a

THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU MỘT NĂM MỚI GIÁP THÌN AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC

b

b
CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN HOÀNG DIỆU NĂM GIÁP THÌN VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

RÈN LUYỆN XƯƠNG KHỚP VÀ NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG

 


Đứng 2 phút hiệu quả tương đương với việc bạn thể dục đi bộ 1 giờ

Bác sĩ chăm lo sức khỏe cho cựu thủ tướng Nhật Bản đã chia sẻ một phương pháp luyện tập độc đáo, có tác dụng rèn luyện xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Đó là liệu pháp đứng bằng một chân hay còn gọi là liệu pháp hồng hạc động.

LIỆU PHÁP "HỒNG HẠC ĐỘNG"  

Theo ông Ishihara Kushiro - bác sĩ sức khỏe của cựu Thủ tướng Nhật Bản, đứng bằng một chân hay còn gọi là “liệu pháp hồng hạc động - dynamic flamingo” là một môn thể dục có tác dụng rèn luyện xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Liệu pháp này không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà còn giúp xương cứng chắc hơn. 

Ông Ishihara cho rằng, đứng bằng một chân trong 2 phút tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Người ta đã xác nhận rằng những người có thể đứng bằng một chân trong thời gian dài sẽ ít bị ngã hoặc gãy xương hơn. Ngoài ra, đứng bằng một chân không cần chỗ rộng rãi để thực hành mà vẫn có thể thúc đẩy quá trình hình thành xương trong thời gian rất ngắn, khá hiệu quả trong việc tập luyện.

Ngoài bác sĩ Ishihara, giáo sư Keizo Sakamoto của Khoa Chỉnh hình tại Đại học Showa cũng đã hướng dẫn bệnh nhân của mình thực hiện bài tập này trong nhiều năm. 

Giáo sư Sakamoto tin rằng "chỉ cần chân trái và chân phải đứng trên một chân trong 1 phút, gánh nặng cho xương chân cũng tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Đây là bài tập rất thích hợp để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương do ngã."

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, chỉ cần đứng bằng một chân trong 1 phút, 3 lần/ngày thì chỉ sau 3 tháng, hơn 60% người đã tăng mật độ xương    


Đứng như vậy trong 2 phút tương đương với đi bộ trong 1 giờ.

Ngoài ra, 100 tình nguyện viên thuộc phái nữ, trong độ tuổi từ 40 đến 80,  được chia thành hai nhóm A và B. Nhóm A tập đứng trên một chân 3 lần mỗi ngày ở mỗi bên chân trái và phải trong 1 phút, còn nhóm B không làm gì. 6 tháng sau, người ta thấy có sự khác biệt rõ ràng ở hai nhóm như sau:
     - Nhóm A có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình 65 giây, trong khi nhóm B chỉ có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình trong 34 giây.
     - Nhóm B (không luyện tập) có số lần ngã nhiều gấp 3 lần nhóm có luyện tập (nhóm A). 
     - Hơn nữa, nhiều người có tập luyện cho biết các triệu chứng đau khớp háng, đau lưng, thắt lưng cũng được cải thiện bởi tư thế này không chỉ giúp xương và các cơ xung quanh khớp háng mà cả phần lưng dưới cũng được vận động. 

Dành cho những người không có thời gian:
CHỈ CẦN 2T TẬP LUYỆN 

Phương pháp tập luyện này dành cho những người không có thời gian và không gian, môn thể dục này giúp tăng cường sức mạnh giống như chim hồng hạc, sử dụng một chân trong 1 phút và hai chân trong 2 phút để đạt được tải trọng tương tự như đi bộ trong 53 phút.


 Cách tập tư thế “hồng hạc động


                               Nhìn thẳng về phía trước
                     * Thư giãn cổ tay, thư giãn vai
                     * Góc đầu gối là 90 độ

Người ngồi không vững có thể tựa lưng ghế nhẹ nhàng
Nâng cao chân và tập cơ đùi để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, để giữ thăng bằng không phải là việc dễ dàng. Do đó, người cao tuổi có thể nhấc chân lên cách mặt đất khoảng 5cm là được. 
Khi đứng bằng một chân, hãy cẩn thận để không bị ngã. Nếu sàn trơn trượt, bạn có thể có thể bắt đầu vịn một tay vào tường hoặc ghế.

Theo kế hoạch dài hạn "Health Japan 21" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, những người trên 75 tuổi có thể đứng bằng một chân trong hơn 20 giây hiện chỉ chiếm 38,9% nam giới và 21,2% nữ giới. Để ngăn chặn sự gia tăng số người cao tuổi nằm liệt giường, mục tiêu của kế hoạch này là tăng tỷ lệ người tập luyện liệu pháp này lên 60% đối với nam và 50% đối với nữ.

Sưu Tầm

KIẾN THỨC QUAN TRỌNG của tất cả chúng ta:"THUỐC HẾT HẠN"

Ngày hết hạn ghi trên lọ thuốc không có nghĩa là thuốc trở thành vô hiệu hay biến thành thuốc độc. (Hình minh họa: Getty Images)

Trước đây tôi có viết một bài về đề tài thuốc hết hạn. Bài viết này nhằm bổ sung và tiếp nối về chủ đề này.

Tương tự như thức ăn, luật pháp quy định tất cả các loại thuốc đều phải ghi rõ ngày hết hạn trên nhãn hiệu thuốc. Nhiều người vẫn còn thắc mắc là có thể dùng thuốc quá hạn bao nhiêu ngày mà vẫn an toàn?

Câu trả lời tóm gọn: trong đa số trường hợp, ngày hết hạn ghi trên lọ thuốc không có nghĩa là thuốc trở thành vô hiệu hay biến thành thuốc độc. Phải hiểu rằng, ngày mãn hạn ghi trên lọ thuốc chỉ có nghĩa là, sau ngày ấy, hãng thuốc không bảo đảm hoàn toàn 100% công hiệu của thuốc.

Thật ra để đề phòng bị thưa kiện và để bán được nhiều thuốc, các hãng thuốc có khuynh hướng ghi ngày hết hạn rất ngắn, ngắn hơn nhiều là ngày thuốc thật sự mãn hạn. Tuy rằng thuốc càng để lâu, dược tính sẽ giảm lần vì thành phần cấu tạo nên thuốc có thể từ từ yếu đi theo thời gian. Nhưng, rất nhiều loại thuốc vẫn giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày mãn hạn.

Ngay chính cơ quan FDA, một mặt đòi hỏi các công ty dược phòng phải thử nghiệm về độ bền và hiệu năng của thuốc theo thời gian và tùy theo tình trạng bảo quản được kể là “mạt rệp” nhất. Mặt khác, FDA lại nhân nhượng cho phép các hãng thuốc gia hạn thêm, nếu cần, như trong trường  hợp thuốc bị khan hiếm, chẳng hạn. Như thế ngày hết hạn của thuốc không có nghĩa là tuyệt đối.

Rất nhiều nghiên cứu và ngay cả cơ quan FDA đã công nhận hầu hết thuốc men đều giữ được công hiệu nhiều năm sau ngày hết hạn. Thí dụ, năm 2006, một nghiên cứu đăng trên tờ báo dược khoa, Journal of Clinucal Pharmacology, cho thấy gần 90% thuốc vẫn còn hiệu nghiệm sau ngày hết hạn từ 1 đến 5 năm.

Nói chung, ngoại trừ các loại thuốc nước, hầu hết các loại thuốc viên đều an toàn và hữu hiệu. Ví dụ như thuốc trụ sinh Doxycyclin vẫn còn 80% dược tính sau hơn 20 năm, hay thuốc Cipro vẫn còn tốt sau hơn 12 năm.

Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu khác:

 Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. (Hình minh họa: Getty Images)


1.       Thuốc Ibuprofen (Motrin, Advil) nếu là thuốc viên thì vẫn còn hữu hiêu tối thiểu là 5 năm và còn lâu dài hơn nữa. Nếu là thuốc nước, “sy-rô”, thì dễ bị nhiễm chất dơ vì thế nên giữ trong tủ lạnh. Cho dù vậy, thuốc vẫn an toàn cho dù ngày hết hạn không lâu bằng thuốc viên.

2.       Thuốc Tylenol, acetaminiphen cũng còn hiệu lực tối thiểu là 5 năm. Nên bảo quản thuốc trong chỗ mát và tránh ánh nắng mặt trời.

3.       Thuốc Aspirin, tương tự như các loại thuốc trên, hữu hiệu đến 5 năm và nhiều hơn. Không nên giữ thuốc trong tủ thuốc trong phòng tắm, vì hơi nước có thể làm hư thuốc mau chóng.

4.       Thuốc trụ sinh, nên dùng ngay và không nên để dành. Tuy nhiên hầu hết thuốc trụ sinh vẫn còn công hiệu ít nhất là sau một năm.

5.       Thuốc ho. Đa số các loại thuốc ho là thuốc nước, syrup, thì không nên giữ dài hạn, và nên bảo quản trong tủ lạnh.

6.       Thuốc xịt mũi, thuốc hít vào phổi thì không nên để lâu. Các loại thuốc nầy thường chứa các loại hoá phẫm phụ để bảo quản thuốc. Theo thời gian, các chất nầy dể biến đổi, tăng nguy cơ bị nhiễm độc.

7.       Thuốc nhỏ mắt. Các loại thuốc nầy phải dùng ngay và nên loại bỏ sau ngày hết hạn. Đôi mắt rất quý, không nên liều mạng và tiếc của.

8.       Thuốc ngủ, thuốc an thần. Hầu hết các loại thuốc ngủ bán không cần toa đều giữ được công hiệu sau nhiều năm. Tuy nhiên, hiệu năng giảm đi khá nhanh so với các loại thuốc khác. Vấn đề ở đây là khi hiệu năng giảm, người dùng thuốc có khuynh hướng sẽ dùng nhiều hơn quá liều lượng, do đó, gây ra phản ứng phụ.

9.       Thuốc chống dị ứng, nếu là thuốc viên, đa số có tuổi thọ trên vài chục năm. Ví dụ như thuốc Diphenhydramine (Benadryl) được biết vẫn còn công dụng sau 15 năm. Các loại thuốc nước, nên quăng bỏ sau ngày hết hạn.

10.    Thuốc Valium là một loại thuốc an thần có toa bác sĩ khá thông dụng. Lời khuyên của các dược sĩ là nên dùng thuốc trước một năm.

Nói chung, hầu hết thuốc men, nếu được bảo quản tốt đều có công hiệu tối thiểu từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, các loại thuốc trị bệnh tim, bệnh hen suyễn dị ứng cấp kỳ thì không nên dùng lâu quá ngày hết hạn. Nói  như thế cũng không có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp lại nhất định không dùng tạm một vài viên thuốc quá hạn. Và nếu lỡ thiếu thuốc chưa mua kịp thuốc mới thì dùng tạm một vài viên cũng không hại gì. Có còn hơn không!

BS. Hồ Ngọc Minh


 Những lợi ích và tác hại của đường đối với sức khỏe


Mặc dù là một trong những chất quan trọng nhất đối với cuộc sống con người, nhưng đường có thể gây nghiện như cocaine. 

 

Được biết đến như “kẻ giết người ngọt ngào nhất” và “chất độc gây nghiện hơn ma túy”, hầu như tất cả mọi người đều tiêu thụ đường. Theo Tiến sĩ Heather Moday, một nhà miễn dịch học người Mỹ, trong đại dịch COVID-19, đường là thực phẩm tồi tệ nhất đối với hệ thống miễn dịch của bạn.

 

Đường chính xác là gì?



Đường là một loại thực phẩm mà mọi người đều rất quen thuộc và có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần đường để duy trì sức khỏe và nó cũng có thể mang lại cho chúng ta sự thư thái và sảng khoái. Tuy nhiên, đường giống như một con dao hai lưỡi cũng có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta nếu không được kiểm soát. Vậy, đường chính xác là gì?

 

Đường là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm lớn cacbohydrat. Chúng xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, nhưng được bổ sung với số lượng đáng kể trong nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến.

 

Glucose



Glucose và chất béo hai nguồn cung cấp năng lượng then chốt của cơ thể. Glucose đôi khi được gọi là đường huyết khi xét nghiệm máu. Cơ thể và não bộ của con người có thể trực tiếp sử dụng đường. Glucose dư thừa được lưu trữ trong cơ thể theo những cách khác nhau. Nó có thể được chuyển hóa thành glycogen gan và glycogen cơ, sau đó được giải phóng vào máu để cung cấp năng lượng khi cần thiết. Đường dư thừa cũng có thể được chuyển đổi thành chất béo.

 

Glucose tương đối hiếm trong tự nhiên. Ví dụ, mật ong có một lượng lớn glucose và fructose. Phần lớn, glucose được tạo ra bên trong cơ thể khi chúng ta tiêu hóa carbohydrate hoặc tinh bột.


Fructose


Fructose là một loại đường có nhiều trong trái cây, mật ong và các loại rau cải có vị ngọt như củ cải đường, khoai tây, cà rốt và hành tây. Đây là loại đường “ngọt nhất” trong tất cả các loại đường. Đường fructose ngọt gấp 1.7 lần so với đường sucrose.

 

Cơ thể không trực tiếp sử dụng đường fructose để chuyển hóa thành năng lượng, và lượng fructose dư thừa cũng không được chuyển sang dạng dự trữ glycogen như đường glucose, mà phần lớn được chuyển hóa thành chất béo. Gan nhiễm mỡ, béo phì và một số vấn đề khác liên quan chủ yếu đến đường fructose. Ngoài ra, đường fructose còn làm giảm độ nhạy cảm với insulin và khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh tim và bệnh gan nhiễm mỡ.

 

Tuy nhiên, tiêu thụ trái cây ở mức độ vừa phải sẽ có lợi và không có hại cho cơ thể con người, vì đường trong trái cây nằm bên trong tế bào thịt trái, và thành tế bào này có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thụ fructose quá nhanh.

 

Những gì chúng ta cần cảnh giác hơn không phải là đường tự nhiên trong trái cây và rau quả, mà là đường bổ sung, đặc biệt là xi-rô bắp có hàm lượng fructose cao. Những loại đường tự do này có thể làm cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng.


Sucrose

 

Sucrose có nguồn gốc từ đường mía. Các loại đường phổ biến được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, chẳng hạn như đường trắng, đường nâu và đường phèn đều có thành phần cơ bản là sucrose.


Đường lactose



Đường lactose, chủ yếu có nguồn gốc từ sữa, có lợi cho sức khỏe của đường ruột. Tuy nhiên, một số người thiếu men lactase trong ruột và không thể tiêu hóa đường lactose. Những người này sẽ gặp hội chứng không dung nạp đường lactose, có thể bị tiêu chảy.


Polysaccharide



Polysaccharide là những chuỗi đường được cấu tạo từ nhiều phân tử glucose. Tinh bột và cellulose trong gạo và mì là những ví dụ về polysaccharide. Cellulose có nguồn gốc từ ngũ cốc, trái cây và rau quả và rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể con người.


Đường có gây nghiện hơn ma túy không?



Đường cần thiết để duy trì sức khỏe của chúng ta, nhưng chúng ta cần phải sáng suốt với một số vấn đề sức khỏe mà đường gây ra.

 

Như đã đề cập, mặc dù đường fructose có độ ngọt cao, nhưng ăn trái cây và rau quả vừa phải sẽ có lợi cho cơ thể con người. Những gì chúng ta thực sự cần cảnh giác là các sản phẩm ghi nhãn không đường (sugar free) được thêm vào các chất làm ngọt nhân tạo chẳng hạn như sôcôla ngọt, bánh ngọt và các loại đồ ngọt khác mà nhiều người yêu thích.

 

Chúng ta đều biết rằng trẻ em thích ăn đường. Điều này là do trẻ em cần rất nhiều năng lượng khi chúng lớn lên. Đường cũng có thể kích hoạt các “trung tâm khoái cảm” trong não và kích hoạt giải phóng dopamine, mang lại cảm giác sảng khoái.

 

Tuy nhiên, con đường này có thể dẫn đến nghiện. Thậm chí có người còn nói rằng đường còn gây nghiện hơn cả ma túy.

 

Năm 2007, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Bordeaux ở Pháp đã tiến hành một thí nghiệm phần thưởng cụ thể với chuột. Trong thí nghiệm này, hai chiếc đòn bẩy được đặt trước mặt những con chuột để chúng tự do lựa chọn. Chọn Lever C chúng sẽ có “phần thưởng” là cocaine (một loại thuốc gây nghiện); chọn S chúng sẽ có đường saccharin, không có calo, chỉ có vị ngọt. Kết quả là tỷ lệ chọn saccharin cao hơn cocaine, ngay cả khi tăng liều cocaine lên. Họ đã thực hiện một thí nghiệm khác với đường sucrose và cho kết quả tương tự.


Các nhà nghiên cứu đã kết luận, “Những phát hiện của chúng tôi đã chứng minh rõ ràng rằng vị ngọt đậm có thể vượt qua phần thưởng cocaine, ngay cả ở những cá thể đã được xác nhận nhạy cảm với ma túy. Khả năng gây nghiện của vị ngọt đậm là do bẩm sinh quá mẫn cảm với vị ngọt.”

 

Các nhà khoa học khác xem xét nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra đường có tác động mạnh đến não của chuột.

 

Họ đã viết trong một bài đánh giá năm 2008 được xuất bản trên Neuroscience & Behavioral Reviews, “Đường đáng chú ý là một chất giải phóng opioid và dopamine, do đó có thể được cho là có khả năng gây nghiện.”

 

“Những thích nghi thần kinh bao gồm những thay đổi trong liên kết thụ thể dopamine và opioid, biểu hiện mRNA enkephalin và giải phóng dopamine và acetylcholine trong nhân accumbens trong não. Bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng trong những trường hợp nhất định, chuột có thể trở nên phụ thuộc vào đường. Điều này có thể phiên giải về một số bệnh lý trên người được đề xuất bởi các tài liệu về rối loạn ăn uống và béo phì.”

 

Một nghiên cứu khác sau đó cũng đưa ra kết luận tương tự.


“Ở cấp độ sinh học thần kinh, chất nền thần kinh của đường và phần thưởng ngọt dường như mạnh mẽ hơn chất nền của cocaine (tức là có khả năng chống lại các lỗi chức năng tốt hơn), có thể phản ánh áp lực tiến hóa có chọn lọc trong quá khứ đối với việc tìm kiếm và tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và calo,” một bài tổng quan năm 2013 được xuất bản trên tạp chí Current Opinion in Clinical Nutrition and Metabolic Care đã ghi nhận.

 

Thực phẩm ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch


So với các chất gây nghiện khác, nghiện đường ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta một cách tinh vi hơn, giống như một loại thuốc độc mãn tính.

 

Tiến sĩ Heather Moday, một nhà miễn dịch học người Mỹ, đã chỉ ra rằng trong đại dịch COVID-19, đường là thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch.

 

Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm. Sau khi một nhóm đối tượng nhịn ăn qua đêm, họ uống 100g đường tự do khi đói. Để so sánh, một nhóm đối tượng khác uống cùng một lượng tinh bột khi bụng đói. Thí nghiệm cho thấy việc tiêu thụ đường tự do làm giảm gần một nửa “sức chiến đấu” của các đại thực bào. Thực bào là những tế bào miễn dịch quan trọng bảo vệ chúng ta bằng cách tiêu diệt các phần tử lạ có hại, vi khuẩn và các tế bào chết hoặc sắp chết.

 

Mức giảm tối đa xảy ra từ một đến hai giờ sau khi tiêu thị đường. Ngay cả sau năm giờ, khả năng miễn dịch vẫn bị ảnh hưởng.

 

Ngược lại, nhóm đối chứng ăn tinh bột không bị suy giảm khả năng miễn dịch. Vì vậy, ăn một lượng vừa phải cơm, mì và bánh mì hấp sẽ không gây hại cho hệ thống miễn dịch như cách mà đường gây ra.


Tuy nhiên, tác động tiêu cực của việc hấp thụ quá nhiều đường lên hệ thống miễn dịch không chỉ giới hạn ở việc ức chế các chức năng của thực bào.


Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây viêm mãn tính và ức chế tất cả các thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm tế bào bạch cầu, tế bào giết tự nhiên, đại thực bào và tế bào T, dẫn đến giảm khả năng nhận biết và tiêu diệt toàn diện vi trùng của cơ thể con người. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy 50% bệnh nhân nhập viện với COVID-19 ở Hoa Kỳ bị tiểu đường hoặc béo phì.

 

Do đó, để cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chúng ta phải chú ý đến lượng đường tiêu thụ.

 

Tiêu thụ ít đường giúp chống lão hóa



Ăn quá nhiều đường được biết là có một số ảnh hưởng sức khỏe tổng quát, chẳng hạn như sâu răng, tăng cân, béo phì và tiểu đường. Tình trạng đường máu cao dẫn đến gia tăng các AGEs – sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end products).

 

AGEs thường được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất của cơ thể và khả năng loại bỏ AGEs giảm theo tuổi tác. AGEs góp phần làm tăng căng thẳng oxy hóa và phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình lão hóa và dẫn đến nhiều bệnh thoái hóa mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, xơ vữa động mạch, loãng xương, bệnh thận, bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư và thoái hóa da.

 

Bạn cũng có thể hấp thụ AGEs thông qua các loại thịt nấu chín bằng nhiệt khô hoặc các món nướng. Thịt bò và các loại thịt đỏ khác chứa nhiều AGEs hơn các loại thịt trắng. Vì vậy, vì sức khỏe của chính mình, chúng ta có thể cố gắng ăn ít thịt bò quay, rán, thay vào đó là ăn nhiều thịt bò hầm, lượng AGEs sẽ giảm đi đáng kể.


Chúng ta nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?


Mặc dù hấp thụ quá nhiều đường là không tốt cho sức khỏe, nhưng đường cũng rất cần thiết để duy trì hoạt động cho cơ thể của chúng ta. Một bài báo năm 2021 trên Science Daily cho biết, “Đường là một nguyên tố quan trọng đến nỗi các nhà khoa học gọi nó là khối xây dựng thứ ba của sự sống – sau DNA và protein.” Vậy, lượng đường chúng ta nên tiêu thụ hàng ngày là bao nhiêu?

 

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố vào năm 2015, lượng đường tự do nên được giảm xuống dưới 5% tổng lượng calo hàng ngày và không quá 25g (sáu muỗng cà phê) để tránh béo phì, sâu răng, tiểu đường, bệnh tim, các bệnh mạch máu và thậm chí là ung thư.

 

Cách tốt nhất để giảm lượng đường



Để cải thiện sức khỏe và hiệu quả của hệ thống miễn dịch của chúng ta, những người quen ăn đồ ngọt có thể xem xét giảm lượng đường. Đầu tiên, chúng ta cần học cách đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm. Đường có thể có nhiều tên gọi, bao gồm mật hoa thùa, đường nâu, tinh thể mía, đường mía, chất làm ngọt bắp, xi-rô bắp, fructose kết tinh, dextrose, nước mía bay hơi, nước mía bay hơi hữu cơ, fructose, nước ép trái cây cô đặc, glucose, cao- xi-rô bắp fructose, mật ong, đường nghịch đảo, lactose, maltose, xi-rô mạch nha, mật đường, đường thô, sucrose và xi-rô.


Hãy kiểm tra hàm lượng đường của mọi món trong tủ thức ăn của bạn. Ngoài ra, hãy tiêu thụ ít hơn những loại thực phẩm chế biến sẵn và nhiều hơn các carbohydrate dưới dạng rau, đậu, trái cây, quả hạch hoặc hạt.


Chúng ta thường ăn đường vì cảm xúc hơn là vì nhu cầu của cơ thể. Một phần lý do khiến đường dễ gây nghiện là vì chúng tạm thời giúp thỏa mãn ham muốn cảm xúc của chúng ta. Đường cũng khiến cho cơ thể tăng mức dopamine theo cách tương tự như ma túy, chẳng hạn như cocaine. Nếu bạn tiêu thụ ít đường lại, ham muốn ăn đường sẽ yếu đi; nhưng nếu bạn vẫn muốn ăn đường thì ham muốn sẽ tăng lên gấp bội, và càng khó bỏ hơn.


Đường tác động kích hoạt dopamine có thể khiến chúng ta ăn quá nhiều.



Các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó một nhóm chuột được cho ăn để no 100%, trong khi nhóm khác chỉ no 70%. Bạn hãy đoán xem nhóm chuột nào sống lâu hơn? Những con chuột được cho ăn no 70% sống lâu hơn 20% so với nhóm ăn no 100%.

 

Thực phẩm có đường cung cấp một hương vị quá mạnh có thể làm thay đổi sở thích khẩu vị của chúng ta. Một hương vị bình thường có thể khiến chúng ta hài lòng với những món ăn ngon mà chúng ta không cảm thấy bị bắt buộc phải ăn quá nhiều. Chúng ta có thể nhấm nháp và thưởng thức hương vị của nó. Để trở thành một người có khẩu vị tốt, theo nghĩa đen và nghĩa bóng, chúng ta cũng có thể bắt đầu với cách chúng ta ăn và thưởng thức các hương vị khác nhau trong khi chúng ta kiềm chế ham muốn quá mức. Điều này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho chúng ta.

 

 

Health 1+1  _  Thu Anh


5 thói quen xấu khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ung thư là điều không ai mong muốn xảy ra, ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu… là những thói quen xấu bạn nên bỏ nếu muốn giảm nguy cơ mắc ung thư.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây có thể là một trong những thói quen quan trọng nhất bạn cần chú ý nếu muốn giảm nguy cơ ung thư. Bạn nên tuân theo một chế độ ăn nhiều trái cây và rau giàu chất dinh dưỡng, tránh thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Tránh soda và chất làm ngọt nhân tạo, nếu có thể hãy uống nước lọc.

2. Tập thể dục không đủ: Chăm sóc cơ thể là điều cần thiết để khỏe mạnh lâu dài. Một số bằng chứng cho thấy lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Bạn nên tập thể dục ít nhất 1-3 giờ/tuần, tùy thuộc vào cường độ của bài tập. Nếu bạn làm một công việc ít vận động, hãy chắc chắn bạn tập thể dục đầy đủ vì đây là điều vô cùng quan trọng.

3. Uống quá nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, rượu còn là nguyên nhân gây ra bệnh gan, huyết áp cao, gây lo lắng và trầm cảm. Vì vậy bạn nên hạn chế uống rượu nếu có thể, hoặc uống có chừng mực.

4. Căng thẳng quá mức: Tâm trí và cơ thể được kết nối với nhau là điều hết sức hiển nhiên. Phản ứng của cơ thể bạn đối với căng thẳng bao gồm huyết áp cao, nhịp tim nhanh và lượng đường trong máu cao. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các thói quen xấu khác, chẳng hạn như ăn quá nhiều, hút thuốc và uống rượu. Tất cả những thứ này đều có liên quan đến ung thư.

5. Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu từ Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia cho thấy bệnh nướu răng làm tăng nguy cơ ung thư phổi và đại trực tràng lên 24%./.

CTV Khánh Ly/VOV.VN (biên dịch) CyberKnife


Quả thần kỳ - trái cây lạ khiến mọi thức ăn đều có vị ngọt, cần đặc biệt lưu ý khi ăn

Quả thần kỳ được biết đến là có khả năng cải thiện vị giác của người dùng, khi dùng quả của nó, dù bất kỳ vị gì đi nữa, như vị chua, mặn, chát, cay,..thì đều chuyển thành vị ngọt.

Cây thần kỳ có nguồn gốc từ khu vực Tây Phi, là cây thân gỗ nhỏ. Loại cây này được trồng phổ biến ở Nhật Bản và Mỹ. Quả mọc thành chùm từ 2-3 trái, khi chín có màu đỏ mọng trông rất đẹp mắt.

Loại cây này có tên khoa học là Synsepalum dulcificum, và vì tác dụng diệu kỳ của quả cây mà nhiều dân tộc trên thế giới gọi nó là"miracle fruit" - quả thần kì.

Hiện tại loại quả này ở Việt Nam được bán với giá cao nhất là 50.000 đồng/5 trái. Tùy theo từng địa điểm bán, loại quả này có thể được giảm giá phụ thuộc vào số lượng khách hàng mua. Giá bán trên các trang thương mại điện tử sẽ rẻ hơn rất nhiều, có những nơi bán chỉ 30.000 - 50.000 đồng/10 trái.

Quả thần kỳ làm thay đổi vị giác của con người

Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học của quả thần kỳ thu được đường và miraculin. Hàm lượng đường trong trái thần kỳ không cao nhưng vị ngọt thì rất dịu và đặc biệt sự “kỳ diệu” của quả thần kỳ được đánh giá cao vì khi ăn vào thì nó khiến cho vị chua, cay, đắng của các loại quả hoặc thức ăn, thức uống kế tiếp sẽ trở nên ngọt. Chẳng hạn sau khi nếm quả thần kỳ rồi nếm quả chanh thì sẽ thấy chanh trở nên ngọt vô cùng.

Để giải thích hiện tượng này, có giả thuyết cho rằng sự tác động của các phân tử miraculin đã làm sai lệch sự định hướng của các thụ thể cảm nhận trên gai lưỡi, làm cho lưỡi trở nên thích ứng và chỉ còn duy nhất là vị ngọt trong một khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài vị ngọt từ 1-2 giờ.

Công dụng của quả thần kỳ

Hỗ trợ giảm cân và phù hợp cho người ăn kiêng

Công dụng quả thần kỳ rất nhiều, đầu tiên là hỗ trợ giảm cân. Trong mỗi trái thần kỳ chỉ chứa 1g calo và không có chất béo. Bên cạnh đó, bởi vì khi ăn quả thần kỳ sẽ mang lại vị ngọt, nhờ đó có thể làm giảm nhu cầu sử dụng đường và hỗ trợ cho quá trình giảm cân.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Quả thần kỳ có tác dụng điều trị ung thư, đặc biệt là sau quá trình xạ trị sẽ khiến lưỡi mất vị giác, khiến bệnh nhân ăn uống không ngon miệng và khó hồi phục.

Quả thần kỳ với khả năng có thể biến đổi các vị chua, đắng, cay,... thành vị ngọt sẽ giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn và nhanh hồi phục hơn.

Tốt cho người bị tiểu đường

Các bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo phải cắt giảm lượng đường trong mọi bữa ăn. Quả thần kỳ với khả năng biến mọi hương vị thành vị ngọt, quả thần kỳ có tác dụng giúp người bệnh duy trì được chế độ ăn khoa học và không ảnh hưởng đến vị giác.

Lưu ý khi ăn trái thần kỳ

Miraculin là một protein không bền ở nhiệt độ cao và phân hủy khi đun nóng. Vì vậy khi nấu chín, quả thần kỳ sẽ không còn tác dụng trên vị giác nữa.

Vì quả thần kỳ mang đến cho chúng ta vị ngọt sau khi ăn nên nhiều người thường lợi dụng nó để ăn những đồ chua, cay khác. Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên ăn quá nhiều những đồ chua, cay,... Vì bản chất những thức ăn đó vẫn là axít và cồn. Khi ăn quá nhiều sẽ gây tổn thương trong niêm mạc miệng và dạ dày. Nếu dùng lâu sẽ dẫn đến loét miệng, vòm họng, ung thư dạ dày và gan.










































Không có nhận xét nào: