a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

Truyền thuyết những cây cầu ở Phượng Hoàng cổ trấn

 

Những cây cầu ở đây không chỉ gắn kết hai bên bờ sông, mà còn là nét đặc trưng văn hóa của cổ trấn, là điểm thu hút khách đến du lịch.


Phượng Hoàng cổ trấn là một trấn nhỏ có tuổi đời 1.300 năm, nằm bên bờ sông Đà. Truyền thuyết nơi đây gắn liền các những cây cầu được xây dựng theo nhiều kiểu dáng và từ nhiều vật liệu khác nhau. Chỉ một đoạn sông ngắn chảy qua cổ trấn Phượng Hoàng mà có đến cả chục cây cầu bắc qua. Đằng sau mỗi cây cầu là cả một câu chuyện dài để kể. Tên của những cây cầu lớn ở đây được đặt theo tên của các hình thái thời tiết như: cầu vồng (Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), mây (Vân Kiều), sương mù (Vụ Kiều)…

Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có 2 anh em mồ côi cùng yêu một cô gài tên Kiều Kiều, nên phải thi hát đối chọn người hát hay hơn lấy nàng Kiều làm vợ. Người em thắng, người anh bỏ xứ ra đi. Sau khi người anh đi mất, người em với nghĩ rằng, anh sống với mình từ nhỏ đến lớn, biết rằng mình hát hay hơn nên chắc chắn sẽ chiến thắng nhưng vẫn đề nghị thi hát, đó là người anh có ý nhường cho mình. Nghĩ vậy thương anh, người em cũng bỏ xứ đi nốt. Nàng Kiều Kiều sống vậy không lấy chồng nữa.

Giá mà ngày đó có 2 nàng kiều như thế này thì có lẽ câu chuyện đã khác.

Vụ Kiều (Fog bridge/ Wu qiao/ 雾橋) – cây cầu của sương mù. Là ranh giới phân chia cổ trấn làm hai phần: một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. Bên này cầu là lịch sử hơn 1.300 năm của Phượng Hoàng với những ngôi nhà sàn bằng gỗ ven sông hay những ngôi nhà đá xám kiên cố. Bên kia cầu lại cho thấy hình ảnh của một thị trấn hiện đại với dãy biệt thự liền kề sang trọng, bề thế. Dọc theo cây cầu cũng có một con đường nhựa khang trang chạy qua nối liền hai bên bờ.

Vân Kiều (Cloud bridge/ Yun qiao/ 云橋). Những ngày trời mù sương, cây cầu như ẩn như hiện tựa ảo ảnh, thấp thoáng có bóng thuyền lướt trên mặt sông mà như đạp mây cưỡi gió, đưa du khách đến chốn tiên cảnh.

Phong Kiều (Wind bridge/ Feng qiao/ 风橋) tạo được dấu ấn nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Trên nền rừng núi xanh ngắt xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau, cây cầu nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm ngâm, thật phù hợp với cái tên của mình.

Hồng Kiều (Rainbow bridge/ Hong qiao/虹桥) mang kiến trúc đặc trưng của kiểu cầu nhà độc đáo. “Tòa nhà” có hình dáng như một chiếc thuyền gồm hai tầng: tầng 1 là nơi buôn bán; còn tầng 2 là một bảo tàng nghệ thuật. Từ Hồng Kiều, du khách có thể phóng tầm mắt bao trọn cảnh sắc tuyệt đẹp của trấn cổ.

Tuyết Kiều (Snow bridge/ Xue qiao/ 雪橋) là một trong bốn cây cầu “Tuyết - Vũ - Vụ - Phong” do họa sĩ đương đại xuất chúng Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư. Bởi Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ hạnh phúc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trên con đường sáng tác nghệ thuật của ông.

Wanmin Tower. Tháp Vạn Dân hay chùa Vạn Dân là một ngôi chùa tháp được xây dựng vào thời nhà Minh (1368-1644) và mới được trùng tu gần đây. Tòa tháp này là một khối kiến trúc hình lục giác bằng gạch với bảy tầng. Tháp được xây dựng bởi họa sĩ Hoàng Vĩnh Ngọc, họ hàng của nhà văn nổi tiếng Thẩm Tòng Văn.

Con đường nho nhỏ dưới chân Hồng Kiều.

Giữa những mái nhà còn giữ được nét cổ kính.

Vẽ chân dung và khắc tên lên những đồ giả cổ.

Trải nghiệm ngồi thuyền trên sông Đà Giang khá chông chênh nhưng cũng rất đáng để thử vì không chỉ ngắm được cảnh đẹp, du khách còn có thể hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của người dân sống cạnh dòng sông.

Theo Minh Ling/Báo Giao thông

Những bức ảnh hiếm hoi về các cung điện bị bỏ hoang trên khắp thế giới.

Tất cả những địa điểm dưới đây từng một thời huy hoàng, nhưng đến nay chúng đã bị bỏ hoang hoặc bị tàn phá và ít người biết đến sự tồn tại đầy vinh quang của chúng.

Dacha Kvitko, Sochi, Krasnodar Krai, Nga

Cấu trúc nổi bật này được xây dựng từ thời trước cách mạng Nga, nó từng rất lung linh trước khi bị bỏ hoang và trở thành bị đổ nát như hiện tại. Đây là một trong một số tàn tích xa hoa từ khắp nơi trênthế giơíxuất hiện trong một cuốn sách mới "Những cung điện bỏ hoang".

Duckett"s Grove, Carlow, Ireland

Từng là một ngôi nhà lớn của thế kỷ 19, sau đó bị thiêu trong một vụ hỏa hoạn. Hiện tàn tích của những căn phòng đã bị hủy hoại nặng nề này vẫn cho thấy thời kỳ vinh quang về lịch sử và kiến trúc Ailen.

Dinh tổng thống, Haiti

Trận động đất ở Haiti năm 2010 gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Một trong những tác động trực quan nổi bật nhất của thảm họa là ở dinh tổng thống tráng lệ, lộng lẫy bị đổ nát.

Biệt thự Naryshkin, Bikovo, Ryazan, Nga

Từng là một ngôi nhà xa hoa, lộng lẫy của một gia đình quý tộc dưới thời Nga hoàng, hiện hình ảnh đổ nát, rêu phong của nó trông thật thê lương, tàn tạ.

Nhà máy nước Gordejuela, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha

Được xây dựng vào năm 1904 để bơm nước ngọt từ Gordejuela Springs đến các đồn điền chuối trên đảo, nhà máy này từng được xây dựng rất đẹp và ấn tượng. Sau 15 năm hoạt động, nó bị đóng cửa và bỏ hoang từ đó đến nay. Thiên nhiên đã góp phần khiến cho tàn tích này ngày càng hoang phế.

Cung điện Swannanoa, Afton, Virginia, Hoa Kỳ

Được xây dựng bởi một ông trùm đường sắt, James H. Dooley theo phong cách La Mã, nằm sâu trong Appalachia vào những năm 1900. Mặc dù đã bị bỏ hoang và bị thời gian tàn phá từ giữa thế kỷ 20 đến nay cung điện này vẫn giữ nguyên vẻ uy nghi, sang trọng của nó.

Cung điện Saddam Hussein, Hilla, Tỉnh Babil, Iraq

Nhà độc tài cũ của Iraq Saddam Hussein đã xây dựng cung điện này như một sự tôn kính đối với Babylon. Dù đã trở nên hoang tàn nhưng kiến trúc này khiến người ta phải ngưỡng mộ.

Jahangir Mahal, Orchha, Tikamgarh, Madhya Pradesh, Ấn Độ

Được xây dựng vào đầu những năm 1600 để chào đón Hoàng đế Mughal Jahangir, cung điện nổi bật này là một cảnh đẹp. Và đến nay dù bị bỏ hoang cung điện vẫn giữ nguyên vẻ huy hoàng.

Lâu đài Havré, Mons, Hainault, Bỉ

Được xây dựng như một pháo đài chắc chắn, lâu đài này trở thành một ngôi nhà nông thôn kiểu château trong thế kỷ 17. Nó đã bị bỏ hoang từ đầu thế kỷ 20.

Cung điện Pidhirtsi, Pidhirtsi, Lviv, Ukraine

Được xây dựng như nhà của chỉ huy quân đội Ba Lan và cố vấn hoàng gia, Stanislaw Koniecpolski vào những năm 1630, nó được sử dụng vào thế kỷ 20 như một nhà điều dưỡng và hiện thuộc sở hữu của bảo tàng nghệ thuật quốc gia Ukraine. Người ta đang lên kế hoạch để khôi phục lại cung điện này.

Cung điện Bechara el-Khoury, Zuqaq al-blat, Beirut, Lebanon

Ngôi biệt thự thế kỷ 19 này bị phá huỷphần lớn bởi một vụ nổ bom trong cuộc nội chiến tàn phá Lebanon vào những năm 1970 và 80. Hiện tàn tích này vẫn khiến người ta phải luyến tiếc bởi kiến trúc và bài trí tuyệt đẹp của nó.

Sans Souci, Milot, Haiti

Cung điện này từng là nơi ở lớn nhất của gia đình hoàng gia Haiti, nhà vua Henri Barshe trước khi ông qua đời vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù hiện cung điện này đã bị bỏ hoang và bị hủy hoại nặng nề nhưng vẻ đẹp của kiến trúc này vẫn giúp nó được ghi danh vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Theo Hàn Ly/Báo Giao thông

Những nơi lạnh nhất thế giới, cuộc sống luôn chìm trong băng giá.

Có nhiều nơi có khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho việc sinh sống của con người. Sau đây là danh sách 5 địa điểm lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ thấp kỉ lục.

1. Oymyakon, Nga

https://dulich.petrotimes.vn/

Oymyakon nằm ở vùng Siberia, Nga, được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là -51 độ C, có lúc giảm tới -71 độ C.

https://dulich.petrotimes.vn/

Làng Oymyakon ở Siberia chỉ có 500 người dũng cảm chọn đây làm nhà.

https://dulich.petrotimes.vn/

Cư dân ở Oymyakon ăn chủ yếu là thịt do các thực phẩm khác khó có thể tìm thấy vào mùa đông. Hầu hết mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà để tránh nhiệt độ băng giá.

2. Vostok, Nam Cực

https://dulich.petrotimes.vn/

Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất Trái đất với nhiệt độ -89,2 độ C. Đây không chỉ là nơi lạnh nhất thế giới mà còn là khu vực có mức gió mạnh nhất trên lục địa toàn cầu. Khu vực này rất hiếm những cơn mưa và cư dân sinh sống với khí hậu quá khắc nghiệt. Vì vậy mà Vostok trở thành một sa mạc trên đất nước Nga.

https://dulich.petrotimes.vn/

Đây cũng là một trong những nơi nắng nhất trên Trái đất, mặc dù không có ánh nắng mặt trời nào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều giờ nắng mỗi năm hơn cả những nơi nắng nhất ở Nam Phi. Vostok có tổng số ánh nắng mặt trời cao nhất cho bất kỳ tháng nào trên Trái đất, trung bình là 708,8 giờ nắng vào tháng 12, hoặc 22,9 giờ mỗi ngày.

3. North Ice, Greenland

https://dulich.petrotimes.vn/

Trạm nghiên cứu North Ice nằm trong chủ quyền của Hoa Kỳ thuộc đảo Greenland là một nơi lạnh khắc nghiệt không kém những nơi đã kể ở trên. Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận tại nơi này là -66 độ C. Ở đây hầu như chỉ có khoảng 10 nhà khoa học đang sinh sống và nghiên cứu, hoàn toàn không có sự sinh sống của bất kỳ người dân nào.

https://dulich.petrotimes.vn/

Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch và là hòn đảo lớn nhất thế giới. Về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ, nhưng về lịch sử Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu.

https://dulich.petrotimes.vn/

4. Verkhoyansk, Nga

https://dulich.petrotimes.vn/

Thị trấn Verkhoyansk (Nga) là một nơi hẻo lánh nằm sâu trong Siberia, có số dân là 1.434 người. Thị trấn hẻo lánh này là một trong năm nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ cách Bắc Cực có hơn 2.400km, Verkhoyansk từng là nơi dùng để lưu đày các chính trị gia vào đầu thế kỷ 20. Vào mùa xuân, nhiệt độ ở Verkhoyansk rơi vào khoảng -45 độ C. Người dân ở đây sinh sống bằng việc chăn nuôi gia súc, khai thác thiếc và vàng. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -48 độ C.

https://dulich.petrotimes.vn/

Cư dân sống trong vùng luôn phải mặc những chiếc áo khoác lớn và đội mũ lông thú. Họ thường ở trong nhà khi thời tiết quá lạnh.

https://dulich.petrotimes.vn/

5. Trạm Plateau, Nam Cực

https://dulich.petrotimes.vn/

Trạm nghiên cứu này được xây dựng từ năm 1065, sau đó đóng cửa năm 1969 nhưng vẫn được duy trì để sử dụng trong tương lai. Tính về nhiệt độ trung bình hàng tháng thì đây là nơi lạnh nhất thế giới.

https://dulich.petrotimes.vn/

Trạm Plateau, một trạm nghiên cứu đang hoạt động của Mỹ và quỹ hỗ trợ của Queen Maud Land trên cao nguyên Nam Cực. Tháng lạnh nhất là vào tháng 7. Nơi này có nhiệt độ thấp nhất là -84°C .

Thu Hường




















































































Không có nhận xét nào: