a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

Cây cầu kính hình chữ A cực độc không dành cho người "yếu tim".

 Dân trí

 Cầu kính hình chữ A tại công viên ở Trùng Khánh, Trung Quốc tạo cảm giác thích thú nhưng cũng đầy sợ hãi cho khách du lịch khi tới nơi này.


Cậu bé khóc khi lên cầu kính

Tại công viên giải trí Vạn Thịnh ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc có cây cầu kính nổi tiếng và vô cùng thu hút khách du lịch. Cây cầu trong suốt đáng sợ dài hơn 80 m, đã vượt qua một cây cầu khác ở Trùng Khánh để trở thành cây cầu có đáy bằng kính dài nhất thế giới.

Cây cầu này được nhiều du khách ghé thăm thời gian gần đây. Rất nhiều người thích thú đứng chụp ảnh, check-in nhưng cũng có những người vô cùng sợ hãi, họ phải bám chặt vào thành cầu, dò dẫm từng bước một. Có những em nhỏ bật khóc vì sợ hãi khi đi trên cây cầu này. 

Cầu kính ở Trùng Khánh.

Công viên giải trí Vạn Thịnh đã mất một năm và đầu tư khoảng 4,5 triệu bảng Anh để xây dựng cây cầu bắt mắt này. Nó được mở cửa đón khách từ năm 2017 và chỉ cho phép tối đa 30 du khách đứng trên cầu cùng một lúc. Cây cầu này hiện là một trong những cây cầu kính nổi tiếng nhất Trung Quốc. 

Cầu kính đáng sợ ở Trung Quốc

Vị trí "độc, lạ" của cây cầu.

Đứng trên cây cầu kính này, du khách có thể nhìn thẳng xuống cảnh quan núi đá vôi độc đáo bên dưới và thậm chí cảm thấy cây cầu khẽ đung đưa trong gió. Cây cầu là địa điểm yêu thích đối với những người đam mê phiêu lưu. "Tôi cảm thấy tim mình gần như nhảy ra khỏi lồng ngực khi đứng trên cây cầu kính", một khách tham quan cho biết.

Cây cầu nằm ở độ cao hơn 120 m.

Một du khách khác thì nhận xét là cầu kính ở Trùng Khánh đáng sợ gấp 10.000 lần cầu kính ở Trương Gia Giới. 

Công viên Vạn Thịnh có cảnh quan độc đáo, thu hút nhiều khách du lịch. Bên cạnh cầu kính trên không, công viên còn có lối đi bộ "không tay vịn" trên cao cũng khiến du khách "rùng mình" khi trải nghiệm.

Công viên Vạn Thịnh còn có nhiều trò chơi mạo hiểm khác.

Vẻ đẹp của Trùng Khánh

Vĩnh Ngọc/Theo People

Kinh ngạc 'chốn ăn chơi' 2.000 năm tuổi, tiện nghi như thời hiện đại.

Một phòng tiệc lộng lẫy với đài phun nước hiện đại, bồn tắm nước nóng xa hoa... vừa được khai quật ở Israel trong trạng thái hoàn hảo đến ngạc nhiên sau 2.000 năm bị chôn vùi.

Theo Acient Origins, các nhà khảo cổ học Israel vừa công bố về phát hiện ngoạn mục ở Thành cổ Jerusalem, một công trình tráng lệ ngoài sức tưởng tượng vừa được đưa ra ánh sáng sau hàng thập kỷ tìm kiếm và khai quật.

Sảnh tiệc vẫn ở trong tình trạng tốt sau 2.000 năm, bảo tồn nhiều tiện nghi và những cấu trúc trang trí không khác thời hiện đại là mấy - Ảnh: IAA

Đó là một phòng tiệc 2.000 năm tuổi, dự tính sẽ được mở cửa cho du khách tham quan, một phần của tour "Đường hầm Bức tường phía Tây" do Tổ chức di sản Bức tường phía Tây của Israel chủ trì.

Theo Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel (IAA), phòng tiệc lộng lẫy nằm trong một chuỗi kiến trúc rộng lớn mà những vết tích đầu tiên đã được phát hiện từ giữa thế kỷ 19. Trong giai đoạn 2007-2012, các nhà khảo cổ đã thử đào một đường hầm dọc theo phần ngầm của Bức tường phía Tây linh thiêng (Bức tường Than khóc), và bắt đầu tìm ra những cấu trúc kỳ lạ bên dưới những tòa nhà hiện đại của thành phố Jerusalem.

Phòng tiệc vừa được giới thiệu được xây dựng khoảng năm 20 sau Công Nguyên, thời người La Mã chiếm đóng, bên trong còn rất nhiều tiền xu và đồ gốm vương vãi. Căn phòng tráng lệ có diện tích 24,5x11 mét, được chia thành 2 sảnh Đông – Tây giống hệt nhau, được nối bằng một hành lang được trang trí tuyệt đẹp.

Trên tờ Haaretz, IAA mô tả phát hiện như một điển hình của kiến trúc sang trọng thời kỳ Đền thờ thứ 2. Ngoài những bức tường, cột trụ đẹp mắt, giữa phòng tiệc còn có một đài phun nước phức tạp. Một hồ bơi có bậc thang cũng được thêm vào sảnh phía Tây, có thể là một dạng bồn tắm nghi lễ dành riêng cho những người có đặc quyền, vừa hưởng thụ, vừa để kết nối với các vị thần.

Phòng tiệc bị bỏ hoang từ khoảng thể kỷ thứ 7, dần dần chìm xuống lòng đất khi các cấu trúc đô thị mới dần nâng cao nền thành phố. Tuy nhiên với cách xây dựng kiên cố của người La Mã, các cấu trúc chính vẫn được bảo quản một cách hoàn hảo.

Thu Anh

Tuyết tan, xác ướp trên đỉnh núi lăn xuống, tiết lộ tội ác kinh hoàng.


Xác ướp tiên nữ băng Inca
TPO - Người ta đặt tên cho xác ướp lăn từ trên đỉnh núi Ampato ở Peru là Momia Juanita. Nhưng xác ướp này còn được gọi là tiên nữ băng Inca hoặc quý cô Ampato.

Xác ướp tiên nữ băng Inca

Theo Ancient-origins, Momia Juanita được phát hiện vào ngày 8/9/1995 bởi nhà khảo cổ học Johan Reinhard và trợ lý của ông Miguel Zarate nhờ sự tan chảy của tuyết trên đỉnh núi Ampato.

Tuyết trên đỉnh Ampato quanh năm băng giá bị tan do tro núi lửa sinh ra từ sự phun trào của một ngọn núi lửa gần đó. Kết quả là, xác ướp tiên nữ băng Inca lộ ra và rơi xuống sườn núi. Sau đó xác ướp được 2 nhà khảo cổ Reinhard và Zarate tìm thấy.

Theo các nhà nghiên cứu, Momia Juanita mới từ 12 đến 15 tuổi khi qua đời.

Núi Ampato là một ngọn núi lửa không hoạt động trên dãy Andes. Thi thể của Momia Juanita được bảo quản hoàn hảo do nhiệt độ băng giá trên đỉnh núi.

Khi xác ướp Momia Juanita được phát hiện, xác ướp bị quấn trong một cái bọc. Ngoài hài cốt của cô gái trẻ, cái bọc còn chứa nhiều đồ tạo tác khác nhau, bao gồm nhiều tượng đất sét thu nhỏ, vỏ sò và các đồ vật bằng vàng.

Trong chuyến thám hiểm thứ 2 lên núi vào tháng 10 cùng năm, các nhà khảo cổ tiếp tục phát hiện 2 xác ướp đông cứng khác ở một khu vực thấp hơn của núi Ampato.

Hai xác được phát hiện một tháng sau đó cũng là trẻ em. Người ta suy đoán cả 3 xác ướp này có liên quan đến nhau.

Kinh hoàng nghi thức hiến tế trẻ em.

Bức tranh mô tả nghi thức hiến tế Capacocha.


Theo các nhà nghiên cứu, Momia Juanita đã bị hiến tế như một phần của nghi thức được gọi là Capacocha. Nghi thức này yêu cầu người Inca phải hy sinh những gì tốt đẹp và khỏe mạnh nhất của họ cho thần linh.

Lễ vật hiến tế đi kèm bao gồm tượng đất sét thu nhỏ, vỏ sò và các đồ vật bằng vàng được dâng lên mục đích xoa dịu các vị thần, từ đó đảm bảo mùa màng bội thu, hoặc ngăn chặn một số thảm họa thiên nhiên.

Dựa trên vị trí nơi Momia Juanita bị hiến tế người ta cho rằng nghi lễ có thể liên quan đến việc thờ phụng thần núi Ampato.

Kết quả chụp X quang cho thấy, Juanita bị một cú đánh bằng gậy vào đầu gây xuất huyết lớn, dẫn đến cái chết của cô gái nhỏ.

Hai xác ướp được phát hiện sau đó được cho là có thể đã cùng đồng thời bị hy sinh cho Momia Juanita. Đây được cho là nghi lễ để xoa dịu xác ướp trên đỉnh núi.

Theo Ancient-origins, các thầy cúng đã mang theo thức ăn, lá coca và rượu chicha, một loại đồ uống có cồn được chưng cất từ ​​ngô khi dẫn Momia Juanita lên núi.

Lá coca và rượu chicha sẽ được sử dụng để an thần đứa trẻ, được cho là một phương pháp phổ biến được sử dụng bởi người Inca trước khi họ hiến tế nạn nhân.

Theo đó, khi nạn nhân đã say, các thầy cúng sẽ tiến hành nghi thức hiến tế. Phân tích đồng vị trên tóc của Momia Juanita, các nhà khoa học đã phát hiện thêm những thông tin thú vị về cuộc đời của nạn nhân. Từ phân tích này, các nhà khoa học có thể biết được chế độ ăn uống của Juanita và phát hiện ra rằng cô gái trẻ bị lựa chọn là vật hiến tế 1 năm trước khi bị giết cho nghi lễ này.

Điều này được thể hiện bằng sự thay đổi trong chế độ ăn uống của cô gái, được tiết lộ thông qua phân tích chất đồng vị trên tóc của cô.


Xác ướp hiện đang được bảo quản đặc biệt

Trước khi được chọn để hiến tế, Momia Juanita có một chế độ ăn uống tiêu chuẩn của người Inca, bao gồm khoai tây và rau.

Tuy nhiên, chế độ ăn này đã thay đổi, khoảng một năm trước khi nghi thức hiến tế diễn ra. Theo đó, Momia Juanita bắt đầu được cho ăn protein động vật và ngô, vốn là thức ăn của giới tinh hoa trong xã hội Inca.

Ngày nay, xác ướp Juanita đang được đặt trong bảo tàng Museo Santuarios Andinos ở Arequipa, một thành phố không xa núi Ampato. Xác ướp được bảo quản đặc biệt. Các nhà khoa học phải cẩn thận duy trì nhiệt độ và độ ẩm bên trong nó để đảm bảo xác ướp không bị phân hủy.































Không có nhận xét nào: