Ít ai ngờ rằng hoa phù dung loài hoa được biết đến với biệt danh “sớm nở tối tàn” lại có nhiều công dụng làm thuốc chữa được nhiều bệnh hay đến vậy.
Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, một số bài thuốc còn dùng cả vỏ rễ. Lá cây thường được thu hái vào mùa hè thu bằng cách cắt phiến lá rồi phơi khô trong bóng râm sau đó bảo quản nơi khô ráo thoáng gió để dùng dần. Hoa thường hái khi mới nở, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô cất dùng dần. Rễ cây thì khi nào cần dùng mới đào lên sử dụng.
Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ....
Ảnh minh họa: Internet
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể sử dụng hoa và cây phù dung chữa bệnh
Chữa mụn nhọt: dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Chữa mụn nhọt: dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Hoặc dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày...
Cũng có thể dùng lá phù dung đã phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) mang sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hòa với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung), …
Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 - 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.
Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày.
Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.
Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Chữa chín mé: Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa phù dung hái lúc còn màu tráng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với gan gà cho ăn hàng ngày.
Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
Trị chứng viêm khớp: Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.
Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
Chữa chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
Chữa đau mắt đỏ: Dùng lá Phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.
Chữa viêm kết mạc: Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.
Chữa cảm mạo: Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. Hoặc dùng lá hay hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. Hoặc dùng lá hay hoa phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Chữa chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
Chữa ho ra máu: Dùng hoa Phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.
Ho do hư lao: hoa phù dung 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L.) 30g, đương đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.
Phế ung: (áp xe phổi) Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.
Nhiều công dụng thần kỳ cho sức khỏe từ rau ngót
Một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não có sử dụng rau ngót làm vị mọi người nên biết đề phòng có tình huống cần dùng đến.
Ảnh minh họa: Internet
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em...
- Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
- Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
- Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
- Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét