a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh

Từ thành phố Yakutsk có một con đường dẫn đến thị trấn Oymyakon - nơi được mệnh danh lạnh lẽo nhất hành tinh với mức nhiệt mùa hè cao nhất là -10 độ C.
Yakutsk là thành phố thủ phủ của vùng Sakha thuộc viễn Đông Siberi của nước Nga. Ở đây, mức nhiệt những ngày lạnh nhất có thể xuống còn -64 độ C, còn khi trời ấm trong mùa đông có thể -40 độ C.
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Mức nhiệt độ trung bình mùa đông tại nơi này là -58 độ C. Năm 1924, mức nhiệt thấp kỷ lục được ghi nhận là -96 độ C. Nhiệt độ trung bình mùa hè ở mức 30 độ C. Cho nên mức nhiệt chênh lệch rất lớn.
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Người dân ở thành phố Yakutsk thích ứng tốt với nhiệt độ siêu lạnh. Mùa đông đến khắp thành phố là lớp băng trắng xóa trên đường, trên cầu, trên nóc nhà, bên những cánh rừng…Những cốc trà đen và rượu của vùng này giúp họ vượt qua mùa đông lạnh giá.
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Yakutsk có con đường đến Oymyakon – thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh. Khoảng cách giữa Yakutsk và Oymyakon không xa nhưng khi đi vào mùa đông rất vất vả do con đường chính bị đóng băng.
Các cư dân ở đây vẫn sưởi ấm bằng gỗ, than. Họ sử dụng nhà vệ sinh ngoài trời vì đường ống trong nhà có thể bị đóng băng đến tắc nghẽn.
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Thị trấn chỉ có 500 người dân sinh sống bên cạnh sông Indigirka. Nằm cách Bắc Cực 350km, nên nhiệt độ mùa đông ở đây vô cùng thấp về mùa đông. Năm 1933 còn ghi nhận được mức nhiệt -67,7 độ C. Mùa hè mức nhiệt lên cao hơn nhưng cũng chỉ -10 độ C.
Thực phẩm ở đây khan hiếm do cây trồng khó tồn tại. Nguồn thức ăn chủ yếu là săn tuần lộc lấy thịt. Cả thị trấn chỉ có 1 nhà vệ sinh công cộng.
Nhiệt độ quá thấp nên người dân không thể sản xuất nông nghiệp, thay vào đó nhiều người vào thành phố làm việc ở các nhà máy nhiệt điện. Đồ ăn chủ yếu là các loại súp, thịt...
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Điều chưa biết về thị trấn lạnh lẽo nhất hành tinh
Trạm xăng trong thị trấn mở cửa 24/24h, bởi xe chạy ở đây phải hoạt động liên tục, nếu dừng lại quá lâu, xe sẽ không thể khởi động được. Các nhân viên trạm xăng làm việc 2 tuần, 2 tuần được nghỉ.
Nếu có đám tang, họ sẽ phải đốt một đám lửa to nhằm cho băng tan ra để đào huyệt đưa quan tài xuống.

Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Tambora là một núi lửa trên đảo Sumbawa, Indonesia. Ngọn núi lửa này có độ cao 2.772 m so với mặt nước biển. Tambora phun trào năm 1815 được đánh dấu là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.
Theo ước tính, có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.
Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4.300 m nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2.850 m.
Thảm kịch 72 giờ
Không ai có thể ngờ, thảm họa núi lửa lớn nhất trong lịch sử hiện đại lại chỉ xảy ra vỏn vẹn... 3 ngày.
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. Hình minh họa
"Thức giấc" lúc 7 giờ tối ngày 10/4/1815, núi Tambora bắt đầu phun trào và trở thành thảm họa khiến hàng chục nghìn người chết.
Ước tính, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma (mắc-ma) mỗi giây! Tiếng nổ của nó có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600 km.
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815.
Sức phá hủy khủng khiếp của Tambora
Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng.
Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43 km và phân tán bụi ra bầu khí quyển và bao quanh Trái Đất.
Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000 m, khiến cho 10.000 người chết do không kịp di tản.
Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.
Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè.
Xem video:
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Đám bụi này đã che phủ Mặt Trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là “năm không có mùa hè”.
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Núi Tambora ngày nay
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.
Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.
Đây là thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora
Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật.
Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.
*Tham khảo nhiều nguồn
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: