a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Sau khi xem bức hình này, đảm bảo bạn sẽ không dám ngoáy tai nữa

Hẳn sau khi xem xong bức ảnh này, bạn sẽ từ bỏ ngay thói quen ngoáy tai vốn vẫn thường làm mỗi ngày.

Nói đến việc vệ sinh tai, nhiều người thường lựa chọn bông tăm (bông ngoáy tai) vì nghĩ chúng êm ái và an toàn cho tai. Tuy nhiên trong thực tế, điều này không thực sự đúng như vậy.

Bởi lẽ, theo các chuyên gia - tai là một khu vực cực kỳ nhạy cảm nên việc bạn đưa một vật thể lạ vào tai cũng có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, đôi khi còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác.

151118tai01-f993f
Liệu rằng sau khi xem xong bức hình này, bạn còn muốn ngoáy tai bằng bông tăm nữa không?

Một thống kê của trang Telegraph còn chỉ ra rằng, mỗi năm ở Anh có tới 7.000 người tới bệnh viện do gặp thương tích từ việc ngoáy tai - con số này nhiều hơn nhiều so với số người bị thương từ lưỡi dao cạo.

Ráy tai không hề bẩn như bạn tưởng...

Ráy tai được tạo thành từ khoảng 60% keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, axit béo, cholesterol cùng nhiều hợp chất khác. Hỗn hợp này thường xuất hiện ở phần tai ngoài, do các tuyến ceruminous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra. 

151118tai04-f993f
 Ráy tai chỉ được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này. 

Ráy tai giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ. 

151118tai06-af371
Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ thoát ra ngoài tai, cuốn theo mầm bệnh và tế bào chết. 

Sự tích tụ của ráy tai không hề gây nhiễm trùng tai như nhiều người thường nghĩ. Trái lại, thiếu các thành phần bôi trơn và diệt khuẩn của ráy tai, tai bạn có thể bị khô và ngứa. 

Tai chúng ta hoàn toàn có khả năng tự làm sạch

Nhiều người cho rằng, không lấy ráy tai sẽ gây ra việc tắc nghẽn ống tai, từ đó làm suy giảm thính giác. Bởi vậy, họ thường có thói quen sử dụng bông tăm, đầu chiếc chìa khóa, chiếc kẹp tóc hay đơn giản là móng tay... để làm sạch ráy tai và loại bỏ bụi bẩn trong lỗ tai. Nhưng bạn có biết, tai của chúng ta có khả năng tự làm sạch. 

151118tai07-74c20

Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai. Cụ thể, dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ tự khô rồi bong ra, di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài. 

Ngoài ra, khi nói chuyện, nhai thức ăn, di chuyển hay tắm... cũng giúp phần nào lớp ráy tai dễ bong ra và trượt ra ngoài thuận lợi hơn.

Việc ngoáy tai không hề an toàn để làm sạch ráy tai

Với cơ chế tự làm sạch tai nên mỗi khi bạn sử dụng bông tăm hay dụng cụ lấy ráy tai - bạn đã không chỉ đưa thêm nhiều vi trùng mới mà còn đẩy một số ráy tai đang trên đường thoát ra trở lại sâu trong tai.

151118tai08-b647b

Điều này có nghĩa là bạn đã đưa tất cả bụi bẩn và vi khuẩn trở lại vị trí ban đầu. Tệ hại hơn, việc đưa quá sâu bông ngoáy tai vào trong tai sẽ làm tổn thương, đôi khi rách lớp màng mỏng phía cuối ống tai, gây ra hiện tượng thủng màng nhĩ.

151118tai02-f993f

Do lớp màng nhĩ trong tai rất mỏng nên có thể bị thủng bất cứ lúc nào dù chỉ với một áp lực nhỏ. Và khi màng nhĩ thủng, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều đau đớn trước khi lớp màng nhĩ có thể tự lành lại. 

Nếu chọc sâu hơn, bạn còn gây ra tổn thương phía sau màng nhĩ - làm trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực. Thậm chí nặng hơn, hành động này có thể gây tổn thương cả tai trong, gây giảm thính lực đến điếc hoàn toàn.

Một vài biện pháp để làm sạch tai

- Khi bị ngứa tai, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day nắp tai chứ không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai.

- Đợi 5 - 10 phút - bạn nghiêng đầu về bên tai bị ngứa, day nhẹ vào nắp tai để thuốc còn dư chảy ra. 

- Tiếp đến, bạn dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ để khô tai. Bạn lưu ý tuyệt đối không ngoáy tai, nếu sau vài ngày vẫn thấy ngứa, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

Nguồn: Diply, Viralthread

Bí kíp giúp bạn trị tận gốc việc nói ngọng "l - n"

Nếu kiên trì luyện tập với những bí kíp này, bạn sẽ không còn bị lẫn lộn khi phát âm "l, n" nữa đâu.
Hẳn không ít bạn đã phát hiện ra mình bị nhầm lẫn nhiều với bài kiểm tra vui đo khả năng phát âm "l - n" hôm trước. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi, nguyên nhân nào khiến bạn bị như vậy và liệu có phương pháp nào giúp bạn phân biệt l - n đúng chuẩn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm "l - n"

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.

151118ngong01-ebf45
Việc tiếp xúc nhiều với người phát âm nhầm lẫn "l - n" cũng khiến bạn bị "lây".

Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”. Một là ngọng sinh lý. Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở... nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Một nguyên nhân khác cũng được đề cập đó là do thói quen khi nói của bạn. Cụ thể khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.

Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “l”, “n” - dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

Sự giống và khác nhau trong cách phát âm đúng chuẩn “L”, “N”

Khi phát âm “L” và “N”, dù vị trí đặt đầu lưỡi - phần lợi bám quanh phía sau chân răng hàm trên - giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau.

Bởi lẽ, “N” là âm mũi – khi nói phần khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, lúc bạn phát âm “L” thì khí sẽ chạy dọc hai bên lưỡi và thoát ra bằng miệng.

151118ngong06-02113
Nếu bạn chưa tin, thì hãy tự kiểm chứng bằng cách, dùng đầu ngón tay bóp phần mũi khi phát âm. Bạn sẽ nhận thấy, với “N” - phần rung ở đầu ngón tay rất rõ rệt, còn với “L” thì không.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đặt tay ở sát phần miệng và đọc “L L L” và “N N N” xem – khi phát âm L – bạn sẽ thấy có khí thoát ra đó.

Bên cạnh đó, nếu xét về độ căng của lưỡi, khi nói N – phần lưỡi hoàn toàn bị chùng, chạm vào hầu hết các răng, kể cả răng hàm. Trong khi đó, khi nói chữ L – phần lưỡi sẽ căng hơn và không chạm vào răng.

Phương pháp giúp bạn không còn nói ngọng nữa

Bước 1Đặt lưỡi vào đúng vị trí

Chữ N: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở, khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).

151118ln01-6b572

Chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói, bạn uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).

151118ln02-6b572

Bạn phát âm thử và dùng tay kiểm tra phần khí thoát ra. Nếu thấy phần khí thoát ra không đúng như trên thì điều chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên

Lúc đầu, bạn phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. Sau khi phát âm từng âm vị, bạn phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N - N, L. Tốc độ đọc chậm rồi nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi.

151118ngong05-6a3d0
Bước 3: Luyện phát âm tiếng, từ có chứa âm L, N

- Ban đầu, bạn luyện với từ ngắn Nờ/ Lờ - Nên/ Lên - Nin/Lin, Nê/ Lê... sau đó dần ghép vào từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau.

Ví dụ: Lặng/nặng hoặc Lăng/năng

Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; Nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc.

Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất.

- Khi đã quen dần, bạn chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước để luyện tập.

Ví dụ: - "Luyện tập nói lời hay, làm ý đẹp" hoặc "Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ"...

151116ngong03-0bc15

- Hoặc nếu yêu âm nhạc, bạn cũng có thể luyện tập với lời bài hát có từ ngữ chứa âm L, N.

Bạn hoàn toàn có thể luyện tập phát âm mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, đọc báo... Đây là một những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L, N của bạn thành công.

Không có nhận xét nào: