a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Các biện pháp tự nhiên khắc phục chứng ho và đau họng


(Csaba Deli/iStock)
(Csaba Deli/iStock)

Bài thuốc thiên nhiên khắc phục chứng ho.

Nước ép của một củ cà rốt nhỏ, một quả táo nhỏ, và một miếng gừng to bằng một ngón tay cái. Thêm 4 muỗng canh giấm táo, và hai giọt chất lỏng chiết xuất ớt cay. Đun sôi không quá 110 độ, bắt ra khỏi bếp, và thêm 2 muỗng canh mật ong nguyên chất chưa tinh chế, chưa được tiệt trùng, chưa tinh lọc rồi khuấy đều.
Không nấu mật ong. Mật ong chưa được tiệt trùng là có tác dụng chống vi khuẩn. Một khi mật ong đạt đến 108 độ, nó cũng sẽ như đường tinh luyện thông thường.
Nếu không sẵn có máy ép trái cây, xắt gừng thành các miếng nhỏ và chế thành trà.Không sử dụng nước táo hay nước ép ca rốt mua từ  cửa hàng . Chúng phải được dùng tươi.
(Republic of Korea/Flickr/CC BY)
Trà làm từ củ gừng. (Republic of Korea / Flickr / CC BY)
Nhấm nháp hỗn hợp này sẽ làm giảm hầu hết cơn ho và giúp làm dịu cơn đau họng.
Viêm họng. Nếu cổ họng bị rát đau và bị kích thích gây ho, hãy súc miệng với giấm táo càng thường xuyên càng tốt. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không ăn  đá, kem, soda, sữa chua, bánh kẹo, hoặc bất kể chất đường ngọt hoặc sữa nào khác khi đang bệnh, đặc biệt là đang đau họng. Đường (bao gồm cả mật hoa thực vật và xi rô lấy từ xi rô ngô có đường fructose cao) và các tinh bột tinh chế nuôi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và Nấm (men). Bất luận kem lạnh làm cho cổ họng đang bị đau cảm thấy dễ chịu như thế nào, thì cái giá phải trả cũng sẽ đắt hơn rất nhiều, vì một lượng (khoảng 0,473 lít) chất lỏng này có thể khiến căn bệnh kéo dài thêm một hoặc hai ngày.
Hiện có rất nhiều bài thuốc tự nhiên trị ho đưa ra có đề nghị sử dụng đường hoặc mật ong mà không cần xác định rằng mật ong phải là nguyên chất và chưa tinh chế. Bất kỳ lời khuyên nào như thế đều là vô dụng. Lời khuyên như thế giúp làm dịu cổ họng nhưng lại nuôi dưỡng sự nhiễm trùng. Mục đích ở đây là làm dịu cổ họng trong quá trình diệt khuẩn.

Các thuốc thảo dược ức chế cơn ho

Dầu khuynh diệp, bạc hà, hồi, và thì là giúp ngăn chặn ho. Chúng cũng làm tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch nước nhầy trong họng. Hầu hết các thuốc nhỏ giọt trị ho có chứa một hoặc nhiều loại thảo mộc này. Thật không may, hầu hết các thuốc ho cũng chứa đường. Bất kỳ trong số các loại thảo mộc này đều có thể được chế biến thành một tách trà và nhấm nháp để cho kết quả tốt hơn so với dùng các thuốc nhỏ trị ho thông thường.
(Zb89V/iStock)
(Zb89V/iStock)
Cây hồng du (một loại cây gỗ cứng, rụng lá theo mùa ở Bắc Mỹ) là một phương thuốc trị ho tự nhiên bằng cách hình thành một lớp làm dịu xung quanh các màng nhầy bị kích ứng trong cổ họng. Các loại trà cây hồng du và thuốc nhỏ trị ho có bán tại hầu hết các cửa hàng thực phẩm sức khỏe.
Hai loại thuốc xịt họng thảo dược tốt nhất mà chúng ta biết là thuốc xịt họng vi lượng đồng căn Micro-West và thuốc thảo dược xịt họng Mediherb.

Các bài thuốc thiên nhiên ức chế cơn ho và trị đau họng khác

Chanh. Cắt một nửa quả chanh. Thêm muối biển chưa tinh luyện và bột hạt tiêu đen trộn vào cùng với nửa quả chanh đã dằm nát rồi ngậm hỗn hợp chanh này.
Pha nước chanh bằng chanh tươi, cỏ ngọt stevia (liều lượng tùy theo khẩu vị), và chiết xuất ớt cay (tùy theo khẩu vị). Uống ấm hoặc lạnh. Đó cũng là một trợ giúp giải độc tuyệt vời.
(rez-art/iStock)
(rez-art/iStock)
Tắm vòi hoa sen nước nóng. Nếu triệu chứng ho là do tắc nghẽn phổi, cần dùng vòi sen nước nóng để phun ngực trong suốt cả ngày.

Các biện pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất

Chúng tôi dành lại vài bài thuốc hay nhất ở cuối bài viết này, nhưng cả hai bài này cũng là khó dùng nhất. Tỏi nguyên chất hữu cơ và/ hoặc dầu lá kinh giới (oregano). Nhai một tép tỏi lớn và rồi nút lấy nước tỏi tiết ra trong miệng của bạn, sao cho nước tỏi tiếp xúc sâu vào cổ họng của bạn. Nếu bạn có thể ăn tỏi, hãy nuốt nó sau khi bạn đã nhai nó nhiều nhất có thể (điều này có thể sẽ khó khăn khi dạ dày trống rỗng), hoặc bạn chỉ cần nhổ bã ra. Nước tỏi này làm miệng rát khó chịu, vì vậy bạn sẽ muốn đi xúc miệng, nhưng sau khi cảm giác ngứa rát đã biến mất, cổ họng của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bạn có thể thực hiện tương tự với dầu kinh giới. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai nếu bạn đủ dũng cảm.
(pixs4u/iStock)
(pixs4u/iStock)
Hãy dành một chút thời gian để thử các công thức dưới đây. Bạn có thể súc miệng với toàn bộ nước này trước khi nuốt, và uống bao nhiêu cũng được tùy ý bạn muốn trong suốt cả ngày để phòng chống cảm lạnh. Thảo dược ở dạng bột thì chỉ có một cách dùng thôi-bạn hãy hít nó! Bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp vào amidan, nhưng tôi đề nghị làm cho cả cho mũi và amidan. Tôi xin lỗi trước: Việc này không phải là dễ chịu, nhưng nó phát huy tác dụng ngay và rất hiệu quả.

Tổng bộ công thức chế nước trị ho hiệu quả

  • – 1 nắm tỏi
  • – 1 nắm hành tây xắt nhỏ
  • – 1 nắm gừng xắt nhỏ
  • – 1 nắm củ cải ngựa băm nhỏ
  • – 1/2 nắm ớt habanero băm nhỏ
  • – Giấm rượu táo nguyên chất
(inerika/iStock)
(inerika/iStock)
Cho các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và phủ lên một hoặc hai inch (5cm) giấm táo táo tự nhiên nguyên chất. Tất cả các thành phần nguyên liệu nên là dạng tự nhiên, hữu cơ, nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn thực hiện công thức tuyệt vời này (miễn là tỏi không phải là từ Trung Quốc). Bạn có thể sử dụng hốn hợp ngâm này ngay hoặc chờ hai tuần và cho phép nó để biến thành một loại rượu thuốc có hương vị nhẹ.

Công  thức làm thuốc hít thảo mộc

Một “phần” trong công thức này là tính theo vật chứa (tách, muỗng canh, v.v.)
  • – 7 phần bột rễ mao lương hoa vàng
  • – 7 phần bột vỏ cây thanh mai
  • – 1 phần ớt bột cay
  • – 1 phần bột tỏi
Tất cả các thành phần trên phải được nghiền tán nhỏ rất mịn. Tốt nhất là phải sử dụng ớt bột cay habanero (tên một loại ớt cay ở Cuba), vì đó là loại cay nhất. Trộn hỗn hợp thật kỹ, vì một nắm nhỏ ớt cay có thể làm cho bạn bị chảy nước mắt trong cả một giờ. Mặc dù vậy, nó cũng sẽ không khiến bạn bị tồn thương.
Tác giả: Michael Edwards | Dịch giả: Ngọc Yến

Củ gừng – thảo dược tuyệt vời có thể chữa trị từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch

(bhofack2/iStock)
(bhofack2/iStock)
Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy?
Loại thân ngầm có vị hăng và cay nồng này có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và một danh sách dài dằng dặc các bệnh khác.
Dưới đây là tên một vài công dụng chữa bệnh của gừng: say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh…
Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng.
Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng.
Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. 
Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Ginger has a very long history of use in various forms of traditional medicine. (marilyna/iStock)
Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock)

Hướng dẫn liều dùng thông thường

Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày). Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.
Nghiên cứu được tổng hợp để xem liệu gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn sau phẫu thuật hay không. Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1g gừng trước khi phẫu thuật giảm buồn nôn cũng tốt như dùng một loại thuốc chống nôn hàng đầu. Trong một trong những nghiên cứu này, những phụ nữ tiếp nhận gừng cũng cần ít thuốc hơn để chữa buồn nôn sau phẫu thuật.
Chiết xuất gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để làm ấm nội tạng, đặc biệt hữu ích cho tiêu hóa. Gừng được coi là một loại thảo dược làm ấm trong y học thảo dược Trung Quốc và vì lý do này, nó đặc biệt hữu ích cho những người có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào kể trên –  toàn thể trạng bị lạnh.
Trong số tất cả những công dụng trên, gừng đặc biệt có thể làm giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa tình trạng máu đông.
ginger oil in a glass bottle close-up, horizontal
Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu.
  • – Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn, hàm lượng tiêu chuẩn là chứa 4% tinh dầu hoặc 5% hợp chất tác dụng mạnh bao gồm 6-gingerol hoặc 6-shogaol.
  • – Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày.
  • – Để ngăn ngừa ói mửa, dùng 1 gam gừng bột (1/2 muỗng cà phê) hoặc tương đương, sau mỗi 4 giờ khi cần thiết (mỗi ngày không quá 4 liều), hoặc 2 viên nang gừng (1 gam), 3 lần mỗi ngày.
  • – Bạn cũng có thể nhai một lát gừng tươi (khoảng 7g ) khi cần thiết.
  • – Đối với chứng ói mửa do thai kỳ, sử dụng 250 mg 4 lần mỗi ngày trong 4 ngày liền.
  • – Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu.
  • – Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng.
  • – Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.
  • – Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày.
Tác giả: Cathy Margolin | Dịch giả: Ngọc Yến

Không có nhận xét nào: