(AGS Andrew/iStock)
(AGS Andrew/iStock)

Trong mục Khoa học Huyền bí, Epoch Times tìm hiểu các nghiên cứu và các vụ việc liên quan đến những hiện tượng và giả thuyết mà đang thách thức hiểu biết hiện tại của chúng ta. Chúng tôi đào sâu vào những ý tưởng gợi lên sự tưởng tượng và mở ra các khả năng mới. Hãy chia sẻ những suy nghĩ của bạn với chúng tôi về những chủ đề đôi khi còn gây tranh cãi này trong phần bình luận ở bên dưới.
Chúng ta dành khoảng sáu năm trong cuộc đời của mình để nằm mơ – tương đương với 2190 ngày và 52.560 giờ. Mặc dù chúng ta nhận thức được những cảm nhận và những cảm xúc chúng ta trải qua trong những giấc mơ của mình, chúng ta lại không thể nhận thức chúng theo cùng cách như khi chúng ta đang thức. Điều đó giải thích tại sao chúng ta không thể nhận ra rằng chúng ta đang mơ và thường nhầm lẫn những câu chuyện kỳ lạ đó là thực.
Nhưng một vài người – những người nằm mộng tỉnh táo (lucid dreamer) – có khả năng trải nghiệm nhận thức suốt trong những giấc mơ của họ bằng cách “tái thức tỉnh” một vài khía cạnh của ý thức khi tỉnh của họ. Họ thậm chí có thể kiểm soát và hành động một cách có chủ ý trong thế giới mộng đó (hãy nghĩ về Leonardo Dicaprio trong bộ phim “Inception”).
Giấc mộng tỉnh táo (lucid dreaming0 vẫn còn là một chủ đề dự bị, nhưng những tiến bộ gần đây đã gợi ý nó như một trạng thái lai của ý thức khi tỉnh và ngủ.
Giấc mộng tỉnh táo là một trong rất nhiều trải nghiệm “dị thường” có thể xảy ra khi ngủ. Hiện tượng bóng đè, trong đó bạn thức dậy bị hoảng sợ và bất động trong khi vẫn đang trong giấc ngủ, là một ví dụ khác. Ngoài ra còn có các tình trạng thức giấc giả, trong đó bạn tin rằng bạn đã thức dậy chỉ để nhận ra rằng bạn thực ra vẫn đang trong giấc mộng
Cùng với các giấc mộng tỉnh táo, tất cả những trải nghiệm này phản ánh một sự gia tăng nhận thức chủ quan khi trong trạng thái ngủ.
Chúng tôi vừa triển khai một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn với những trải nghiệm trong mộng để tìm ra các mối liên hệ giữa những trạng thái khác nhau của ý thức lai.
Để tìm ra thêm về những sự chuyển đối giữa các trạng thái này  – và hy vọng cũng là tìm ra thêm về bản thân ý thức – chúng tôi vừa triển khai một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn với những trải nghiệm trong mộng để tìm ra các mối liện hệ giữa những trạng thái khác nhau của ý thức lai.

Giấc mộng tỉnh táo và não bộ

Khoảng một nửa trong số chúng ta sẽ trải nghiệm ít nhất một lần giấc mộng tỉnh táo trong cuộc đời mình. Và nó có thể là điều gì đó trông chờ được bởi vì nó cho phép mọi người giả lập những cảnh tượng mong muốn từ việc gặp mặt người trong mộng của họ cho đến chiến thắng trong một trận chiến thời trung cổ.
Có một vài bằng chứng là giấc mộng tỉnh táo có thể được tác động để xuất hiện, và một số lượng lớn những cộng đồng trực tuyến đang tồn tại nơi mà những người dùng chia sẻ những lời khuyên và những thủ thuật để đạt được trạng thái tỉnh táo tốt hơn trong suốt những giấc mơ của họ (như là dùng các Tôtem cho giấc mơ – một đối tượng quen thuộc từ thế giới khi tỉnh có thể giúp xác định nếu như bạn đang trong một giấc mộng, hoặc bạn xoay vòng quanh trong các giấc mộng để ngăn dừng giấc mộng tỉnh táo thông qua việc trượt ngã).
Một nghiên cứu gần đây mà yêu cầu những người tham gia báo cáo chi tiết lại giấc mộng gần đây nhất của họ đã cho thấy những giấc mộng tỉnh táo (so với không tỉnh táo) thực sự được đặc trưng bởi cái nhìn sâu sắc hơn vào sự thật là người nằm ngủ đã trong một giấc mộng. Những người tham gia đã trải nghiệm qua những giấc mộng tỉnh táo cũng nói rằng họ có sự kiểm soát tốt hơn với những suy nghĩ và hành động bên trong giấc mộng, có khả năng suy nghĩ một cách logic, và thậm chí khá hơn trong việc nhớ lại các ký ức thực trong cuộc sống thực của họ.
Những người nằm mộng tỉnh táo nhớ lại các ký ức thực trong cuộc sống thực của họ một cách tốt hơn trong khi họ vẫn nằm mộng.
Một nghiên cứu khác về khả năng đưa ra các quyết định một cách có ý thức trong cuộc sống cũng như trong các giấc mộng tỉnh táo và không tỉnh táo đã tìm ra một mức độ lớn sự trùng lặp giữa các khả năng của ý chí khi họ đang thức và khi họ đang trong các giấc mộng tỉnh táo. Tuy nhiên, khả năng lập kế hoạch thì tệ hơn nhiều khi nằm mộng tỉnh táo so với lúc đang thức.
Các giấc mộng tỉnh táo và không tỉnh táo cho thấy chắc được sự khác biệt mang tính chủ quan và điều đó có thể gợi ra rằng chúng có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động não bộ. Nhưng để khẳng định điều đó thì không dễ như người ta tưởng.
Những người tham gia phải ở trong một máy quét não bộ suốt đêm và các nhà nghiên cứu phải giải mã ngay khi mà một giấc mộng tỉnh táo đang diễn ra để từ đó họ có thể so sánh hoạt động não bộ trong suốt giấc mộng tỉnh táo so với lúc nằm mộng không tỉnh táo.
Các nhà nghiên cứu phải giải mã ngay khi mà một giấc mộng tỉnh táo đang diễn ra để từ đó họ có thể so sánh hoạt động não bộ trong suốt giấc mộng tỉnh táo so với nằm mộng không tỉnh táo.
Các nghiên cứu khéo léo kiểm tra điều này đã tạo ra một mật mã giao tiếp giữa những người tham gia giấc mộng tỉnh táo với các nhà nghiên cứu trong suốt giấc ngủ Mắt chuyển động nhanh (Rapid Eye Movement hay REM), khi một giấc mơ diễn ra. Trưới khi đi ngủ, người tham gia và nhà nghiên cứu đồng ý một cử động mắt đặc trưng (ví dụ hai lần di chuyển qua trái sau đó hai lần di chuyển qua phải) mà những người tham gia ra hiệu cho biết khi mà họ tỉnh táo (trong giấc mơ).
Bằng cách sử dụng cách tiếp cận này, các nghiên cứu tìm ra rằng sự chuyển đổi từ không tỉnh táo sang giấc ngủ tỉnh táo REM có liên quan đến việc gia tăng hoạt động của các vùng phía trước trong não bộ. Đáng chú ý, những vùng này có liên hệ với chức năng nhận thức “bậc cao”, như là suy luận logic và hành vi tự nguyện mà thường chỉ quan sát được trong trạng thái thức.
(Kirsty Pargeter/iStock)
(Kirsty Pargeter/iStock)
Dạng hoạt động của não bộ quan sát được (hoạt động của sóng gamma) cũng được biết đến rằng nó cho phép các khía cạnh khác nhau trong kinh nghiệm của chúng ta – các ý thức, các cảm xúc, các suy nghĩ và các ký ức –  “kết hợp” cùng nhau tạo thành một ý thức tích hợp. Một nghiên cứu tiếp theo đã tìm ra là kích thích điện các vùng này gây ra một sự gia tăng mức độ trải nghiệm sự tỉnh táo trong suốt một giấc mộng.
Nằm mộng tỉnh táo là một trạng thái lai của nhận thức.
Một nghiên cứu khác xác định chính xác hơn các vùng não bộ có liên quan đến các giấc mộng tỉnh táo, và tìm ra sự gia tăng hoạt động tại những vùng như võ não trước trán và vùng trước mảnh nêm. Những vùng não này có liên quan đến các khả năng nhận thức cao hơn như khả năng xử lý tự tham chiếu và một cảm giác của một cơ quan – lại hỗ trỡ thêm quan điểm rằng nằm mộng tỉnh táo là một trạng thái lai của nhận thức.

Giải quyết vấn đề nhận thức

Làm thế nào sự nhận thức phát sinh trong não bộ là một trong những câu hỏi khó hiểu nhất trong khoa học thần kinh. Nhưng điều đã được phát hiện ra là nghiên cứu các giấc mộng tỉnh táo có thể lát nên con đường cho những hiểu biết sâu sắc mới trong khoa học thần kinh về nhận thức.

Điều này là vì giấc ngủ tỉnh táo REM và không tỉnh táo là hai trạng thái trong đó kinh nghiệm nhận thức của chúng ta là khác biệt rõ rệt, nhưng các trạng thái não tổng thể vẫn giữ nguyên (chúng ta trong giấc ngủ REM hầu hết thời gian, thường xuyên nằm mơ). Bằng cách so sánh các điểm khác biệt rõ rệt trong các hoạt động não bộ trong giấc mộng tỉnh táo và giấc mộng không tỉnh táo, sau đó, chúng ta có thể nhìn vào các đặc điểm mà có thể tạo điều kiện cho việc gia tăng trải nghiệm nhận thức trong giấc mộng tỉnh táo.
Ngoài ra, bằng cách sử dụng ra hiệu bằng mắt như một dấu hiệu cho biết khi nào người ngủ đang trong giấc mộng tỉnh táo, nó làm khả thi việc nghiên cứu các hoạt động sinh học thần kinh tại điểm này để hiểu hơn không chỉ những gì đặc trưng và giúp duy trì trạng thái ý thức cao này mà còn làm cách nào nó xuất hiện ngay từ đầu.
Dan Denis là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành tâm lý học tại Trường Đại học Sheffield tại UK, và Giulia Poerio là một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ và cộng tác viên Hubbub tại Trường tại học York ở UK. Bài báo này đã được xuất bản trước tại TheConversation.com


Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn

Cùng tìm hiểu quy trình làm ra một thỏi son khiến bạn nữ nào cũng mê mẩn.

Thỏi son được xem là vật bất ly thân của mọi phụ nữ thời hiện đại. Dù bạn không trang điểm nhưng chỉ cần đánh một chút son màu, cũng giúp cho khuôn mặt bạn rạng rỡ và nổi bật hơn.
Tuy nhiên mới đây, hình ảnh một thỏi son bị "nổi mẩn" sau 2 tháng sử dụng đã khiến không ít bạn hoang mang. Nhiều người cho rằng, nếu thỏi son làm với nguyên liệu không tốt mới xảy ra trường hợp như vậy nên hãy mua sản phẩm của thương hiệu uy tín để dùng.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 1.
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi quy trình sản xuất một thỏi son môi của các hãng mỹ phẩm diễn ra như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Nếu như 2000 năm trước, nữ hoàng Cleopatra đã biết nghiền nát kiến và bọ cánh cứng để tạo màu đỏ cho đôi môi, hay vào thời nhà Nguyễn, phụ nữ Việt xưa biết nấu chảy sáp ong ruồi rồi trộn thêm màu hồng, cánh sen từ nguyên liệu thiên nhiên... thì ngày nay bạn không cần quá kì công như thế.
Cần phải khẳng định rằng, quy trình sản xuất son ở các hãng mỹ phẩm hay trong phòng thí nghiệm sản phẩm mới gần giống nhau, tuy nhiên công thức và tỷ lệ sẽ được giữ kín tuyệt đối.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 2.
Dẫu vậy, về cơ bản, một cây son thành phẩm sẽ phải trải qua một vài bước cơ bản.Thành phần chính của son môi bao gồm sáp, chất tạo màu và kem dưỡng ẩm. Nhà sản xuất sẽ pha trộn tỷ lệ thành phần theo công thức riêng của mình và nấu chảy hỗn hợp đó.
Phần hỗn hợp này sẽ được thêm phần gel có nguồn gốc từ thực vật - có tên là plantolatum nhằm tạo độ mịn màng và giúp son "mướt" khi di chuyển trên môi hơn.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 3.
Sáp là thành phần chủ yếu của son, có vai trò tạo hình và độ cứng cho thỏi son. Trong đó, loại sáp phổ biến nhất là sáp ong và sáp candelilla (sáp làm từ một loại cây cọ thuộc châu Phi), hoặc sáp carnauba (làm từ cọ Brazil) đối với một số loại son đắt tiền. 
Phần sáp sử dụng sẽ được trộn đều với hỗn hợp trên trong một chiếc máy trộn. Trong khi máy trộn làm việc, người công nhân sẽ tạo một hỗn hợp khác gồm chất tạo màu, chất chống oxy hóa (thường là cồn) - nghiền bằng máy và cán thành những miếng mỏng.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 4.
Lúc này, chất tạo màu đã có được độ mịn cần thiết. Tiếp đến, nó sẽ được đưa vào máy trộn, vừa trộn vừa đun với nhiệt độ vừa đủ để cho hợp chất không bị quá nóng mà chảy.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 5.
Chất tạo màu sẽ tiếp tục được đưa thêm từ từ từng chút một cho đến khi hỗn hợp này mịn và quyện lại với nhau. Công đoạn này sẽ quyết định độ đặc của thỏi son.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 6.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 7.
Tiếp theo, công nhân sẽ đổ hỗn hợp này vào một máy chiết nhưng vẫn có cấu tạo trộn để duy trì độ đặc và nhuyễn của son.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 8.
Một khay nhỏ được đặt dưới vòi chiết, thang nâng sẽ nâng khay lên sát miệng để chất lỏng có thể đổ đầy vào lỗ khuôn.
Do máy được điều khiển tự động, nên khi khuôn được đổ đầy chất lỏng thì bơm sẽ tự ngắt. Khay son sau đó sẽ được làm lạnh trong một hầm dài 1,5m.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 9.
Chuyến chu du này sẽ giúp chất lỏng này đông đặc lại. Lúc này, son đã sẵn sàng để tra vào vỏ ống, có khớp xoay.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 10.
Một chiếc khung sẽ được đặt trên phía trên khuôn và được lấp đầy bởi phần vỏ ống son. Sau đó, khung sẽ được di chuyển tới máy tự động nén son, lúc này, máy nhấn sẽ đẩy son ra khỏi khuôn, đồng thời son được nén chặt vào vỏ.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 11.
Tiếp đó, máy sẽ tạo lực hút bên trên vỏ, và hút son ra khỏi khuôn mà không tạo bất kỳ chút tì vết nào.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 12.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 13.
Họ sẽ lật ngược và lấy son ra khỏi khuôn. Băng chuyền sẽ tiếp tục đưa khay son đến với quy trình súng bắn nhiệt. Nhiệt sẽ làm son chảy ra một chút và tăng độ bóng, sáng.
Xem một thỏi son được làm kì công đến mức nào mới không nổi mẩn - Ảnh 14.
Chưa hết, băng chuyền sẽ đưa khay son tới trục cán xoay, giúp son tụt xuống phía dưới. Kiểm tra viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa thành phẩm bằng cách chọn bất kỳ một thỏi son và xem nhiệt độ nóng chảy của son. Điều này là vô cùng quan trọng bởi thỏi son cần phải được giữ nguyên hình dạng trong ngày nóng.
Một công nhân khác sẽ có nhiệm vụ so sánh màu sắc của son thành phẩm với màu son mẫu. Khi màu sắc của mẫu trùng khớp, son sẽ được chuyển ra để đóng nắp và xuất xưởng.
Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về toàn bộ quá trình làm ra một thỏi son này.