bật. Song song quá tình đó, muối cũng thấm hút dầu thừa và phát huy khả năng kháng khuẩn của mình. Sau 10 phút, bạn gội lại đầu với dầu gội như bình thường và làm khô tóc.
Cách 2: Cách làm này đảm bảo vệ sinh rất tốt. Thay vì dùng muối khô, bạn cho muối vào nồi đun sôi cùng một bát nước nhỏ tới khi tan hoàn toàn. Chờ cho nước muối nguội, bạn làm ướt da đầu và massage với nó. Sau 5 phút thì có thể gội lại với dầu gội.
Táo trị gàu
Táo có 1 lượng Procyanidin B-2 cao, giúp tóc phát triển và ngăn chặn các tác động có hại của gàu. Bạn lấy 2 quả táo, cắt thành lát nhỏ và cho vào 1 máy xay sinh tố. Chắt lọc lấy nước trái cây và bôi lên da đầu của bạn.
Mặc dù đây có vẻ là 1 biện pháp lạ nhưng nó có thể giúp da đầu không bị ngứa và bong tróc da. Tuy nhiên bạn phải áp dụng trong 1 thời gian dài mới hiệu quả.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
iá này.
Cách làm mứt vỏ cam thơm phức
Nguyên liệu:
Vỏ cam vàng: 4 quả
Nước cam vắt: 1 quả
Chút muối
Đường: 350-400 gr
2/3 muỗng canh mật ong
1 ít chén đường bột để phủ áo
Cách làm:
Bước 1: Cam mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi vắt lấy nước.
Bước 2: Bỏ bớt phần cùi trắng, thái vỏ cam thành từng miếng nhỏ dài 5-6cm.
Bước 3: Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi trong trong phút rồi đổ nước đi, xả lại với nước lạnh.Tiếp tục đổ nước ngập vỏ cam, đun tiếp cho đến lúc sôi, lại đổ nước. Lặp lại 1 lần nữa.
Bước 4: Để ráo nước vỏ cam. Cho đường, chút muối cho nước cam, mật ong vào vào ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm.
Bước 5: Bắc chảo, sên vỏ cam nhỏ lửa, đảo đều. Khi gần cạn nước, đảo thấy nặng đũa, vỏ cam trong trong thì đảo đều, nhẹ tay.
Bước 6: Sau khi nước cạn hết và đường kéo chỉ thì tắt bếp. Cho từng miếng vỏ cam vào khay, hong trong lò nướng với nhiệt độ 100 độ C. Cho đến khi mứt khô mặt, săn lại thì lấy ra. Để nguội, lăn qua 1 lớp đường bột cho đẹp mắt.
Thành phẩm
Để mứt thật khô và nguội rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín. Ngày Tết, trời lạnh, có mứt vỏ cam nhâm nhi thì rất hợp. Mùi thơm của vỏ cam thật nhẹ nhàng, nó có tác dụng an thần, giảm triệu chứng đầy hơi. Đây sẽ là món mứt ngon để bạn đãi khách dịp Tết đấy nhé!
Đừng quên chia sẻ bài viết này lên Facebook để xem lại khi cần hoặc truy cập tieudungplus.vn thường xuyên để theo dõi các cách làm mứt tết khác nhé!
Chúc các bạn thành công!
Hướng dẫn cách làm mứt khoai lang
Khoai lang không chỉ luộc, làm bánh mà còn làm mứt cực ngon trong những ngày tết. Mứt khoai lang cũng rất dễ làm và chi phí thấp, cùng tham khảo cách làm mứt khoai lang dẻo, mứt khoai lang khô giòn dưới đây nhé!
1. Nguyên liệu làm mứt khoai lang
- Khoai lang ( 1kg )
- Đường cát trắng ( 500g )
- Vôi trắng (30g) ( có bán ở những nơi bán trầu cau ở chợ )
- Hương va-ni ( 2 ống )
- Muối ( ¼ thìa cà phê)
2. Cách làm mứt khoai lang
Bước 1:
Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch để ráo, cắt miếng đều vừa ăn.
Bước 2: Pha vôi trắng với 1 lít nước, để cho vôi lắng xuống rồi lấy phần nước trong ngâm khoai lang trong khoảng 5 giờ.
Pha vôi trắng với 1 lít nước, để cho vôi lắng xuống rồi lấy phần nước trong ngâm khoai lang trong khoảng 5 giờ.
Bước 3 : Sau khi ngâm khoai xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch.
Sau khi ngâm khoai xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch.
Bước 4: Chuẩn bị một chảo chống dính. Bạn rải đường vào khoai, vừa rải vừa đảo đều, để khoảng 3 giờ cho đường tan hết.
Chuẩn bị một chảo chống dính. Bạn rải đường vào khoai, vừa rải vừa đảo đều, để khoảng 3 giờ cho đường tan hết.
Bước 5: Nhắc chảo khoai đã ướp đường lên bếp, để lửa vừa cho đường sôi lăn tăn rồi bạn cho muối vào.
Nhắc chảo khoai đã ướp đường lên bếp, để lửa vừa cho đường sôi lăn tăn rồi bạn cho muối vào.
Trong khi đun, bạn dùng đũa đảo nhẹ khoai, đến khi đường ráo và bám đều, bạn cho va-ni vào khoai rồi tắt bếp. Sau đó, bạn đảo nhẹ tiếp vài lần thì sẽ thấy khoai bắt đầu có đường trắng khô bám vào là được.
3. Thành quả của bạn
Mứt khoai lang có lẽ là món mứt với giá thành rẻ nhất, nguyên liệu dễ kiếm nhất với hầu hết tất cả mọi người. Khi những ngày tết sắp đến, bạn hãy làm mứt khoai lang để phong phú thêm các loại mứt cho nhà mình nhé!
Đừng quên chia sẻ bài viết này lên Facebook để xem lại khi cần hoặc truy cập tieudungplus.vn thường xuyên để theo dõi các cách làm mứt tết khác nhé!
Sườn heo chiên giòn lạ miệng mà ngon
Món sườn heo chiên giòn chấm với tương ớt hay tương cà đều ngon.
Nguyên liệu:
- 500 gr thịt sườn heo
- 1 muỗng cà phê bột nêm, 1/2muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối
- 1 trứng gà + 20 ml sữa đánh tan trong 1 cái chén, 1/2 chén bột mì, 1 chén bột chiên xù
Thực hiện:
Bước 1: Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Sau đó luộc sơ qua nước sôi (4 -5 phút) có pha chút muối. Đổ sườn ra rổ, xả qua nước lạnh cho sạch.
Bước 2: Ướp bột nêm, muối, tiêu vào sườn, để 20 phút cho thịt thấm.
Sau đó lăn sườn qua bột mì, rồi nhúng vào trứng gà. Cuối cùng lăn qua bột chiên xù.
Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng cho từng miếng sườn vào chiên với lửa vừa.
Khi sườn vàng chín giòn thì gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Trình bày: Sườn heo chiên giòn cho ra đĩa, có dưa leo, xà lách. Món này ăn nóng với cơm, chấm với tương ớt chua ngọt rất ngon.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm sườn heo chiên giòn!
Theo Lâm Anh Đào
Gà kho chua ngọt lạ miệng ngon cơm
Gà kho chua ngọt với dứa và xoài nghe khá mới lạ nhưng lại là món ăn dễ chế biến và không tốn nhiều công sức. Bạn có thể thử ngay món này cho bữa tối hôm nay!
Cho một nửa nước cốt dừa vào chảo, đun đến khi hơi nóng thì bạn cho cà ri vào, khuấy đều.
Tiếp theo, bạn cho nước mắm, đường nâu và vắt chanh vào.
Kế đến, bạn thêm phần nước cốt dừa còn lại, khuấy đều.
Thêm thịt gà xắt nhỏ, xoài và dứa vào chung.
Đậy nắp và đun thêm một lúc, đến khi gà chín thì bạn cho rau húng quế xắt nhỏ vào, tắt bếp.
Gà kho chua ngọt có vị ngọt thanh của dứa, thịt gà mềm thấm vị, thêm chút chua ngọt từ xoài sẽ là món ăn không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhỏ của bạn đấy!
Chúc bạn thành công và có bữa tối ngon miệng với món gà kho chua ngọt này nhé!
Bất ngờ loài hoa sớm nở tối tàn có thể chữa khỏi nhiều bệnh
Ít ai ngờ rằng hoa phù dung loài hoa được biết đến với biệt danh “sớm nở tối tàn” lại có nhiều công dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh hay đến vậy.
Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, một số bài thuốc còn dùng cả vỏ rễ. Lá cây thường được thu hái vào mùa hè thu bằng cách cắt phiến lá rồi phơi khô trong bóng râm sau đó bảo quản nơi khô ráo thoáng gió để dùng dần. Hoa thường hái khi mới nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô cất dùng dần. Rễ cây thì khi nào cần dùng mới đào lên sử dụng.
Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ....
Ảnh minh họa: Internet
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể sử dụng hoa và cây phù dung chữa bệnh
Chữa mụn nhọt: dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Chữa mụn nhọt: dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Hoặc dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày...
Cũng có thể dùng lá phù dung đã phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) mang sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hòa với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung), …
Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 - 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.
Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày.
Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.
Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu tráng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho ăn hàng ngày.
Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
Trị chứng viêm khớp: Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.
Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá Phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.
Chữa viêm kết mạc: Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.
Chữa cảm mạo: Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. Hoặc dùng lá hay hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. Hoặc dùng lá hay hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Chữa chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
Chữa ho ra máu: Dùng hoa Phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.
Ho do hư lao: hoa phù dung 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L.) 30g, đương đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.
Phế ung: (áp xe phổi) Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.
Nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe từ rau ngót
Một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não có sử dụng rau ngót làm vị mọi người nên biết đề phòng có tình huống cần dùng đến.
Ảnh minh họa: Internet
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em...
- Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.
TRỞ VỀ VỚI CHÍNH MÌNH
Hải ngoại không hẳng là thiên đường, hầu như ai cũng biết thế vì sự văn minh. vật chất đầy đủ... và cũng không mấy ai thấu hiểu chúng nếu không trải nghiệm. Mơ ước được cuộc sống hải ngoại là tâm niệm của nhiều dân Việt, muốn con cái có gia đình xứ xa hay con gái mình có tấm chồng phương xa để được hưởng chút thiên đường ấy, cho dù biết bao bài học mà con cái mình phải trải qua từ cuộc sống là phải tranh đấu với những khó khăn, đầu tiên là ngôn ngữ và hòa nhập...
Cha mẹ hay người thân nào không thấu đáo sự thật cuộc sống phương xa thì muốn con cái mình lao vào cái gọi là ‘thiên đường hải ngoại’, bằng mọi giá, dù cho con cháu mình phải sống với người không bình thường hàng ngày trong cuộc sống, đó là những người có căn bệnh thời đại phổ biến ngày nay gọi là ‘bệnh trầm cãm’ do thất bại, không thành công, thiếu thốn ngôn ngữ nếu xung quanh chỉ là những người bản xứ không cùng tiếng nói… phải sống trong vỏ óc nhỏ bé của mình, suy nghĩ cục bộ giữ sự bảo thủ, cố chấp khó thay đổi, không tiếp xúc nhiều công việc xã hội… rồi dần khép kín và không tiếp xúc ngay cả những người xung quanh mình vì không đủ điều kiện…
Vì thế người hải ngoại trở về Việt Nam muốn người thân hay con cái mình cưới được vợ đẹp, xinh xắn thường để che lấp sự bệnh hoạn ấy không cho người trong nước biết được. Cũng có trường hợp ngay cả gia đình các cô gái hay bản thân cô gái ấy biết cũng không sao, vì nghĩ đơn giản bệnh này không nguy hiểm khi tiếp xúc thì các cô không từ chối được lấy tấm chồng ‘ Việt kiều’ với đám cưới rình rang nở mặt nở mày dòng họ, vì các anh chàng Việt kiều này khi gặp các cô gái đều chỉ có thái độ vui vẻ và hạnh phúc, không có biểu hiện bệnh lý nào đáng gọi là nguy hiểm, vì với mấy anh được có cái đám cưới linh đình như thế không thể nào nghĩ sẽ xảy ra trong đời mình.
Thế nhưng thực tế trớ trêu, khi trở về với cuộc sống hiện tại họ phải trải qua nhiều năm chung sống khổ đau vì gặp phải ông chồng bệnh hoạn. Vì bản chất bệnh hoạn ấy sẽ lấn chiếm hằng ngày vào tâm tư vợ con mình, đối xử rất bệnh hoạn với vợ con mình chỉ có vợ họ mới hiểu và đối diện được thực chất của cuộc sống thiên đàng mà ai cũng hoang tưởng.
Thế nhưng thực tế trớ trêu, khi trở về với cuộc sống hiện tại họ phải trải qua nhiều năm chung sống khổ đau vì gặp phải ông chồng bệnh hoạn. Vì bản chất bệnh hoạn ấy sẽ lấn chiếm hằng ngày vào tâm tư vợ con mình, đối xử rất bệnh hoạn với vợ con mình chỉ có vợ họ mới hiểu và đối diện được thực chất của cuộc sống thiên đàng mà ai cũng hoang tưởng.
Khi trở về nước chắc chắn rằng mấy anh phải có một danh sách cùng hình ảnh photoshop đủ loại của tất cả các cô gái đẹp gần nhà, cùng xóm, cùng trường... Bệnh tình mấy anh cũng không còn trong thời gian ngắn ngủi hạnh phúc, vì vướng phải bệnh này mà được cưới vợ đẹp mấy anh sẽ hí hửng ngay, không biểu hiện khó chịu bệnh hoạn gì cả nên ai ai cũng chẳng nghĩ gì khác ngoài cái mác Việt kiều.
Các cô mai mắn có tấm chồng còn có thể làm việc dù bệnh hoạn, các cô chỉ việc sanh con chăm sóc các con mình, dù chồng mình bất thường trong cư xử phải chịu đựng mà không dám trãi lòng cùng ai ?! Nếu mở miệng được thì còn mai mắn, chắc chắn rằng sự ‘đỗ vở’ không tránh khỏi từ tác động gia đình, người thân hay bạn bè, còn không thì cứ ngậm miệng mà khóc lóc than trời sao cho mình phận bạc?! Khi tự mình phải gánh vác mọi việc, chắc chắn rằng ngàn vàng khó khăn phải trải qua, ngậm đắng nuốt cay biết phải mở lòng cùng ai?! Mấy ai hiểu mà giúp được mình?! Cuộc sống con người chỉ quan tâm duy nhất đó là ‘tiền tài danh vọng’ khó buông ra. Họ chưa xong thì sao lo cho mình.
Có mấy ai lấy chồng hải ngoại lại hạnh phúc trọn vẹn?! tất cả đều là bài học, bài học từ Ông Trời cho ta, trải qua bài học cần sự ‘thức tâm’. Sự tham lam nào cũng phải trả giá, bài học của mọi người là cần trở về với chính bản thân mình, sống thật với mình, đừng mang cuộc sống xung quanh ra làm trò đùa khi mình vẫn còn trong sự lẩn quẩn ‘tiền tài danh vọng’ để được xung quanh biết đến. Đừng đem bản thân mình so sánh xung quanh, hãy tập cho mình lối sống yêu thương chính bản thân mình, khi ấy sẽ thấy rằng mọi việc xung quanh ta là ảo ảnh và sự tạm bợ.
Xã hội cũng nên quan tâm hơn những người mắc phải căn bệnh này, gia đình là chỗ dựa duy nhất, hãy nghĩ rằng những người xa lạ phải chịu đựng hoàn cảnh mà chúng ta biết được khi họ mang lại sự đau khổ cho vợ con họ, liệu gia đình những anh chàng mang căn bệnh này có thấy hạnh phúc gì chăng khi không nói ra sự thật này?!
Xã hội cũng nên quan tâm hơn những người mắc phải căn bệnh này, gia đình là chỗ dựa duy nhất, hãy nghĩ rằng những người xa lạ phải chịu đựng hoàn cảnh mà chúng ta biết được khi họ mang lại sự đau khổ cho vợ con họ, liệu gia đình những anh chàng mang căn bệnh này có thấy hạnh phúc gì chăng khi không nói ra sự thật này?!
Nhà không sạch còn nhiều việc cần phải sắp xếp nó, phải biết thu dọn nó, hãy lo cho chính bản thân mình, hơn là nhàn rỗi chạy theo cái ảnh ảo xung quanh. Chuyện mình chưa xong lại lo bàn tán chuyện xung quanh mình.
Có mấy ai trong vạn sinh linh này biết trở về với chính mình?! Khi ra đi liệu ta mang theo ta được gì ngoài một bộ đồ dính thân ta ?! chỉ hơn khi ta ra đời không gì dính thân. Trở về với chính mình tự nhiên ta thấy vui hơn yêu đời hơn, và sự bình yên trong tâm rồi thấy rằng cuộc sống chỉ là tạm bợ, vì ngoại cảnh không còn là màu sắc để ta phải chạy theo một cách mù quáng thiếu sáng suốt.
Snowynguyen Winter 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)