a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Nhiều truyền thuyết ở châu Mỹ kể về chủng người da trắng khổng lồ cổ xưa


Một vài bộ lạc châu Mỹ bản địa đã lưu truyền các truyền thuyết về một chủng người khổng lồ da trắng nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta sẽ điểm qua một số ít những truyền thuyết như vậy, từ những truyền thuyết của người Choctaw và người Comanches ở nước Mỹ tới truyền thuyết của người Manta ở Peru.

Truyền thuyết của người Choctaw

Trong cuốn sách “Lịch sử của người Choctaw, Chickasaw và Natchez Indians” được xuất bản năm 1899, tác giả Horatio Bardwell Cushman đã viết: “Truyền thuyết của người Choctaw kể rằng có một chủng người khổng lồ từng sinh sống ở địa điểm mà ngày nay là bang Tennessee (Mỹ), và tổ tiên của người Choctaw đã chiến đấu với chủng người này khi họ đến Mississipi trong một cuộc di cư từ phía Tây… Truyền thuyết của họ nói người Nahullo (chủng người khổng lồ) có một vóc người phi thường.

Truyền thuyết của người Choctaw kể rằng có một chủng người khổng lồ từng sinh sống ở địa điểm mà ngày nay là bang Tennessee (Mỹ).

— Horatio Bardwell Cushman

A Choctaw stick-ball player, depicted by George Catlin in 1834. (Public Domain)
Một người Choctaw đang cầm dụng cụ chơi trò stick-ball, bức vẽ của George Catlin năm 1834 (Nguồn: Public Domain)
Tác giả Cushman nói rằng từ “Nahullo” là tên gọi được sử dụng để miêu tả tất cả những người da trắng, nhưng ban đầu nó nhắm cụ thể tới một chủng người da trắng khổng lồ mà người Choctaw từng tiếp xúc khi họ lần đầu băng qua sông Mississipi. Người Nahullo được cho là những người ăn thịt đồng loại mà người Choctaw luôn tìm cách tiêu diệt bất cứ khi nào có cơ hội.

Truyền thuyết của người Comanches

Phù thủy tù trưởng của người Comanches, một bộ lạc đến từ khu vực Great Plains (Mỹ), vào năm 1857 đã kể về một chủng người không lồ da trắng cổ xưa như sau: “Hằng vô số chù kỳ mặt trăng về trước, một chủng người đàn ông da trắng, cao 3 mét, giàu có và hùng mạnh hơn rất nhiều bất kỳ giống người da trắng nào ngày nay, đã sống ở đây trên một vùng rộng lớn của đất nước, trải dài từ nơi mặt trời mọc tới nơi mặt trời lặn. Các công trình phòng thủ của họ được đặt ở đỉnh của những quả núi, chúng bảo vệ các thành phố đông dân cư của họ ở các thung lũng ở giữa các núi đó.
Hằng vô số chù kỳ mặt trăng về trước, một chủng người đàn ông da trắng, cao 3 mét, giàu có và hùng mạnh hơn rất nhiều bất kỳ giống người da trắng nào ngày nay, đã sống ở đây trên một vùng rộng lớn của đất nước.

— Phù thủy tù trưởng của người Comanches

“Họ vượt trội hơn mọi quốc gia thịnh vượng khác trong quá khứ và sau này, trong tất cả các nghề thủ công đòi hỏi kĩ năng. Họ gan dạ và thiện chiến. Họ cai quản vùng đất mà họ đã giành được từ những chủ nhân cổ xưa của vùng đất đó bằng sự kiêu căng và ngạo mạn. So với họ, những người da trắng ngày nay kém cỏi hơn cả về nghệ thuật và quân sự…
Vị tù trưởng giải thích rằng khi chủng người này lãng quên sự công bằng và lòng nhân ái, họ đã trở nên quá kiêu ngạo, Đấng Tối Cao đã loại bỏ họ và những gì còn lại trong xã hội của họ là những mô đất vẫn có thể nhìn thấy trên các cao nguyên. Câu chuyện của vị tù trưởng được cung cấp trên blog của Tiến sĩ Donald “Panther” Yates, một nhà nghiên cứu và tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử người Mỹ bản địa.

Truyền thuyết của người Navajo

Ngoài ra, tiến sĩ Yates cũng viết về truyền thuyết của người Navajo, họ miêu tả một giống người tên là Starnake như sau: “Một chủng người khổng lồ da trắng, được phú cho công nghệ khai mỏ, đã thống trị khu vực miền Tây, họ bắt các bộ lạc nhỏ bé hơn làm nô lệ, và xây đồn lũy trên khắp châu Mỹ. Họ hoặc là đã bị tiêu diệt hoặc là đã “trở về thiên đường”.

Truyền thuyết của người Manta

Vào năm 1864, trong cuốn “Biên niên sử của Peru”, tác giả Pedro de Cieza de León, dựa theo truyện kể của những người Manta bản địa, đã viết về những người khổng lồ truyền thuyết như sau: “Tuy nhiên có những câu chuyện nói về người khổng lồ ở Peru, họ sống trên bờ biển ở mỏm Santa Elena. …Những câu chuyện mà người bản xứ kể lại sau đây được tổ tiên của họ truyền lại từ những niên đại rất xa xưa.”

Từ đầu gối họ trở xuống cũng cao bằng toàn bộ chiều cao của một người đàn ông bình thường

— Pedro de Cieza de León, một người Tây Ban Nha đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ

“Những người khổng lồ đến bờ biển trên những con thuyền làm bằng sậy, to như những loại tàu lớn, một nhóm đàn ông có vóc người lớn đến nỗi từ đầu gối họ trở xuống cũng cao bằng toàn bộ chiều cao của một người đàn ông bình thường, kể cả là người bình thường đó khá cao. Các chi của họ có kích cỡ tỷ lệ với kích thước thân thể khổng lồ của họ, và đầu của họ trông thật kỳ quái, với mái tóc dài tới vai và mắt của họ to như một đĩa thức ăn nhỏ”.
León nói rằng tập quán quan hệ nam nữ của những người khổng lồ khiến người bản địa thấy ghê tởm và Thượng Đế cuối cùng đã loại bỏ những người khổng lồ này vì tập quán đó.

Truyền thuyết của người Paiutes

Người Paiutes được cho là có một câu chuyện khẩu truyền về những người ăn thịt đồng loại, da trắng, tóc đỏ, cao khoảng 3 mét, từng sống tại nơi ngày nay được biết đến như là động Lovelock ở Nevada hoặc gần đó. Không rõ liệu câu chuyện “khẩu truyền” về những người khổng lồ được gọi là Sitecah này có tồn tại không, hay nó chỉ là sự phóng đại hoặc xuyên tạc từ truyền thuyết của họ sau khi người Paiutes bị tiêu diệt phần lớn hoặc bị giải tán bởi cuộc viễn chinh của nhà thám hiểm Joseph Walker vào năm 1833.
Một bài viết của Brian Dunning trên trang skeptoid.com đã khảo sát các truyền thuyết của người Paiutes và không thấy đề cập tới việc người Sitecah là những người khổng lồ. Tuy nhiên, có vẻ như có một tộc người có tục ăn thịt người, từng sống ở động Lovelock. Nhiều hài cốt người được tìm thấy trong động và một ít xương người đã bị lấy mất tủy, điều này gợi ý rằng phần tủy đã bị ăn mất. Tuy nhiên, tục ăn thịt người có vẻ như là một thói quen hiếm thấy trong số những người này.
Những bộ hài cốt đúng là có tóc màu đỏ, nhưng có thể tóc màu đen đã chuyển thành màu đỏ qua thời gian.
Lovelock Cave (Bureau of Land Management/Public Domain)
Động Lovelock (Nguồn ảnh: Public Domain)

The Humboldt River near Lovelock, Nevada, where the Sitecah people were said to live. (Famartin/CC BY-SA)
Sông Humboldt gần động Lovelock, bang Nevada (Mỹ), được cho là nơi người Sitecah đã từng sinh sống (Ảnh của Famartin/CC BY-SA)
Những công nhân mỏ đã khai quật được các đồ vật của con người vào năm 1912, họ xếp chúng thành đống rồi sau cùng liên hệ với trường University of California. Nhà nhân loại học Llewellyn L. Loud đã từ trường Univeristy of California đi tới vị trí khai quật để nghiên cứu. Có quan điểm chung cho rằng việc khai quật nơi này đã không được tiến hành tốt và chắc chắn đã không làm theo tiêu chuẩn hiện đại. Nhưng một số người đề xuất học thuyết về người Sitecah khổng lồ nói rằng các nhà nghiên cứu đã cố ý giấu giếm tất cả những hài cốt khổng lồ được tìm thấy ở đó.
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn

Bạn có muốn thưởng thức yến tiệc của người Hittite cách đây 4.000 năm?

(Fae/CC BY-SA)
(Lesyy/iStock, Jamie Rogers1/iStock, Photokon/iStock, Fae/CC BY-SA)
Một nhóm khảo cổ đang khai quật một trung tâm cổ xưa của nền văn minh Hittite ở Thổ Nhĩ Kỳ đã dựng lại một bữa yến tiệc của người Hittite cách đây 4.000 năm bao gồm bánh mì ngọt, thịt hầm, tim cừu nướng và bơ làm từ mơ, sử dụng lại các kỹ thuật và phương pháp đã từng được sử dụng cách đây 4 thiên niên kỷ. Các kiến thức được sử dụng để tạo ra các bữa ăn được dựa trên thông tin có được từ việc nghiên cứu những tấm bảng cổ đã được tìm thấy tại Alacahöyük.
Alacahöyük là một trong những trung tâm quan trọng nhất của nền văn minh cổ đại Hittite và vẫn là một địa điểm khảo cổ quan trọng. Con người đã cư ngụ ở đây bắt đầu vào thời đại đồng đỏ (Chalcolithic Age), khoảng 7.000 năm trước đây, và liên tục cư ngụ kể từ đó. Cổng Sphinx (Sphinx Gate), cùng với sự phát hiện của đĩa mặt trời, tượng con bò, và 13 ngôi mộ của những vị vua Hittite, phản ánh tầm quan trọng của khu vực này.
Aykut Çınaroğlu, người đứng đầu cuộc khai quật tại Alacahöyük và là giáo sư khảo cổ học tại Đại học Ankara, báo cáo rằng nhóm của ông đã tiến hành nghiên cứu về chế độ ăn uống và phương pháp chế biến món ăn của người Hittites, có niên đại 4.000 năm.
The archaeological site of Alacahöyük (Bernard Gagnon/CC BY-SA)
Khu vực khảo cổ Alacahöyük. Ảnh: Bernard Gagnon/CC BY-SA
Chuẩn bị yến tiệc

Tờ báo The Daily Sabah cho biết công cụ sử dụng trong nhà bếp để chuẩn bị cho yến tiệc chỉ là một con dao, và lúa mạch đen được nghiền bằng một hòn đá để tạo ra bột. Nó được thực hiện ngay tại địa điểm khảo cổ, làm tăng thêm cảm giác đích thực của bữa ăn.
Bởi vì người Hittites đã từng ghi chép lại tất cả mọi thứ, bao gồm cả công thức nấu ăn, rất nhiều thông tin về các món ăn của họ đã được học bằng cách nghiên cứu những tấm bảng cổ xưa của họ. Trong số các ghi chép, các nhà nghiên cứu tìm thấy tài liệu tham khảo cho hơn 100 loại bánh ngọt.
“Những người định cư ở đây vào thời cổ đại đã viết rằng họ đã ăn thịt nguội, hành tây nấu chín, và bánh mì vào một ngày lễ hội. Họ không sử dụng nấm men trong khi làm bánh hoặc nấu chúng trong lò hấp. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng để làm [bánh] … với lúa mì nghiền, không sử dụng bột rây”, bếp trưởng Ömür Akkor, một thành viên nhóm khai quật, nói với Daily Sabah.

 Những người đầu bếp người Hittite nào giữ gìn bếp mất vệ sinh có thể nhận án tử hình.

Bằng cách nghiên cứu những tấm bảng, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng có những tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt đối với vệ sinh trong nhà bếp của người Hittite. Người đầu bếp nào để động vật đi lang thang vào nhà bếp, hoặc những ai có tóc hay râu dài mà không dùng các biện pháp để che chắn có thể bị trừng phạt với án tử hình. Gia đình của người đó cũng sẽ bị giết.

Trên thực đơn

Yến tiệc đã được chuẩn bị tại Alacahöyük bao gồm một bánh mì ngọt gọi là Nindaku, cũng như các loại bánh mì khác làm từ lúa mạch hay hương liệu với pho mát và quả sung. Trên thực đơn cũng có bơ làm từ mơ, danh sách các món thịt nguội, thịt hầm, dầu ô liu, mật ong, gan và tim cừu nướng, bánh mì sandwich dùng với thịt và hành tây, và beruwa (tên đặt cho thức ăn nghiền) với đậu xanh và dưa chuột.
Người Hittite là một dân tộc Tiểu Á cổ đại, họ đã thành lập một đế chế từ trung đến bắc Tiểu Á vào khoảng năm 1.600 trước Công nguyên. Đế chế này đạt đến đỉnh cao nhất của nó vào giữa thế kỷ thứ 14 trước Công nguyên khi nó bao trùm một khu vực bao gồm hầu hết vùng Tiểu Á cũng như các vùng của miền Bắc Levant và Upper Mesopotamia. Sau năm 1180 trước Công nguyên, đế quốc đã kết thúc, vỡ vụn thành nhiều bang độc lập “Neo-Hittite”, một số vẫn còn sống sót cho đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên.
Tác giả: April Holloway | Dịch giả: PTB

Mê cung 2000 năm tuổi ở Ấn Độ có hình dạng giống mê cung Hy Lạp từ năm 1200 trước Công nguyên

Left: A clay tablet from Pylos, Greece, inscribed with a labyrinth diagram, dating back to at least 1200 B.C. (Marsyas/CC BY-SA) Right: A world map with an arrow pointing roughly from Pylos, Greece, to southern India, where a labyrinth similar to the one on the Pylos tablet was found. (Javarman3/iStock)
Bên trái: Một phiến đất sét khai quật ở Pylos, Hy Lạp, khắc hình mê cung, có niên đại ít nhất từ năm 1200 trước Công nguyên (Marsyas / CC BY-SA) Bên trái: Bản đồ thế giới với mũi tên chỉ từ Pylos, Hy Lạp đến miền nam Ấn Độ, nơi các nhà khảo cổ tìm thấy một mê cung tương tự với mê cung khắc trên phiến đất tìm thấy ở Pylos. (Javarman3 / iStock)
Các nhà khảo cổ vừa mới phát hiện một mê cung ở Ấn Độ có niên đại từ 2.000 năm trước và có hình dạng tương tự như những ký hiệu mê cung tìm thấy trên một phiến đất sét ở Pylos, Hy Lạp, từ năm 1200 trước Công nguyên.
Mê cung hình vuông với kích thước 56 feet vuông (17 mét vuông), được phát hiện ở Gedimedu  – một ngôi làng ở Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Nó được khai quật bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu khảo cổ và lịch sử Verarajendran, theo Thời báo Ấn Độ. Địa điểm này nằm trên một tuyến đường thương mại cổ xưa dọc theo bờ biển phía đông.
Những người dân địa phương đã xây dựng một ngôi đền phía trên mê cung này, nhưng các nhà khảo cổ có ý định yêu cầu họ di dời để có thể khai quật và nghiên cứu thêm.
Ravikumar, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với Thời báo Ấn Độ: “Mê cung này chỉ có một đường đi duy nhất từ lối vào đến đích. Người ta phải đi theo một lộ trình chính xác mới đi được đến đích. Người ta tin rằng những người đi qua bảy lộ trình một cách chính xác sẽ hoàn thành ước nguyện của mình. ”
Ravikumar cho biết: “Chiều rộng lối đi bên trong mê cung này dao động từ 2,6 feet (79 cm) đến 3,6 feet (1,09 mét). Lối vào ở hướng đông. Tên trước đây của nó là Seven Round Fort. Hình dạng của nó giống như mê cung mà … chúng ta tìm thấy trên phiến đất sét từ Pylos ở Hy Lạp, một trong những mê cung lâu đời nhất khắc trên đất sét. ”

Phiến đất vẫn tồn tại sau một trận hỏa hoạn ở dinh Mycenaean ở Pylos khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Đó là một trong những biểu tượng mê cung đầu tiên, khiến nó trở thành một hiện vật quan trọng mặc dù mới nhìn qua nó trông giống như là nét vẽ nguệch ngoạc của người viết với mục đích chính là ghi chép lại việc sinh đẻ của dê trên mặt trước của phiến đất.
Phiến đất này được tạo ra nhiều thế kỷ trước khi người Hy Lạp xâm lược Ấn Độ lần đầu tiên dưới thời Alexander Đại Đế. Biểu tượng mê cung lan truyền từ Hy Lạp đến Ai Cập và các vùng đất khác trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, một hũ rượu Etruscan từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên từ Tragliatella, Ý, vẽ hình binh lính chạy ra từ một mê cung. Từ “Troy” được khắc trên hũ.
Phiến đất Pylos cũng có mối liên hệ với thành Troy. Nó được tìm thấy tại nhà truyền thống của vua Nestor, người có công trong cuộc bao vây và sụp đổ của thành Troy. Thành Troy sụp đổ vào khoảng năm 1250 trước Công nguyên.
Biểu tượng và ý nghĩa của mê cung trong thế giới cổ đại rất phức tạp và phong phú. Trong một số nền văn hóa châu Á, mê cung này có liên quan đến sự “thoát khỏi vòng luân hồi và luật nhân quả”, theo An Illustrated Encyclopedia of Traditional Symbols của JC Cooper. Samsara nói đến vòng tuần hoàn sinh, lão, bệnh, tử và sự luân hồi trong thế giới con người. Thoát khỏi luân hồi sinh tử có nghĩa là đạt đến giác ngộ và được lên thiên đường.
Mê cung cũng là biểu tượng của khu rừng bị phù phép, chu kỳ tuần hoàn của mặt trời, thiên đường trở lại, được công nhận sau khi vượt qua khảo nghiệm hoặc hoạn nạn, con đường từ người trần tục đến thánh thần và “hành trình cuộc sống vượt qua những thử thách và hư ảo của thế giới đến nơi giác ngộ hay thiên đường”, Cooper viết. “Đi sâu vào một mê cung tượng trưng cho cái chết, bước ra là sự tái sinh.”
Những thiết kế mê cung ở trong nhà thường với mục đích phù phép – để tung hỏa mù hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các linh hồn quỷ dữ hoặc các thế lực thù địch khác.
Tái bản với sự cho phép. Đọc bản gốc tại Ancient Origins. Phóng viên Thời báo Epoch Times có đóng góp vào báo cáo này. 

Tác giả: Mark Miller, Ancient-Origins.net | Dịch giả: Hannah

Không có nhận xét nào: